9836. Rối loạn tại Quân khu II: Liệu Tập Cận Bình đã có thể sẵn
sàng ứng cứu TBT Trọng nếu quân đội tiến hành đảo chánh?
Posted
by adminbasam on 02/09/2016
Đôi lời: Bài viết này có nhiều thông tin
quan trọng, nhưng có những thông tin rất khó kiểm chứng. Xin được đăng lại để
độc giả tham khảo. Bài này tiếp theo bài 1 đã đăng tuần trước: Rối loạn
tại Quân khu II: từ cái chết của tướng Lê Xuân Duy đến cuộc thanh toán máu
nhuộm Yên Bái.
Bộ trưởng Quốc Phòng (QP) Ngô Xuân
Lịch lật đật sang thăm Trung Cộng chỉ 11 ngày sau vụ thanh toán giết chết bí
thư tỉnh Yên Bái thuộc QK II và 22 ngày sau khi thiếu tướng Lê Xuân Duy TLQK II
đột ngột từ trần.
Tướng Lịch sang thăm Trung Cộng trong bối cảnh chức TLQK II
vẫn chưa có ông tướng nào nhận lãnh trách nhiệm một cách chính thức. Cho đến
nay, sau gần một tháng tướng Duy mất, QK II vẫn là rắn không đầu với trên dưới
hơn 35 ngàn quân. Trong tương lai, ai sẽ đảm nhiệm chức TLQK II vẫn còn mờ mịt
chưa rõ khi mà tranh giành đấu đá thanh toán bên trong nội bộ đảng và nội bộ
các tướng lãnh QP vẫn còn đang diễn ra chưa đến hồi kết thúc.
I. Lo lắng của Chủ tịch Tập Cận
Bình trước tình trạng rối loạn tại QK II:
Ngay lúc tướng Lịch viếng thăm
Trung Cộng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặc cách ông Trần Hảo lên làm bí thư tỉnh
Vân Nam một cách vội vã sau khi ông Hảo làm chủ tịch tỉnh này được 18 tháng.
Trần Hảo là tay chân của họ Tập từ
thời Tập còn là bí thư Thượng Hải năm 2007. Hảo đã từng tiếp TBT Trọng sang
thăm Vân Nam khi còn làm tỉnh trưởng vào tháng Tư năm 2015 để bàn bạc sâu hơn
về chi tiết trách nhiệm của tỉnh Vân Nam trong việc hỗ trợ TBT Trọng theo chỉ
thị của họ Tập. Nay thì với cương vị bí thư tỉnh Vân Nam, ông Hảo có toàn quyền
đẩy mạnh những hỗ trợ cần thiết cho TBT Trọng trong tương lai cũng như ông Hảo
sẽ có nhiều thuận lợi hơn khi thực thi những kế hoạch của Chủ tịch Tập Cận Bình
trong việc giúp đỡ TBT Trọng.
Cách đây tám tháng, tức là vào
tháng 12 năm 2015, họ Tập cũng vội vàng đưa tướng Lý Tác Thành lên làm tư lệnh
Lục quân, một binh chủng mới được thành lập trong quân đội Trung Cộng; có khả
năng tấn công can thiệp vào Việt Nam trong chớp nhoáng với hỏa lực rất mạnh.
Tướng Thành đã từng tham chiến tại Việt Nam, nhất là tại vùng biên giới thuộc
QK II nên có kinh nghiệm về địa hình hiểm trở của quân khu này. Binh chủng Lục
quân mới được thành lập của Trung Cộng dường như chỉ để tập trung tấn công
nhanh can thiệp vào Việt Nam khi cần thiết, ngoài ra không thấy mục tiêu chiến
lược nào khác được đề ra cho bình chủng này trong chính sách quốc phòng của
Trung Cộng.
Những hành động vội vàng kể trên
của họ Tập dễ bị báo chí và giới truyền thông hiểu lầm là họ Tập muốn gây thêm
vây cánh cho mình trước nhiều chống đối trong nội bộ trước thềm đại hội đảng
Cộng sản Trung Quốc vào năm 2017. Nhưng trên thực tế, nếu họ Tập muốn củng cố
quyền lực tại TƯ, thì tay chân thân tín của mình như Trần Hảo phải được đề cử
vào địa phương hay tỉnh thành có vị trí then chốt trọng yếu gần Bắc Kinh, có
nhiều ảnh hưởng về kinh tế đến chính trị trực tiếp đến tại TƯ hơn là ra vùng
biên giới xa xôi. Rõ ràng, giới phân tích đã thấy họ Tập rất lo lắng bồn chồn
trước những rối loạn bất ổn bên trong nội bộ quân đội của ĐCSVN, nhất là tại QK
II, cũng như lo sợ sự lung lay của TBT Trọng. Thái độ này được cho là phù hợp
với hành động bồn chồn vội vã của họ Tập khi cử đặc phái viên Tống Đào hiện
diện ngay kỳ bỏ phiếu truất phế thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng Giêng năm
nay để tăng thêm sức hậu thuẫn một cách không cần thiết vì Trọng đã đi đến
thắng cuộc một cách rõ ràng trong lần bỏ phiếu thứ nhì – do những người bỏ
phiếu đã hoàn toàn bị phe Trọng khống chế và mua chuộc.
II. Tại sao họ Tập bồn chồn lo
lắng đến sự an nguy quyền lực của TBT Trọng?
Trong suốt gần tám năm qua, họ Tập
đã tìm đủ cách để phá vỡ hoặc làm chậm lại đối sách liên minh liên kết các quốc
gia trong vùng biển Đông do Tổng thống (TT) Obama của Hoa Kỳ khởi xướng. Nỗ lực
của TT Obama là liên minh các nước liên quan một cách chặt chẽ nhằm tạo một sức
mạnh chung để áp lực, buộc Trung Cộng phải từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh hải
của mình. Do đó, để đối phó lại, Bắc Kinh có một đối sách ngoại giao cụ thể chi
tiết đối với từng quốc gia trong vùng để phá hoại nỗ lực kêu gọi liên kết của
Hoa Kỳ. Cụ thể là đối sách ngoại giao của họ Tập đã thành công ở Úc khi Bắc
Kinh làm quốc gia này hoài nghi sức mạnh liên kết trong lời kêu gọi của Hoa Kỳ.
Thế nhưng họ Tập lại bị thất bại
nặng nề trước Ấn và Phi Luật Tân dù Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng vung tiền tối đa
để đầu tư vào cơ sở hạ tầng kinh tế của hai nước này.
Ấn Độ lại vui mừng nhận sự hậu đãi
kinh tế từ phía Hoa Kỳ mà gạt bỏ mọi đề nghị hậu đãi kinh tế từ họ Tập. Không
những vậy, Ấn lại đi đến ký kết hiệp ước quân sự với Mỹ cuối tháng Tám năm nay;
mở đường cho sự can dự sâu hơn của Hải quân Ấn tại biển Đông. Ấn Độ không bị
chính sách dụ dỗ về kinh tế của Trung Cộng làm mờ mắt như họ Tập mong đợi vì
chính phủ Ấn thấy rõ hiểm họa cho kinh tế Ấn nếu Trung Cộng thật sự chiếm ưu
thế hay làm chủ biển Đông.
