PHẦN HAI.
BẢO SANH- NHƠN NGHĨA- ĐẠI
ĐỒNG
“ CÔNG THỨC VÀ THỰC
THI” .
Thực tế hiện nay cho thấy:
Cho dù là một nước đã phát triễn về công nghiệp xây dựng được cuộc
sống vật chất dư dã phồn vinh cho đến các quốc gia còn đang trên
đường học tập công nghiệp hoá, hiện đại hoá để phát triễn thì tự
thân xã hội đó vẫn còn có những điều thái quá hay bất
cập cần chỉnh đốn hoặc nâng cao…đó là điều
hiển nhiên không một ai có thể phủ nhận được. (1)
Những bằng chứng thì rất điển
hình và đa dạng… chỉ cần theo dõi báo chí hay truyền thanh, truyền hình trong
vòng 01 tuần lễ là thấy ngay. Chúng đa dạng và nhan nhãn nhưng không nằm trong
trọng tâm của bài viết nên xin miễn nêu lên cho khỏi dài dòng.
Trước những thực trạng
đó người theo Tôn giáo sẽ tự hỏi: Tôn giáo có giúp ích được gì cho
xã hội để giải quyết những khó khăn ấy hay chăng?
Người có Tôn giáo đều biết rằng tôn giáo
nào cũng dạy con người hiểu biết và thực thi: BÁC ÁI VÀ CÔNG BẰNG.
Tôn giáo hiện sinh nhằm cung
ứng những phương án góp phần giải quyết những khiếm khuyết của xã
hội về Bác ái và Công bằng tuỳ vào nhu cầu xã hội.
Qui luật cung cầu thể hiện ngay thời
điểm Tôn giáo hiện sinh và các thế hệ sau đó. Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
‘ĐĐTKPĐ’ bố trí thể pháp ĐỆ TAM HOÀ ƯỚC tại
Tịnh Tâm Điện Toà Thánh Tây Ninh để nói lên sự kế thừa sứ
mạng hai thời kỳ phổ độ đã qua.
Thể pháp nầy cũng được “sao y
bản chánh” tại các Thánh Thất.
Đó là nói về nguyên tắc chung… nhưng mổi
Tôn Giáo lại có cách thức giải quyết đặc trưng riêng tuỳ theo: Tổ
chức, giáo lý và pháp luật của chính Tôn Giáo đó đề ra.
Chủ yếu của bài nầy là tìm hiểu và chứng
minh hai phần sau đây:
- ‘TGCĐ’ góp phần
giải quyết những tồn tại ấy bằng công thức nào?
- Cấp nào chịu trách nhiệm chính yếu cho
sự thành hay bại khi thực thi?
TGCĐ góp phần giải quyết bằng cách thực
thi: Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng. “ BS-NN-ĐĐ”.
Cho nên không trình bày nguồn gốc Tôn
Giáo, không trình bày triết lý chung của Tôn giáo mà đi ngay vào công thức cụ
thể và cấp thực hiện chính yếu quyết định cho sự nên, hư khi thực
thi “BS-NN-ĐĐ”..
BÀI VIẾT NHẰM GÓP Ý XÁC ĐỊNH CÔNG VIỆC
NÊN LÀM SAU KHI ĐÃ CÓ THÁNH THẤT HAY ĐIỆN THỜ TẠM…
TIẾT MỘT.
(Công thức cụ thể của
“BS-NN-ĐĐ”).
Tôn Giáo Cao Đài ‘TGCĐ’ có
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển ‘TNHT’; Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo ‘KTĐ&TĐ’
là KINH THƯ CHIẾN LƯỢC nên phải tìm quyết sách
từ trong đó.
Đạo Cao Đài nêu ra tiêu chí: BẢO SANH-
NHƠN NGHĨA- ĐẠI ĐỒNG.
Vậy nội dung chính yếu của tiêu chí được
thể hiện ở đâu?
TNHT bản in 1963 Q.2
T.6:
…thời giả dối đã qua thời kỳ chơn thật
đã đến, Thầy không muốn cho con hao tài tốn của mà gìn giữ sự giả dối.
Chẳng cần chi con lo lập Thánh Thất của
Thầy và sùng tu tượng Phật chi hết. Con hiểu bổn nguyên “ BẢO SANH” là bổn
nguyên “Thánh chất Thầy”.
Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn-sanh
mà thôi; phần hồn về Thầy.
Con có biết sự chơn-thật nơi nào mà phải
khổ thân lo-lắng… Thầy dặn con nhứt nhứt phải do mạng lịnh Thầy mà thôi. Con
phải lập cho thành một nền tư-bổn, chung lo cùng môn-đệ Thầy, ngày-ngày hằng
góp-nhóp, tùy sức mỗi đứa lo lập:
- Một sở trường học,
- Một sở dưỡng-lão, ấu,
- Và một nơi Tịnh-Thất.
Còn chùa-chiền, thì ngày sau e cho con
không đủ sức cai-quản cho hết, ấy vậy đừng lo-lắng đến nữa. Nghe và tuân theo,
con phải đi công-quả với Tr... mà độ-rỗi nhơn-sanh.
Con có thể giúp phương-tiện cho mấy đứa
nhỏ đi truyền Đạo, thì chung lo với nhau mà định-liệu.
Con khá nghe theo lời Thầy.
[Đây là bài duy nhất Thầy
xưng: NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ trong TNHT Q1+Q2]
Nội dung đoạn trên nói rõ: “ BẢO SANH”
là bổn nguyên “ Thánh chất Thầy”.
Thầy dặn dò môn đệ rất thiết yếu là: ngày-ngày
hằng góp-nhóp, tùy sức mỗi đứa lo lập:
- Một sở trường học,
- Một sở dưỡng-lão, ấu,
- Và một nơi Tịnh-Thất.
Thiễn nghĩ về xã hội học thì
Thánh chất BẢO SANH của Thầy thể hiện qua 03 đề mục cụ
thể nêu trên.
“BS-NN-ĐĐ” như một cơ thể sống bất khả
phân ly… ấy là một trong ba và ba trong một. Cơ thể sống thì thống
nhất và hoàn chỉnh không có gì là thừa cũng không có gì là thiếu nó đương nhiên
như nhiên… Nhưng trong một cơ thể sống thống nhất và hoàn chỉnh vẫn
có những bộ phận với các chức năng đặc trưng riêng rất tinh tế.
Trong những bộ phận khác
nhau ấy, những tế bào khác nhau ấy cho dù có khác
nhau nhưng cùng nhận chung một nguồn máu…
Khi khoa học kỷ thuật chưa phát
triễn, y học chỉ biết máu trong cơ thể con người mà chưa phân ra
được các nhóm máu thì y học nghĩ rằng máu nào cũng là máu, cũng như
nhau… cho nên việc tiếp máu cho bệnh nhân có nhiều khi gây ra sự tử vong mà các
nhà y học không biết vì sao …
Đến khi khoa học phân ra được các
nhóm máu A; B; AB; 0 và xây dựng được nguyên tắc cơ bản
trong qui trình truyền máu thì việc tiếp máu trở nên an toàn hơn…
theo y học thì sự tử vong do khác nhóm máu hầu
như không còn nữa…
Vậy thì cùng chung trong đường hướng “BS-NN-ĐĐ”
nhưng Trường học, Sở dưỡng-lão,
ấu, Tịnh-Thất có đặc trưng nào chăng? Nghĩa là
trong chỗ tinh vi thì ba phần trên đâu là đặc trưng của Bảo Sanh? Đâu là đặc
trưng của Nhơn Nghĩa, đâu là đặc trưng của Đại Đồng. (2).
