Trang

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

678. CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG tt 01


PHẦN MỘT.

LUẬN LÝ NHÂN QUYỀN CAO ĐÀI GIÁO.

*** VẤN ĐỀ CƠ BẢN ***
***

Cuốn sách nầy chỉ hữu ích khi người đọc phân biệt được:
1- Tiến bộ của nhân loại về nhân quyền kết tinh qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố ngày 10-12-1948.

2- Sự biến chất khi thực thi Nhân Quyền của một số nhân sự trong bộ máy thượng tầng nghĩa là của một số nhà cầm quyền.
3- Tôn Giáo Cao Đài tôn trọng những giá trị về nhân quyền mà nhân loại đã đạt được đồng thời tôn giáo cũng bổ xung cái mà Bản Tuyên Ngôn còn thiếu.
Văn bút Tôn giáo không chỉ trích, không tranh biện, nhưng sẳn sàng chỉ ra những giá trị cao cả đã bị sai lệch để nhân loại nhìn thấy… Song song đó cung ứng cái mới để nhân loại có thêm những phương cách hữu hiệu xây dựng một thế giới hoà bình và tiến bộ… Có định đúng bịnh thì việc dùng thuốc trị bịnh mới hiệu nghiệm…
Thiễn nghĩ Đức Chí Tôn đã dạy về nhân quyền hay nhơn quyền “TNHT Q1.T.89. bản in. 1928”:
Nhơn là đầu hết các hành- tàng,
Cũng bởi vì nhơn, dân hoá quan.
Dân trí có nhơn nhà nước trị,
Nước nhà nhơn thiệt một cơ quan.
Chữ NHƠN câu nào cũng có, còn chữ QUYỀN thì được ẩn kín…
Đạo thì bao la vô cùng vô tận... nhưng bài cuối cùng của KINH THIÊN ĐẠO là: U-MINH CHUNG. “Rốt cuộc lại là: có hiểu hay không hiểu”. Nếu hiểu thì phải trình bày cho được  cái phương pháp thực hiện để từ bình dân cho đến trí thức chấp nhận và thực thi.
Chứng minh: KINH THẾ ĐẠO; bài mở đầu là KINH THUYẾT PHÁP và câu đầu tiên: Trường Phổ Tế khó khăn lắm nỗi…
Phổ: bày ra; Tế: giúp đở.
Bày ra để giúp đở là công việc khó khăn về nhiều phương diện nên phải có phương pháp và công thức đúng với qui tắc và nguyên lý của Tam Kỳ… những văn bút nghịch lại qui tắc và nguyên lý của Tam Kỳ sẽ đưa nhiều người vào mê hồn trận… “ Đa thư loạn tâm”…
& & &
Những điều trình bày trong bài nầy không phải là sự phủ nhận những tiến bộ của nhân loại mà nhằm cung ứng những điều có sẳn trong Tôn Giáo Cao Đài cho xã hội đang có nhu cầu…
* * *


I- Hành trình tinh tế:
Đạo Cao Đài hiện sinh là để lập quyền cho cho nhân loại.
Đức Phạm Hộ Pháp là giáo chủ Tôn Giáo Cao Đài.
Hành trình của Đức Hộ Pháp ‘ĐHP’ hướng dẫn cho nhân loại tự lập quyền cho nhân loại trước sau như một.  Nhưng điểm nút của hành trình để chỉ ra cho nhân loại thấy cả một hệ thống nhân quyền Kinh Thương, hay nhân quyền trong quyền lực chính là ngày mà Chi Phái 1997 của Đạo Cao Đài thực hiện chương trình đưa liên đài ĐHP từ Nam Vang “ Cao Miên” về Toà Thánh Tây Ninh “Việt Nam”.
Tại sao đó lại là điểm chuyển? (ĐIỂM NÚT)
Bởi vì người có Đạo Cao Đài ở khắp nơi trên thế giới từ cá nhân đến đoàn thể bằng mọi phương tiện có được đã công bố tư liệu về ĐHP Phạm Công Tắc đến các Tổ chức Nhân Quyền; các Quốc gia cũng như những người quan tâm đến nhân quyền trên thế giới. Họ hô hào tranh đấu cho nhân quyền của nhân loại nhưng nhân quyền của Vị giáo chủ một Tôn giáo từng có mối quan hệ với người tiền nhiệm của họ thì họ lại làm thinh…
Hầu hết đều không phản ứng… thậm chí có những phản ứng để treo giá cho quyền lợi của tổ chức hay Đảng phái… và khi đã ngã giá xong xuôi thì họ lặng thinh. (Phản ứng không xuất phát từ động cơ : Công Bằng…).
Đầy rọ lái buôn cất bước…
Để người tứ xứ đứng nhìn nhau …
Hành vi dùng nhân quyền để kinh thương nầy cả nhân loại quan tâm đến công lý có thể nhìn thấy rất cụ thể không cần phải dẫn chứng dài dòng.
Sứ mạng của ĐHP là đem lại tình thương và công bình chân chính trong xã hội bằng con đường Hoà Bình Chung Sống.(1)
Cho nên ĐHP không chấp nhận ngã theo một đường lối nào.
ĐHP có một đường lối riêng không hề hoà tan vào bất cứ một chủ nghĩa nào để làm đối chứng cho nhân loại thấy. Đâu là hàng không đúng với chất lượng quảng cáo. Đâu là hàng giả, đâu là hàng thật.
Có sống trong bóng tối mới biết giá trị của ánh sáng.
Có sống trong giá rét mới biết giá trị của chiếc áo ấm.
Có sống trong cảnh giả dối mới biết giá trị của sự chơn thật.
Có sống trong cảnh bị chà đạp nhân quyền mới ý thức về nhân quyền.
Có sống trong cảnh vô đạo đức mới biết giá trị của đạo đức.
Có bị lừa dối bị cho ăn bánh vẽ mới biết giá trị của món ăn thật….
Nếu ĐHP không chịu đựng những đau khổ, bất công mà các nhà cầm quyền đã áp đặc cho ĐHP thì ngày nay hậu tấn vẫn còn bị mê muội trong hoả mù nhân quyền của trí thức biến sinh kết hợp với các chánh trị gia biến chất. Sự chịu đựng của ĐHP đã tạo ra sự chấn động trong lòng người.
Xưa Chúa Jésus chịu đóng đinh trên thánh giá để cho nhân loại biết được giá trị những điều Ngài nói và từ đó Công Giáo nên hình.
Ngày nay Giáo Chủ Đạo Cao Đài chấp nhận tất cả những sự khắc bạc để cho nhân loại thấy được sự thật và sự giả dối. Thấy được đâu là nhân quyền đích thực đâu là nhân quyền kinh thương, đâu là nhân quyền trong quyền lực.
Nói rõ những điều đó ra không phải chỉ trích. Không phải hy vọng họ thay đổi một cách hành xữ.
Nói rõ những điều đó ra để người trong và ngoài tôn giáo thấy rõ sự thật chớ chẳng phải để tố cáo ai hay lên án ai. Đạo không có tố cáo ai, không có lên án ai, Đạo chỉ cung ứng sự thật cho nhân loại nhận xét.
Điều huyền diệu của Đạo không phải đâu xa mà ở tại lòng người và căn cơ sự huyền diệu ấy chính là cung ứng những điều rất thật, hoàn toàn kiểm chứng được để nhân loại tự lựa chọn lấy tương lai, tự quyết định hướng đi và cuộc sống ngay tại thế gian nầy.
Luận lý nhân quyền của TGCĐ là nhầm thức tỉnh nhân loại, thức tỉnh hạ tầng bằng cách chỉ rõ cái không chân chính của thượng tầng.
Từ đó hạ tầng sẽ buộc thượng tầng phải thay đổi để tiệm cận với Chân Thiện Mỹ; nếu thượng tầng không thay đổi thì thượng tầng sẽ tự tiêu diệt lấy họ.
Đạo Cao Đài không hạ bệ một chủ nghĩa nào cho dù nó đã hết sức sống, không xô ngã một thể chế hay đảng phái nào cho dù thể chế hay đảng phái ấy có nhắm ngay Đạo Cao Đài mà triệt hạ.