Phi Luật Tân thì không những bác
bỏ mọi đề nghị ve vãn viện trợ kinh tế và bất chấp những hù dọa quân sự của
Trung Cộng mà còn kiện Trung Cộng ra tòa án thường trực về biển đảo ở Hague,
gọi tắt là tòa PCA (Permanent Court Arbitration). Vào tháng Bảy năm nay, tòa
PCA phán quyết khẳng định Trung Cộng không có cơ sở pháp lý khi tuyên bố chủ
quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa cũng như trên đảo Hoàng Nhan (Scarborough
Shoal). Tuy tòa PCA không có lực đủ mạnh để buộc Trung Cộng rút hải quân của
mình ra khỏi biển Đông theo phán quyết nhưng cũng đủ làm cơ sở pháp lý để vạch
trần thủ đoạn vừa lấn hiếp vừa ve vãn của Trung Cộng đối với Phi Luật Tân cũng
như đối với nhiều quốc gia khác trong vùng cho mưu đồ độc chiếm biển Đông của
mình.
Riêng đối với Việt Nam, một quốc
gia nằm ngay tâm điểm ở biển Đông về địa dư của mọi tranh chấp lãnh hải thì họ
Tập không thể nào ở vào thế thất bại như tại Phi được vì nếu Việt Nam chịu liên
kết quân sự với Hoa Kỳ và đồng ý sẽ cùng Hoa Kỳ giao chiến tấn công Trung Cộng
khi cần thiết thì toàn bộ đường lưỡi bò chín đoạn tại biển Đông của Trung Cộng
bị cắt ngay giữa. Việt Nam có một lợi thế địa dư về hải chiến tại biển Đông rất
nguy hiểm cho Hải quân Trung Cộng trên con đường bành trướng xuống phía Nam.
Hỏa tiễn hiện đại của Hoa Kỳ nếu có thể đặt dọc theo dãy Trường Sơn sát biển
khi phóng ra sẽ làm Hải quân Trung Cộng tê liệt và thiệt hại nặng không thể
phản kháng lại. Đó là chưa kế nếu Hoa Kỳ trú đóng tại vịnh Cam Ranh thì coi như
đường lưỡi bò chín đoạn tại biển Đông của Trung Cộng bị cắt làm đôi hết cách
cứu vãn. Hơn nữa, Việt Nam có ngã về phía Trung Cộng thì Trung Cộng mới có điều
kiện lấn hiếp giành đảo, giành biển từ từ chứ nếu Việt Nam mà là đồng minh của
Hoa Kỳ thì ý đồ này của Trung Cộng sẽ rất khó mà thực hiện.
Vây cánh của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng trong nội bộ ĐCSVN đã chiếm ưu thế từ năm 2008 trở đi. Thủ tướng Dũng cần
Hoa Kỳ như con người cần hơi thở vì chỉ có Hoa Kỳ mới đủ tài lực nuôi nổi tập
đoàn quan liêu cán dốt hối lộ tham nhũng của ông ta. Quan hệ Việt-Mỹ được thúc
đẩy mạnh mẽ trong suốt bốn năm, từ năm 2008 đến năm 2011 và đến ngày Ba tháng
Sáu năm 2012, thì Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ là Panetta đã có thể đứng tại Cam
Ranh mà khẳng định rằng: “Hải quân Hoa Kỳ có thể sử dụng cảng Cam Ranh là điều
kiện thiết yếu cho mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước và điều này sẽ xảy ra
trong nay mai.” Vào lúc đó, Hoa Kỳ và Việt Nam đã thật sự xích lại quá gần và
trở nên nguy hiểm cho đường lối bành trướng lãnh hải của Bắc Kinh ở biển Đông.
Mãi đến cuối năm 2012, họ Tập mới
lên nắm quyền kiểm soát lãnh đạo đất nước, tức là sau khi Dũng làm thủ tướng
tại Việt Nam gần năm năm. Họ Tập thấy rõ mình đang bị muộn màng cho một thế cờ
và vì vậy, họ Tập cần TBT Trọng như cá cần nước trong âm mưu gấp rút, hoặc là
loại bỏ Dũng nhằm phá đổ hoàn toàn tiến trình hợp tác quân sự Việt-Mỹ, hoặc nếu
trong trường hợp quá bi đát do muộn màng, thì chỉ cố làm tranh chấp nội bộ giữa
thủ tướng Dũng và TBT Trọng gia tăng, khiến quốc sách của Việt Nam trong quá
trình hợp tác quốc phòng với Hoa Kỳ bị lừng khừng chậm lại. Đương nhiên, Hoa Kỳ
không thể nào ký kết một hợp đồng thuê mướn cảng Cam Ranh lớn lao tốn kém, khi
nội bộ chính trị của ĐCSVN còn lo đấu đá chưa ngã ngũ cho quyết định sau cùng.
