Trang

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

674. TẠI SAO DT 5 KHÔNG ĐỊNH NGHĨA TÔN GIÁO LÀ GÌ?


Tôn giáo là gì?
Xin tách đôi hai chữ tôn và giáo để phân tích sau đó tổng hợp lại.
Tôn có nguồn gốc là chữ Tông đọc trạnh ra. (Việt Nam Tự Điển, Hội Khai Trí Tiến Đức viết: Tông giáo,  một số tự điển khác cũng viết Tông là gốc chữ tôn).

Do sự kỵ húy mà đọc trại ra thành chữ tôn. Còn kỵ húy của ai thì cần phải có các công trình tìm hiểu, đối chiếu về thời gian kỷ lưỡng và khoa học. Một số ý kiến cho rằng kỵ húy chúa Trịnh Tông...
Tông có nghĩa là cái gốc.
Gốc là Đấng đầu tiên, là nguồn gốc của các Đấng thiêng liêng hay các diễn tiến sau đó. Đó là Đấng cao trọng nhất, toàn năng nhất. Tùy vào nhận thức và tin tưởng của cá nhân hay tập thể để tôn vinh Đấng đó. Với người Hébreux là Đấng Jéhovas, với người tin vào Đức Phật thì đó là Đức Phật, với người Công Giáo đó là Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jésus Christ; với người theo Đạo Cao Đài đó là Đấng tự hữu và hằng hữu duy nhất là Cao Đài, là Trời, là Thượng Đế...
Giáo là lời hướng dẫn, lời chỉ dạy.
Là lời chỉ dạy từ Đấng cao trọng, toàn năng để giúp con người làm điều lành, lánh điều dữ, cư xử với chúng sanh theo Bác ái và công bằng. Cứu cánh của nó là đưa con người trở về hội nhập với Đấng họ tin tưởng.
Tông giáo hay tôn giáo là chỉ dạy từ Đấng Thiêng Liêng đầu tiên, toàn năng và cao cả nhất.
Những người tin tưởng vào lời dạy của Đấng toàn năng kết hợp lại thành tập thể rồi định ra cách thức để truyền bá cho nhân loại làm lành, lánh dữ nên tổ chức tôn giáo ra đời. Có tôn giáo rồi mới có tổ chức tôn giáo.
Tổ chức tôn giáo là phương tiện thực hiện lời chỉ dẫn từ Đấng Tối Cao để đạt được mục đích (làm lành lánh dữ) và cứu cánh tôn giáo (trở về với Đấng toàn năng khi mãn phần). Cho nên mỗi tổ chức tôn giáo đều có hòn đá tảng riêng, có pháp luật, lễ nghi riêng phù hợp với đức tin và không ngừng thay đổi hình thức thể hiện theo thời đại.
Chúng tôi lưu ý rằng hòn đá tảng không đổi mà hình thức thì thay đổi theo đà văn minh của nhân loại. Đạo học gọi đó là dĩ bất biến ứng vạn biến.
Thể pháp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) góp phần làm sáng tỏ định nghĩa tông giáo và nhận định trên qua phẩm Giáo Tông.
Pháp Chánh Truyền: Giáo Tông là anh cả các con.
CHÚ GIẢI: Giáo Tông thay mặt cho Thầy, đặng bảo tồn chơn Đạo của Thầy tại thế, thì anh cả nhơn sanh đặng dìu dắt các con cái của Thầy,
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: Có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt các con trong đường Đạo và đường Đời.
CHÚ GIẢI: Giáo Tông đặng đồng quyền cùng Thầy mà dạy dỗ cả chư Môn Đệ của Thầy trong đường Đạo Đức, dìu bước từ người, chăm nom săn  sóc cho khỏi phạm Thiên Điều,
Các trích dẫn trên thể hiện Thầy (Tông) là cái gốc của mọi sự dạy dỗ, dìu dẫn (Giáo). Thầy vốn không nhơn thân phàm ngữ, lại cao không với tới khuất không rờ đặng nên mới lập Hội Thánh, thay thân Thầy dìu dẫn môn sinh. Giáo Tông đứng đầu Hội Thánh Cửu Trùng Đài (giáo hóa)....  chữ Giáo Tông...có nghĩa là thọ nhận lời dạy từ Thầy (gốc hay Tông) rồi chỉ dạy đàn em để làm đúng (mục đích) và do sự làm đúng đó nên được trở về với cái gốc khi khách trần lìa xa quán tục (đạt cứu cánh),