Thiễn nghĩ trong đó vẫn có những nét đặc
trưng mà khi đi sâu vào nội dung người học đạo có thể hiểu rằng:
I- Trường học:
Xã hội đi từ riêng lẽ, đơn giản đến cộng
đồng rộng lớn và phức tạp… tất cả những điều trên diễn tiến là do nhận thức của
con người. Mà nhận thức của con người là do nơi giáo huấn mà ra.
Nghĩa là: phải có hiểu biết mới giúp nhân loại từ chổ ăn lông, ở lổ đến xây
dựng được các nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp, điện tử, vi điện tử… Có
hiểu biết mới đưa xã hội từ chổ chỉ biết có sức mạnh cơ bắp là trên
hết đi đến chế độ quân chủ, rồi dân chủ rồi tư bản, cộng sản, liên bang,
cộng hoà…
Cho nên trong đặc trưng thì Trường học
thể hiện cho Bảo Sanh.
Rất nhiều người có Đạo Cao Đài biết rằng
một số Thánh Thất và Điện Thờ Phật Mẫu của ĐĐTKPĐ trước đây có mở trường học
kèm theo…. Nhưng ngày nay hầu như không còn thấy nữa… (Chỉ thấy có
một số nơi lập cơ sở Đông y “hốt thuốc Nam ” giúp cho nhơn
sanh…).
Ngày nay tìm hiểu nhiều Thánh Thất hay Điện
Thờ ta thấy một thực tế: Thiếu hẳn lực lượng đồng nhi… các vị đều có nhận định
chung: Do nơi công nghiệp hoá nên thiếu nhi thì bận đi học, thanh niên thì vào
các nhà máy, công ty… nên không có đồng nhi. Công việc đồng nhi hiện
nay giao cho thế hệ U 50 trở lên…
Mới nghe qua thì có vẽ hữu lý nhưng nhìn
sâu vào người biết phân tích sẽ tự hỏi: Đạo Cao
Đài tuyên bố trước nhân loại là xây dựng một Tân Thế
Giới mà xã hội Việt Nam mới vừa đặc mình vào đường ray
của công nghiệp hoá thì đã không tìm được bài bản phù hợp cho nên tầng lớp kế
thừa vắng bóng…Thế thì Đạo Cao Đài không phù hợp với một xã hội công
nghiệp hay sao?
Cái triết lý sâu xa và Đại Đồng của TGCĐ
chỉ mới vừa chạm vào công nghiệp hoá đã
bị khó khăn…
Vậy nghiệm số của phương trình Phổ Độ là
gì?
Nghiệm số của phương trình là:
- Đối với những nơi dân trí
còn kém: Phải mở những lớp học theo cách thức của Hội Thánh đã thực hiện trước
đây.
- Đối với những thành phố lớn
dân trí đã khá hơn thì nên chú ý đến việc mở thêm nhà dưỡng lão, ấu.
Mở lớp học để dạy cho các em bé mồ côi,
cơ nhỡ, những em bé bán vé số hằng ngày tuỳ vào trình độ từ tiểu học và trung
học chú ý đến ngoại ngữ… kèm theo một vài phương tiện hiện đại như: Vi tính… thì
từng lớp thiếu nhi và thanh thiếu niên sẽ tìm đến như thế nào và lực
lượng đồng nhi có được từ đấy mà ra…
Đức Hộ Pháp từng dạy: Thật ra chúng ta
chỉ làm cho nhân loại; nhứt là cho đám nhơn sanh đau khổ ngoài đời đương bị bạc
đãi hân hủi kia!. Họ có thể nhìn vào đại nghiệp tôn vinh của Đạo làm nguồn an
ủi cho họ. Họ nghèo mà đại nghiệp của họ giàu: Họ bị bạc đải mà đặng đại gia
đình nầy của họ thương yêu an ủi họ!.... (Thánh Huấn 531
Ngày 11-6-Quí Tỵ. ‘ D.L. 27-7-1953’).
Còn nhà dưỡng lão ấu? Cứ nhìn
vào những căn nhà rất bình thường có viết một tấm bảng nhỏ: NHẬN GIỮ TRẼ trong
các khu dân cư ngày nay sẽ thấy nhu cầu của xã hội lớn biết chừng nào?.
Sáng sáng ta thấy những người lớn tuổi
đến công viên… rổi nhẫn nha ở đó đến trưa… nhìn một số cụ già tìm đến thăm nhau
nơi tư gia… Hay những người đã lớn tuổi
mà còn phải nài nĩ những người trẽ tuổi đáng con, cháu các cụ để bán
từng tờ vé số… Ta sẽ nhận ra được đường hướng của Chí Tôn dạy về Trường học,
Nhà dưỡng lão, ấu… từ năm 1926 đến nay giá trị như thế nào…
Đó là nhận định sơ bộ về cách thức phát
triễn ‘TGCĐ’ trong xã hội Việt Nam hiện nay.
II- Sở Dưỡng Lão Ấu:
Người già và em bé thì bất cứ
xã hội nào cũng phải lo. Người già thì cần được săn sóc vì đã trãi qua đoạn
đường đầy khó khăn trong kiếp sống, đã cống hiến cho xã hội nên xã hội phải có
trách nhiệm…
Trẽ em thì chưa có cống hiến gì nhưng đó
là mầm non thế hệ, nếu không lo nuôi nấng, uốn nắn tầng lớp măng
non cho định hình định tướng thì khi măng đã thành tre làm sao uốn
nắn… làm sao có con người biết yêu chuộng công lý biết hy sinh bản thể cho tập
thể làm sao cho có tâm hồn đạo đức…
Cho nên Sở
Dưỡng Lão, Ấu nhìn sâu vào thì đặc trưng cho Nhơn Nghĩa…
Ngày nay Đạo Cao Đài đã có
mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Đồng đạo cho biết ở các nước
thuộc nhóm G8 như Mỹ, Pháp, Đức,… thì việc truyền bá tôn giáo rất
khó khăn, phần lớn chỉ có trong cộng đồng người Việt với
nhau… chưa tiếp cận được với người ngoại quốc…
Do vậy mà các vị rất muốn xây nên Thánh
Thất và Điện Thờ đúng với mẫu mực thay cho Thánh Thất và Điện Thờ
tạm để quãng bá hình ảnh Tôn Giáo… trong hoàn cảnh mới định cư cuộc
sống còn rất nhiều khó khăn thì tâm tình và ý chí ấy rất đáng khâm
phục nên được mọi người trân trọng... Ấy là nói về nhiệt tâm nhưng liệu rằng
nghiệm số ấy đã đúng hay chưa?
