Trang

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

672. KNS GÓP Ý & ĐỀ NGHỊ VỀ DỰ THẢO 5.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

BẢN GÓP Ý & ĐỀ NGHỊ.
“Về dự thảo 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo”.

Kính gởi: Ban Tôn Giáo chính phủ.
Kính Vụ pháp chế thanh tra Ban Tôn Giáo chính phủ.

Chúng tôi là những công dân Việt Nam và là tín đồ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) lập năm 1926 có cơ sở Trung ương là Tòa Thánh Tây Ninh đang bị chi phái lập năm 1997 chiếm dụng xin gởi đến quí cơ quan bản góp ý và đề nghị về dự thảo 5 Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Dự thảo 5 (DT 5) Luật tín ngưỡng, tôn giáo (LTN, TG) có nhiều thay đổi so với dự thảo 4 là điều rất rõ ràng. Muốn nhận xét, đánh giá sự thay đổi của DT 5 có giá trị như thế nào một cách công bằng, khoa học phải đưa ra tọa độ gốc. Từ đó xác định giá trị của DT 5.
I/- Tọa độ gốc để nhận xét DT 5:
Thiễn nghĩ có 04 điểm để tạo ra tọa độ gốc: Trách nhiệm của một quốc gia trong đại gia đình Liên Hiệp Quốc (LHQ). Báo cáo chính thức ngày 30/01/2015 của ông Heiner Bielefeldt Đặc phái viên LHQ (A/HRC/28/66/Add.2). Thực tế tôn giáo tại Việt Nam. Nhu cầu hội nhập của Việt Nam (mục đích của DT 5).
Thứ nhất: Các công ước về nhân quyền, tự do tôn giáo Việt Nam đã ký kết
Việt Nam đã gia nhập LHQ và tham gia ký kết những điều ước quốc tế về nhân quyền và tự do tôn giáo nên phải có trách nhiệm thực hiện. Các điều ước quốc tế về nhân quyền và tự do tôn giáo qui định:
Tự do tôn giáo là quyền phổ quát, tất yếu và bất khả xâm phạm. Tự do tôn giáo thuộc diện vốn có nên được công nhận đương nhiên và tuyệt đối (không nằm trong diện công nhận hành chánh hay phê chuẩn). Tự do tôn giáo vốn có trước mọi thủ tục hành chánh. Nó vốn có nên không cần bất cứ sự ban phát có điều kiện nào (không phải xin cho hay đăng ký để được nhìn nhận...). Những thủ tục hành chánh là để giúp đở, hổ trợ cho nhân quyền và tự do tôn giáo.
Hai chữ đăng ký chỉ có thể là một đề nghị của Nhà nước, và không thể là một đòi hỏi pháp lý có tính cách bắt buộc.
Quyền tự do tôn giáo chỉ bị giới hạn trong 05 trường hợp: nhu cầu bảo vệ an toàn công cộng, trật tự công cộng, sức khoẻ công cộng, đạo lý hay những quyền tự do căn bản của người khác...  
Thứ hai: Báo cáo của Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng Heiner Bielefeldt  ngày 30/01/2015  (A/HRC/28/66/Add.2). Sau đây gọi tắt là BC ĐPV LHQ ngày 30/01/2015.
Nhà cầm quyền (NCQ) Việt Nam đã mời ông Heiner Bielefeldt Đặc phái viên LHQ đến Việt Nam làm việc từ ngày 21 đến 31/07/2014.  Đã chấp nhận cho ông đến gặp nhiều nhà hoạt động nhân quyền và tự do tôn giáo cũng như các quan chức chánh phủ, các tổ chức tôn giáo quốc doanh... Cho nên báo cáo của ông có giá trị về nhiều phương diện: Luật pháp quốc tế, luật quốc gia Việt Nam và đúc kết thực tế xã hội tại Việt Nam về phương diện tín ngưỡng, tôn giáo...
Lưu ý rằng ông đi thăm Việt Nam rồi 06 (sáu) tháng sau mới hoàn thành báo cáo. Điều nầy cho thấy sự cẩn trọng và độ sâu của báo cáo. Đây là báo cáo chính thức trước LHQ mà Việt Nam là thành viên và đã chấp nhận báo cáo nầy.