Bát Quái Đài là hồn đạo, là nơi ngự của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng để cầm quyền thiêng liêng mối đạo. Đó nơi xuất phát mọi giáo pháp của ĐĐTKPĐ người thay mặt toàn đạo để thọ nhận là Giáo Tông.
Giáo Tông thọ nhận được là nhờ huyền diệu cơ bút nơi Hiệp Thiên Đài (trung gian cho Giáo Tông và Bát Quái Đài).
Tháp của Giáo Tông liền kề Bát Quái Đài.
Thể pháp tỏ ra rằng Giáo Tông thọ nhận lời dạy từ Bát Quái Đài rồi chỉ dẫn lại cho toàn đạo thực thi để đạt được mục đích và cứu cánh tôn giáo.
Sau phẩm Giáo Tông các phẩm kế đó như Chưởng Pháp, Đầu Sư là 02 phẩm được quyền tranh lên phẩm Giáo Tông... đều không có quyền thay mặt Thầy, thay quyền Thầy, đồng quyền cùng Thầy...
Những trích đoạn trên từ phẩm Giáo Tông đã làm sáng nghĩa chữ Tông là gốc. Gốc từ Đấng đầu tiên và toàn năng...
Tại sao Dự Thảo 5 không định nghĩa thế nào là tông giáo hay tôn giáo?
Dự thảo 5 không định nghĩa tôn giáo là điều đã rõ ràng. Nhưng tại sao các nhà làm luật không định nghĩa???
Có thể giải thích bằng một trong các lý do sau:
Thứ nhất là các nhà làm luật không hiểu.
Thứ nhì là các nhà làm luật hiểu nhưng từ trong căn bản là không nhìn nhận, hay chối bỏ Đấng Tối Cao của mổi tôn giáo.
Thiễn nghĩ trong số các nhà làm luật có những người có học vấn đàng hoàng. Họ hiểu thừa hiểu biết để định nghĩa Tông giáo. Nhưng mắc kẹt ở lý do thứ nhì cho nên không giải thích. Điều nầy phù hợp với tự thân chủ nghĩa duy vật là không tin vào Thượng Đế và chối bỏ Thượng đế.
Tự thân tôn giáo là làm lành, lánh dữ.
Đạo đức tôn giáo ngăn ngừa tội phạm khi chưa phát sinh. Ngũ giới cấm và tứ đại điều qui của Phật Giáo không có điều luật nào của chính quyền qua các thời đại sánh được.
Chế độ độc tài muốn quản lý tôn giáo thì phải tìm cách hạ thấp giá trị tôn giáo chân truyền xuống. Đồng thời nâng tôn giáo giả hiệu lên tạo sự lẫn lộn để họ quản lý hành chánh và tiêu diệt tôn giáo chân truyền.
Chế độ độc tài biết rõ nhưng giả đò không phân biệt tôn giáo chân chính và tôn giáo giả hiệu nên tề đầu, chặt đuôi cho nó bằng nhau để tiện việc quản lý hành chánh.
Tại sao chế độ độc tài phải tề đầu, chặt đuôi tôn giáo chân truyền?
Bởi vì tự thân tôn giáo là làm lành lánh dữ nên nó phù hợp với tính tình tự nhiên tạo hóa ban cho nhân loại. Tôn giáo có sức thu hút quần chúng rất mạnh mẽ. Khi tôn giáo lên tiếng phản kháng điều nào thì sự phản kháng đó là chánh đáng nên chế độ độc tài sợ hãi phải triệt tiêu đối tượng trên cơ họ một cách không khoan nhượng. (Chúng tôi sẽ làm rõ điều nầy trong bài Tại sao nhà cầm quyền hiện nay nhứt định triệt tiêu Đạo Cao Đài?)
Nó giống như Trang Tử viết chuyện chặt chân con hạt và kéo chân gà vịt dài ra cho chúng bằng nhau. Phương Tây có câu chuyện cái giường của nhà độc tài Procuste (Le lit Procuste); y bắt tội nhân nằm trên đó ai dài hơn thì chặt chân, ai ngắn hơn thì kéo ra cứ lấy cái giường của y làm ni tấc mà chặc chân hay kéo chân cho bằng...