Cái giờ phút mà họ triệt hạ Đạo Cao Đài chính là cái giờ phút mà Đạo trở nên mạnh mẽ trong lòng người tín đồ và đầy uy vũ với chính kẻ đang ra tay tiêu diệt Đạo. Kẻ phá đạo, diệt đạo chính là làm cho đạo trở nên thiêng liêng trong lòng người có đạo; cho nên Đạo có đủ sức để không có thù ghét ai hết là vậy.
Người còn nuôi sự thù ghét trong lòng là người chưa thấu lý đạo và trái với lời Thầy đã dạy…
ĐCĐ làm mới mọi sự theo đúng qui luật diễn tiến rất rõ ràng và minh bạch mà không hề phụ phàng cái củ, bởi vì cái hôm nay ta cho là củ đó nó cũng từng là cái mới, cái tiến bộ trong quá khứ…. Đây là cái diệu lý vượt khỏi cái lý lẽ bình thường của thế gian làm cho rất nhiều người hoài nghi.
Trong Nam Hoa Kinh Trang Tử kể chuyện Phương Nam có chim Uyên Sồ bay qua biển Bắc, nếu không gặp hột luyện không ăn, không gặp nước suối ngọt không uống. Chim Cú đang rỉa xác chuột chù, thấy Uyên Sồ bay ngang sợ nó giành miếng ăn bèn kêu to lên để doạ Uyên Sồ đừng đáp xuống. “ Chương Thu Thuỷ. Q.2.”.
Tình cảnh của người theo TGCĐ cũng có lúc như con Uyên Sồ kia vậy… Cái lý tưởng của Đạo Cao Đài thì đã công bố rõ ràng nhưng không thể làm an lòng hết những con chim Cú trong thiên hạ…
Đây là nguyên nhân chính khiến cho Đạo phải chịu hàm oan, chịu bị chụp mũ qua nhiều thế hệ. Khi chế độ đương quyền không điều khiển Đạo làm công cụ cho họ thì họ có đủ phương tiện và sự khôn khéo để hô lên rằng Đạo chống họ.
Họ có đủ hiểu biết để tìm cách triệt hạ Đạo nhưng họ chưa đủ hiểu biết để nhìn ra cái tướng thiệt của Đạo là phụng sự cho toàn thiên hạ chớ không phải phụng sự riêng cho họ. Họ có đủ can đãm để chia rẽ Đạo và Đời nhưng lại không đủ kiến thức để hoà hợp bình đẳng với Đạo trên con đường phụng sự nhân loại.
Đạo dùng phương cách nhẫn nhục và giáo huấn để giúp cho những con chim Cú kia hiểu rằng con Uyên Sồ dùng phổ thức ăn khác… hai bên không gì va chạm nhau đừng có kêu to thế nữa…
Không có Uyên Sồ thì hột luyện ai dùng?
Không có chim Cú thì xác chuột chết lấy ai dọn dẹp…
Ai có việc nấy trong một bầu trời …
Nếu phụng sự riêng cho chủ nghĩa Tư Bản, Cộng Sản hay Trung Lập, Quân Chủ… thì Đạo không thể phụng sự cho nhân loại. Như thế không còn là Đại Đạo mà là Đạo của một khu vực, một quốc gia hay một châu lục mà thôi. (Tôn giáo Cao Đài phải đứng ngoài đảng phái).
Cái La bàn nó không thay đổi phương hướng nên người cần xác định hướng đi mới cần đến La Bàn. Đạo phải kiên định mục tiêu phụng sự nhân loại trong đường hướng Công Bằng và Bác Ái để xây nên thế giới Đại Đồng thì nhân loại mới cần đến Tôn Giáo Cao Đài. Nếu Đạo Cao Đài chủ trương cho vừa lòng thể chế A hay thể chế B… thì có nghĩa là Đạo tự huỷ diệt lấy chính mình. Không cần nói đâu xa hôm nay Đảng Phái hay chế độ lên án điều gì thì cũng có thể ngày mai họ trở ngược lại ca tụng tung hô chính điều họ đã kết án… thì kẻ chạy theo họ mới ra sao đây?
Giá trị gì cho những Tôn giáo như thế, giá trị gì cho những con người như thế?.
Người nắm vững chân lý của Đạo thì thản nhiên đi trên đường đạo đồng hành cùng nhân loại; kẻ không nắm vững thì nay theo chủ trương nầy mai theo chủ trương khác như ngựa không cương, như thuyền không lái lênh đênh trôi giạt giữa dòng đời mà uổng phí cả kiếp sanh. Đấy là hạng con buôn tôn giáo mà thôi.
Đạo là bất biến còn các thể chế, Đảng phái là diễn biến cái diễn biến phải căn cứ nơi cái bất biến mới không lạc nẽo. Dân chúng ở các quốc gia là bất biến còn các thể chế hay Đảng Phái chỉ là diễn biến. Lấy dân làm gốc lấy, thiên hạ làm gốc để phụng sự ấy là phương châm của bậc minh triết xưa nay.
II- Ý Nghĩa và Biện Chứng Nhân Quyền.
1- Ý Nghĩa:
a- Nhân quyền hiện dụng:
Trên bước đường xây dựng xã hội văn minh thì nhân quyền được hiểu là quyền con người phải có đã có những bước tiến đáng kể. Một trong những bước tiến lớn của nhân loại là Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền gồm 30 điều được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua và công bố ngày 10-12- 1948.
Đó là sự kết tinh lòng trí của nhân loại về nhân quyền. Cho nên Xã Hội và Học Đường vẫn giáo dục cho học sinh và công dân hiểu nhân quyền trên cơ sở của Bản Tuyên Ngôn như là một khuôn mẫu chung mà nhân loại cần đạt tới ….
Những qui định về Nhân quyền “quyền con người” bao gồm: bình đẳng về nhân phẩm, quyền lợi, cơ hội thăng tiến… tự do về nhân thân, cư trú, di chuyển… đầy cao đẹp ấy đến giờ nầy vẫn là một giấc mơ trong thế giới đầy bạo lực và chiến tranh. Với số đông chỉ là: Một giấc mơ dài đến khi thức dậy thấy đời đắng cay…
Từ khi ra đời đến nay đã 60 năm mà những quyền được qui định trong Bản Tuyên Ngôn vẫn còn xa vời đối với phần lớn nhân loại; chỉ một số ít có may mắn được hưởng dụng mà thôi. Thậm chí ngày nay có nhiều quốc gia trình bày cách hiểu những tiêu chí nêu lên trong tuyên ngôn rất không giống nhau. Tại sao như thế? Tất nhiên có nhiều cách lý giải… chúng tôi xin phép không nhắc đến vì đó không phải là trọng tâm của bài nầy.
Theo thiễn ý thì nguyên nhân của mọi nguyên nhân đó là điểm cơ bản nhất làm nền tảng cho 30 điều trong Tuyên Ngôn chưa được làm rõ. Tuyên ngôn nói lên những cách thức thể hiện nhân quyền hay những điều thực hiện để chứng minh là có nhân quyền nhưng lại chưa nói rõ được cái mầm để phát khởi nhân quyền.
(Chưa kể là Tuyên Ngôn chỉ có giá trị về nhận thức chứ hoàn toàn không có đề cập gì đến cơ chế để thực thi).
Nói cách khác thì tuyên ngôn chỉ cho nhân loại tiêu chí của nhân quyền, săn sóc nhân quyền, vun phân tưới nước cho nhân quyền nhưng lại không xác định cái mầm khởi phát của nhân quyền. Khi chính cái mầm khởi phát ấy không được chỉ ra thì mọi cái đi sau đó chỉ là gượng gạo... Điều nầy cũng giống như đưa cho nông dân hạt lúa, chỉ cách săn sóc lúa, đưa cho phân bón và chỉ cách bón phân… nhưng hạt lúa lại không có mầm thì làm sao có cây lúa, không có cây lúa thì những cái còn lại chưa hữu ích vào đâu và chắc chắn là không có những vụ mùa tốt đẹp…
Công bằng mà nói thì khi xã hội bước ra khỏi thời kỳ quân chủ hay độc tài; ra khỏi thế chiến thứ nhất và thế chiến thứ nhì “ 1939-1945” thì Bản Tuyên Ngôn là bước tiến bộ rất dài… thể hiện cho tinh thần hướng đến công bằng và tình thương trong thế giới ngày một liên đới nhau hơn… nhưng qua thời gian thực thi cho thấy những điều mà Tuyên Ngôn cung ứng không thể đáp ứng được cho nhu cầu nhân quyền hôm nay và mai sau.