Xin mạo muội thưa rằng: Đó chưa phải là
quyết sách đúng cho bài toán tiếp cận với người dân của chính quốc.
Điều nầy cũng như khi truyền máu thì
phải xác định cho được máu của bịnh nhân và máu để truyền thì việc truyền máu
mới hiệu nghiệm còn như không xác định được hai yếu tố đó thì việc
truyền máu sẽ đứng trước một trong hai cửa:
- May mắn là hai nhóm máu thích hợp nhau
thì sẽ an toàn.
- Gặp hai nhóm máu không thích hợp sẽ
gây ra nguy hiểm…
Đáp số đúng cho việc truyền bá TGCĐ ở
các nước công nghiệp hoá: Khi đã tạo được Thánh Thất hay Điện Thờ tạm rồi thì
nên lo lập SỞ DƯỠNG LÃO, ẤU theo lời Thầy đã chỉ.
[[[Bài toán cho xã hội còn kém về trình
độ dân trí là mở trường học để nâng cao dân trí “bảo sanh” nhưng trong một xã
hội đã phát triển thì vấn đề “bảo sanh” đã tương đối… cho nên phải
lấy nghiệm số nhơn nghĩa ra dùng trước.
Đây là vấn đề nên làm công việc nào
trước hay sau chứ không phải đề xướng chỉ nên làm theo
một nghiệm số.
Người có học về phương trình bậc hai trở
lên đều biết: Một phương trình có nhiều nghiệm số. Những nghiệm số nầy đều
nghiệm đúng nhưng khi giải phương trình phải ghi rõ nghiệm nào trước hay sau mà
thôi.
Trường học; Sở Dưỡng Lão, Ấu; Tịnh Thất
là những nghiệm số mà Thầy đã cho để giải phương trình đa ẩn số của nhân
loại… vấn đề ở đây là dùng nghiệm nào trước hay nghiệm nào sau chứ
không phải chỉ dùng riêng lẽ hay là loại trừ một nghiệm nào… Thầy đã
cung ứng các nghiệm số môn sinh phải hiểu tài nguyên và môi trường của địa
phương để tìm xem nghiệm số nào phù hợp đáp ứng đúng nhu cầu… công
cuộc phổ độ phải tuân theo qui luật cung cầu… rất khoa học và bài bản… chớ
không có một đáp số chung…
(Nhìn vào 02 cái đồng hồ ở Đông Lang và
Tây Lang tại hậu điện Toà Thánh Tây Ninh sẽ thấy thể hiện: Phổ biến chân lý qua
hệ tư tưởng Đông Phương và Tây Phương có những sắc thái tinh tế khác
nhau.) (3).
Vì vậy mà mở đầu cho KINH THẾ ĐẠO là bài
Kinh Thuyết Pháp và câu đầu tiên là: Trường Phổ Tế khó khăn lắm nỗi….
Thầy biết là công cuộc phổ độ rất khó vì
trình độ nhân loại không đồng đều nhau, môn đệ của Thầy sẽ phải đi khắp nơi để
hành đạo nên Thầy Thương mà dạy cho môn đệ biết nghiệm số
trước… môn sinh có nhiệm vụ chọn nghiệm số mà dùng…
(Môn đệ Thầy từ một quốc gia còn kém
phát triễn mà đến truyền bá tôn giáo tại những quốc gia đã phát triễn nếu Thầy
không chỉ trước làm sao mà thành công? Nếu môn đệ Thầy không thành công thì cơ
tận độ và độ tận của Thầy mới đi về đâu?).
Giáo lý TGCĐ chỉ ra 05 hạng khách trần
với những nét riêng ….
Công việc của Đức Hộ Pháp
là xây dựng nên Tôn Giáo.
Công việc của thế hệ sau là truyền bá
Tôn Giáo.
Hai công việc có đặc trưng khác nhau dù
rằng cả hai cùng có điểm chung: thực thi nhiệm vụ Đức Chí
Tôn giao phó để phụng sự nhơn loại.
Công việc xây dựng nên Tôn giáo, xây
dựng nên Thể pháp Tôn Giáo tại Toà Thánh Tây Ninh là làm nên cái mẫu
mực. Bởi vì nếu không có Thể Pháp tại Toà Thánh thì sẽ không có hiện thực để
biện chứng trước nhơn sanh nên phải tập trung nguồn nhân lực, vật lực cho công
cuộc xây dựng thể pháp “Đền Thánh” ...“xây dựng Bảng Cửu Chương- xây dựng
nguyên tắc cho các phép tính”.
Công việc của người đi truyền
bá tôn giáo hẳn nhiên phải khác với công việc của người
xây dựng nên tôn giáo… Người hành đạo thế hệ sau có nhiệm vụ: hiểu
và truyền bá chân lý ẩn chứa trong tôn giáo đến với nhân
loại như thế nào chớ không phải là xây dựng nên tôn giáo nữa. “Ứng dụng Bảng
Cửu Chương- và các nguyên tắc khi thực hiện các phép tính”.
Hai công việc không thể y hệt
nhau… Trong lòng người Tín Đồ Cao Đài nào cũng kính ngưỡng Đức Hộ Pháp, cũng
thấy nhiều bài học mẫu mực nơi Ngài nhưng thiết tưởng xác định công thức của
Ngài không nhứt thiết phải là công thức cho
các thế hệ sau áp dụng cho mọi trường hợp cũng là điều cần nên thảo
luận cho công cuộc phổ độ được hiệu quả.
Nếu có người vì tôn sùng Đức Ngài mà
tuyên bố: Tôi sẽ làm y như Đức Ngài hay sẽ đóng vai trò Đức Ngài
thì người có Đạo Cao Đài hẳn nhiên sẽ không chấp nhận… vậy thì nhận
xét rằng công thức của Ngài khác với công thức thế hệ sau không phải là sự bất
kính mà chính là sự học hỏi nghiêm túc, cần thiết…
Tôn sùng Đức Ngài là điều rất chánh
đáng; nhưng hiểu được ý chỉ và tư tưởng của Đức Ngài để khai triễn
và thực thi mới thực sự là người biết tôn kính Ngài…
Cái bắt gió nắn hình của Đức Ngài khi
xây dựng Đền Thánh không phải là cái bắt gió nắn hình mà thế hệ sau có thể
coppy. (vì không có những đặc quyền, không thể sáng
suốt như Ngài; và chắc gì cái tâm của mình đã vững
như Ngài… Hậu tấn có thể học lòng hy sinh, nhẫn nại, cách ứng xữ…
của Ngài mà không thể làm y như Ngài… đây là điều rất dễ nhầm lẫn…)
Kinh Cầu Bà Con Thân Bằng Cố Hữu Đã Qui
Liễu:
… Nơi cung Ngọc học thông Đạo cả,
Chốn Hư Vô Tạo Hoá tìm cơ.
Trên đường Thánh đức lần dò,
Trường sanh mầu nhiệm nơi lò Hoá công..
