GS Thịnh sợ: Kể cả tôi, khi nói về sự thật cũng chỉ dám đụng chạm vừa phải trong một quá trình tự dặn mình phải tự kiểm duyệt.
GS Thịnh láo: Còn nói rằng, “muộn hơn không” thì đó là cái “chủ nghĩa AQ” – y như một căn bệnh mãn tính của người Việt.
(Bệnh đó của đảng cs vn mắc mớ gì lôi dân tộc vào đó)
BBT Blog
'Bao biện thế nào, vẫn khó chối
trách nhiệm'
28 tháng 2 2016.
BBC.
Image copyrightAFPImage captionNgười dân Việt Nam không
quên tưởng niệm cuộc chiến biên giới Việt - Trung (17/2/1979).
Đó là quan điểm của ông Hà Văn Thịnh, nguyên giảng viên và
nhà nghiên cứu lịch sử thuộc Đại học Huế, trao đổi với BBC nhân gần đây một số
sự thật trong soạn sử, dạy sử ở Việt Nam được các sử gia của nước này tiết lộ
với truyền thông, như chuyện soạn sách giáo khoa (SGK) về cuộc chiến Biên giới
Việt - Trung (1979), cho tới 'tích hợp lịch sử' trong nhà trường phổ thông, hay
chuyện 'dã sử cách mạng' về anh hùng huyền thoại Lê Văn Tám v.v...
Mời quý vị theo dõi sau đây cuộc phỏng vấn qua bút đàm của
BBC với sử gia Hà Văn Thịnh:
Dù
có bao biện cách nào đi nữa thì những Giáo sư đầu ngành phải chịu trách nhiệm
khi cả một cuộc chiến tranh được rút gọn lại chỉ có mươi dòngSử gia Hà Văn
Thịnh
BBC: Ông bình luận ra sao về cách làm sử ở Việt Nam qua câu
chuyện Giáo sư Vũ Dương Ninh mới đây chia sẻ trên trang VnExpress.net về cuộc
chiến Biên giới phía Bắc của Việt Nam với Trung Quốc (từ 17/2/1979) khi được
phản ánh trong sách giáo khoa, bị cắt từ 4 trang xuống 11 dòng?
Ông Hà Văn Thịnh: “Chuyện” của GS Vũ Dương Ninh vừa cho độc giả biết thực sự
gây chấn động với dư luận, thực ra, chẳng có gì mới đối với những người dạy sử,
viết sử.
Cắt xén, thêm bớt, thổi phồng “tài năng” bên này, bôi xám
đối thủ bên kia..., đã là “truyền thống” của một nền sử học luôn nhân danh “lợi
ích cách mạng” để “chưa nên công bố” vì nếu công bố sẽ thế này, thế kia...
Nói trắng ra, “người ta” cứ vin vào đủ thứ của cái gọi là
“nhạy cảm” để biến hóa khôn lường, làm cho lịch sử không còn là sự thật theo
đúng nghĩa của nó nữa...
Dù có bao biện cách nào đi nữa thì những Giáo sư đầu ngành
phải chịu trách nhiệm khi cả một cuộc chiến tranh được rút gọn lại chỉ có mươi
dòng. Tính chi li, cứ mỗi chữ trong sách giáo khoa, phải đổi bằng cả ngàn mạng
người...
Muộn còn hơn không?
BBC: Có người phê phán là những câu chuyện như SGK cắt sự kiện
lịch sử từ 4 trang giảm xuống còn 11 dòng này, hay trước đây là chuyện sự thực
về huyền thoại Lê Văn Tám đã được tiết lộ quá trễ bởi những người có trách
nhiệm và liên quan, thậm chí đặt dấu hỏi về tư cách người làm sử, nhưng nếu có
người đặt lại vấn đề là 'muộn còn hơn không' thì ông thấy thế nào?
Ông Hà Văn Thịnh: Phê phán những người có trách nhiệm trong việc biên soạn
lịch sử là điều nên làm, phải làm vì nếu như các nhà sử học chẳng còn bất kỳ
chút “dũng khí sự thật” nào thì lịch sử chỉ còn là trò tung hứng của quyền lực!
Còn nói rằng, “muộn hơn không” thì đó là cái “chủ nghĩa AQ”
– y như một căn bệnh mãn tính của người Việt.
Thời chiến tranh, có câu nói cửa miệng mà ai cũng biết:
“Chết vẫn còn may, vì vẫn còn tìm thấy... xác”!
BBC: Bàn về chuyện huyền thoại cách mạng Lê Văn Tám, trả lời
BBC từ trước, sử gia, GS Vũ Dương Ninh cho rằng trong sử xưa có chính sử và dã
sử, Lê Văn Tám theo ông là một dạng dã sử (ngầm hiểu là nên chấp nhận nó theo
cách đó), ông có đồng ý với cách lý giải đó?
Ông Hà Văn Thịnh: Không! Tôi không bao giờ đồng ý với cái cách trượt dài
theo bao biện rằng bịa ra lịch sử như Lê Văn Tám lại thuộc về... “dã sử”.
Dã sử kiểu gì đi nữa cũng không thể chấp nhận một con người
cụ thể đổ xăng vào rồi châm lửa và... chạy vào kho xăng địch. Phi lý về khoa
học, tệ hại về cách dàn dựng.
Có
không ít câu chuyện về khí phách, bản lĩnh của những nhà chép sử: Họ chấp nhận
cả tù đày, cái chết, mất một phần thân thể..., để quyết nói lên sự thật. Dù có
buồn cách mấy cũng phải thừa nhận rằng thời nay chẳng tìm thấy ai vậy nữaSử gia
Hà Văn Thịnh
Dối trá như thế rồi lại trách lớp trẻ bây giờ ít trung thực,
suy thoái về văn hóa thì quả là chuyện thật buồn...
'Chẳng tìm thấy nữa'
BBC: Năm vừa qua, Việt Nam có vụ việc khá ồn ào về việc nên
soạn sách, dạy sử 'tích hợp' hay là để nó như một môn độc lập, đằng sau tất cả
mọi tranh cãi, lý lẽ, kể cả việc dường như đã có một chiến dịch các sử gia Hội
sử học Việt Nam phản kích rất mạnh mẽ Bộ Giáo dục, câu chuyện này thực sự phản
ánh điều gì, theo ông?
Ông Hà Văn Thịnh: Cái chuyện “tích hợp” môn sử dù có giải thích cách nào đi
nữa thì vẫn là sự chập choạng của tư duy.
Không đủ chứng cứ để nói về ý đồ của những người đề ra “tích
hợp” cũng như ai đứng sau cái ý định kỳ quái đó, tôi chỉ muốn lưu ý rằng, một
khi người ta “trộn” lịch sử với đạo đức, công dân, an ninh quốc phòng thì các
giáo viên tha hồ thả bóng bay ỡm ờ cho học trò hiểu về lịch sử thế nào thì
hiểu.
Nói cách khác, hình như có ai đó đã “quên mất rằng” tích hợp
là vô hình trung làm mờ lịch sử dân tộc, nếu không muốn nói là các thế hệ sau
sẽ QUÊN dần lịch sử nước nhà...
Khi đó, ai còn nhớ đến cái gốc, cái nền của bản sắc Việt,
Văn hóa Việt?
BBC: Có người nói, dù dưới bất cử lý cớ nào, nếu giảng dạy,
chép sử mà 'né tránh' sự thật, 'hy sinh' các nguyên tắc khách quan, trung thực,
'thỏa hiệp' với chính quyền, đổi lấy an toàn, thì đều là hành vi khó chấp nhận
với cả dân tộc lẫn khoa học, ông thấy thế nào?
Ông Hà Văn Thịnh: Trong lịch sử của nhiều dân tộc, có không ít câu chuyện về
khí phách, bản lĩnh của những nhà chép sử: Họ chấp nhận cả tù đày, cái chết,
mất một phần thân thể..., để quyết nói lên sự thật. Dù có buồn cách mấy cũng
phải thừa nhận rằng thời nay chẳng tìm thấy ai vậy nữa.
Kể cả tôi, khi nói về sự thật cũng chỉ dám đụng chạm vừa phải
trong một quá trình tự dặn mình phải tự kiểm duyệt. Nói như thế để biết về một
nỗi đau của không ít nhà sử học thời nay.
“Lạt mềm buộc chặt” và những “cái lồng vô hình” là kiệt tác
về quản lý con người của thời bây giờ. Chính vì thế nên đa số mọi sự phản ánh
về sự thật đều xảy ra sau khi... nghỉ hưu.
Tôi hay nói đùa là đất nước có một trạng thái đặc biệt: “Sự
thật thời hưu trí”...
Làm lại thế nào?
Nếu
bắt đầu lại theo đúng nghĩa nguyên thủy của lịch sử, tôi chỉ xin lặp lại ý kiến
của Hérodotus (480-420 B.C) thuở xưa: "Kể lại chính xác về những gì đã xảy
ra và, cho các nhà sử học bình luận khách quan về tất cả những gì đã xảy ra”!Sử
gia Hà Văn Thịnh
BBC: Cuối cùng, nền sử học trong tương lai của Việt Nam, nếu
được tự chủ, độc lập, việc xác lập lại cách làm sử, dạy sử có dễ không, sau mấy
chục thập niên theo lề lối được cho là 'sử minh họa', 'sử tuyên truyền' như
nhiều người nhận xét; và khi làm lại, cần bắt đầu từ đâu, từ cái nào là quan
trọng, đáng lưu ý nhất?
Ông Hà Văn Thịnh: Chắc chắn rằng nếu lịch sử được chép, kể đúng như nó đã
xảy ra thì hấp dẫn, thú vị và cuốn hút vô cùng.
Tôi đã từng đọc không ít cuốn sử của các học giả phương Tây:
Chúng lôi cuốn từ đầu đến cuối, đọc một mạch không thể dừng được.
Những người có trách nhiệm đã quên mất một điều quan trọng:
Nếu lịch sử cứ mãi chắp vá, sai sự thật thì mọi giá trị đều bị đảo lộn – nhen
nhóm, nuôi dưỡng dần “tinh thần dối trá”. Hãy thử hình dung khi không còn cái
gì để tin thì con người biết bám víu vào đâu để sống?
Nếu bắt đầu lại theo đúng nghĩa nguyên thủy của lịch sử, tôi
chỉ xin lặp lại ý kiến của Hérodotus (480-420 B.C) thuở xưa: “Kể lại chính xác
về những gì đã xảy ra và, cho các nhà sử học bình luận khách quan về tất cả
những gì đã xảy ra”!
Ông Hà Văn Thịnh là nhà nghiên
cứu, giảng viên ngành sử học từng có nhiều năm làm việc tại Khoa Lịch sử, Đại
học Khoa học, Đại học Huế, Việt Nam.