Tuyên Ngôn chỉ nêu lên cái ngọn mà chưa chỉ ra được cái gốc; cái cốt lõi của nhân quyền. Mà nếu không hiểu cái gốc của nhân quyền thì nhân loại hãy còn chạy vòng quanh bên lề nhân quyền và chắc chắn là không thể thực hiện thành công được.
Vậy cái gốc nhân quyền theo Cao Đài Giáo là gì?.
b- Nhân quyền theo Cao Đài Giáo:
Tôn giáo Cao Đài không phủ nhận những tiến bộ mà nhân loại đã tốn không biết bao nhiêu là tiền của, mồ hôi,  xương máu…  để đạt được. Tôn giáo Cao Đài tôn trọng  những tiến bộ của lịch sữ, những giá trị mà  nhân loại  đã trả giá rất đắc mới có được  nhưng song song đó thì  Tôn Giáo  bổ khuyết những điểm còn thiếu sót  để  làm mới mọi sự. Tôn giáo cung ứng những điều mà nhân loại đang thiếu để giúp nhân loại xây dựng cho kỳ được tình thân thiện giữa người và người, giữa  dân tộc nầy với dân tộc khác, giữa cộng đồng nầy với cộng đồng khác nghĩa là xây dựng  thế giới ngày một tốt đẹp hơn,  nhân bản hơn.
Tôn giáo  Cao Đài nhìn nhận và tôn trọng những giá trị của nhân loại về nhân quyền nhưng ngoài cái nghĩa hiện dụng thì Tôn Giáo chỉ rõ cái cốt lõi của sự kiện, cái mầm để khởi phát nhân quyền nghĩa là cái nền  tảng mà vì thiếu nó nên  30 điều qui định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đang  thực thi  một cách rất  khó khăn.
NHÂN: là hạt giống; là cái mầm khởi phát; là cái nguyên nhân để mọi việc sau đó căn cứ vào đấy mà diễn tiến  cho đúng với  khuôn thước hay sự tự giác thực thi.
QUYỀN: là phần qui định những điều được làm, những điều không được làm của mổi người,  hay tổ chức trong cộng đồng.  Những qui định nầy  được hiểu như những hiệp ước  thành văn hay bất thành văn được phổ biến công khai.
Vậy cái hạt giống, cái nguyên nhân  của quyền lực là gì?
Cái nguyên nhân để người nầy có quyền với người khác, của tổ chức đối với cá nhân hay tổ chức với tổ chức là gì?
Đó là BÁC ÁI và CÔNG BẰNG.
Không có Bác ái, không có  Công bằng thì không ai có  quyền gì với ai cả;  cho dù là chồng vợ, cha con, anh chị em, bằng hữu  và toàn cả xã hội… thậm chí đến cả môi trường và tài nguyên  cho sự sống của vạn linh trong hoàn vũ cũng phải được đối xữ trong tình thân thiện và công bằng. Vậy:
Nhân ấy là  cái mầm khởi phát; mầm khởi phát là Tình Thương; là Thân Thiện là Bác Aí.
Quyền ấy là Công Bằng.
Không hiểu hay không chấp nhận cái mầm khởi phát là tình thương và công bằng  thì dầu cho có bao nhiêu điều qui định, có bao nhiêu sự kiểm soát hay chế tài cũng đều là vô dụng. Tất cả chỉ là sự hỗn độn, sự tương tranh  chực chờ để lật đổ nhau, để tiêu diệt nhau mà thôi.
Không có con người thể hiện được Tình Thương và Công Bằng trong suy nghĩ và hành động  thì không có chương trình nào, không có kế hoạch nào dù lớn hay nhỏ,  từ  vĩ mô đến vi mô được bền vững…
Từ môi trường tôn giáo cho đến môi trường xã hội nếu không cung ứng được  nhân tố thể hiện tình thương và công bằng thì sự tan rã chỉ còn là thời gian… như người nhón gót cũng chẳng thể nhón lâu…
Cho dù người bình dân cho đến trí thức dù ở vào diện  thượng lưu, trung lưu hay hạ lưu mà lưu tâm đến thì cũng hiểu được sự thật nầy… không ai có thể nói là không hiểu được điều rất rõ ràng nầy. 
Ai cũng có quyền kiểm chứng xem công thức  mới về nhân quyền  của Cao Đài Giáo có giá trị đến đâu?.
Công thức mới nầy có đủ tầm vóc  cho cả nhân loại hay không?
Có đụng chạm hay cản trở ai không?…
Có  hiểu cái gốc để có được những quyền ấy.  Cái nguyên nhân để người nầy có quyền đối với người kia, của tổ chức nầy đối với công dân kia hay giữa  các tổ chức với nhau do nơi TÌNH THƯƠNG VÀ CÔNG BẰNG mà có thì nhân quyền mới đâm chồi nẫy lộc khắp nơi trên thế giới và  không còn phân chia màu da sắc tóc hay là ngôn ngữ.
Có hiểu được cái gốc, cái nguyên lý của nhân quyền rồi xây dựng những giáo án đưa vào giáo huấn trong học đường và xã hội thì cái ngày mà nhân loại  nhìn nhau là bạn đồng sanh cùng phát sinh từ một Đấng Cha Trời  không còn xa xôi diệu vợi nữa. 
Hoà bình sẽ đến với lòng người và cảnh chung sống không phân chia màu da sắc tóc, kỳ thị chủng tộc trong tầm tay nhơn loại.
Nếu không có cái hạt nhân của quyền lực là Bác Aí  Công Bằng thì làm gì có quyền lực. Nói rõ ra là chỉ có bạo lực mạnh thắng bạo lực yếu hơn mà thôi.
Nhân loại  hiểu và có cơ chế để thực thi được cái cốt lõi là Bác Ái – Công Bằng thì những qui định còn lại sẽ được thực thi rất trơn tru.  
Tôn giáo không phải chỉ hướng dẫn cách vẽ vòng tròn, hay hướng dẫn cách vẽ góc vuông mà Tôn  giáo còn cung ứng  đến tận tay nhân loại  cây Compa và Êke đồng thời dùng đó để vẽ nên vòng tròn, vẽ nên góc vuông  tại nơi thập mục sở thị cho nhân loại kiểm chứng.  
Còn có chấp nhận làm theo hay không là tuỳ vào quyền tự do của mổi người.  
Cho nên song song với nhận thức về nhân quyền  thì Tôn giáo Cao Đài cũng cung ứng mô hình và cơ chế thực thi nhân quyền. Nghĩa là nói và làm đi liền nhau như bóng với hình và hoàn toàn có thể kiểm chứng được trong từng giai đoạn xem có phù hợp với cứu cánh hay không?.
Tóm lại: Tôn giáo cung ứng lý thuyết,  mô hình và thực thi để làm mẫu mực cho nhân loại.
Thế giới đang lo lắng và run sợ trước hiểm hoạ vũ khí  hạt nhân mà chính nhân loại đã tạo ra.
Tôn giáo  Cao Đài chỉ ra cách thức dùng hạt nhân của nhân quyền để  hoá giải và triệt tiêu  hạt nhân của vũ lực còn nhân loại có chấp nhận thực hiện để xây dựng tương lai cho chính mình hay không tuỳ vào nhận thức và quyết tâm của nhân loại.
Đó là Luật Công Bình; Đấng Chí Tôn cũng không thể làm thay cho nhân loại. Cái huyền diệu đây là Chí Tôn dùng tâm pháp qua cơ bút để trao đến tận tay nhân loại cách thức dùng hạt nhân để hoá giải hạt nhân chứ Chí Tôn không có làm dùm. Những ai chờ đợi Chí Tôn làm dùm sẽ phải thất vọng ê chề mà thôi.