Người đã học hỏi và thông hiểu
được đạo pháp thì phải tìm cho ra công thức của chính mình để phụng
sự nhơn sanh trên bước đường hành đạo. Thực thi công thức phải hết sức thận
trọng từ thấp đến cao từ dễ đến khó… thì mới tạo được công nghiệp
phù hợp với cái chung của Đạo… mới bền vững …Phải cẩn thận không rơi
vào cái nhìn của khúc sĩ mà phải có tầm nhìn của khách đại phương mới không có
cảnh ‘ sáng xây chiều đập bỏ…’
Phải hiểu rằng: Thuận căn thuận mạng đôi
đường cao thăng… ‘ Kinh Tắm Thánh’ ]]].
Xã hội công nghiệp hoá rất cần đến Sở
Dưỡng Lão, Ấu nếu tôn giáo đi vào hướng mở Sở
Dưỡng Lão, Ấu theo phong cách Cao Đài thì nó sẽ chứng
minh cho nhân loại thấy sự linh hoạt của TGCĐ trong bất
kỳ môi trường nào.
Công việc một số trí thức tìm cách để đưa
Giáo lý TGCĐ vào giảng dạy ở một số trường Đại Học là thiết yếu… nhưng chưa
phải là công việc mang tính cách quyết định. Những bài học về Tôn
Giáo còn để lại thì trí thức chỉ quan tâm đến Tôn Giáo khi thấy Tôn Giáo đã có
sự lôi cuốn quần chúng, họ quan tâm vì đó rõ ràng là một lực lượng quần chúng…
còn khi Tôn Giáo chỉ là lý thuyết suông mà chưa có từ trường để thu hút quần
chúng thì họ chỉ nghe hay tìm hiểu để xã giao theo phép lịch sự là chính yếu…
(4).
Mở Sở Dưỡng
Lão, Ấu theo phong cách của Tôn Giáo Cao Đài sau khi đã
có Thánh Thất hay Điện Thờ tạm sẽ tạo được từ trường thu hút sự quan
tâm của quần chúng… một khi họ đã quan tâm thì việc họ bước vào Tôn Giáo chỉ
còn là thời gian. (5).
Sở dưỡng lão ấu là nghiệm số
thích hợp cho bài toán: TGCĐ tiếp cận xã hội đã công
nghiệp hoá như thế nào?.
III- Tịnh Thất:
Nhân loại với những màu da
sắc tóc khác nhau, những phong tục tập quán khác nhau…. nhưng quan
sát kỷ lại thì trong vô vàn cái riêng ấy vẫn có
cái cùng một định luật:
1- Thọ tinh cha, huyết mẹ.
2- Cùng một thời gian trong thai bào
như nhau.
3- Cùng hưởng âm dương chi khí để nên
hình và tồn tại.
4- Cùng chung một ánh mặt trời, một hành
tinh…
Vậy thì do đâu mà trong vô vàn cái khác
nhau lại có những cái cùng chung ấy phải chăng là do Đấng tạo hoá.
Cho nên con người vào Tịnh Thất của nội
tâm và Tịnh Thất của xã hội để thấy rằng tất cả đều là bạn đồng sanh…cái đặc
trưng của Tịnh Thất là Đại Đồng vậy.
[[[Trong tầng ý nghĩa sâu xa
của Tịnh Thất thì con người trước khi đến thế gian ai cũng phải trãi qua: ấy là
thời gian ở trong thai bào của người mẹ…"đó là thời gian ở trong Tịnh Thất
trước khi nhập thế cục...."
Trong trường hợp nầy thì lo Tịnh Thất
chính là giáo dục về hôn nhân và thai giáo vậy…]]]
Trên bước đường thế thiên hành đạo thì
có lúc sẽ phải đưa nghiệm số Tịnh Thất ra trước để đáp ứng mức độ cung cầu…
Tóm lại: Tôn giáo Cao Đài giải quyết
được ba phương sách hiện thực bằng những công thức cụ thể để xây
dựng một xã hội mới thì chính là công cuộc tái tạo dinh hoàn để
lập nên một Tân Thế Giới….
Công thức cụ thể “BS-NN-ĐĐ” Đấng
Chí Tôn đã chỉ rõ: Trường học, Sở dưỡng-lão,
ấu, Tịnh-Thất.
Tôn giáo không chối bỏ thế giới nầy mà
tôn giáo xây dựng thế giới còn nhiều chiến đấu và tranh chấp “chiến tranh” nầy
tiến sang thế giới hoà hợp và bình đẳng “Hoà Bình” để cùng chung sống, cùng
tiến bộ tuỳ vào trình độ và điều kiện của từng quốc gia từng xã hội. “Đại Đồng-
Đồng Tiến”.
Phổ Độ là một phương trình đa ẩn
số, người hành đạo phải căn cứ vào tài nguyên và môi
trường mà chọn ra nghiệm số: Trường học; Sở dưỡng lão,ấu; Tịnh thất phù hợp với
qui luật cung cầu.
&
& &
TIẾT HAI.
“ Hội Thánh Em quyết định sự thành hay bại khi thực thi”.
“ Hội Thánh Em quyết định sự thành hay bại khi thực thi”.
Trong một cơ thể sống hẳn
nhiên mổi cơ quan hay nội tạng đều phục vụ cho cái chung của cơ thể nhưng mỗi
một cơ quan hay nội tạng đều có chức năng riêng nhau. Cùng phục vụ cho cái sống
của cơ thể nhưng trong đó có những cơ quan hay nội tạng mà khi nó ngưng hoạt
động thì cái sống ấy đã ra khỏi cơ thể…
Cùng phục vụ cho đường
hướng “BS-NN-ĐĐ” nhưng trong nguồn máy Tôn Giáo có Hội Thánh Anh và Hội Thánh
Em. Vậy cấp nào sẽ quyết định cho sự thành hay bại khi thực thi “ BS-NN-ĐĐ”?
Muốn trả lời không thể lấy
ý riêng ra mà đáp mà phải căn cứ vào BINH THƯ CHIẾN PHÁP
ấy là Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Đạo Luật… để luận.
I- PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
PCT: QUYỀN HÀNH CHÁNH TRỊ
SỰ.
Lời Đức Lý Giáo Tông nói:
"Chánh Trị Sự là người thay mặt cho Lão, làm anh cả của chư Tín Đồ trong
phần địa phận của nó, Lão muốn thế nào cho Lão có mặt khắp nơi, tận ven Trời
cùng góc bể. Lão tưởng Hiền Hữu cũng muốn vậy chớ (3).
Trong nhơn sanh, hạng trí
thức thì ít, hạng ngu muội thì nhiều, nếu chúng ta không có đủ sức điều đình,
thì khó mà rải chơn lý Đạo khắp nơi cho đặng. Càng thân cận với nhơn sanh lại
càng chịu nhiều sự khó khăn rắc rối; chúng ta phải liệu phương nào mà trừ diệt
những sự khó khăn ấy, khi mới nảy sanh ra. thì nền Đạo mới khỏi loạn lạc. Vậy
Lão xin Hiền Hữu ban quyền cho Chánh Trị Sự đặng phép xử trị, hầu có thể dạy dỗ
sửa răn, thay quyền cho chúng ta trong chốn thôn quê sằn dã".