   Thắp nhang tại nhà, đi lễ chùa... để cầu quan cầu lộc mà không cầu nguyện để hiểu điều lành mà thực thi; hiểu điều dữ để tránh chưa phải là tin vào tôn giáo. Cái tâm bên trong mới quyết định là tin vào tôn giáo hay chỉ là trò mua bán đổi chác của con buôn. Đem tiền tài hối lộ cho thần thánh thì thần thánh nào đã nhận? Có ai nhận hối lộ mà đạt vị thần, thánh chăng?  Cái lý lẽ đơn giản như vậy mà do lòng tham một vốn trăm lời nên đem chút tiền của cúng chùa rồi cầu xin đủ thứ... thử hỏi thần thánh có nhận hối lộ để làm theo sự cầu xin của họ không nhĩ???
Cái tâm ẩn khuất bên trong không ai thấy; nhưng cái tâm sẽ thể hiện ra bằng hành động. Đạo Đức thể hiện bằng hành động thì cái ác độc cũng thể hiện bằng hành động. Cứ coi hành động của họ trong cuộc sống, trong chốn quan trường mà biết họ có làm lành, lánh dữ hay không...
Chúng tôi tiên đoán là sẽ có dự thảo 6....
Nếu đến khi có luật tôn giáo mà vẫn không định nghĩa thế nào là tông giáo thì đích thị là nhà nước ở vào diện thứ hai.
Mặc áo tôn giáo mà vô thần.
Đó là chi phái 1997. Ban Tôn Giáo chính phủ cấp pháp nhân ngày 09/05/1997 và nhân đó ban phát luôn Tòa Thánh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cho chi phái nầy.
Chi phái 1997 vô thần chổ nào?
Pháp Chánh Truyền chú giải viết: ...Đức CHÍ TÔN lập Pháp Chánh cho Đạo tức là lập chủ quyền cho Đạo đó vậy. Nếu ai có tinh thần xây dựng nền Đạo thì tất nhiên phải tôn trọng chủ quyền đó.
Pháp Chánh Truyền chú giải qui định:... nên trước khi thọ sắc phải do nơi Đức Giáo Tông cùng Thầy mới đặng.
Nghĩa là phải qua cơ bút. Hội thánh đã ngưng cơ bút từ ngày 31/01/1978. Vậy  thì làm sao có chức sắc nữa?
Tính ra thì Hội Thánh đã ngưng cơ bút trước khi có Bản Án Cao Đài ngày 20/07/1978 gần 07 tháng. Quyết nghị ngày 13/12/1978 điều III viết nghiêm cấm cơ bút là thừa. Một số người hô hào chính quyền ngưng cơ bút là nói oan cho chính quyền. Một số khác thiếu thông tin, không tìm hiểu nên qui kết Đạo Lịnh 01 ngày 01/03/1979 ngưng cơ bút để quay ra chống Đạo Lịnh 01 là chống lại Hội Thánh. Là tự mình làm suy yếu đạo và nối giáo cho giặc lại khoe rằng trung với đạo.
Lại có hạng chức sắc chủ trương về pháp lý ta phải cúi đầu trước mạng lịnh Hội Thánh, nhưng nội dung không phải của Hội Thánh như Sĩ Tải Hà Ngọc Voi, Sĩ Tải Phùng Văn Phan... Nhà cầm quyền coi trọng chủ trương nầy nên mời đến nhận quà xuân nâng họ lên... để có thêm sức mạnh phá đạo nhiều hơn nữa...
Chi phái 1997 cả gan đem banh vàng, xanh, đỏ vào Cung Đạo tại Đền Thánh cho nhân sự của họ bắt banh chọn phái thay cho cơ bút. Thử hỏi không có mấy trái banh vàng, xanh, đỏ đó thì có chức sắc của chi phái 1997 hay chăng? Rõ ràng chức sắc chi phái 1997 là do mấy trái banh vàng, xanh, đỏ mà có, banh phong là điều rất rõ ràng nhưng lại dối gạt thiên hạ rằng Thiên phong.
Họ đã phá hoại chủ quyền của đạo.
Đó là diện mặc áo tôn giáo mà vô thần.


(Còn tiếp bài: Tại sao Đạo Cao Đài chân truyền bị triệt tiêu?)