(Các Tôn giáo trước đây cũng giúp nhân loại hiểu và thực thi Bác ái và công bằng. Xã hội thì đặc nặng nhân quyền… Nhưng do nơi xã hội là xã hội; còn tôn giáo là tôn giáo nên cả hai chưa liên kết nhau để phụng sự cho nhân loại hữu hiệu được “giống như đã có 02 thanh thép nhưng chưa kết hợp nhau theo đúng qui luật để tạo nên con đường ray”… nay đã đến buổi đại đồng nên Chí Tôn chỉ cho nhân loại thấy cái yếu lý là cả hai phải kết hợp và bổ xung nhau để đưa toa tàu nhân thế đến một thế giới hoà bình như Thầy từng hứa hẹn với tổ tiên nhân loại “đem 02 thanh thép ấy gia cố lại và xếp đặc đúng qui luật rồi chỉ cho nhân loại  nhưng chính nhân loại phải bước lên con đường ray ấy để vận hành mà đưa nhau đi kẻ trước người sau chớ Thầy không thể bồng ẩm nhân loại lên toa tàu ấy được”… Thiên đường của nhân loại phải do chính nhân loại xây dựng lấy… còn bài bản thì Thầy cung ứng…).
c- Tiên Nhân Lưu Bút:
Các nhà bác  học tìm ra hạt nhân của vật chất đã bị các nhà chính trị dùng vào việc chế tạo vũ khí nên nó đem đến sự chết chóc, sự kinh hoàng cho nhân loại và quyền lực mạnh mẽ cho một số người.  Cho nên mới cấm sở hữu, cấm phổ biến…vũ khí hạt nhân…
Đức Chí Tôn  chỉ cho môn sinh hạt nhân của tinh thần được  đặt để trong Tôn Giáo Cao Đài; tạo nên thể pháp tôn giáo để lập quyền cho nhơn loại xây dựng hoà bình, dân chủ, tự do và đạo đức. Môn đệ Cao Đài có nhiệm vụ truyền bá hạt nhân tinh thần: Tình Thương và Công Bằng giúp  nhân loại chuyển hoạ vi phúc…
Hai hành tàng hoàn toàn khác nhau.
Ngày nào nhân loại còn dùng hạt nhân của vật chất làm chủ thì nhân loại còn trong vòng hắc ám. (Quẻ Bỉ).
Ngày nào nhân loại nhìn nhận hạt nhân của tinh thần làm chủ thì nhân loại bước  lên con đường hạnh phúc. (Quẻ Thái).
Hạt nhân của vật chất và hạt nhân của tinh thần có sức mạnh ngang nhau nhưng vấn đề ở đây là dùng vật chất làm chủ hay tinh thần làm chủ mà sinh ra Bĩ hay Thái. “ Trong Dịch lý Quẻ Bĩ và Thái có số hào âm và dương kết thành khối ngang  bằng nhau nhưng do nơi vị trí của khối hào âm và vị trí khối hào dương ở vào nội quái hay ngoại quái mà sinh ra Bĩ hay Thái”.
{{{không phải loại trừ hạt nhân vật chất mà đưa nó về đúng vị trí:
HẠT NHÂN TINH THẦN  LÀM CHỦ HẠT NHÂN VẬT CHẤT}}}.
Theo thiễn ý điều nầy Đức Phạm Hộ Pháp đã từng cho biết: Đền-Thánh thời Tý Đêm Rằm tháng 2 Canh-Dần (1950)- LTĐ Q.3.T.77.
“ ...Nguyên-tử-lực của các nhà học thức Bác-sĩ, Bác-vật đã đạt đặng. Đức Thái-Thượng Nguơn-Thủy đã biết nó trước duy có một điều vi chủ hướng của Ngài bảo-tồn sanh-mạng con người chớ Ngài không tiêu-diệt người như ngày nay.
Bí-truyền của Ngài để nơi tinh-thần luyện khí cốt yếu là đạt đặng nguyên-tử-lực vào con người vậy, bí mật của sự luyện khí là do đó, điều Ngài biết đã chính mình Ngài thâu-hoạch được trước 2.500 năm. Ngài tưởng năng-lực ấy để bảo-vệ nguyên-linh ta thắng được phản-lực của hình thể ta, tinh-thần ta vi chủ kiếp sống của chúng ta.
Hại thay ! những nhà truyền-giáo tưởng đã đủ năng-lực bảo-vệ sanh-mạng loài người bằng triết-lý cao siêu ấy.
Trái ngược lại, ta thấy những nhà hành Đạo truyền giáo họ thúc-giục tương-tranh, tương-đấu nhau vào đường chiến-trận mà thôi, ta thấy lịch-sử lưu lại triết-lý Tiên-Gia chỉ giục loạn chớ không trị bình đặng.
Ngày giờ nào nhơn-loại biết chỗ chơn thật của triết-lý ấy thấu triệt đặng phụng sự nhơn-loại với cái trí hóa khôn-ngoan trong năng-lực của Ngài, thì ngày giờ ấy nhơn-loại mới hưởng được đặc-ân của Ngài đã để nơi mặt thế nầy-”.
Nguyên tử lực mà Lão Tử đạt được chính là hạt nhân của tinh thần, hạt nhân của nhân quyền là Bác ái và Công bằng nhưng vì trình độ dân trí và chưa phải buổi tận độ nên không thể công bố. (Ngài thể hiện qua Đạo Đức Kinh) (2).
Theo  lời giảng của Đức Ngài: …Bí-truyền của Ngài để nơi tinh-thần luyện khí cốt yếu là đạt đặng nguyên-tử-lực vào con người vậy, bí mật của sự luyện khí là do đó,… ta còn thấy việc luyện khí giúp con người đạt đến đỉnh cao của tình thương và công bằng… Đó là một đề tài khác gắn liền với  thể pháp: chữ KHÍ  phía sau lưng  Hộ Pháp nơi Đền Thánh…
Đến năm 1926 Đức Chí Tôn mới  khai triễn  cho môn sinh: hạt nhân tinh thần trước khi các nhà bác học tìm ra hạt nhân vật chất.
[[[LTĐ Q.3.T.74: Đêm mùng 1 tháng 2 năm Canh-Dần (1950) …giờ phút nầy cho đến nhà-binh cầm vận-mạng quốc-dân họ cũng sợ chiến-tranh sẽ tới, bởi chiến-tranh không phải như hai trận chiến vừa qua, mà nó chiến-tranh bằng bom nguyên-tử và khinh-khí, không phải vì sự sống mà họ sợ họ chạy đi sưu-tầm hanh-phúc giả nên họ chiến-đấu mãi thôi. Mà sợ chiến-tranh nên họ mới kêu gọi hòa-bình, tìm kiếm hòa-bình với đường tên mũi đạn của họ đặng họ sống mâu-thuẫn làm sao... Họ sợ chiến-tranh mà tức nhiên họ tạo chiến-tranh.
Ban đầu họ sợ, họ tìm phải có hòa-bình, bởi hòa-bình là phương sống còn. Nếu chiến-tranh là tự-diệt của họ, họ mơ-mộng kiếm hanh-phúc để sống, họ nhè đẩy vào hạnh-phúc giả cho chết.
Nên họ tìm lập vào hội Vạn-Quốc Liên-Minh v.v... giờ phút nào cũng vậy, tấn tuồng xảo-trá mạnh đặng yếu thua, khôn còn dại mất vẫn còn diễn mãi, sự chơn thật đâu thấy mà hòa-bình thế-giới, nếu các nước yếu-ớt toàn mặt địa-cầu này đừng bị cái ách thâu chiếm thì mới có thể hòa-bình trở lại.
…sẽ có bí ngôn nói với họ rằng: Cả toàn-thể nhơn-loại tìm hạnh-phúc đều là giả, cả phương-pháp của người đều trật hết, duy có phương-pháp vô đối là: Giờ phút nào nhơn-loại biết yêu-ái hòa-bình, biết lấy thân mình giúp thân nhơn-loại, lấy thân mình giúp lẫn nhau, hạnh-phúc mới có thiệt tướng.
Còn những phương-pháp của các người thi-thố như giọt nước mưa rơi xuống.
