Tiếp theo lời chúc Tết --
Muốn có đổi thay, chúng ta phải hành động
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 20 tháng 3, 2016
Muốn
thay đổi đất nước thì phải hành động, và khi hành động thì phài
làm đúng việc. Muốn dứt bệnh thì phải trị đúng căn.
Nếu
muốn dân chủ thì chúng ta phải biết căn nguyên của sự mất dân chủ,
rồi tác động để thay đổi.
Mất
dân chủ là khi nào người dân yếu hơn chính quyền về cả thế lẫn lực.
Khi ấy dân sợ chính quyền và bị khống chế bởi chính quyền. Muốn có
dân chủ thì phải đảo ngược tương quan này, để sao cho chính quyền sợ
dân và bị dân khống chế. Muốn thế, dân phải mạnh hơn chính quyền cả
về thế lẫn lực.
Cái
gì tạo nên lực của dân?
Đó
là sự tập hợp thành tổ chức.
Chính
quyền tự nó là một tổ chức to lớn, rậm rạp. Để đối lại người dân
cũng phải kết lại với nhau thành tổ chức. Tổ chức càng chặt về quy
củ, lớn về quy mô và nhiều về số lượng thì lực của dân càng mạnh.
Chặt
về quy củ, lớn về quy mô và nhiều về số lượng chính là những đặc
tính của một xã hội dân sự trưởng thành.
Cái
gì tạo nên thế của dân?
Đó
là sự liên kết.
Chính
quyền có khả năng huy động lực lượng rất nhanh và hiệu quả để tạo
mũi nhọn xung kích. Không một tổ chức dân sự nào tự mình có thể
bì.
Muốn
đối lại thì các tổ chức dân sự phải liên kết với nhau và phải huy
động được sự yểm trợ của quốc tế. Đó là cách các tổ chức của
người dân huy động và gom lực để tạo mũi nhọn xung kích.
Con
người sinh ra không tự dưng biết cách tổ chức và liên kết, mà phải
học và phải hành.
Ở
Việt Nam hiện nay học về tổ chức và liên kết là cả một vấn đề vì không
ai biết hơn ai để chỉ cho nhau. Như thể giữa sa mạc, không dễ tìm
người dậy bơi.
Ngay
trong khối người Việt ở hải ngoại cũng ít ai có kinh nghiệm xây dựng
một tổ chức phi chính phủ. Tuy có người làm việc trong các tổ chức
phi chính phủ nhưng chỉ trong tư cách nhân viên, sau khi các tổ chức ấy
đã hoạt động vững chãi. Trong khi đó người ở trong nước đang cần học
về xây dựng một tổ chức từ đầu, rồi phát triển nó về quy củ và
quy mô, và liên kết nó với những tổ chức bạn.
Ở
Việt Nam học đã khó mà hành lại còn khó hơn. Xã hội Việt Nam là
bãi sa mạc về xã hội dân sự do bị cấm đoán và bóp chẹt. Ai có thể
tập bơi trên mảnh đất khô cằn?
Yếu
tố quan trọng nhất để phát triển xã hội dân sự là kỹ năng và kinh
nghiệm tổ chức. Kinh nghiệm ấy không thể học qua sách vở hay bài
giảng mà phải bắt tay vào việc, và phải có sự hướng dẫn và dìu
dắt của người từng trải. Nhưng người đi trước không có thì lấy ai
hướng dẫn và dìu dắt người đi sau?
Đấy
là vòng lẩn quẩn phải phá vỡ.
Muốn
thế, chúng ta phải tạo dựng một môi trường xã hội dân sự theo tính
cách “phòng thí nghiệm” để đào tạo những tốp người đầu tiên – như
thể xây hồ bơi nho nhỏ giữa sa mạc. Qua đó, những người hoạt động
được huấn luyện về các quy tắc căn bản về tổ chức và điều hành,
và được hướng dẫn để tập hợp lại thành các nhóm thực tập. Họ thực
tập qua một số dự án lớn dần. Những kỹ năng và kinh nghiệm căn bản
ấy họ sẽ áp dụng vào các lĩnh vực mà họ muốn đeo đuổi.
Đấy
là lúc họ ra hồ rộng, rồi ra biển khơi. Môi trường xã hội dân sự
trong vùng Đông Nam Á là hồ rộng, nơi đó những nhà hoạt động xã hội
dân sự học hỏi được rất nhiều từ những bạn bè trong khu vực. Còn
quốc tế là biển khơi.
Tốp
người đầu tiên lại đào tạo những tốp đi sau. Và cứ thế.
Đào
tạo nhân sự về kỹ năng và kinh nghiệm tổ chức chính là việc đúng
để mở ra tiến trình dân chủ hoá đất nước.
Bài liên quan:
Lời
chúc Tết: Muốn có đổi thay, chúng ta phải hành động