Họ Tập đã thành công khi TBT Trọng
khéo léo xoay chuyển hàng ngũ nhân sự trong đảng đang từ dày đặc người của thủ
tướng Dũng thành một lực lượng đông đảo truất phế Dũng.
Tuy nhiên, sau khi thở phào nhẹ
nhõm là đã loại được thủ tướng Dũng ra khỏi TƯ rồi, cả TBT Trọng và Tập Cận
Bình mới nhận ra là họ đã dùng thuốc quá liều lượng, vì giờ đây, thế lực mà
ĐCSVN phải đối phó bên trong nội bộ của mình lại chính là quân đội, và nếu như
biến loạn xảy ra tại Việt Nam do quân đội tiến hành, thì mọi công sức của họ
Tập trước giờ bị trôi sông hết! Hơn bao giờ hết trong lúc này, Chủ tịch Tập Cận
Bình cần bè đảng của TBT Trọng tồn tại trên quyền lực để hợp thức hóa lãnh hải
tại biển Đông của Trung Cộng thông qua lấn hiếp (lãnh hải) Việt Nam.
III. Tại sao quân đội bất mãn TBT
Trọng?
Họ Tập hiểu rõ TBT Trọng tuy có
thể đối phó với thủ tướng Dũng, chiến thắng Dũng một cách ngoạn mục từ thế yếu
nhưng Trọng sẽ không đủ sức để đối phó với những kẻ cầm súng, nhất là những kẻ
cầm súng đang bất mãn. Các tướng lãnh đang nắm binh quyền bất mãn ở TBT Trọng
vì ba lý do chính sau:
Lý do 1: TBT Trọng hậu đãi ngân
sách bổng lộc cho các tướng Công An quá cao so với các tướng lãnh sĩ quan quân
đội. Hầu hết, tất cả các cấp sĩ quan Công An giàu có nhanh chóng hơn các tướng
lãnh sĩ quan quân đội là một điều quá rõ do lực lượng Công An đang trở thành
kiêu binh, được đảng cưng chiều và trở thành công cụ chó săn, sai bảo, để bảo
vệ ổn định chính trị chế độ. Do đó, lực lượng Công An có toàn quyền thao túng
ngân sách để đục khoét và và tham nhũng.
Tướng Công An Trần Đại Quang lại
đang làm Chủ-tịch Nước khiến bộ Công An được bao che chắc chắn nên hối lộ và
tham nhũng trong ngành Công An lan tràn trắng trợn mà các sĩ quan bên quân đội
không làm gì được. Các tướng lãnh sĩ quan quân đội ngày một nóng mặt, bất mãn
nhưng do đang còn nhiều tranh chấp bên trong nội bộ QP từ cấp quân khu lẫn TƯ,
các tướng lãnh sĩ quan quân đội đành nhắm mắt làm ngơ.
Tuy nhiên, sự nhịn nhục của những
kẻ cầm súng bao giờ cũng rất giới hạn, và lực lượng tướng lãnh công an bu vây
quanh TBT Trọng sẽ không đủ sức chống đỡ những ông tướng quân đội này khi họ ra
lệnh nổ súng.
Lý do 2: TBT Trọng dù gì cũng bị
các tướng lãnh quân đội coi là nhờ có Tập Cận Bình mà có quyền bính.