Vì giả-dối với nhau thì không thể nào tìm hạnh-phúc cho ra đặng…]]
2- Biện chứng:
a- Trong gia đình:
Trong gia đình cho dầu là Cha Mẹ mà đối xữ với các con không có tình thương và công bằng thì cha mẹ bảo con cái có nghe hay không?. Anh Chị Em trong gia đình mà không có Tình thương  và Công bằng thì có ai bảo được ai hay không.
b- Trong xã hội:
+  Một lớp học mà Thầy Cô đối xữ với học sinh không có sự công bằng, không có tình thương thì học sinh có vâng phục Thầy Cô hay không?
+  Trong một Ấp, một Xã, một Quận một Tỉnh, một Quốc Gia mà người làm đầu hay bộ máy công quyền không công bằng, không có lòng thương đối với dân chúng thì hậu quả  như thế nào ta đã từng thấy trong lịch sữ. (Kẻ bị bệnh giáo điều sẽ không nhìn thấy…).
Những chế độ càng bạo tàn thì càng chóng vánh kết thúc… đó là một sự thật không ai có thể nói khác được.
Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca, Jésus… sống mãi trong lòng nhân loại và có một quyền lực lâu dài với nhân loại chính bởi  cuộc đời các vị  thể hiện được tình thương và công bằng. Các vị không có cái ngai vàng vật chất của một quốc gia nhưng các vị có cái ngai vàng trong nhân tâm của nhân loại.
Cái  ngai vàng bằng vật chất phải thay đổi và phải bị huỷ diệt…  nhưng cái ngai vàng trong lòng người là bất diệt. Đó là cái khác nhau giữa các nhà lãnh đạo Tôn giáo, lãnh đạo tinh thần  với  các bậc quân  vương hay các triều đại  từ xưa đến nay vậy.
c- Tố Vương ngày nay:
Sử gia Tư Mã Thiên khi viết Bộ Sử Ký đã coi  Khổng  Tử, Lão Tử… ngang hàng với những vị vua… Đó là những vì vua không có ngai vàng vật chất nên gọi là Tố Vương. Ngày nay Tôn giáo Cao  Đài đem Cửu Trùng Thiên trưng  bày tại  Đại Đồng Xã  đó chính là làm mới lại ý nghĩa của Tố Vương. (Chúa của cái đẹp).
Sự trưng bày nầy có nguồn gốc từ Thánh Ngôn rất rõ ràng:  TNHT:  Q.1: T 86. (Bản in: 1928).
Thanh thanh  nhựt nguyệt  Cửu Trùng Thiên.
Hiện xuất  cao nhơn tại nhãn tiền.
Bất quản hổ tranh thâu Bắc cực,
Chỉ nguy long đấu đoạt Nam uyên.
Sanh tiền cụ pháp vô công trác,
Tử hậu cùng đồ uổng lộ diên.
Hữu đạo, hữu công du tự khả,
Vô công, vô đạo  tổng  đồ nhiên.
Khi còn mang xác phàm Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc từng đến  Cửu Trùng Thiên trình bày những điều cần yếu của Tôn Giáo.  Điều đó thể hiện Đạo Cao Đài  có dự trù vị trí  cho những người có đủ BI TRÍ DŨNG  trình bày những kiến thức của mình để phụng sự nhân loại.
Những Tố Vương trong bước  đường canh tân dân trí đem đạo đức và khoa học phụng sự vạn linh xây dựng thế giới hoà bình không phải là một người nữa mà rất nhiều người sẽ xuất hiện từ trong Tôn Giáo Cao Đài để nối tiếp bước đường của các bậc tiền khai lập quyền cho nhân loại hay phụng sự nhân loại xây dựng một thế giới đại đồng trên nền tảng Bác  Ái- Công Bằng.
Thể pháp cũng ứng hợp với câu 13-16 bài Kinh Hạ Huyệt:
… Ngó cực lạc theo hườn Xá Lợi,
Cửu Trùng Thiên mở lối qui nguyên,
Rỡ ràng Phật cốt Tiên duyên,
Nước Cam Lồ rữa sạch thuyền độ nhân.
Hình ảnh của Tam Thánh tại Tịnh Tâm Điện nhìn thẳng ra Cửu Trùng Thiên là một thể pháp để nói lên vai trò của trí thức trong tôn giáo Cao Đài.
Tôn giáo Cao Đài dụng những tinh hoa  có sẳn trong nhơn loại để thức tỉnh nhơn loại. Từ sự thức tỉnh đó nhân loại sẽ vươn tới những đỉnh cao mới những bến bờ mới để xây dựng hạnh phúc cho chính nhân loại. Dụng nhân loại để phụng sự nhân loại thì Tôn Giáo mới đủ năng lực để khai cơ tận độ.
III- Đối chứng Trong Tôn Giáo.
1- Công Thức.
Công thức xây dựng xã hội của Tôn giáo Cao Đài:
Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hoà Bình Dân Chủ Mục.
Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Công Hưởng Tự Do Quyền.
Công thức đã nói lên:
- Tự Do trong Đạo Đức.
- Dân Chủ có nhân quyền.
2- Thể pháp.
Văn Phòng Nhà Hội Vạn Linh nơi làm việc của Hội Ngánh thường xuyên (thường trực Hội Nhơn Sanh) đối diện với Đầu Sư Đường qua Đại Lộ Phạm Hộ Pháp để nói lên sự đối kháng giữa hai quyền: Quyền Nhơn Sanh và Quyền Hội Thánh để xây dựng Tôn giáo.
Chính nhờ có sự đối kháng nầy mà Tôn Giáo Cao Đài lúc nào cũng tràn đầy sinh lực để phụng sự nhân loại. Chính nhờ có sự đối kháng nầy mà Tôn Giáo Cao Đài không thể đi vào con đường độc tài hay độc đoán cho dù chỉ có một mình trên con đường phụng sự.
Đạo Cao Đài sẽ tiến tới:
… Thâu các Đạo hữu hình làm một…
Hay: Hiệp vạn chủng nhứt môn đồng mạch…
Nếu không có cơ chế Hội Nhơn Sanh thì việc độc tôn, độc tài rất dễ xãy ra. Con mắt và quyền lực của nhơn sanh sẽ kiểm soát tất cả. Nghĩa là hạ tầng trong Tôn giáo Cao Đài có đầy đủ sức mạnh để buộc thượng tầng phải có ý thức tôn trọng nghiêm chỉnh và rõ ràng hiệp ước đề ra.
Quyền của Hội Nhơn Sanh là quyền của hạ tầng là nhân quyền được kết tinh trong xã hội vậy.
3- Cơ chế tổ chức.
Đạo là tự giác tự nguyện. Nhưng nhơn sanh thì chín người mười ý mà để cho mười ý ấy biến thành một ý chung thì phải có luật lệ chung và riêng đâu đó rõ ràng để mọi người noi theo chánh pháp mà thực thi tam lập. Chân lý chỉ có một nhưng tuỳ vào trình độ mổi người mà phụng sự nhưng dù cho ở vào trình độ nào cũng phải tuân theo nguyên tắc chung. Cũng như có một dòng điện nhưng tuỳ nhu cầu mà có thể dùng dòng điện để làm nóng, làm lạnh, chạy động cơ hay điện giải… và tất cả sự ứng dụng ấy đều tuân theo qui luật của dòng điện và cũng để phục vụ.
Đạo không thể nói chung chung là tự giác tự nguyện rồi để xãy ra cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược làm rối loạn nhơn tâm. Thượng tầng và hạ từng đều phải có khuôn luật.
Thượng Tầng: “Trung Ương”.
Nhân sự của Thượng Tầng được qui định rõ ràng về nhiệm vụ và số lượng. Chỉ có một bộ máy thượng tầng duy nhất tại T T T N và có bấy nhiêu nhân sự mà thôi.
Hạ Tầng: “Địa Phương”.
Nhân sự trong từng bộ máy hạ tầng cũng có qui định rất cụ thể “Bàn Trị Sự…” nhưng số lượng của bộ máy hạ tầng thì không giới hạn…. Như vậy thì hẳn nhiên nhân sự ở hạ tầng cũng sẽ tăng theo tỷ lệ đơn vị của hạ tầng có được.
“Thí dụ như: nhân sự trong từng Bàn Trị Sự là 03 người- Nhưng số Bàn Trị Sự thì tuỳ vào địa phận lớn hay nhỏ mà định cho nên không giới hạn- Như vậy đồng nghĩa với nhân sự ở hạ tầng cũng không bị giới hạn”.
Chính sự không giới hạn số lượng đơn vị của bộ máy hạ tầng thể hiện được sức mạnh của hạ tầng khi sánh bước với thượng tầng trên con đường thực thi Chánh Trị Đạo.
Những qui định về Thượng Tầng và Hạ Tầng có trong Pháp Chánh Truyền cho nên không ai có quyền thay đổi với bất kỳ lý do nào.
Đạo hướng Đời thì phải có luật pháp rất rõ ràng, minh bạch và từ người Đạo Hữu cho đến vị Giáo Tông cũng đồng chịu chung một khuôn luật.
a- Luật Lệ Chung về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Điều Thứ Tám: Những việc Nghị viên muốn đem ra hội.
Nghị viên nào muốn xin canh cải, thêm bớt huỷ bỏ điều chi trong Luật đạo hoặc nói khác xin hạch hỏi, kích trách tại giữa hội thì phải gởi tờ xin trước ngày nhóm y theo hạng lệ đã định trong nọâi luật mỗi Hội nhóm.
Điều Thứ Chín: Quyền bàn tính.
…Mỗi khi muốn nói phải đưa tay xin phép rồi chờ Nghị trưởng phân theo thứ tự cho phép mới được nói.
Chừng được phép nói, khi nhóm Đại Hội nếu số Nghị viên trên hai mươi người thì phải đứng dậy nói.
Trong một cái vấn đề đem ra bàn luận thì Nghị viên được phép nói ba lần mà thôi, mỗi lần chẳng đặng quá 5 phút.
Nghị viên nào có xin trước y theo điều thứ tám đã buộc thì được quyền đem việc mình muốn xin sửa cải, hoặc mình muốn tra vấn, ra nói một lần trong nửa giờ; khi phải minh triết thêm nửa thì được nói thêm hai lần nửa, mổi lần 10 phút đồng hồ….
Điều Thứ Mười: Buổi nhóm.
Mổi buổi nhóm không nên quá 4 giờ đồng hồ; Chư Nghị viên phải đến cho đúng giờ nhóm chớ nên vô cớ mà bê trể.
Như Nghị trưởng định nhóm giờ nào khi quá giờ ấy 15 phút đồng hồ phải mở Hội không kể số Nghị viên nhiều ít.
Thoảng như Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trể thì Phó Nghị trưởng thay thế , một Nghị viên chức lớn hoặc lâu củ hơn hết hoặc tuổi tác lớn hơn hết ngồi ghế Phó Nghị trưởng.
Chừng Nghị trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị viên.
Còn như Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến trể thì hai Nghị viên chức lớn , hoặc lâu củ hơn hết ngồi Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng.
Chừng Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng đến thì ngồi chổ Nghị viên….
b- Nội Luật Hội Nhơn Sanh:
Điều Thứ Hai: Thái và Ngọc Chánh Phối Sư và các Quản lý Toà Nội Chánh đều đến dự Hội hoặc trả lời những điều nào Nghị viên không rõ mà xin bày tỏ hoặc minh triết những vấn đề Nghị viên hạch hỏi . Nếu một vấn đề nào bị công kích thì Chánh Phối Sư hay là Quản lý thuộc về vấn đề ấy phải trả lời hay là bày tỏ cho khỏi sanh điều khó khăn cho việc bàn cải.
Điều Thứ Tư:
Hội Nhơn Sanh để bàn tính những việc sau nầy:
1- Giáo hoá Nhơn Sanh.
2- Lo liệu phương hay cho Đạo với Đời khỏi điều phản khắc và nâng cao tinh thần trí thức của Nhơn Sanh.
3- Phổ Độ Nhơn Sanh vào cửa Đạo dìu dắt Tín đồ cho khỏi trái bước và trọn vâng các luật lệ của Đạo.
4- Xin sửa cải thêm bớt hay huỷ bỏ những luật lệ của Đạo không phù hợp với trình độ trí thức tinh thần của Nhơn Sanh.
5- Lo cho nền Đạo được trong ấm ngoài êm, và đủ phương liệu đặng phổ thông nền chơn giáo.
6- Xem xét và công nhận phương diện chánh trị của Đạo quan sát sổ thâu xuất tài sản và nghị sổ phỏng định năm tới.
Điều Thứ Mười Ba:
…Cả Lễ Sanh Chức Việc và Phái Viên không đắc cử Nghị viên Hội Nhơn Sanh được thong thả đến Toà Thánh nhập hội nhưng được dự thính mà thôi, nơi Hội có sắp đặc chổ ngồi cho chư vị được dự thính.
Muốn tỏ ý kiến chi cho Hội thì do nơi Chư Nghị viên ở Tỉnh Đạo của mình mà thôi. (Điều thứ 13 khoản về dự thính nầy chính là con mắt của nhơn sanh để nhìn xem quyền lực của nhơn sanh được thể hiện ra sao trong cơ đạo…).
c- Văn Bút Của Đức Hộ Pháp.
- Diễn Văn ngày 15-8- Quí Dậu. (1933).
…Ai đã để hy vọng một ngày kia làm chúa tể của toàn nền đạo thì cũng lo giảm thế lực của nhơn sanh đặng dễ dỗ, dễ tranh….
…Hội Nhơn Sanh là một quyền lực của Vạn Linh nếu không phân trách nhiệm công bình thiếu phương thế mong chi giữ pháp….
…Cũng vì chư đạo hữu trong Hội Nhơn Sanh chưa hiểu rõ quyền hành nên Chức Sắc Thiên Phong lộng phép. (Xin chư Đạo Hữu lưỡng phái đọc luật cho thường rồi kiếm hiểu)….
- Kỳ Hội Nhơn Sanh Năm Đinh Sữu 1937.
...Người nào đã được quyền Vạn Linh công cử thì họ càng sợ sệt và càng khéo giử hơn nữa. Từ đây chẳng còn ai cầu may mà đặng. Như có dỡ thì cả đời phải chịu ngồi một chổ còn đủ tài đủ đức thì Chúng Sanh mới nâng lên cao nếu thất Đạo Chúng Sanh xô xuống.
- Văn bản: 257. Ngày 11-01-Đinh Dậu. (1957).
… Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm quyền Thiêng liêng của Đạo.
…Nói cho cùng nước: Chức sắc Thiên Phong mà bị bắt đi nữa thì dưới nầy các Bàn Tri Sự và Tín Đồ cùng công cử người thay thế cho họ.
Chức Sắc Thiên Phong đương cầm quyền của hai Hội Thánh phải dự định sẳn người thay thế cho mình trước khi bị bắt.
- Văn bản Ngày 20-02-Đinh Dậu. (21-3 -1957).
… Nếu Đạo không may cả Chức Sắc Thiên Phong đều bị bắt tù đày hết thì chừng ấy cả toàn thể Tín Đồ công cử nhau đặng cầm quyền mối Đạo…
IV- KẾT LUẬN.
Trang Tử viết Nam Hoa Kinh mở đầu là Thiên Tiêu Diêu Du có đoạn:
- Nước không sâu thì không đủ sức để chở thuyền lớn.
- Lớp gió không dầy thì không đủ sức để nâng cánh chim bằng.
Nếu không có trái ngang, không có Thị Mầu thì lấy chi để đối chứng với tính nhẫn nhục và từ hoà của Thị Kính…và nhân loại chưa có Đức Quan Thế Âm.
Lấy lý và sự trên đây để hiểu thì: Nếu không phải với thân phận và cuộc đời Giáo Chủ Tôn Giáo Cao Đài thì Ngài Phạm Công Tắc cũng không thể giúp nhân loại thấy rõ cái lổ hỏng về nhân quyền trong thế giới kinh thương ngày nay.
Sở hành của Ngài đã giúp hậu tấn có đủ điều kiện để hiểu rõ sự thật về chiêu thức nhân quyền kinh thương đã được che chắn bấy lâu nay ra ánh sáng công lý. Người có ý thức về công lý về Chân Thiện Mỹ dù ở thượng tầng hay hạ tầng cũng phải nhận diện ra sự thật não nề mà nhân loại đã phải trả giá trong bấy lâu nay. Đó là bước khởi đầu cho một ý thức mới về nhân quyền.