…Chánh Trị Sự phải chăm
nom, giúp đỡ sự sanh hoạt của Môn Đệ Thầy đã chịu dưới quyền người điều khiển,
giúp khó, trợ nghèo, coi cả Tín Đồ như em ruột, có quyền xử đoán, nhứt là việc
bất bình nhỏ mọn xảy ra trong phần Địa phận của mình,…
Buộc Phó Trị Sự phải thay
phiên nhau đặng nạp cho Chánh Trị Sự, mỗi tháng ba mươi người công quả, tức là
mỗi ngày, phải có một người hầu việc cho Chánh Trị Sự. Chánh Trị sự mới sai người
đó đi khắp địa phận mà thăm viếng Tín Đồ về sự bịnh hoạn, đói khó. Hễ có một
người trong địa phận bị tai nạn, thì biểu người công quả ấy ở tại đó mà giúp
đỡ, săn sóc, hoặc bịnh hoạn phải lo nuôi dưỡng, hoặc nghèo nàn phải chung hiệp
nhau mà gở khổ, ấy là phận sự rất cao thượng của Chánh Trị Sự, cái vẻ riêng tốt
đẹp của Đạo do tại nơi đó.
Đức Lý Giáo Tông lại dạy
rằng: "Vậy mới phải là anh em một nhà, cần lo giúp đỡ, chia vui sớt thảm,
no đói có nhau, giữ quyền lợi cho nhau, không giành, không giựt, hễ đói thì
mình chung nuôi, bị thất lợi thì mình phải giữ; hễ nhục thì mình chung chịu, ắt
quyền hành mình phải trọng."
Phần chú giải PCT xác định
phẩm Chánh Trị Sự có sự tổng hợp cả 02 quyền: Chánh Trị và Luật Lệ.
Đây là phẩm duy
nhất được ưu ái ban cho câu:
cái vẻ riêng tốt đẹp
của Đạo do tại nơi đó.
Chánh Trị Sự là người làm
đầu Hội Thánh Em.
Phần trích dẫn trên và
thực tế đạo sự thiển nghĩ đã đủ để chứng minh rằng:
BS-NN-ĐĐ” thực hiện thành
công đến đâu hay thất bại như thế nào chính là do Hội Thánh Em quyết định vậy.
Tìm hiểu thêm PCT ta nhận
thấy bộ máy Hội Thánh Anh từ phẩm Giáo Hữu trở lên đã có ấn định
số lượng cụ thể không được vượt qua số lượng nầy trong bất cứ trường
hợp nào.
Trong khi trên
thực tế thì dân số không đứng yên, nhơn sanh thì càng ngày càng phát triễn về
số lượng. Vậy Hội Thánh Anh khó mà quán xuyến hết được…
Còn Hội Thánh Em thì được
quyền nẫy nở không bị giới hạn.
(Tức nhiên mổi một Hương
vẫn chỉ có một Chánh Trị Sự mổi ấp có một Phó Trị Sự và Thông Sự; nhưng số
Hương Đạo là không bị giới hạn nên số lượng Chánh, Phó, Thông cũng
sẽ không bị giới hạn…).
Vậy Hội Thánh Anh là bộ
não vạch ra công thức, vạch ra phương hướng và kiểm soát xem công thức hay
Chánh Trị Đạo được thực thi ra sao. Nhưng chính Hội Thánh Em là
người thực thi cho nên sự thành bại nên hư hẳn nhiên là do người thực thi.
HỘI THÁNH ANH LÀ QUAN
TRỌNG NHƯNG THÀNH HAY BẠI LÀ DO HỘI THÁNH EM VẬY.
Đức Hộ Pháp: Đạo chẳng
phải nơi lời nói, mà lại nơi kết quả sự mình làm; chẳng phải nói câu kệ câu
kinh mà tại cuộc hành vi người giữ đạo. Cái khó khăn của đạo chẳng ở nơi sự
giảng dạy mà ở tại sự thật hành. Cái hay của đạo chẳng phải ở tại nơi yếu lý mà
ở nơi cuộc kết quả sự giáo truyền.
Lạ chi, mình muốn nhủ
người bắt rồng, cột phụng, nghĩ có khó chi tiếng biểu, song cốt yếu là biết
người có phương bắt hay là cột đặng cùng chăng? (Phương Tu Đại Đạo. Q.1T.1.- ).
II- TÂN LUẬT.
ĐẠO PHÁP.
Chương VI: Về
Giáo Huấn.
Điều Thứ Hai Mươi
Ba: Trong Đạo sẽ lập trường để dạy chữ và dạy Đạo.
Điều Thứ Hai Mươi
Bốn: Cách dạy và các việc sắp đặt trong trường sẽ có lập thể lệ
riêng.
Điều Thứ Hai Mươi Lăm: Sau
những người có giấy Tốt Nghiệp của nhà trường cho mới được dự cử vào hàng Chức
Sắc trong Đạo.
THẾ LUẬT.
Điều Thứ Mười Ba: Buộc cha
mẹ con nít từ 6 tuổi, chí 12 tuổi phải cho con vào trường học chữ hay là học
đạo.
III- ĐẠO
LUẬT: MẬU DẦN 1938.
CHƯƠNG THỨ I: HÀNH CHÁNH.
ĐIỀU THỨ BẢY: Phương Diện
Giáo Dục, Cất Hạnh Đường và Học Đường Các Thánh Thất.
LUẬT.
Phải lập Hạnh Đường nơi
Tòa Thánh và Văn Phòng Đầu Tỉnh Đạo đặng
giáo hóa Chức Sắc Thiên Phong và Chức Việc, cùng lập Học Đường đặng dạy dỗ trẻ
em cho rõ thông chữ nghĩa và kinh kệ. Các Thánh Thất đều phải có Học Đường. Mỗi
năm mở khoa mục khảo dượt một lần đặng ban cấp bằng hay là giấy chứng nhận cho
những vị thi đỗ.
PHƯƠNG PHÁP THẬT HÀNH.
Bắt đầu năm Mậu Dần, xin
Hội Thánh tái lập Hạnh Đường Trường Hạnh Đường sẽ mở ra 2 lớp:
Một lớp có 1 vị Giáo Sư
dạy chư vị Giáo Hữu và Lễ Sanh.
Một lớp có 1 vị Giáo Hữu
dạy chư vị Chức Việc, dưới quyền của Hiệp Thiên Đài kiểm soát vì về giáo huấn
là thuộc quyền của Hiệp Thiên Đài.
Mỗi kỳ nhập học là 30 vị
trong mỗi lớp. Học trong hạn lệ là 1 tháng, khi thi đậu ra trường thì phải có
giấy chứng nhận của nhà trường ban cho, rồi mới đặng thuyên bổ ra đi hành
chánh.
Vị nào mãn kỳ học mà chẳng
đặng giấy cấp bằng tốt nghiệp của nhà trường, thì kỳ sau phải bị đòi về học
nữa.
Mãn kỳ học nầy thì kế mời
kỳ khác về học. Những vị nào muốn nhập học thì phải gởi đơn xin trước rồi chừng
đặng thơ mời mới đặng về nhập học.