Thứ ba: Thực tế tôn giáo tại Việt Nam.
Sau ngày 30/04/1975 chính sách cải tạo tôn giáo của NCQ đã tạo nên những tổn thương cho nhiều tôn giáo chân truyền (TGCT). Thực tế là nhà nước đã dùng mọi cách để tước đoạt quyền tồn tại và hoạt động của nhiều TGCT. Nhà nước tước đoạt mà không có một văn bản chính thức nào được công bố. Chúng tôi gọi là TGCT (LHQ và các tổ chức nhân quyền gọi là tôn giáo độc lập).
Trong số những TGCT bị tước đoạt quyền hoạt động nầy có những tôn giáo đã có pháp nhân. Cách thức đối xử với các cộng đồng TGCT là một phép thử quan trọng xác định sự hiểu biết của NCQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Sự thay đổi trong DT 5 có chú ý đến thực tế để giải quyết quyền tồn tại và hoạt động của những TGCT hay không?
DT 5 Có điều luật nào tạo điều kiện cho các TGCT được hồi phục không?
Thứ tư:  mục đích của DT 5.
Tại Việt Nam; trong 40 năm làm chủ đất nước NCQ quản lý tôn giáo bằng nghị quyết, nghị định, quyết nghị và pháp lệnh... nghĩa là những văn bản dưới luật. Nó thể hiện sự duy ý chí nên đã thất bại (theo BC ĐPV LHQ ngày 31/01/2915).
Người tin theo các TGCT tại Việt Nam đã tranh đấu mạnh mẽ, sáng suốt và kiên trì cho quyền tự do tôn giáo. Cộng đồng người Việt ở hãi ngoại, các hiền nhân quân tử tranh đấu cho nhân quyền, tự do tôn giáo đã khai dụng thế mạnh của thế giới tự do: mở cuộc quốc tế vận... Đó là sức ép để buộc các chính phủ liên quan như Hoa Kỳ và Châu Âu phải chú trọng đến nhân quyền và tự do tôn giáo khi quan hệ với Việt Nam. Họ đã đưa ra một thông diệp rõ ràng và mạnh mẽ: NCQ  Việt Nam muốn hội nhập để trao đổi hàng hóa phải cải tổ khung luật cho phù hợp với xã hội văn minh. Phải có nhân quyền và tự do tôn giáo, nghĩa là các tổ chức xã hội dân sự trong đó có TGCT được quyền hoạt động...
II/- Nhận xét cơ bản về DT 5.
1/- Không định nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo.
DT 5 có tên Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Nhưng đọc cả dự thảo không thấy định nghĩa thế nào tín ngưỡng, thế nào là tôn giáo. Trong khi đây là vấn đề trung tâm và là hai khái niệm khác nhau. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng khác nhau. Bằng cớ là DT 5 đã đưa ra một số điều luật dành cho tín ngưỡng, một số điều khoản dành cho tôn giáo riêng biệt nhau.
Tôn giáo có trước rồi mới có sự tổ chức để thực hiện mục đích và cứu cánh. Đức Chúa Jésus Chist khai sinh Công giáo ở xứ Palestine (Á Châu) rồi nhiều năm sau mới có tổ chức Giáo hội Công giáo ở Ý (Âu Châu) là chứng cứ rõ ràng.
DT 5 không định nghĩa thế nào là tôn giáo, thì làm sao biết tôn giáo là gì? Có được tự do hay không? Tự do như thế nào? Không định nghĩa thế nào là tôn giáo mà chỉ giải thích từ ngữ: tổ chức tôn giáo là không khoa học.
BC ĐPV LHQ ngày 30/01/2015 lập đi lập lại rằng các luật tại Việt Nam thường thiếu phần định nghĩa. DT 5 đã không tiếp thu được.
Cách làm luật như vậy thể hiện ý chí đánh lừa người có tôn giáo; tạo nên sự tùy tiện khi áp dụng. Nghĩa là DT 5 tạo tiền đề để các quan chức áp dụng luật rừng.
2/- Điều 2: Giải thích từ ngữ.
11. Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận.
Nhận xét:
Điều nầy y chang như dự thảo 4 chỉ đổi mục 10 thành 11.