Trong cuộc đấu đá giữa Trọng và
Dũng, TBT Trọng mở cửa gọi họ Tập giúp mình tối đa công khai, thậm chí, mời và
tiếp cả đặc phái viên của họ Tập là Tống Đào ngay ngày đại hội đảng bỏ phiếu
truất phế thủ tướng Dũng. Giới tướng lãnh quân đội hiểu rõ TBT Trọng sẽ lèo lái
quân đội đi vào con đường nhịn nhục Trung Cộng một cách tối đa quá đáng. Điều
này chắc chắn như đổ thêm dầu vào cơn lửa bất mãn sẵn có trong giới tướng lãnh
quân đội.
Mọi quốc sách về quốc phòng của
Việt Nam từ đây điều bị Bắc Kinh chi phối do TBT Trọng mở rộng cửa cho Trung
Cộng can thiệp. Điều này càng làm căng thẳng giữa quân đội và TBT Trọng gia
tăng mạnh. Thêm vào đó, Tham mưu Trưởng Đỗ Bá Tỵ bị hất ra khỏi bộ QP do áp lực
của Trung Cộng, càng làm giới tướng lãnh sĩ quan thân tướng Tỵ cảm thấy bất an
lo lắng cũng như bất mãn. Sự bất mãn này không có gì có thể xoa dịu được nữa.
Lý do 3: TBT Trọng làm chậm quá
trình hiện đại hóa quân đội.
TBT Trọng có thể mượn nợ của Trung
Cộng bạc tỷ dùng làm kinh phí đấu đá chính trị nhưng Trọng không thể nào mượn
nợ Trung Cộng để canh tân quân đội. Chẳng lẽ nào Trung Cộng ngu đến nỗi cho
Trọng mượn kinh phí canh tân quân đội để gia tăng sức mạnh QP của Việt Nam hay
sao?
Chỉ có Hoa Kỳ mới thật sự mở vòng
tay kêu gọi liên kết và sẵn sàng giúp TBT Trọng canh tân quân đội. Cho nên,
đường lối chính trị của TBT Trọng ngã về phía Trung Cộng do cần hậu thuẫn khi
đấu đá nội bộ đóng hoàn toàn mọi cánh cửa dẫn đến hy vọng có thêm kinh phí để
canh tân hiện đại hóa quốc phòng. Điều này buộc các tướng lãnh trong quân đội
cảm thấy cần phải tiến hành loại bỏ Trọng để cứu vãn tình thế tụt hậu bi đát
của quân đội. Việt Nam là một đất nước có chiều dài trên ba ngàn cây số bờ biển
nhưng hiện nay lại phải đi xin từng chiếc tàu tuần duyên cũ về để sử dụng.
IV. Tại sao rối loạn QK II làm họ
Tập lo lắng quá mức?
QK II rối loạn khiến Chủ tịch Tập
Cận Bình lo lắng quá mức là bởi vì ông ta sợ không thể đem quân cứu được Trọng
khi Hà Nội có loạn khiến bao công sức bỏ ra củng cố sự nghiệp chính trị của TBT
Trọng trở thành đem muối bỏ biển hết.
Tập Cận Bình là một người rất am
hiểu về lịch sử của đất nước ông. Ông biết rất rõ người Mãn Châu sở dĩ có thể
cai trị được người Hán suốt mấy trăm năm là do buổi ban đầu Ngô Tam Quế, vốn là
tướng trấn giữ Sơn Hải Quan làm quân Mãn không cách gì vượt qua xâm lược Trung
Hoa cho nổi, đã mở cửa thành cho quân Mãn tràn vào tiến thẳng đến Bắc Kinh tiêu
diệt Lý Tự Thành, mở ra cho triều đại nhà Thanh của người Mãn cai trị Trung
Hoa.
Ngày hôm nay, QK II chính là “Sơn
Hải Quan” dưới mắt của họ Tập, cản đường tiến của Lục quân Trung Cộng vào Hà
Nội để cứu TBT Trọng nếu đảo chánh xảy ra. Hơn nữa, QK II có đầy đủ sức quân,
sức súng và khả năng hậu cần để QK I có thể an tâm mà dựa lưng cầu viện. Quân
số thường trực của QK II tuy là bằng với quân số của QK I với trên 35 ngàn quân
nhưng khi cần, số quân huy động có thể nhanh chóng tăng gấp ba lần. Phi trường
quân sự tại Yên Bái thuận tiện cho mọi tăng viện. Các độ cao núi non hiểm trở
của QK II đủ sức để pháo binh và hỏa tiển có thể tăng viện hỏa lực cho QK I nếu
cần thiết.
Nếu họ Tập có được một ông tướng
tư lệnh theo kiểu “Ngô Tam Quế” trấn thủ ở QK I nên cất quân đâm xuyên QK I
tiến đến Hà Nội thay vì đi qua ngã của QK II cho dễ dàng hơn thì cũng bị sức
mạnh quân sự từ QK II tiến đánh chận lại không cách gì tiến thêm nổi về Hà Nội.
Trong trường hợp họ Tập điên tiết vừa đánh QK I và QK II cùng lúc thì một mình
QK II vừa đánh phòng thủ quân khu của mình, vừa đủ sức tăng viện cho QK I khiến
Trung Cộng phải dừng bước tiến rồi lần hồi bị phản công nếu QK II nhận được
tiếp viện từ hậu phương. Quân khu II mà còn phòng thủ và chi viện cho QK I thì
binh chủng Lục quân của họ Tập không cách gì có thể tiến đến Hà Nội trong chớp
nhoáng để cứu TBT Trọng được.
Nói tóm lại, QK II còn, Hà Nội
còn. Quân khu II mất thì họ Tập sẽ có Hà Nội trong tay. Giới tướng lãnh Trung
Cộng hiểu rõ điều đó và họ Tập đang tìm đủ cách thúc ép TBT Trọng đưa ra một
ông tướng theo kiểu “Ngô Tam Quế” lên làm TLQK II, sẵn sàng mở ngỏ QK II để Lục
quân của họ Tập có thể đến Hà Nội trong chớp nhoáng khi cần thiết.
Chỉ có điều hiện nay, khó mà có ai
ngồi vào chức TLQK II. TBT Trọng có thể đá được Dũng ra khỏi TƯ không có nghĩa
là ông ta đủ mạnh để sai khiến các tướng lãnh quân đội. Không phải vô cớ mà
chức TLQK II vẫn còn trống cho đến nay. Không có một ông tướng kiểu “Ngô Tam
Quế” nào có thể ngồi vững chức tư lệnh tại QK II cả trong tình hình tranh chấp
căng thẳng tại bộ QP giữa đảng và quân đội chưa có hồi kết.
Mặc dù vụ giam lỏng bộ trưởng QP
Phùng Quang Thanh bị thất bại vào giờ chót, nhưng hệ lụy của nó quá nặng nề. Bộ
QP của Việt Nam hiện nay đã bị bể nát mà một ông tướng chính ủy ngồi bàn giấy
như tướng Lịch không cách gì có đủ sức ảnh hưởng đến các tướng đang cầm quân
tác chiến. Phe quân đội giam lỏng tướng Thanh tuy thất bại nhưng vẫn còn tại
chức với đầy đủ binh quyền, chỉ có mỗi tướng Đỗ Bá Tỵ là bị hất văng ra khỏi bộ
QP mà thôi. Cho nên mọi bổ nhiệm của TBT Trọng trong quân đội điều bị các tướng
lãnh dị ứng dè chừng và bất mãn chống đối.
Trong danh sách Ủy-viên Quân-Ủy
Trung Ương (UVQUTƯ) từ năm 2010 đến 2015, thì chỉ có mỗi tướng cấp quân khu là
TLQK II nằm trong danh sách, còn các UVQUTƯ còn lại là các tướng lãnh cao cấp
thuộc bộ QP ở TƯ.
Thế nhưng QUTƯ khóa 2015-2020 kỳ
này thì khác hẳn, hầu hết các tư lệnh quân khu đều là UV, cho thấy quyền uy của
bộ trưởng QP đã gần như không còn nữa, trong khi các tướng quân khu có ảnh
hưởng lớn hơn tại TƯ, các tư lệnh quân khu từ nay sẽ nói chuyện bàn việc quốc
phòng cũng như mặc cả hợp tác hay phản đối trực tiếp thẳng đến TBT Trọng.
Danh sách UVQUTƯ năm 2015- 2020
bao gồm hầu hết các tướng tư lệnh quân khu:
Danh sách UVQUTƯ năm 2010- 2015
chỉ có mỗi TLQK II năm trong danh sách:
Quyền hạn của các tướng tư lệnh
quân khu gia tăng một cách bất ngờ qua mặt bộ QP như thế cho thấy TƯ đảng đang
đối phó với một tình trạng cát cứ sứ quân manh nha hình thành mà mọi sự bổ
nhiệm hay thay thế các tư lệnh từ TƯ đều bị giới sĩ quan quân khu chống đối
triệt hạ.
Bất luận là vì lý do gì mà quân
đội loại bỏ TBT Trọng trong nay mai, thì họ Tập cũng cần tiến quân xuyên qua QK
II suôn sẻ để kịp thời đến Hà Nội cứu TBT Trọng. Thế mà cho đến giờ phút này,
con đường xuyên qua QK II dành cho Lục quân của họ Tập vẫn chưa được bảo đảm là
sẽ không có kháng cự. Trong khi đó, họ Tập biết rõ những kẻ tướng lãnh cầm súng
khi bất mãn, khó mà đoán biết được khi nào tiếng súng sẽ nổ để rồi TBT Trọng bị
truất phế. Họ Tập lo sợ rối loạn ở quân khu II sẽ lây lan về Hà Nội khiến bao
công sức nâng đỡ TBT Trọng của mình lại bị xôi hỏng bỏng không!
Ngày nào TBT Trọng chưa thể biệt
phái được một tướng chính ủy kiểu Ngô Tam Quế ra đóng QK II là ngày đó, tính
mạng của TBT Trọng vẫn nằm ngoài khả năng tiếp cứu của họ Tập.
V. Phương án đối phó của TBT Trọng
(và Tập Cận Bình) trước sự bất mãn của các tướng lãnh sĩ quan trong quân đội
Việt Nam hiện nay:
Giới phân tích đã bắt đầu nhìn
thấy nỗ lực của TBT Trọng dưới sự giúp đỡ của Tập Cận Bình đang tiến hình hành
cái gọi là “chính ủy hóa quân đội,” có nghĩa là TBT Trọng ráng nâng đỡ các
tướng tá xuất thân từ chính ủy, không phải sĩ quan có khả năng chỉ huy tác
chiến trận mạc, lên nắm mọi chức tư lệnh quan trọng từ sư đoàn đến quân khu và
cả binh chủng lẫn các vị trí Thứ trưởng và Bộ Trưởng QP. Các sĩ quan này không
có thực tài về tác chiến vì chỉ xuất thân từ đảng và nhờ Trọng nâng đỡ mà lên
nên sẽ trung thành đối với TBT Trọng hơn.
Chính ủy Ngô Xuân Lịch, Bộ Trưởng
QP là một thí dụ điển hình cho đối sách đảng ủy hóa quân đội của TBT Trọng được
Tập Cận Bình ủng hộ. So sánh về khả năng điều khiển quân đội cũng như hoạch
định chiến lược QP, tướng Tỵ hơn hẳn tướng Lịch nhưng TBT Trọng đã hất Tỵ thẳng
tay công khai ra khỏi bộ QP và để tướng Lịch làm bộ trưởng.