Chỉ ra cái lổ hổng cho nhân loại thức tỉnh để bức phá ra khỏi lối mòn, ra khỏi con đường đi không đến; đó là Diệt Hình Tà Pháp.
Nếu chỉ phá bỏ cái củ mà không trưng bày được cái mới thì cũng có thể bị hiểu lầm là kẽ phá hoại hay cuồng ngông. Cho nên trước đó Ông Phạm Công Tắc cũng đã xây dựng một mô hình mới cho nhân loại nhìn đó mà tự chọn lấy đường đi.
Ngày nay mô hình mới đã vào khuôn thước thì Ngài tạo ra vụ nổ hạt nhân trong nhân quyền cho nhân loại thoát ra khỏi cái tà pháp bấy lâu nay.
Tôn giáo trưng bày ra cái mới cho nhân loại căn cứ vào đấy mà thực thi để xây dựng một cuộc sống mới, một thế giới đại đồng trên nền tảng nhân quyền: Bác Ái- Công Bằng; đó là Cường Khai Đại Đồng.
Cuộc đời và sự nghiệp của Phạm Công Tắc chính là ánh đuốc thiêng "ÁNH ĐUỐC NHƯ Ý" giúp những người yêu công lý nhận diện nhân quyền thực dụng qua kinh thương trên sân khấu Chánh Trị Đời.  Ánh sáng từ ngọn đuốc như ý sẽ soi rọi vào nơi tăm tối của chính ta khi ta muốn.... soi lấy chính mình.
Ánh sáng từ ngọn đuốc như ý của Phạm Hộ Pháp thắp lên cũng sẽ giúp nhân loại tìm ra hướng đi đúng trên tiến trình xây dựng THẾ GIỚI ĐẠI ĐỒNG trên nền tảng BÁC ÁI & CÔNG BẰNG.
Tư tưởng Phạm Công Tắc LÀ ÁNH SÁNG NHƯ Ý và cũng là KIM CHỈ NAM định hướng cho hậu tấn xây dựng Nhân quyền nhân loại qua việc thực thi Chánh Trị Đạo.
Nhân quyền trong quyền lực; Nhân quyền trong Tôn giáo đã được phơi bày.
Tôn giáo Cao Đài cung ứng cho nhân loại một khái niệm mới, một công thức mới, một mô hình mới, một cơ chế mới về nhân quyền nói riêng và các mặt khác nói chung để nhân loại tự xây dựng lấy tương lai chính minh...
Phật Mẫu Chơn Kinh: Câu 37-40:
…. Chiếu nhũ lịnh Từ Huyên thọ sắc,
Độ anh nhi Nam, Bắc, Đông, Tây.
Kỳ khai tạo nhứt Linh Đài,
Diệt hình tà pháp, cường khai Đại Đồng…./.



* PHỤ CHÚ:
(1): - Chánh Sách Hoà Bình Chung Sống:
Bản Cương Lĩnh Hoà Bình Chung Sống được ĐHP ký và ban hành ngày 26-3-1956 (40 ngày sau khi ĐHP đến Nam Vang).
Tiêu chí của Chánh Sách Hoà Bình Chung Sống Là: Do Dân- Phục Vụ Dân- Lập Quyền Dân.
Công thức LẬP QUYỀN DÂN là một công thức mới so với thời đại và hiện nay nó vẫn còn nguyên giá trị trước nhân loại trước cộng đồng thế giới.
Từ quốc gia đã công nghiệp hoá hiện đại hoá hay còn đang nổ lực để vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no dân chủ tự do vẫn phải cần đến công thức: Lập Quyền Dân.
Dân có được cơ chế lập quyền thì xã hội mới công bằng dân chủ và văn minh. Dân được lập quyền thì dân mới mạnh thực sự. Dân mạnh thì dân mới kiểm soát được chánh quyền.
Điều chứng minh điển hình là tất cả các quốc gia có sự dân chủ đến đâu thì sự trù phú giàu mạnh được tương ứng đến đó. Không có quốc gia nào có nền dân chủ nổi trội thế giới mà dân chúng trong quốc gia đó có cuộc sống khó khăn cả.
Những quốc gia chậm phát triễn đều thiếu cơ chế dân chủ.
Dân mạnh đến đâu thì quốc gia giàu có đến đó.
Mà Dân mạnh đồng nghĩa với quyền hạn người dân được xác lập như thế nào.
Dân được lập quyền hay chỉ là khẩu hiệu chiêu bài.
Nhà cách mạng Phạm Công Tắc đã đưa ra một công thức hoàn toàn tiên tiến so với thời đại. Ngày nay Nhân quyền là điều mà cả thế giới đang hướng đến đang nổ lực để xây dựng mà Nhân quyền nếu chỉ ở tiêu chí: Vì Dân; Do Dân; Phục Vụ Dân thiết tưởng là chưa đủ.
Phục Vụ Dân thì người dân hãy còn phải chờ Chánh quyền ban phát thứ gì, phục vụ thứ gì thì người dân được hưởng món đó.
Mới nghe thì có vẽ tiến bộ nhưng là tiến bộ so với thời quân chủ chuyên chế hay thời dân chủ mới manh nha… Nhưng nếu so với tiêu chí của thế giới trong thời kỳ toàn cầu hoá thì hoàn toàn… tụt hậu.
Thời toàn cầu hoá với những phát minh của Khoa học thì thế giới đã gần lại với nhau rất nhiều. Nhân loại đang tiến đến đại đồng vậy thì phải có giáo lý mới, có công thức mới, phải có công thức Lập Quyền Dân thì mới nói đến một thế giới chung; một mái nhà chung cho cả hành tinh nầy được.
(Dân không mạnh thì không bao giờ xây dựng được một thế giới hoà bình)
Lý do rất đơn giản Chánh quyền ở nước nào cũng lo cho giai cấp của chính giai cấp hay đảng phái của họ chứ chưa phải lo cho dân trong cái nghĩa vô tư đích thực của nó. Đó là một hiện thực mà không có người nào có đầy đủ lý trí và lương tâm nói khác được.
Còn dân thì không bị lệ thuộc vào một đảng phái hay giai cấp nào cả. Dân chỉ quan tâm và ủng hộ những ai quan tâm đến việc công nhận và chấp nhận quyền của dân.




**: TẠI SAO ĐHP ĐẾN NAM VANG?.
Nhiều người đã hiểu rất đơn giản là ĐHP bất đồng với Ngô Đình Diệm rồi bị họ Ngô tìm cách thanh toán nên phải lưu vong sang Nam Vang…
Nhưng chính Đức Hộ Pháp đã xác định lý do sự ra đi qua mấy văn bản điển hình sau:
Văn bản 168.HP-HN: Ngày 01-10- Giáp Thân. (D.L:03-11-1956):
Bần Đạo tự lưu đày qua Miên Quốc là vì Bần Đạo muốn tránh cho giống dòng dân tộc Việt Nam tránh khỏi cái cảnh của giống dân Do Thái trước đây bị tiêu diệt đất nước chớ chẳng phải Bần Đạo hèn nhát không đủ khả năng chống chỏi Diệm Nhu. Bần Đạo để cho Luật Thiên Điều trừng trị đích đáng cả kiến họ Ngô, cả Diệm ai cũng thấy.
Văn bản số 10/H.P-HN. Ngày 05-01-Mậu Tuất. (DL. 22-02 -1958):
…Đạo chúng ta có vui chịu thấy trước mắt nạn cốt nhục tương tàn nồi da xáo thịt chăng?.
Chúng ta có vui chịu thấy Tổ Quốc chia hai phân đôi chủng tộc chăng?.
Đạo có vui thấy thiên hạ loạn ly, quốc dân đau khổ chăng?.
Đạo có vui thấy ngoại bang xâm chiếm, thấy sự lệ thuộc của quốc dân và Tổ Quốc Việt Nam một lần nữa chăng ?.
Bần Đạo tranh đấu có phải vì tư lợi, tư quyền mà đủ can đãm khổ hạnh chăng?.
Ai tự hỏi mấy câu ấy thì đủ cho họ trả lời rồi không cần luận đến nữa?.