Giải thích nầy có 02 đặc điểm: phản tiến hóa và khống chế từ căn bản.
Tổ chức theo một cơ cấu nhất định là phản tiến hóa. Bởi vì tôn giáo nào trong quá trình phụng sự cũng phải tự điều chỉnh cho phù hợp với nhiệm vụ đề ra. Có cái phải từ bỏ, có cái phải thêm vào thậm chí là tạo ra cái mới hoàn toàn để đạt được mục đích, cứu cánh. Mổi lần điều chỉnh lại phải xin nhà nước công nhận, điều nầy làm chậm việc triễn khai khi cần thiết. Đi sâu vào chất lượng và tính minh bạch của bộ máy hành chánh tại Việt Nam thì nó đồng nghĩa với đút lót, tham nhũng...
Điển hình cho việc đi xin là chi phái 1997. Họ liên tục thay đổi hiến chương: từ hiến chương 1997 họ đã phải xin hiến chương 2002, rồi 2007. Trong 10 năm đã có 03 hiến chương. Chỉ có những tôn giáo quốc doanh, bị mất tự chủ mới làm như vậy.
Được Nhà nước công nhận là khống chế từ căn bản.
Bởi vì LTN, TG thì tôn giáo và tổ chức tôn giáo là trung tâm. Giải thích từ ngữ tổ chức tôn giáo gắn vào cái đuôi ... được Nhà nước công nhận.... là đã khống chế từ trung tâm, khống chế từ cái cơ bản nhất nên mọi cái sau đó đều bị lệ thuộc, bị tê liệt. Nó tạo ra sự lệ thuộc vào nhà nước mới được công nhận là tổ chức tôn giáo. Nó làm mất đi bản chất tôn giáo là tự do và hướng thiện.
...được Nhà nước công nhận... là tạo ra tay sai trong tôn giáo. Những tay sai nầy được độc quyền làm tay sai nên dẫn đến độc quyền tôn giáo với vô số ác hành của nó như đã từng xãy ra tại nhà Tạ Thị Thu Nga, Võ Văn Đàm, Nguyễn Thị Kim Thôi... và dùng bạo lực ngăn trở Đại Hội Nhơn Sanh ngày 27/05/2015 của người theo ĐĐTKPĐ tại Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh...
 Đối chiếu với tọa độ gốc thì những TGCT bị nhà nước tước đoạt cơ ngơi, phá tan tôn giáo của họ giờ phải chờ nhà nước công nhận mới là tổ chức tôn giáo. Nhà nước là thủ phạm đàn áp tôn giáo, giờ lại đóng vai ban phát ân huệ, đó không phải là cách của xã hội văn minh, tiến bộ.
Tóm lại mấy chữ .. được Nhà nước công nhận là hoàn trái với các điều khoản về tự do tôn giáo mà Việt Nam đã ký kết. Không tiếp thu được gì từ BC ĐPV LHQ ngày 30/01/2015. Nó cũng không phù hợp với thực tế tôn giáo tại Việt Nam. Nó chỉ làm cho các tôn giáo quốc doanh được hưởng lợi.
Đây là điều phi lý, bất công và rất tàn nhẫn với TGCT mà NCQ muốn tiếp tục duy trì bằng cách giải thích từ ngữ theo DT 5.
3/- Điều 6 khoản 5.
Đây là điều khoản được nhắc đến trong nhiều điều khoản khác cụ thể như: Điều 12, khoản 1; Điều 13 khoản 3 mục a; Điều 14, khoản 6; Điều 17, khoản 1; Điều 18, khoản 1; Điều 20, khoản 2, mục đ; Điều 28, khoản 1; Điều 29, khoản 1; Điều 39,  khoản 2. Vậy khoản 5 điều 6 qui định thế nào?
Điều 6: Các hành vi bị nghiêm cấm.
5. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi; xâm hại sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, xâm hại quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội.
Tự thân LTN, TG không định nghĩa thế nào là tín ngưỡng, thế nào là tôn giáo lại qui định lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo....  là hoàn toàn phi lý.  Nó dọn đường cho các quan chức xài luật rừng, muốn khép tội sao cũng được.