Thảng như vị nào đặng thơ
mời mà không về, hoặc bê trể, hay là khi nhập học rồi mà bỏ lớp vô bằng cớ, thì
phải bị Hội Thánh định tội.
II.- HỌC ĐƯỜNG.
Nhà trường Đạo Đức phải
chỉnh đốn lại cho hoàn toàn, mở thêm cho rộng lớn.
Phải mở thêm một Nữ Học
Đường cho Nữ Phái.
Tu bổ nhà trường cho có đủ
lớp học, nhà ngủ giáo viên, nhà ngủ học sinh, nhà ăn, bàn ghế và các vật dụng
trong trường (fournitures classiques).
Mộ thêm giáo viên nam nữ
và định phần châu cấp mỗi tháng.
Con nhà Đạo từ 6 tuổi đổ
lên phải cho vào nhập học, bất luận là nhà trường nào; nếu để cho con dốt thì
sẽ bị Hội Thánh định tội.
Một hạng được hưởng học
bổng (boursiers) là con của Chức Sắc Thiên Phong đương quyền hành chánh, những
trẻ em mồ cơi, hoặc con của Đạo hiến thân trọn vẹn.
Cha mẹ có của cải và có bề
thế làm ăn đủ thì phải đóng tiền học phí (payant) mỗi tháng theo thể lệ nhà
trường nhứt định.
Ty giáo huấn nên lập cuốn
sổ lạc quyên (caisse de charité) dưới quyền của Thượng Chánh Phối Sư, để nhờ
nơi lòng từ thiện của nhơn sanh trợ giúp cho các trẻ em mồ cơi ăn học.
***: Lưu ý mấy dòng cuối Đạo
Luật có ghi: … ngày sau còn thêm vào nữa, tùy theo trình độ của Chúng
sanh. Nghĩa là không cho bớt ra.
KẾT LUẬN.
Trên đây chỉ là những điều
căn bản từ KINH THƯ CHIẾN LƯỢC và BINH THƯ CHIẾN PHÁP về Bảo Sanh
Nhơn Nghĩa Đại Đồng để giới thiệu một đề tài cụ
thể hầu người có Đạo Cao Đài cùng hợp sức nhau hình thành
cho kỳ được công thức nhập thế cụ thể của Tôn Giáo Cao Đài…
Còn nhiều văn bản khác nữa
thể hiện “BS-NN-ĐĐ” trong giáo lý Tôn Giáo Cao Đài nhất là Lời Thuyết Đạo của
Đức Hộ Pháp… mà trong phạm vi bài viết không thể trích dẫn hết được…
Người đọc có thể đồng ý,
chưa đồng ý hay không đồng ý rằng:
Trên bước đường phổ độ thì
hẳn nhiên phải có Thánh Thất và Điện Thờ.
Nhưng khi đã có
Thánh Thất hay Điện Thờ tạm rồi thì nên tuỳ vào tài nguyên và môi
trường mà người hành đạo sẽ phải chọn nghiệm số: Trường Học, Sở
Dưỡng Lão Ấu, Tịnh Thất ra để đáp ứng mức độ cung cầu…
Nhưng cái hữu ích là những
người lưu tâm đến đề tài cũng sẽ ấm lòng khi biết rằng có những
người bạn đồng sanh cùng học đạo; đang có những suy nghĩ
về những điều Thầy đã dạy; Luật đã qui định và Hội Thánh đã từng
thực hiện…
Xét cho cùng thì cũng
không thể có một văn bút nào có thể phân tích hết … hay là hoàn hảo mà
mổi người chỉ có thể trình bày được một phần nhỏ bé là may mắn lắm
rồi… ./.
Email:ckdd.2007@yahoo.com.vn.
& &
&.
Ghi chú:
(1): Trên phương diện xây
dựng hoà bình thế giới thì Liên Hiệp Quốc ‘LHQ’ đang là cơ quan mà nhiều người
kỳ vọng nhất cũng đã gặp những điều nan giải về tổ chức lẫn đường
hướng sau 60 năm hoạt động… cho nên những lời kêu gọi cải tổ LHQ được nêu lên
mà vẫn chưa thể cải tổ….
(2 ) Nó cũng giống
như đặc trưng của Tam Giáo: Phật Giáo là Từ Bi; Tiên
Giáo là Trí Tuệ; Thánh Giáo là Dũng Cảm vậy.
Hay cùng một
danh từ Hội Long Hoa mà vẫn có đặc trưng cho từng kỳ hội.
- Nhiên Đăng Cổ
Phật.
- Di Đà Cổ Phật.
- Di Lạc Cổ Phật.
Thay nhau làm
chủ 03 kỳ Hội nên đương nhiên “Từ Bi” là căn bản.
Sơ Hội Long Hoa: Thanh
Vương Đại Hội. “Trí Tuệ”.
Nhị Hội Long Hoa: Hồng
Vương Đại Hội. “Dũng Cãm”.
Tam Hội Long Hoa: Bạch
Vương Đại Hội. “Tinh Anh- Không Nhiễm Trần”.
Liên hệ Bạch
Vương Đại Hội với câu Thánh Ngôn: Sắc trắng mây lành phủ
khắp nơi…Và đạo phục màu trắng của Thầy ban cho người Tín đồ Cao Đài, kèm theo cơ
chế 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh thì đã thấy tính hiện thực của Hội
Long Hoa thể hiện trong TGCĐ như thế nào.
(3) Đồng Hồ ở
Đông Lang và Tây Lang: HƯỚNG ĐÔNG.
ĐỒNG HỒ ĐỒNG HỒ .
ĐỒNG HỒ ĐỒNG HỒ .
TÂY LANG. ĐÔNG LANG.
HƯỚNG TÂY.
a- Đồng hồ ở
Đông Lang các cây kim chỉ vào khoản không thể hiện cho
tinh thần phóng khoáng của đạo học Đông Phương; nhưng kết cuộc là: đâu vẫn vào
đấy… Nếu đọc 0 giờ 8 phút hay 12 giờ 8 phút thì thể hiện cho sự đối
lập Tý và Ngọ. Theo thời khoá biểu thông thường:
- Với xã hội
thì Tý hay Ngọ cũng nhằm vào giờ nghĩ.
- Với TGCĐ thì cho dù là
Tý hay Ngọ cũng đều nhằm vào giờ cúng tứ thời theo Tân Luật đã
định.
Giờ khác nhau
nhưng công việc vẫn như nhau cho Tôn giáo và xã hội…
ĐẠO HỌC thì đối
lập mà vẫn đồng nhất…
b- Đồng hồ
ở Tây Lang cây kim nào cũng chỉ ngay con số thể
hiện cho sự chính xác theo khoa học kỷ thuật
của Tây Phương…( Nếu đọc 7 giờ 15 phút hay 19 giờ 15 phút thì thể hiện sự đối
lập: giờ của sáng và tối. Theo thời khoá biểu thông thường của Tôn
Giáo lẫn xã hội thì:
- Giờ làm việc.
- Giờ nghĩ ngơi.
