Trang

Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

677. CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG...

CKĐĐ do KNS biên soạn năm 2007.
Nay đăng lại theo đề nghị một số bạn đọc.
kính.

NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG
ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

Bát Thập Nhứt Niên.

  
TOÀ THÁNH TÂY NINH.




[


CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG.


[[[













TƯỞNG NIỆM SINH NHẬT TÔN SƯ
ĐINH HỢI (2007).
T T L
Email:ckdd.2007@yahoo.com.vn

  
LỜI GIỚI THIỆU.


Nhân Lễ Kỷ Niệm Sinh Nhật Tôn Sư Phạm Hộ Pháp tháng 05- Đinh Hợi "2007" vừa qua Khanhan có được người thân tặng quyển CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG. do vị T T L biên soạn...
Khanhan đã đọc và nhân thấy tập sách có hai phần rất mới :
- LUẬN LÝ NHÂN QUYỀN THEO CAO ĐÀI GIÁO.
- BẢO SANH NHƠN NGHĨA ĐẠI ĐỒNG: CÔNG THỨC & THỰC THI.
Người đọc có thể đồng ý hay không đồng ý với quan điểm của tác giả.
Nhưng cái thành công của tác giả là đã khẳng định được trong Tôn Giáo Cao Đài có những yếu tố mới vượt trội so với thời đại để CUNG ỨNG những điều mới cho NHU CẦU của nhân loại trên tiến trình TOÀN CẦU HOÁ...
Người bình dân cho đến trí thức đọc Thánh Ngôn của Thầy đều thấy có phần của mình trong đó.
Tập sách nầy có thể hôm nay chưa đạt được cái phong thái của Thánh Ngôn vì nó còn mới so với các văn bút liên quan đến ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
Nhưng khanhan tin rằng một ngày không xa các bạn trẻ với vốn trí thức đã có được trong xã hội sẽ tiếp cận với nó một cách dễ dàng... và trên đà tấn hoá thì người bình dân cũng sẽ quen với quan niệm:  
PHỔ ĐỘ LÀ MỘT PHƯƠNG TRÌNH
Mà người hành đạo lúc nào cũng phải tuỳ vào tài nguyên & môi trường mà CUNG ỨNG những nghiệm số thích đáng vậy.
Qui luật CUNG CẦU đã được tác giả vận dụng để chứng minh:
ĐẠO KHAI TRÊN THẾ MẠNH  =  CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG.
Còn giá trị thế nào tuỳ lòng người đọc vậy.
Kính.

                                                                      @ @ @









MỤC LỤC.
“CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG”.

LỜI KHAI NHẬP.
PHẦN MỘT: LUẬN LÝ NHÂN QUYỀN CAO ĐÀI GIÁO.
*** VẤN ĐỀ CƠ BẢN ***
I- Hành trình tinh tế.
II- Ý Nghĩa và Biện Chứng Nhân Quyền .
1- Ý Nghĩa.
a- Nhân quyền hiện dụng.
b- Nhân quyền theo Cao Đài Giáo.
c- Tiên Nhân Lưu Bút .
2- Biện chứng.
a- Trong gia đình.
b- Trong xã hội.
c- Tố Vương ngày nay.
III- Đối chứng Trong Tôn Giáo.
1- Công Thức.
2- Thể pháp.
3- Cơ chế tổ chức.
a- Luật Lệ Chung về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Điều Thứ Tám; Điều Thứ Chín; Điều Thứ Mười.
b- Nội Luật Hội Nhơn Sanh:
Điều Thứ Hai; Điều Thứ Tư; Điều Thứ Mười Ba.
c- Văn Bút Của Đức Hộ Pháp.
IV- KẾT LUẬN.
Phụ Chú.