...chia rẽ đại đoàn kết dân tộc, xâm hại quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức xã hội. Trong thực tế đang bị xã hội phản ứng mạnh mẽ đòi hỏi phải cụ thể, phải định lượng rõ ràng không thể chung chung để tạo sự tùy tiện muốn bắt ai thì bắt...
BC ĐPV LHQ  ngày 30/01/2015  (A/HRC/28/66/Add.2) khoản 21 viết:
Chính phủ không có định nghĩa rõ rệt cho các loại hành động hoặc hoạt động nào sẽ đưa đến  "gây chia rẽ"....
DT 5 không tiếp thu gì từ báo cáo, không theo kịp diễn tiến xã hội. Cho nên DT 5 đã cho thấy sự lỗi thời ngay khi soạn thảo.
4/- Điều 18. Điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo.
1/- Đã được cơ quan nhà nước cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn giáo ổn định trong 10 năm, không vi phạm quy định tại khoản 5 điều 6 luật nầy.
2/- Có hiến chương, điều lệ thể hiện tôn chỉ, mục đích, đường hướng hoạt động không trái với quy định của pháp luật.
3/- Có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp.
Nhận xét: Về đối tượng áp dụng (là những tôn giáo mới).
DT 5 không xác định rõ rằng điều 18 có áp dụng cho các tôn giáo có từ trước ngày 30/04/1975 hay không. Thứ nữa không xác định rằng tôn giáo đã có pháp nhân trước 30/04/1975 có phải chịu theo điều 18 hay không? Cụ thể là ĐĐTKPĐ lập từ 1926 có pháp nhân năm 1965 giờ phải đi đăng ký như một tôn giáo mới là trái lẽ công bằng.
 Về Khoản 1:  ...được cơ quan nhà nước cấp đăng ký hoạt động tôn giáo... là sai với các điều ước quốc tế về nhân quyền và tự do tôn giáo mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
BC ĐPV LHQ ngày 30/01/2015 mục số 32 viết:
Chúng ta cần phải thấy rõ rằng quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của một cá nhân hay một nhóm người không được "tạo ra" bằng bất kỳ thủ tục hành chính nào. Ngược lại, việc đăng ký cần phải phục vụ quyền con người, mà quyền này phải luôn luôn được tôn trọng trước và trên thủ tục đăng ký. Dựa trên cơ sở của sự hiểu biết tổng thể này, đăng ký chỉ có thể là một đề nghị của Nhà nước, và không thể là một đòi hỏi pháp lý có tính cách bắt buộc.
Tiếp đó khoản 1 qui định: ...và hoạt động tôn giáo ổn định trong 10 năm, không vi phạm quy định tại khoản 5 điều 6 luật nầy... liên quan đến khoản 5 điều 6 là khoản không có định lượng cụ thể như đã trình bày phần trên (số 3).
Thêm vào đó chữ ổn định cũng là một từ mơ hồ không định lượng. Cùng một sự việc muốn hiểu là ổn định hay không ổn định đều được.
Khoản 3: có trụ sở, tổ chức và người đại diện hợp pháp.
Với người không có thông tin, không bám sát thực tế tôn giáo tại Việt Nam thì mấy chữ nầy có vẽ như hợp lý. Nhưng với người có thông tin đầy đủ và người trong cuộc thì đây là điều gây xáo trộn rất lớn và không có lối ra. Bởi vì NCQ chưa từng nhận trách nhiệm để giải quyết hậu quả do quí vị tạo ra dù chỉ một lần.
Về có trụ sở... ĐĐTKPĐ hay Đạo Cao Đài lập năm 1926 được cấp pháp nhân năm 1965. Hiến chương 1965. ĐIỀU THỨ 2.- Hội Thánh Cao Đài đặt địa điểm Trung Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Ban tôn giáo chính phủ ban pháp nhân cho tổ chức tôn giáo lập ngày 09/05/1997 rồi ban luôn Tòa Thánh Tây Ninh cho họ. Hiến chương 1997. Điều 4: Trụ sở của ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.
ĐĐTKPĐ (06 chữ) và ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh (10 chữ) là hai pháp nhân khác nhau. Chính quyền đã lấy Tòa Thánh Tây Ninh của ĐĐTKPĐ ban phát cho ĐĐTKPĐ Cao Đài Tây Ninh.