Khoa học thì đối lập sẽ
dẫn đến kết quả khác nhau rất rõ ràng. (Đúng- Sai).
PHƯƠNG PHÁP thì có thể phù
hợp và không phù hợp… (Đúng- Sai).
TGCĐ ứng dụng
thể pháp trên như thế nào?.
Khi phổ biến Giáo lý chơn
truyền thì: Thập Thiên Can bao hàm vạn tượng.
“Công việc của bậc Thiên Tiên mở ĐẠO, nói rõ
là công việc của Hộ Pháp và Giáo Tông các bậc tiền bối có đặc nhiệm… với trách
vụ khai sinh và xây dựng tôn giáo thì phải để lại cả một kho tàng về nhiều
phương diện từ: Bí Ẩn Siêu Hình Học cho đến Bách Khoa Tự Điển… thể hiện qua
TNHT, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Lời Thuyết Đạo…”
Khi thực thi Chánh Trị
Đạo: Tùng Địa Chi hoá trưởng Càn Khôn…
“ Công việc của các hạng
khách trần còn lại là tìm cách thực thi những điều mà Giáo Chủ và Các Vị có
trách nhiệm đã phổ biến nên phải đi vào PHÁP.
Tuỳ vào tài nguyên và môi
trường mà vận dụng và khai triễn những công thức đúng với
qui luật cung cầu; cho dù công thức cụ thể nào cũng phải đúng qui
tắc và nguyên lý Tam Kỳ.
Đây chỉ là nhận xét ban
đầu hẳn nhiên thể pháp còn nhiều điều sâu sắc nữa.
(4): Theo quan sát
và tìm hiểu của chúng tôi thì:
a- Đối tượng
nghe giảng tại các trường Đại Học là trí thức trẽ còn đang háo hức trước cuộc
đời, đang nong nã mong cho đến ngày tốt nghiệp ra trường để tìm công
việc vững chãi trong xã hội hầu tự khẳng định bản thân mình trong
trường đời.
Rất ít người trong nhóm đối tượng nầy nghĩ
rằng việc học về tôn giáo ở giảng đường giúp cho họ được ít nhiều khi đi tìm
công việc. Nếu không bị bắt buột phải học một số giờ về tôn giáo để có đủ tiêu
chuẩn tốt nghiệp thì họ sẽ không tự nguyện để học.
b- Trong tình cảnh đó thì
một tuyệt đại đa số họ không thắc mắc về triết lý, giáo
lý hay là đức tin tôn giáo, họ xem giờ học về tôn giáo với tư cách
là những đơn vị kiến thức như bao nhiêu môn học khác mà họ phải trãi
qua… họ quan tâm đến một câu hỏi: Tôn giáo học giúp ích được gì cho họ trong
môi trường như thế?
Đó là một câu hỏi rất thực
mà nếu người giảng không chứng minh cho họ thấy được Đạo là tài nguyên và môi
trường để họ bước lên đài danh vọng bằng những công thức hiệu nghiệm thì trí
thức còn hờ hững với Tôn Giáo.
Họ hờ hững với tôn giáo vì
tôn giáo không cung ứng được gì cho nhu cầu rất thiết thân, rất chính
đáng đang ngày đêm chiếm lĩnh lòng trí họ.
c- Phải chứng
minh cho được rằng những đức tính mà Tôn Giáo đào tạo cho cá nhân
như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín rất cần ích cho họ trên
bước đường công danh sự nghiệp.
Ở bình diện quốc gia thì:
Có người nào bằng lòng đem tiền bạc nhà xưỡng đến đầu tư vào một xã
hội mà họ cho rằng kém về đạo đức hay chăng? Điều kiện tiên quyết của một nhà
đầu tư phải là tài nguyên và môi trường đạo đức của nơi họ đầu tư như thế nào?
Nếu các bạn là nhà đầu tư các bạn có đồng ý như vậy không?.
Từ đó chứng minh rằng: các
Quốc gia còn nghèo khó, kinh tế không mở mang, tham nhũng đầy dẫy, nhà đầu tư
không mặn mòi, bất ổn xã hội tăng cao… có căn cội từ việc chưa
xây dựng được đạo đức cho người dân trong nước cũng như những công
bộc của dân…
Riêng với Tôn giáo Cao Đài
thì đi vào từng thế trong kinh điển hay thể pháp:
- Công thức mô hình xây
dựng thế giới đại đồng tại Đại Đồng Xã “Toà Thánh Tây Ninh” phù hợp
với toàn cầu hoá như thế nào?
- Tính ưu việt của Pháp
Chánh Truyền… (giới hạn nhân sự bộ máy thượng tầng, cho
hạ tầng phát triễn không giới hạn…Các quốc gia sẽ phải nghiên cứu khi xây dựng
Hiến Pháp…).
- Chủ trương
lập quyền nhân loại: Thể hiện qua cơ chế Chủ Quyền Dân Chủ của Tôn giáo. (Ba
Hội Lập Quyền Vạn Linh…).
- Công thức: Nước Giàu Dân Mạnh
trong thời toàn cầu hoá…
Tôn Giáo phải THỰC mới TẾ
được nhân loại nói chung và trí thức nói riêng… nhưng bài bản cho từng thành
phần trí thức hay bình dân, lương hay giáo vẫn có khác nhau khi tiếp
cận. Tôn Giáo phải dùng xã hội học để trí thức phải thắc
mắc rằng những công thức hay mô hình ấy từ đâu mà có?
Những con người bình
thường ít học kia có khả năng tạo ra từng ấy công thức, mô hình, bài bản… nhất
quán đến thế hay chăng… họ phải truy tìm và chừng ấy họ mới chấp nhận phần tín
ngưỡng của Tôn Giáo… chấp nhận điều rất thực rằng: Có cõi không gian với những
trình độ vượt trội cõi thế gian… và họ phải cầu học…
Thời toàn cầu hoá nhân loại dùng tri thức để xây dựng kinh thương. Tri thức là sức mạnh của xã hội. Sức mạnh của xã hội là kinh thương nên diễn ra những cuộc đấu tranh không khoan nhượng để làm chủ trên mặt kinh thương. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt ấy sẽ diễn ra nhiều cảnh tang thương.
Thời toàn cầu hoá nhân loại dùng tri thức để xây dựng kinh thương. Tri thức là sức mạnh của xã hội. Sức mạnh của xã hội là kinh thương nên diễn ra những cuộc đấu tranh không khoan nhượng để làm chủ trên mặt kinh thương. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt ấy sẽ diễn ra nhiều cảnh tang thương.
Tôn giáo xây dựng từ vật
chất đến tinh thần mới bảo tồn cuộc sống nhân loại, bảo tồn cuộc sống nhân loại
mới làm chủ được tâm linh nhân loại, làm chủ được tâm linh nhân
loại thì mới tạo được sự tương hoà.
Có sự tương hoà thì nhân
loại chứng nghiệm được công thức. Chứng nghiệm được công
thức thì nhân loại sẽ hiểu rằng: Chỉ có công thức được tạo nên từ
chân lý mới giúp nhân loại xây nên thế giới đại đồng trong
Bác ái Công bằng. Cảnh tang thương sẽ dịu
dần và chấm dứt.
