Người Việt âm thầm ra nước ngoài: ‘Cuộc di
cư đau lòng’
Tiến
sĩ Nguyễn Phương Mai nói, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì
cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng
rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền.
Chị
Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa
văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.
Chị là người phụ nữ có cá tính mạnh, thích dịch chuyển, đồng thời là tác giả của
bộ sách du ký “Lên đường với trái tim trần trụi” gồm 2 cuốn “Tôi là một con lừa”
kể về chuyến đi lần theo dấu vết di cư của loài người và “Con đường Hồi giáo”
thuật lại hành trình đến 13 nước vùng Trung Đông.
PGS
Tiến sĩ Phương Mai là người đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” giữa lúc ngày càng
có nhiều cuộc di cư, trong đó có nhiều người Việt, đang diễn ra trong thời gian
gần đây. Theo chị, không có một cuộc chiến niềm tin nào cả, nhưng có sự giao hàm
giữa khủng hoảng đức tin và khủng hoảng niềm tin, một trong những căn nguyên của
cuộc tị nạn thời bình này.
Từ
“khủng hoảng đức tin”…
Chị
Phương Mai cho biết, cũng giống như rất nhiều người Việt khác, chị lớn lên
trong một gia đình theo tam giáo. Chị nói "tín ngưỡng của Việt Nam nằm
trong máu thịt người Việt rồi. Không chỉ các quan chức mà cả những người làm
kinh tế, ở nơi nào mà họ tìm được sự phù trợ thì họ sẽ tìm đến để cúng bái".
Chị
nói thêm, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có thể mua
được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền,
thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền. Bây giờ đi vào chùa không còn
là để vãn cảnh nữa mà gần như là một sự cạnh tranh, hối hả, bon chen nhau đặt đồ
cúng, rồi nhét tiền lẻ vào tay tượng ở khắp nơi trong chùa.
Chị
chia sẻ: “Chùa chiền mà như chiến trường thì có thể thấy họ có cái nhìn hơi sai
khác về đức tin, về tôn giáo, về tín ngưỡng. Có thể họ thấy quan lại ở ngoài thực
tế cuộc sống có thể mua được, thậm chí thánh thần cũng có thể mua được thì có
thể giải thích cho khủng hoảng niềm tin, khi niềm tin vào cuộc sống không có.”
…đến
“tị nạn niềm tin”
PGS
Tiến sĩ Phương Mai tâm sự, những người bạn của chị khi thấy bi quan với thực tế
cuộc sống, họ đi tìm một nơi để thư thái tâm hồn bằng cách vào chùa chiền thì cũng
nhìn thấy một thực tế không khác gì mấy. Họ sẽ tự hỏi ở đâu họ có thể tìm thấy
sự công bằng, văn minh, tương lai cho con cái của họ.
Chị
kể câu chuyện về một người bạn đã lên kế hoạch rất chi tiết và cẩn thận cho cả
gia đình đi định cư ở nước ngoài. Người bạn này có một công việc ổn định, gia đình
hạnh phúc, có vài căn nhà ở trong Sài Gòn và ngoài Hà Nội, nhưng “bạn ý không
muốn con cái phải sống cuộc sống đôi khi phải gù lưng thì mới sống ổn”. Và vấn đề
quan trọng là người bạn đó "sợ con cái họ không có đủ thời gian để hưởng
thành quả của một xã hội văn minh cho trọn".
Chị
đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” sau buổi trò chuyện với người bạn này.
Chị Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo
Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại
Đại học Khoa học Ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.
Khi
được hỏi có phải chính chị cũng đang “tị nạn niềm tin” không, chị Phương Mai
cho biết, chị quyết định ra nước ngoài sinh sống và làm việc là vì lý do cá nhân.
Chị đi theo tiếng gọi của tình yêu. Mặc dù vậy, đôi khi chị cũng tự vấn liệu mình
có mất niềm tin vào tương lai của chính mình ở Việt Nam hay không, và câu trả lời
hiện nay vẫn là không.
Tuy
nhiên, chị cũng thừa nhận đó là một câu hỏi khó, chỉ có thời gian và thực tế mới
trả lời được bởi nếu về Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những điều
chướng tai gai mắt thì chưa chắc chị vẫn có thể giữ nguyên câu trả lời đó.
Chị
nói: “Nếu quay trở lại Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với những cái khó
khăn, những điều chướng tai gai mắt, phải gù lưng mà sống thì chưa chắc đâu. Có
thể lúc đó tôi cũng lại giống như những người bạn tôi, cũng lại mất niềm tin thì
sao?”
“Cái
vấn đề là chúng ta sống trong môi trường tham nhũng, sống trong môi trường gù lưng,
gần như thành Chí Phèo ai cho tao lương thiện, sống trong xã hội mà ai cũng cho
rằng phải đút lót thì công việc mới suôn sẻ. Nếu tôi phải đối mặt với cái thực
trạng như thế thì cũng không đủ tự tin để mà giữ vững cái ý nghĩ mình có thể nhìn
thấy tương lai ở Việt Nam, mình có thể tin mình tồn tại, mình sống hạnh phúc, mình
theo đuổi những cái đam mê của mình khi trở lại Việt Nam.”
Số
liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Kinh tế và Xã hội
cho thấy, từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư ra nước
ngoài. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 100 nghìn người Việt di cư.
Vậy
câu hỏi đặt ra là đất nước không còn chiến tranh nữa, kinh tế cũng tốt hơn, thì
tại sao họ lại bỏ đi?
Theo
PGS Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, cuộc di cư này diễn ra âm thầm và không phải ai
cũng biết đến, nhưng nó lại là cuộc di cư đau lòng. Đau lòng hơn cả so với cuộc
di cư của các thuyền nhân Việt Nam. Chị cho biết:
“Chúng
ta đang có một cuộc di cư khác, một cuộc di cư thứ hai âm thầm hơn. Không ai bắt
buộc họ cả, họ cũng chẳng chạy trốn một cái xã hội, một cái chế độ nào cả, nhưng
mà họ đi tìm đến vùng đất mới vì ở nơi đó tốt đẹp hơn, như người ta nói là đất
lành chim đậu và con số này khá là cao. Khi họ di cư ra nước ngoài, họ mang
theo rất nhiều thứ mà chúng ta đang cần, không những là sức người sức của mà còn
là kiến thức, tài năng.”
Chị
Phương Mai chia sẻ niềm tin là thứ được xây dựng và bồi đắp từng chút một. Nó
không phải là sự va chạm, đối đầu giữa hai khái niệm hoặc hai chủ thể mà nó là
sự trôi dần đi, mòn dần đi. Chị nói “người ta không thể tìm thấy niềm tin ở đây
thì người ta sẽ cố gắng tìm niềm tin ở nơi khác”. Phải chăng đó là lý do vì sao
có một cuộc “tị nạn niềm tin” đang âm thầm diễn ra ở Việt Nam?