 Người theo ĐĐTKPĐ đòi lại cơ ngơi thì bị khép vào khoản 5 điều 6. Chúng tôi có Đơn Khởi Kiện đòi lại Tòa Thánh Tây Ninh từ năm 2009. Tòa án Tỉnh Tây Ninh có 02 biên nhận hồ sơ vụ kiện. Ủy Ban Tỉnh Tây Ninh ra  02 công văn hướng dẫn. Nhưng đã 06 năm nay Tòa án không xữ.
Về tổ chức, người đại diện hợp pháp... Hợp pháp đây là cả về luật đạo và đời.
Thực tế của ĐĐTKPĐ là Hội Thánh không còn. Muốn có người đại diện hợp pháp thì phải có Đại Hội Nhơn Sanh (ĐHNS) để công cử người đại diện hợp pháp. Theo luật đạo thì ĐHNS phải tổ chức trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh.
Nhưng thực tế là Ban tôn giáo chính phủ đã giao Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh cho chi phái 1997. Nếu nhân sự ĐĐTKPĐ tranh đấu để mở ĐHNS theo luật đạo thì nhà nước qui kết vi phạm vào khoản 5 điều 6. Như vậy thì ĐĐTKPĐ vĩnh viễn không có đại diện hợp pháp.
ĐĐTKPĐ bị vòng luẫn quẫn như vậy thì chúng tôi tin rằng nhiều TGCT khác cũng sẽ bị như thế.
Tóm lại điều 18 không phù hợp công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết. Không tiếp thu gì từ BC ĐPV LHQ ngày 30/01/2015. Không phù hợp với thực tế tôn giáo. Nó thực sự là thảm họa cho tất cả các TGCT hay tôn giáo độc lập.
5/- Điều 66. Điều khoản chuyển tiếp.
DT 5 qui định chuyển tiếp từ pháp lệnh 21 năm 2004.
Chuyển tiếp không bao hàm các TGCT có trước 30/4/1975 (có pháp nhân hay chưa có pháp nhân) bị nhà nước ngấm ngầm tước đoạt quyền hoạt động tôn giáo.
BC ĐPV LHQ ngày 30/01/2015 khoản 32 viết:
Tình trạng của các cộng đồng tôn giáo hay tín ngưỡng chưa đăng ký được xem như là một phép thử quan trọng về sự hiểu biết về quy tắc thế nào là tự do tôn giáo hay tín ngưỡng.
Phép thử nầy chỉ ra kết quả rằng:
DT 5 không tiếp thu gì từ BC ĐPV LHQ ngày 30/01/2015.
DT 5 không lấy tôn giáo làm trung tâm nên xa rời thực tế và bị lệch.
DT 5 thể hiện sự tắc trách đối với những TGCT bị NCQ hiện nay tước đoạt quyền sinh hoạt, quyền hoạt động tôn giáo.
6/- Điều 38 trong Pháp lệnh 21 đã bị thủ tiêu.
Pháp lệnh 21 về tín ngưỡng, tôn giáo ban hành năm 2004. Chương VI. Ðiều Khoản Thi Hành: Điều 38 qui định:
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Trong dự thảo 4 điều khoản thi hành bị đổi sang điều khoản đối ngoại. Chúng tôi đã trình bày với ông Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế David Saperstein (13/05/2015);  phái đoàn Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) ngày 25/08/2015 rằng đó là chứng cứ cho bước thục lùi.
DT 5 đã thủ tiêu điều 38. Nghĩa là sẽ không còn điều luật quốc tế nào dùng làm cơ sở để đối trọng với luật pháp Việt Nam về nhân quyền và tín ngưỡng, tôn giáo...
III/- Kết luận về DT 5.
DT 5 đã bỏ qua những TGCT bị nhà nước tước đoạt quyền sinh hoạt và hoạt động tôn giáo. Nói cách khác DT 5 đã hợp thức hóa cho chính sách vi phạm tự do tôn giáo hay tín ngưỡng từ 1975 đến nay.
