Ngày 11/09/2016 nhà cầm quyền VN đưa phái đoàn tôn giáo quốc doanh sang Mỹ để ca bài: VN có tự do tôn giáo. Nhưng Mỹ không phải là VN cho nên nhiều cá nhân, tổ chức đã lên tiếng cho các cộng đồng tôn giáo độc lập trong nước đang bị đàn áp. Thế giới không phải là sàn diễn như ở VN. Nó công bằng hơn nên để cho các bên đều được trình diễn, Trên một sân chơi công bằng như vậy phái đoàn tôn giáo quốc doanh hoàn toàn mất tích. Như vậy họ đi ra thế giới để nhận lấy sự khinh bỉ của thế giới nên chỉ gặt hái được sự ô nhục mà thôi. Nhân sự các tôn giáo quốc doanh đã gieo nhân dối trá nên gặt lấy quả ô nhục cũng là điều báo ứng tất nhiên. BBT Blog KNS.
Hội thảo: “Tự do Tôn giáo tại Việt Nam:
Tầm quan trọng đối với an ninh khu vực và toàn cầu”
Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-09-13
2016-09-13
Lên tiếng cho cộng đồng tôn giáo
bị ngược đãi ở Việt Nam
Với mục đích cất lên tiếng nói cho cộng đồng tôn giáo bị ngược đãi
ở Việt Nam tại Hội thảo xoay quanh chủ đề “Tự do Tôn giáo tại Việt Nam: Tầm
quan trọng đối với an ninh khu vực và toàn cầu” do Ủy ban Bảo vệ Quyền làm
người Việt Nam và Viện Hudson-Hudson Institute đồng tổ chức, những vấn đề liên
quan bao gồm “Các tôn giáo không được thừa nhận tại Việt Nam” như trường hợp
của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, “Hạn chế và Đàn áp” như trường hợp
dân tộc Hmong ở Việt Nam, “Tôn giáo và Văn hóa bị hăm dọa” như trường hợp của
Phật giáo Khmer Krom”, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài được trình bày một cách chi
tiết.
Hội thảo: “Tự do Tôn giáo tại Việt
Nam: Tầm quan trọng đối với an ninh khu vực và toàn cầu” được tổ chức ở Viện
Hudson-Hudson Institute, Washington DC, vào hôm 12 tháng 9 năm 2016.
RFA
Việt Nam muốn có mọi thứ, họ muốn
có vũ khí và đầu tư từ Hoa Kỳ cũng như muốn Hoa Kỳ bảo vệ đối với hiểm họa đến
từ Trung Quốc mà không giảm bớt sự kiểm soát các hoạt động xã hội, không tin
tưởng vào người dân cũng như không cho phép tự do tín ngưỡng.
-Elliott Abrams
-Elliott Abrams
Nhiều dẫn chứng cụ thể cho thấy sự hà khắc khiểm soát tôn giáo của
chính quyền Việt Nam cùng hệ thống công an trị dùng mọi biện pháp nhằm hăm dọa,
ngược đãi và bắt bớ các tín đồ tôn giáo; điển hình là Việt Nam sắp ban hành
Luật Tín ngưỡng Tôn giáo mà cộng đồng tôn giáo tại quốc gia này cho rằng sẽ hạn
chế nhiều hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng của họ. Theo đó, các tổ chức tôn giáo
như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Người Thượng Tin Lành, hay Phật
giáo Khmer Krom không thể hoặc không muốn đăng ký, sẽ bị đặt ra ngoài vòng pháp
luật.
Trong vai trò ban tổ chức, Giám đốc Trung tâm Tự do Tôn giáo của
Viện Hudson-Hudson Institute, bà Nina Shea phát biểu chính sách ngoại giao của
Hoa Kỳ ngày càng thắt chặt hơn với các nước đồng minh trong khu vực, khi Tổng
thống Barack Obama thực hiện chiến lược “xoay trục sang Châu Á”, để duy trì hòa
bình và an ninh trước sự lấn lướt của Trung Quốc đối với các quốc gia này.
Bà Nina Shea và các quan khách tham dự có cùng ghi nhận mối quan
hệ bình thường hoá 21 năm giữa Việt Nam và Mỹ được tăng cường sau sự kiện Tổng
thống Obama tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khi sát thương cho Việt Nam trong
chuyến đi của ông đến quốc gia cựu thù hồi tháng 5 năm nay mà không có bất kỳ
yêu cầu ràng buộc nào, đặc biệt về vấn đề tôn giáo, đối với Hà Nội. Câu hỏi
trọng tâm được nêu lên tại cuộc hội thảo rằng giới chức lãnh đạo Nhà trắng
trong nhiệm kỳ tổng thống mới sẽ tiếp tục thực hiện xu hướng của ông Obama hay
sẽ theo đuổi một chính sách khác giúp cải thiện tình hình tự do tôn giáo, nhân
quyền và dân quyền ở Việt Nam.
Các vị quan khách tham dự Hội
thảo: “Tự do Tôn giáo tại Việt Nam: Tầm quan trọng đối với an ninh khu vực và
toàn cầu” được tổ chức ở Viện Hudson-Hudson Institute, Washington DC, vào hôm
12 tháng 9 năm 2016. RFA PHOTO.
Với tư cách khách mời, cựu Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách nhân
quyền kiêm Phụ tá Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia, ông Elliott Abrams, người
có nhiều đóng góp trong việc thúc đẩy tự do tôn giáo trở thành một yếu tố trong
chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhấn mạnh qua bài tham luận tại Hội thảo rằng:
“Chính quyền Việt Nam muốn có mọi thứ, họ muốn có vũ khí và đầu tư
từ Hoa Kỳ cũng như muốn Hoa Kỳ bảo vệ đối với hiểm họa đến từ Trung Quốc mà
không giảm bớt sự kiểm soát các hoạt động xã hội, không tin tưởng vào người dân
cũng như không cho phép tự do tín ngưỡng.”
Yêu cầu Việt Nam để người dân có
tự do
Ông Elliott Abrams đề nghị cộng đồng tôn giáo ở Việt Nam và tại
Hoa Kỳ cùng liên kết nỗ lực hơn nữa trong việc cung cấp thông tin cho giới chức
lãnh đạo Mỹ trong thời gian tới về những vi phạm tự do tôn giáo của chính quyền
Hà Nội; đồng thời gửi đến chính phủ Mỹ các yêu cầu chính đáng trong chính ngoại
giao đối với Việt Nam:
“Chúng ta cần kêu gọi chính quyền Việt Nam phải dừng lại những
việc làm gây sợ hãi cho người dân. Chúng ta phải cảnh báo chính quyền Việt Nam
rằng xã hội không thể phát triển nếu như không cho phép dân chúng thực hành tự
do tín ngưỡng. Yêu cầu duy nhất đối với chính quyền Việt Nam là để cho người
dân có tự do.”
Chúng ta cần kêu gọi chính quyền
Việt Nam phải dừng lại những việc làm gây sợ hãi cho người dân.
-Elliott Abrams
-Elliott Abrams
Cùng với tư cách khách mời của Hội thảo: “Tự do Tôn giáo tại Việt
Nam: Tầm quan trọng đối với an ninh khu vực và toàn cầu”, Ủy viên Ủy hội Hoa Kỳ
Bảo vệ Tự do Tôn giáo trên Thế giới, gọi tắt là USCIRF, bà Kristina Arriaga,
nêu ra những biện pháp cụ thể hóa đề nghị của ông Elliott Abrams là phải sử
dụng các kênh truyền thông, bao gồm mạng xã hội như Facebook, Twitter,
Instagram để cho thế giới biết về các diễn tiến của tình hình tự do tôn giáo
tại Việt Nam đang bị xâm phạm, và cũng cần nêu nhiều trường hợp nạn nhân bị
chính quyền Việt Nam ngược đãi vì những sinh hoạt tôn giáo hay hoạt động xã hội
của họ:
“Chúng ta cần phải nêu tên Hòa thượng Thích Quảng Độ, Mục sư
Nguyễn Công Chính đang bị tù đày và vợ của ông ta là bà Trần Thị Hồng bị đánh
đập vì đã gặp gỡ phái đoàn nhân quyền Hoa Kỳ. Chúng ta cần phải nêu tên Luật sư
Nguyễn Văn Đài, Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và còn nhiều tên khác nữa của
các tín đồ Hòa Hảo, Cao Đài, người Thượng Tin lành…”
Ủy viên Ủy hội USCIRF, bà Kristina Arriaga, khẳng định với các
bằng chứng qua các trường hợp cụ thể như thế để chuyển tải thông điệp đến chính
quyền Việt Nam rằng không có tự do tôn giáo thì tất cả những quyền tự do khác
đều không tồn tại vì con người có niềm tin tín ngưỡng trong tâm linh của họ kể
từ khi sinh ra và lớn lên mà không ai có thể tước đi hay xâm phạm được.
Hội thảo “Tự do Tôn giáo tại Việt Nam: tầm quan trọng đối với an
ninh khu vực và toàn cầu” diễn ra trong vòng 4 giờ đồng hồ để thảo luận các
chiến lược và những giải pháp tốt nhất trong việc xây dựng và kết nối cộng đồng
tôn giáo, với mục đích thúc đẩy và bảo vệ tín ngưỡng-tôn giáo ở Việt Nam và khu
vực Đông Nam Á, trên tinh thần “phát triển nền văn hóa dân sinh về tính khoan
dung và lòng từ bi, hầu đặt nền móng cho hòa bình bền vững trong vùng Châu Á
cũng như trên thế giới”, như trong lời phát biểu khai mạc của ông Võ Văn Ái,
đại diện của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam.