Posted by adminbasam on
26/03/2016
Việt Báo 24-3-2016
SAIGON — Kinh tế Việt Nam có thể gặp giông bão khi Ngân Hàng Thế
Giới WB cắt nguồn vốn ODA, theo bản tin VOA.
Trong khi đó, bản VnEconomy cho biết nợ chính phủ VN đã vượt giới
hạn.
Mặt khác, bản tin VietnamNet cho biết “Ngân sách không đủ tiêu,
Chính phủ vay nợ khắp nơi”…
TT Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Reuters.
Có một điểm để suy nghĩ: có vẻ như ông Nguyễn Tấn Dũng trong cả
thập niên giữ chức Thủ Tướng vừa qua đã tô son phấn cho các bản phúc trình, nên
các thông tin bi quan này bây giờ mới lộ ra…
Bản tin VOA cho biết một viễn ảnh bi quan trong hơn một năm nữa
thôi: Tháng 7/2017, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cắt nguồn vốn ODA (Trợ giúp Phát
triển Chính thức) dành cho Việt Nam, sau khi Việt Nam được công nhận vượt qua
ngưỡng nghèo, trở thành nước có thu nhập trung bình hồi năm ngoái. Bộ Tài chính
Việt Nam cho biết tin này hôm 22/3.
Bản tin VOA ghi lời ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính, Việt Nam đã vay khoảng 45 tỷ đôla vốn ODA, vay ưu đãi trong khoảng thời gian 10 năm (2005 – 2015).
Bản tin VOA ghi lời ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại – Bộ Tài chính, Việt Nam đã vay khoảng 45 tỷ đôla vốn ODA, vay ưu đãi trong khoảng thời gian 10 năm (2005 – 2015).
Nguồn vay này được dành 1/3 cho ngân sách trung ương, 1/3 cho các
địa phương và chỉ có 1/3 để cho vay lại đối với các dự án trọng điểm nhà nước.
Trước việc WB cắt khoản vay ODA, Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng
phải trả nợ nhanh gấp đôi (từ 35-40 năm xuống còn 15-20 năm) và lãi suất tăng
gấp ba (từ 0,7-0,8% lên 2-3,5%).
Bản tin VOA ghi nhận:
“Báo An ninh Thủ đô dẫn lời TS. Bùi Đình Thụ, Ủy viên thường trực
Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội, nói việc cắt giảm ODA cho Việt Nam là
bài toán khó đặt lên nền tài chính công và việc cắt ODA ngay lập tức sẽ tạo
thành cú sốc cho điều hành kinh tế của Việt Nam.
Đại biểu Quốc hội này cũng thừa nhận dù Việt Nam đã thoát nghèo,
song quá trình phát triển của Việt Nam vẫn chưa thực sự ổn định.
Trước đó, nhiều nước châu Âu như Anh, Thụy Sỹ, Na Uy… cũng thông
báo dừng hoặc cắt giảm ODA cho Việt Nam ngay trong năm nay.”
Ngắn gọn, nghĩa là thê thảm.
Còn vê tình hình nợ, bản tin VnEconomy cho biết rằng nợ Chính phủ
đã vượt giới hạn là thông tin từ báo cáo bổ sung tình hình kinh tế – xã hội
2015 trong phiên khai mạc kỳ họp thứ 11 của Quốc hội sáng 21/3, do Phó thủ
tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày.
Điểm ghi nhận, dự kiến Nguyễn Xuân Phúc sẽ lên ghế Thủ Tướng, nên
đã tìm ra được hồ sơ nợ minh bạch hơn là các bản báo cáo trước đây của ông
Dũng.
Báo cáo bi quan được bản tin VnEconomy viết:
“Bên cạnh kết quả, báo cáo nêu không ít hạn chế, yếu kém. Như,
phát triển kinh tế – xã hội chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Kinh tế vĩ
mô, kiểm soát lạm phát và một số cân đối lớn ổn định chưa vững chắc. Cân đối
ngân sách Nhà nước còn khó khăn, vẫn còn thất thu, nợ đọng thuế, cơ cấu chi
chưa hợp lý; chi thường xuyên tăng nhanh.
Một số khoản chi chưa được quản lý chặt chẽ, bội chi ngân sách còn
cao, chưa đạt mục tiêu 4,5% GDP. Nợ công tăng nhanh, áp lực trả nợ lớn, nợ
Chính phủ đã vượt giới hạn quy định (50,3% GDP so với quy định là không quá
50%), Phó thủ tướng cho biết.”
Một bản tin khác của VietnamNet cũng ghi những yếu kém của chính
phủ Nguyễn Tấn Dũng qua bản tin “Ngân sách không đủ tiêu, Chính phủ vay nợ khắp
nơi…”
Bản tin nói:
“Đang có hiện tượng “vung tay quá trán” trong chi tiêu nên mới đầu
năm, để đảm bảo ngân sách nhà nước, Chính phủ đã phải tính chuyện đi vay cả
trong ngoài nước 116 nghìn tỷ đồng để chi tiêu. Rất có thể, thuế nội địa sẽ
tăng để bù đắp cho khoản vay này.
Nhận định bổ sung về tình hình kinh tế năm 2015 và định hướng
2016, trong một báo cáo gửi mới nhất gửi đến các đại biểu Quốc hội, Chính phủ
không giấu diếm nỗi lo về thu chi ngân sách.
Báo cáo của Chính phủ thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước
không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải
dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”…”