Sự thay đổi trong DT 5 giống như đem son phấn tô điểm lên DT 4 là chính. Mà DT 4 đã bị phản đối quyết liệt vì sai từ gốc nên đã chết. DT 5 đem phấn son tô điểm cho DT 4 nên cũng sai từ gốc.
DT 5 không thể hiện sự tiến bộ so với tọa độ gốc.
IV/- Đề nghị.
BC ĐPV LHQ ngày 30/01/2015 mục số 20 viết:
Trong các cuộc thảo luận với đại diện Chính phủ, Báo cáo viên đặc biệt thường xuyên nghe họ nêu lên "pháp luật Việt Nam" một cách tổng quát, thiếu đặc thù. Dùng lý lẽ thiếu đặc thù để biện minh cho hạn chế dễ làm lu mờ và suy yếu cương vị của quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng - một quyền phổ quát bất khả xâm phạm. Vì các quyền con người được coi là bất khả xâm phạm, chúng ta không thể để cho các nhà lập pháp toàn quyền quyết định những gì liên quan đến sự hạn chế những quyền ấy, kể cả quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
Chúng tôi đề nghị:
1/- Luật phải đơn giản, minh bạch, có định nghĩa, có định lượng để NCQ lẫn người dân đều hiểu được và làm đúng. Luật phải lấy sự văn minh, tiến bộ, lợi ích của dân tộc làm trung tâm. Luật phải lấy sự công bằng làm nền tảng.
2/- Hủy bỏ DT 5 vì không đáp ứng khoản 01 trên đây; không tiến bộ, rườm rà và sai từ căn bản nên không thể chỉnh sửa.
3/- Mời Báo cáo viên đặc biệt về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng Heiner Bielefeldt đến giúp đở vì ông đã để lời sẳn sàng giúp Việt Nam...
4/- Mời các hiền nhân quân tử có chuyên môn về pháp luật, am hiểu về cách thức xây dựng xã hội dân chủ tham gia soạn thảo.
5/- Mời một số tổ chức xã hội dân sự có chuyên môn tham gia.
6/- Mời nhân sự trong các tôn giáo đã được NCQ hiện nay công nhận tham gia soạn thảo.
7/- Mời nhân sự trong các TGCT chưa được NCQ cho hoạt động tôn giáo tham gia để nhà nước biết nguyện vọng của họ và đưa vào luật tôn giáo, tín ngưỡng.
Trân trọng kính chào.
Việt Nam ngày 24/ 09/ 2015.
Ban Chấp Hành Khối Nhơn Sanh và đồng đạo.
Đồng ký tên và chịu trách nhiệm.


1/- ....................................................................................................
2/- ....................................................................................................
3/- ....................................................................................................
4/- ....................................................................................................
5/- ....................................................................................................
6/- ....................................................................................................
7/- ....................................................................................................
8/- ....................................................................................................
9/- ....................................................................................................
10/- ....................................................................................................
11/-....................................................................................................
12/- ....................................................................................................
13/-....................................................................................................
14/- ....................................................................................................
15/-....................................................................................................
16/- ....................................................................................................
17/-....................................................................................................
18/- ....................................................................................................
19/-....................................................................................................
20/- ....................................................................................................
21/-....................................................................................................
22/- ....................................................................................................
23/-....................................................................................................
24/- ....................................................................................................
25/-....................................................................................................
26/- ....................................................................................................
27/-....................................................................................................
28/- ....................................................................................................
29/-....................................................................................................
30/- ....................................................................................................
31/-....................................................................................................
32/- ....................................................................................................
33/-....................................................................................................
34/-....................................................................................................
35/-....................................................................................................
36/-....................................................................................................
37/-....................................................................................................
38/-....................................................................................................
39/-....................................................................................................
40/-....................................................................................................
41/-....................................................................................................
42/-....................................................................................................
43/-....................................................................................................
44/-....................................................................................................
45/-....................................................................................................
46/-....................................................................................................
47/-....................................................................................................
48/-....................................................................................................
49/-....................................................................................................
50/-....................................................................................................
51/-....................................................................................................
52/-....................................................................................................
53/-....................................................................................................
54/-....................................................................................................
55/-....................................................................................................
56/-....................................................................................................
57/-....................................................................................................
58/-....................................................................................................
59/-....................................................................................................