Tuy nhiên, TBT Trọng đang bị khựng
lại khi tiến hành đại trà chiến lược chính ủy hóa này xuống các quân khu, các
binh chủng hay các sư đoàn vì bị các sĩ quan chống đối công khai. Các tướng
quân khu sẵn sàng động binh tạo phản nếu Trọng cố dồn họ đến đường cùng và lột
chức quyền của họ trao lại cho các chính ủy.
Các tướng quân khu đã bắt đầu bất
tuân lệnh của bộ quốc phòng buộc Trọng phải thỏa hiệp và chấp nhận hầu như gần
hết các tướng quân khu vào danh sách UVQUTƯ để giảm bớt bất mãn. Đó cũng là lý
do tại sao danh sách UVQUTƯ khóa 2015-2020 tràn ngập các sĩ quan từ quân khu.
Ai ai cũng nhìn thấy Trọng chờ cho tình hình xoa dịu bớt rồi bẻ gãy từng tướng
quân khu một để thay thế vào bằng một chính ủy vô tài trong thầm lặng. Tuy
nhiên, dự tính âm mưu là một lẽ nhưng mà thành công hay không thì lại là một
chuyện khác, phải chờ xem.
Đối với Tập Cận Bình, thì chính
sách đảng ủy hóa vị trí các tư lệnh quân khu hay sự đoàn của TBT Trong rất có
lợi sẽ giảm bớt khả năng tác chiến của quân đội Việt Nam vì các sĩ quan chính
ủy hoàn toàn không có kiến thức điều khiển trận mạc. Ngoài ra, họ Tập hy vọng
chính sách này sẽ giảm bớt nguy cơ của TBT Trọng bị quân đội đảo chánh – điều
mà Tập không muốn nhìn thấy trong này. Họ Tập cần TBT Trọng để Việt Nam thuận
thảo theo đường lối đối ngoại của Bắc Kinh nhằm hợp thức hóa nhiều hơn nữa các
phần lãnh hải cũng như khiến kế hoạch liên minh của Hoa Kỳ thêm khó khăn bất
thành.
VI. Kết:
Liệu họ Tập có đủ sức tiến về Hà
Nội giải cứu TBT Trọng khi cần thiết hay không hoàn toàn phụ thuộc vào sự rối
loạn tại QK II đến khi nào thì được dàn xếp ổn thỏa có lợi cho TBT Trọng. Nếu
tỉnh Yên Bái đang chờ đợi một tướng Công An về làm bí thư thì QK II cũng đang
cần phải có một tướng chính ủy ngồi bàn giấy không có khả năng chỉ huy tác
chiến về làm tư lệnh.
Và ngay cả trong trường hợp QK II
có tân tư lệnh là một chính ủy trung thành với TBT Trọng thì mối lo lắng của họ
Tập đối với QK II cũng sẽ chẳng giảm đi chút nào vì các sĩ quan tác chiến bất
mãn vẫn có thể giết vị tư lệnh này trong chớp mắt rồi giữ chặt các ngã lộ biên
giới phía Bắc khiến họ Tập chỉ còn cách đứng nhìn lực lượng quân đội đảo chánh
chiếm trụ sở đảng tại Hà Nội.
Mọi người thắc mắc là chính ủy
Lịch sang thăm Trung Cộng sẽ nói những gì và sẽ nghe những yêu cầu gì từ Trung
Cộng. Chỉ có điều, chính ủy Lịch trình bày những gì hay Trung Cộng yêu sách
những gì không còn là quan trọng nữa, vì trong một tương lai gần, nền chính trị
của Việt Nam sẽ không còn được quyết định bởi những kẻ cầm thẻ đảng nữa mà sẽ
được quyết định bởi những người cầm súng khiến mọi công sức của họ Tập can dự
vào Việt Nam quá công phu khổ nhọc nhưng chỉ trong phút chốc lại tan thành mây
khói không cách gì cứu vãn.