Qua đã hy sinh Đạo đặng cứu vãn tình thế cho Tổ Quốc và giống nòi Việt Nam vì đã hiểu rõ rằng nếu phân chia chủng tộc và đất nước làm hai; kỳ trung chia Đạo làm hai. Nhận định như thế rồi thì ta có nên ngồi yên cầu an cho mình để mặc cho Đạo bị chia hai Nam Bắc chăng? Ai mới vào đó để tìm phương hiệp nhứt lại đặng?.
Dầu cho vĩ tuyến 17 đổ ra miền Bắc Đạo không đông như miền Nam nhưng có thể để cho số con cái Đức Chí Tôn dầu thiểu số thế nào nguyền rủa chăng?.
… Đạo sẽ bị chi phối vĩnh viễn từ Nam chí Bắc. Hỏi vậy chớ ai đã đãm nhiệm gánh vác cơ nghiệp Đạo, ngồi xem tương lai Đạo thế nào chăng?.
Nên Bần Đạo cho sự đi của Bần Đạo khỏi Toà Thánh là thượng sách về mặt Đạo lẫn mặt Đời với mục đích làm cho Đồng Bào đủ thế chung sống cùng nhau trong hoà bình và hạnh phúc.
Thuyết H.B.C.S. của Bần Đạo đem ra cho nước Việt Nam làm cho quốc tế cãm động vì quốc tế hiểu rõ rằng ngoài phương pháp ấy Đạo Cao Đài không có đường lối nào khác hơn nữa.
Thuyết ấy rồi đây các nước tiểu nhược quốc đứng về Trung Lập phải noi theo đặng cứu nước họ. Giải pháp ấy càng ngày càng sáng tỏ đặng hiệp các tiểu nhược quốc lại làm một.
Văn bản số 12/H.P-H.N. Ngày 20-02-Mậu Tuất. (D.L. 08 –4- 1958): Qua buộc mình phải nói rõ lý do của Qua trong giải pháp H.B.C.S. đặng cho mấy em khỏi mờ hồ khi chúng gắn cho mình là làm chánh trị giải pháp ấy Qua đề xướng ra là chủ tâm vì Đạo chớ không phải là chính trị hay quốc sự chi cả.
Mục phiêu chánh của Đạo Cao Đài là lo cho toàn thiên hạ đặng tự do đặng hạnh phúc. Có lẽ vì lý do ấy mà chúng ta phải hy sinh trọn kiếp sống đặng giải ách lệ thuộc cho các chủng tộc lạc hậu. Vì lẽ bất công của xã hội đương nhiên mà chính Đức Chí Tôn đã có nói và Đức Lý có lập lại: “ Ngày nào còn tồn tại một lẽ bất công nơi mặt thế nầy thì Đạo Cao Đài chưa thành Đạo”.
Ta cũng vì hạnh phúc của nhơn sanh mà hy sinh cả gia nghiệp của ta đặng tạo hạnh phúc ấy cho toàn thiên hạ. Mấy em nên biết: Không có tinh thần cao thượng ấy cho xứng đáng thì con người bao giờ cũng có mục phiêu là vinh thân phì gia, đeo đuổi theo thuyết duy vật là thuyết vị ngã (Eùgoise) chớ không dại gì phải hy sinh đặng làm tôi tớ cho toàn thiên hạ.
Ta theo Đức Chí Tôn và theo thuyết cao thượng ấy ta buộc mình phải làm việc ấy đối với dân Việt Nam ta trước rồi mới rộng ra toàn thiên hạ. Qua lập lại một lần nữa rằng Đạo Cao Đài có mục phiêu chánh đáng nầy là chúng ta phải làm việc cho kỳ được Bác Ái, Công Bình, Vị Tha, Ưu nhơn, Ái vật cải thiện nhơn sanh làm cho Đại Đồng thiên ha.
Ta đã hy sinh biết bao xương máu từ thử đến giờ cũng vì muốn đoạt cho đặng cái mục phiêu ấy. Muốn cho Đạo Cao Đài có giá trị nơi mặt thế nầy mà đi chưa đến mục phiêu ấy tức là công trình của chúng ta cấy lúa trên đá.
Qua chỉ sống gượng đặng xem coi các bạn gọi là đồng chí của Qua thi thố lẽ nào cho nên Đạo, cho đáng kiếp sống, chớ không phải ăn gởi nằm nhờ, ngồi không toại hưởng công nghiệp của kẻ khác. Dầu vô phước thế nào, dầu bị bội bạc phản phúc mà trong kiếp sống mình có phương thế cho Đạo cho Đời là một phần thưởng cho tâm hồn rất nên đáng giá.
Muốn tạo hạnh phúc cho mình cố gắng tạo hạnh phúc cho người; nếu kiếp sống mà ra ký sinh trùng thì không nên sống. Các bạn của ta có để ý thi thố điều ấy chăng?.
Bằng chẳng vậy thì không nên xưng mình rằng người Đạo bởi vì ngoài phương pháp ấy chẳng còn danh giá của con người giữa chợ đời thống khổ.
Mặc dầu bị cố tình xuyên tạc nói chi thì nói ta chỉ biết mình là Đạo đặng thi thố cho phải Đạo là đủ.
Trước khi dứt lời qua ban phép lành cho toàn cả mấy em và cầu nguyện Đại Từ Phụ Đại Từ Mẫu ban ơn riêng mấy em đủ tinh thần nghị lực chịu khổ hạnh đặng cứu nước và nòi giống Việt Nam hầu lưu ơn của Đạo lại cho Đời đặng cho Đạo Cao Đài đáng phận sự Quốc Đạo của mình. Điều ấy là điều hằng ngày qua cầu nguyện và trọn hy sinh thi thố cho thành tựu.
Qua tưởng mấy Em và Hồ Bảo Đạo cũng vì lẽ đó mà đương chịu khổ hạnh chia khổ với Qua hằng ngày. Chính Qua hằng cầu nguyện cho mấy Em đủ can đãm, đủ năng lực, đủ nhẫn nại, đủ vững tâm cho tới ngày kết liễu; thắng mọi trở lực.
Danh giá tương lai chúng ta sở dĩ có cùng chăng là giá trị sự hy sinh của chúng ta buổi nầy.
Mấy em làm thế nào ra câu văn của Đức Lý: “Đời hằng đổi nước non không đổi”. Là mục phiêu chánh đáng của chúng ta phải đeo đuổi cho kỳ được cho đến ngày kết liễu.
& & &
Qua 3 văn bản trích dẫn thiết tưởng cũng đã đủ cơ sở để hậu tấn hiểu được lý do và mục đích việc ĐHP rời Tổ Đình đến sống trên đất Nam Vang:
- Tránh cho dân tộc Việt Nam cái tội lổi như dân Do Thái đã phạm phải là giết Chúa Jésus 2.000 năm trước.
- Đề xướng chánh sách Hoà Bình Chung Sống với tiêu chí Do Dân- Phục Vụ Dân- Lập Quyền Dân.
Từ ngày được Đức Chí Tôn dạy dỗ và giao phó trọng trách thì ĐHP đã phát tâm hy sinh trọn kiếp sanh để phụng sự cho sự nghiệp Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ; phụng sự cho nhơn sanh cho nên dầu trong hoàn cảnh nào hậu tấn cũng phải căn cứ vào nguyên tắc căn bản đó mà suy luận cho nhất quán thì mới không bị ngộ độc bởi văn bút của bọn lừa đảo kinh văn hay những con buôn chính trị cố tình tung hoả mù làm sai lệch đi bản chất công việc của Đức Ngài.
(2): khi còn thanh niên và khi đã trung niên đọc đến đoạn …
Đức Lão Tử đã biết trước nguyên tử lực và đạt được nữa thì Tôi hoàn toàn không biện chứng được, các bằng hữu học đạo… cũng chịu… để đó, khi các con, cháu chúng tôi đến tuổi thanh niên và bằng hữu của chúng cũng thắc mắc như chúng tôi đã thắc mắc… và hai thế hệ thảo luận với nhau trong tinh thần ‘thông cảm’ vì không biện chứng được… mãi cho đến khi ơn trên bố hoá cho chúng tôi hiểu được hạt nhân tinh thần thì việc biện chứng đã tương đối rõ ràng… đó là cuộc hành trình của hơn 30 năm…