PHẦN HAI: BẢO SANH- NHƠN NGHĨA- ĐẠI ĐỒNG.
“ CÔNG THỨC VÀ THỰC THI”
TIẾT MỘT.
(Công thức cụ thể của “ BS-NN-ĐĐ”).
I- Trường học.
II- Sở Dưỡng Lão Ấu.
III- Tịnh Thất.

TIẾT HAI.
“ Hội Thánh Em quyết định sự thành hay bại khi thực thi”.
I- PHÁP CHÁNH TRUYỀN.
II- TÂN LUẬT.
III- ĐẠO LUẬT: MẬU DẦN 1938.

KẾT LUẬN. 

& & &

LỜI KHAI NHẬP.

Tập sách nầy có 2 bài độc lập nhau:
- Luận Lý Nhân Quyền Cao Đài Giáo.
- Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng.
Nhưng có khả năng hổ trợ nhau để những người quan tâm đến việc tìm kiếm những công thức thực thi đường hướng Tôn Giáo Cao Đài ‘TGCĐ’ trong hiện tại và tương lai cùng thảo luận.
Biết mình biết người trăm trận trăm thắng.
Xây dựng cái độc nhất vô nhị của TGCĐ ẩn chứa trong thể pháp là công việc của Đức Hộ Pháp và các bậc tiền khai. “Công việc nầy đã tương đối”
Tìm hiểu và trình bày là nhiệm vụ của hậu tấn. “còn nhiều cam go…”.
Việc tìm hiểu và trình bày có thể chưa chính xác hay còn nông cạn nhưng không vì thế mà ngại ngùng không trao đổi.  Nếu không có cái đơn sơ buổi đầu thì không có cái sâu sắc và hoàn mỹ ở buổi sau.
Do vậy mà người viết đã cố gắng hết sức nhưng vẫn tin chắc rằng còn nhiều điều cần phải đào sâu hay cắt xén…
& & &
Phần một của tập sách đúng ra là phần hai của một tập sách khác có tên là: DIỆT HÌNH TÀ PHÁP CƯỜNG KHAI ĐẠI ĐỒNG. “ Viết vào đầu năm đạo 81”. Nhưng vì chữ THỜI nên chưa tiện trình bày, phải tự giới hạn phần một:
DIỆT HÌNH TÀ PHÁP.
 Đây là điều rất tế nhị.
Thầy Dương Văn Dũng, Hiền Tài Ban Thế Đạo. Hiệu Trưởng Trường Trung Tiểu Học Lê Văn Trung khi dạy về tác phẩm Đoạn Tuyệt của nhà văn Nhất Linh trong Tự Lực Văn Đoàn có giảng: …Đoạn Tuyệt ra đời thì rất nhiều người yêu cầu Nhất Linh phải viết về “THỜI THƠ ẤU” của Dũng và Loan do vậy mà Đôi Bạn là tác phẩm nói về Thời Thơ Ấu của Dũng và Loan nhưng lại viết sau.
Trường hợp nầy không giống như Đoạn Tuyệt và Đôi Bạn mà lại cùng cảnh ngộ “trước và sau” … thế mới thắm thía câu:
… Cùng một lứa bên trời lận đận,
Gặp gỡ nhau lọ sẳn là quen…
“Bạch Cư Dị - Tỳ Bà Hành”.
Diệt Hình Tà Pháp Cường Khai Đại Đồng phải đi liền nhau, tạo nên một cặp biến hoá như âm dương… nay phải ẩn đi một vế nên một vài đoạn trong phần một có vẽ như lạc lõng…
Tuy nhiên trong âm có dương và trong dương vẫn có âm nên các vị lưu tâm hẳn sẽ cảm nhận được phần đã giới hạn… và phần lạc lõng ấy để trong lòng các vị một dấu hỏi là chúng tôi đã vui lắm rồi…
Xin quí vị thông cảm và lượng thứ…
Thành kính tưởng niệm Sinh Nhật Tôn Sư.
“Đinh Hợi-2007”.
Email:ckdd.2007@yahoo.com.vn