Trí thức hay bình dân từ
thượng lưu, trung lưu, hạ lưu… cuối cùng rồi cũng phải đi đến nhận định chung:
Tôn Giáo Cao Đài chính là một tổ chức xã hội nhỏ làm mẫu mực cho
nhân loại nhìn vào đấy mà rút ra những điều cần thiết hầu xây dựng quê hương
đất nước… ấy chính là công cuộc tái tạo dinh hoàn vậy…
Nguyên lý Đạo Cao Đài đi từ hữu hình đến vô vi phải được vận dụng đúng mức, thì trí thức mới hiểu và chấp nhận tôn giáo với tất cả tính cách vốn có cả hai diện hữu vi và vô vi.…
Nguyên lý Đạo Cao Đài đi từ hữu hình đến vô vi phải được vận dụng đúng mức, thì trí thức mới hiểu và chấp nhận tôn giáo với tất cả tính cách vốn có cả hai diện hữu vi và vô vi.…
(5): Các quốc gia đã phát
triễn nhìn chung thì hệ thống an sinh xã hội đã có khắp nơi nhưng nhìn sâu vào
chúng ta sẽ thấy:
- Môi trường an sinh xã hội
được trang trãi bằng tiền và qui định pháp luật xã hội cho dù
có huấn luyện nhân sự lòng nhân ái và lòng yêu nghề đến thế nào cũng sẽ có
những khiếm khuyết nhất định không thể khắc phục. Bởi vì chính con
người thực thi công việc đó vẫn còn những điều cần phải giải quyết, phải trang
trãi cả về vật chất lẫn tinh thần trong bổn phận và trách nhiệm của họ. Sâu xa
hơn nữa thì làm công việc để mưu sinh không phải lúc nào
cũng có đủ lửa trong lòng để sưởi ấm cho người già hay em bé. Nỗi cô đơn của
người lớn tuổi trong những nhà dưỡng lão hay việc hụt hẫng tâm sinh lý của
những em bé trong các nhà trẽ là những điều có thật mà ta vẫn thấy
sách, báo đề cập đến.
- Môi trường Sở Dưỡng Lão,
Ấu được nên hình bằng tố chất tự giác tự nguyện để thể hiện tình thương trong
công thức: Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng sẽ có chổ đứng rất vững
vàng. Lòng nhơn ái hẳn phải giàu hơn tiền ngân sách; sự hy sinh vì đạo nghiệp
hẳn phải vượt trội hơn những qui định của pháp luật đặt ra.
Đường hướng Phước
Thiện của Tôn Giáo Cao Đài là làm đầy tớ cho nhân loại mà thành phần
già yếu với bé thơ cùng là hạng khố rách áo ôm phải được chăm sóc thì họ sẽ
thấy họ có phần trong tôn giáo và sự nghiệp của Tôn Giáo gắn liền với cuộc đời
họ mà số nầy lại chiếm phần đông trong xã hội ấy là kế sách: Lấy câu cứu khổ dụ
lòng thương sanh…
Nhân sự Phước Thiện là
thành phần hiến thân cho đạo nên không còn cái tư riêng khi các vị được giao
phó nhiệm vụ nơi Sở Dưỡng Lão Ấu thì ta có thể hình dung họ sẽ làm việc tích
cực như thế nào để lấp đầy cái khiếm khuyết mà xã hội đang cố gắng
khắc phục kia… (Đại Đạo Thanh Niên Hội cũng là một phần rất quan trọng trong
chương trình Sở Dưỡng Lão, Ấu vậy…)
Đạo Luật Mậu Dần ‘1938’
chương thứ hai: PHƯỚC THIỆN.
Điều thứ 10- khoản 28 phần
Phương Pháp Thật Hành: mục 30- 31:
30- Về khoản cấp tế của
Phước Thiện, chẳng nên phân biệt người trong Đạo hay là ngồi Đời, nghĩa là mỗi
phen nơi nào bị tai nạn khổ tâm khổ trí thì lẽ cố nhiên người hành thiện chẳng
thế nào bỏ qua cho đặng, chẳng những trợ giúp về mặt vật chất hình thức bên
ngoài mà thôi, mà lẫn đến tinh thần bên
trong cũng phải có sự an ủi tâm hồn cho người được an vui bình tâm định trí.
31- Nếu một ai vì cảnh bi
thương trong gia-đình, hoặc vì đau thảm về phần xác thịt, mà đến nhà Phước
Thiện cầu xin cứu giúp, hay là một tấn kịch khốc hại đã phơi bày trước mắt mà
người hành thiện lại nỡ đành làm ngơ, để cho người khốn khổ ấy phải cam tâm tủi
phận, chẳng nhờ nơi lòng ái truất của nhà lương thiện đoái đến mà có đủ bằng
cớ, thì vị Hành Thiện ấy phải bị lỗi nặng với danh giá nhà Phước Thiện và phải
chịu phần trách cứ.
Làm đầy tớ cho xã hội đã
công nghiệp hoá “người giàu” thì Sở Dưỡng Lão Ấu là đắc sách vậy…
Chứng minh: trước khi có
Đạo Cao Đài thì khi có tang tế sự xã hội đã có người lo… nhưng Đạo
Cao Đài đặt vào lòng xã hội một nghi thức đặc trưng Cao Đài thì bài
bản của Tôn Giáo đã thu hút nhân loại mãnh liệt đến thế nào?
Trong các xã hội dân chủ
đã công nghiệp hoá chánh phủ vẫn khuyến khích người dân làm công tác xã
hội “miễn thuế trên phần tiền mà người dân đóng góp vào công việc từ
thiện- miễn giảm thuế cho các cơ sở từ thiện…Họ quan niệm rạch ròi
đây là bộ phận làm giúp cho chánh phủ để chánh phủ rãnh tay lo việc khác…”.
Nếu Tôn Giáo Cao Đài thể
hiện được tính ưu việt của mình trước toàn xã hội về: Sở Dưỡng Lão,
Ấu thì chính người dân sẽ yêu cầu Chánh Phủ giao ngân sách về khoản dưỡng Lão,
Ấu lại cho địa phương. Chính họ hợp tác với Đạo để cùng thực hiện Sở
Dưỡng Lão, Ấu chánh phủ giữ phần kiểm tra là điều hoàn toàn có khả năng thành
hiện thực…
Khi đó chính người dân bản
xứ sẽ tự lo xây Thánh Thất và Điện Thờ cùng những cơ ngơi Tôn Giáo. Điều nầy có
ý nghĩa hơn rất nhiều so với việc chính người Việt Nam ky cóp lo xây Thánh Thất và
Điện Thờ trong sự bàng quan của người dân địa phương./.
HẾT.
Email:ckdd.2007@yahoo.com.vn.
Email:ckdd.2007@yahoo.com.vn.
T.T.L. BIÊN SOẠN.
* LƯU Ý SÁCH NẦY HỘI THÁNH CHƯA KIỂM DUYỆT... KHI ĐỌC NÊN CẨN THẬN...