Thêm cơ hội để áp lực Việt Nam về nhân quyền
Mạch Sống, ngày 23 tháng 3, 2016
Hôm
qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng
viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa
Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp
Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và
Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ.
TPP
bao gồm các bản kế hoạch song phương mà 3 quốc gia này đã ký kết
với Hoa Kỳ, với những cam kết nhằm bảo đảm sự nhất quán giữa mọi
quốc gia tham gia TPP. Điều khoản chính mà Việt Nam phải cam kết là quyền lập
nghiệp đoàn độc lập.
Ts.
Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định rằng
các Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ nêu quan tâm vì họ e ngại rằng Việt Nam sẽ không thực hiện đúng lời
hứa.
“Tại
các buổi họp với Toà Bạch Ốc, Bộ Ngoại Giao và ngay cả với Đại Sứ
Michael Froman, tôi đã nhiều lần chỉ ra rằng chính quyền
Việt Nam sẽ dựng lên nhiều quy định hành chính nhằm cản trở việc
thành lập nghiệp đoàn,” Ts. Thắng nói. “Điều này không khác gì chính
sách của họ đối với các tổ chức tôn giáo hiện nay.”
Để
được Hoa Kỳ rút ra khỏi danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt
(CPC), chính quyền Việt Nam đã cam kết tôn trọng quyền tự do tôn giáo.
Tuy nhiên, khi thực hiện thì họ lại đòi hỏi
các tổ chức tôn giáo phải đăng ký hoạt động theo những quy định rất
khó khăn. Hầu hết các tổ chức tôn giáo độc lập đều bị từ chối khi
đăng ký.
Trong
thư gởi Đại Sứ Froman, các vị Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ khẳng định: “Vì sẽ cần thời gian để các quốc gia kể trên thực thi
những trách nhiệm của họ, sẽ là thái độ nóng vội nếu Quốc Hội
hành động về TPP trước khi Malaysia,
Việt Nam và Brunei thực hiện những bước đầu các cam kết của họ.”
“Để
khuyến khích việc tuân thủ, cải thiện điều kiện lao động, bảo đảm
rằng công nhân và doanh nghiệp Hoa Kỳ không bị cạnh tranh bất công, và
để chúng tôi có được đầy đủ thông tin khi biểu quyết về TPP, [Ông] không nên đệ trình đạo luật về thực thi TPP cho
Quốc Hội trước khi Malaysia, Việt Nam và Brunei đã hoàn toàn đáp ứng
các đòi hỏi trong các kế hoạch về sự nhất quán.”
Từ
cuối năm 2009, BPSOS đã vận dụng cuộc thương thảo TPP để vận động
chính phủ Hoa Kỳ áp lực Việt Nam phải cam kết tôn trọng nhân quyền
và thực thi các cam kết ấy.
Sự
lên tiếng của 19 Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ đẩy lùi triển vọng TPP được
biểu quyết trong năm nay.
Tháng
10 năm ngoái, TNS Mitch McConnell (Cộng Hoà, KY), Chủ Tịch Thượng Viện,
đã tuyên bố là không đưa TPP ra biểu quyết cho đến sau ngày bầu cử 8
tháng 11. Trong khi đó, TNS Orin Hatch (Cộng Hoà, UT), Chủ Tịch Uỷ Ban
Tài Chính của Thượng Viện, bày tỏ mối quan ngại về một số điều
khoản trong TPP. Uỷ Ban này là cửa ngõ mà TPP phải đi qua nếu muốn
được Thượng Viện biểu quyết.
Muốn
trở thành hiệu lực, TPP còn phải được biểu quyết và thông qua bởi
Hạ Viện. Theo thông tin mới nhất, sự ủng hộ cho TPP ở Hạ Viện đang
giảm sút. Chủ Tịch Hạ Viện, Dân Biểu Paul Ryan (Cộng
Hoà, WI) mới đây nhận xét rằng hiện không đủ số phiếu để thông qua
TPP trong lúc này.
“Như
vậy, cộng đồng chúng ta sẽ có thêm cơ hội ít ra đến đầu tháng 11 để
áp lực Việt Nam phải thực thi một số cam kết về nhân quyền để đánh
đổi các lợi ích của TPP”, Ts. Thắng nhận
định.
Ông
cho biết là cuộc vận động Hành Pháp và Quốc Hội Hoa Kỳ cho năm nay
đã bắt đầu vào đầu tuần này.
“Trong
nay mai chúng tôi sẽ công bố kế hoạch với từng bước cụ thể để mọi
người cùng tham gia.”
Toàn
văn lá thư của 19 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ: