LỜI
THƯA TRƯỚC.
“Từ Ngộ Không đến Ngộ
Thiệt”.
Đức Tin Ký Sự 2 phần
01 đã đề cập đến hai cuộc hành trình. Hành trình của Đường Tăng đi thỉnh kinh
(chân lý) về dâng hiến cho nhân loại. Hành trình của Khối Nhơn Sanh KNS đem
chân lý dâng lên đồng đạo: Hiệp đồng nhau mở Đại Hội Nhơn Sanh (ĐHNS) để công
cử người cầm quyền hành chánh tôn giáo; từ đó xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài,
phục hồi cơ đạo.
Đường Tăng đến được
nơi có kinh (Tây Phương) là kỳ công của tập thể. Trong tập thể đó Tôn Ngộ Không
là người có vai trò rất quan trọng. Ngộ Không là nhân vật của thời Nhị Kỳ Phổ
Độ.
Đức Tin Ký Sự 2 phần
02 xin dâng hai chữ NGỘ THIỆT cho sự kiện trọng tâm là ĐHNS của ĐĐTKPĐ. Ngộ
Thiệt của Tam Kỳ Phổ Độ không phải là một cá nhân hay một tập thể mà là một sự
kiện trung tâm.
Ngộ Không là nhân vật
của Nhị Kỳ Phổ Độ nên phù hợp với nguyên lý của thời đó: Đạo từ vô vi đến hữu
hình.
Vô vi không thấy được
bằng con mắt sinh học nhưng có thể đến được bằng tâm linh, ý thức; cảm nhận
được hay lý hội được. Cho nên khởi điểm của hành trình đi thỉnh kinh là phải
NGỘ KHÔNG (hiểu được cái lẽ không). Giáo chủ các tôn giáo thời đó không có ai
xưng mình là giáo chủ khi còn mang xác phàm. Danh xưng giáo chủ là do các môn
đệ đời sau tôn vinh, xưng tụng mà nên hình. Thờ phượng thì lớn trước nhỏ
sau...Cái lý của Ngộ Không là như vậy.
NGỘ THIỆT trong
ĐĐTKPĐ theo nguyên lý của thời tam kỳ:
Đạo từ hữu hình đến vô vi. Hữu hình thì nhìn thấy được bằng con mắt sinh học.
Đó là các thể pháp tôn giáo (thờ phượng thì nhỏ trước lớn sau). Đạo có vò giáo
chủ hữu hình ngay khi còn mang xác phàm. Hộ Pháp Phạm Công Tắc ký tên với danh
xưng: Giáo chủ Đạo Cao Đài. ĐHNS là do nhân sự tôn giáo căn cứ vào giáo lý và
pháp luật tôn giáo để mở hội nên hoàn toàn có thể nhìn thấy được, kiểm chứng
được.
Các tiền bối khai đạo
đã thỉnh cầu Đại Từ Phụ và các Đấng Thiêng liêng xin Kinh Tận Độ (Tân Kinh).
Mãi đến Trung ngươn Ất Hợi (1935) địa cầu 68 mới hưởng được ân phước: Khai cơ
tận độ.
Đức Tin Ký Sự 2 phần 01
cũng đã trình bày công thức cuối cùng trong Tân Kinh (Di Lặc Chơn Kinh) là Giải
Thể Phật. KNS đã trình bày theo 02 nghĩa vãng và lai. Nó biến hóa như dịch lý
hể Ký tế xong là lập tức đến Vị tế (quẻ số 63: Thủy hỏa ký tế “đã tới mức, đã
xong việc” là lập tức đến quẻ 64: Hỏa Thủy vị tế “chưa tới mức, chưa xong
việc”). Vãng và lai du hành bất tức liền lạc nhau như hai mặt của một bàn tay.
Nói đơn giản như học xong lớp một thì lên lớp hai... cứ thế tiếp tục... xong
cấp nầy thì đến cấp khác không bao giờ dừng lại. Cho nên Đạo Cao Đài có Kinh
nhập hội, Kinh xuất hội; Kinh khi ra đường, Kinh khi về; Kinh khi đi ngủ, Kinh
khi thức dậy; Kinh vào ăn cơm, Kinh khi ăn cơm rồi... Có Kinh nhập học mà không
có Kinh khi học xong... nghĩa là việc học không bao giờ xong, không bao giờ
chấm dứt.
Đức Chí Tôn đến với
nhân loại để: Giáo hóa nhơn sanh cầu
triết lý, Đạo truyền thiên hạ ái đồng bào. Đức Hộ Pháp là một trong
những người học triết lý từ Đức Chí Tôn và được các Đấng thiêng liêng giúp sức
để viết nên các bài kinh trên. Khi các bài kinh ra đời thì nó thành ra triết
học. Triết học Cao Đài gắn liền với thực tế cuộc sống, hướng dẫn thực hiện đạo
làm người chớ không phải để trong tủ kính mà ngắm (triết học kinh viện).
Triết lý là một văn
án, một sử chương, một công trình đã hoàn thành nhưng chưa hoàn tất nên nó sẽ
được đào sâu để soi chiếu nhiều lãnh vực, được mở rộng để liên kết nhiều vấn đề
từ đó tạo thành bài bản, giáo án, công thức... hữu ích để phụng sự nhân loại
theo đúng luật tấn hóa trong bác ái – công bằng thì nó thành ra triết học...
Triết lý và triết học liền lạc nhau, ẩn hiện như âm dương (có ngày có đêm, song
đầu mối của ngày đêm không bao giờ có...). Nói cho cùng nứoc nó cũng chỉ là
những khái niệm, ước lệ để hiểu... hiểu rồi thì để phương tiện lại đó cho khách
cần thì có phương tiện qua sông, đừng vác bè trên vai mà đi.
Vãng là Hội Thánh do
Thiên thượng lập ra đã xong trách nhiệm nên giải thể (vãng: Ký tế). Lai là Hội
Thánh không còn thì toàn đạo phải tìm ra cách thức, phương án xây dựng lại hành
chánh tôn giáo. Giải rõ được thể lệ, cách thức đúng với giáo lý và pháp luật
đạo. Tiến hành đúng hướng, đúng cách, đúng nơi để xây dựng lại Hội Thánh Cao
Đài đó là Giải Thể Phật theo nghĩa lai (Vị tế).
Muốn xây dựng lại
hành chánh tôn giáo là bước vào một thời kỳ chỉnh đốn và canh tân. Muốn vậy
phải tìm hiểu ngọn ngành của sự việc đã xãy ra (tiên giáp tam nhật). Căn cứ vào các văn bản chính thức của Hội
Thánh đã ban hành trong hành chánh tôn giáo (Hội Thánh minh giao sách trường xuân – Kinh Đệ Tam Cửu) để tìm hiểu
phân tích và đưa ra chương trình hay các bước chỉnh đốn sửa sang trong một tổng
thể. Đạo không thể sửa chổ nầy thì vướng chổ kia, sửa hôm nay thì mai thấy nó
sai và lại sửa tiếp theo kiểu sáng xây chiều đập bỏ, mai xây tiếp. Phải căn cứ
vào văn bản, liên kết nhau đề ra được các bước thích hợp trong một tổng thể để
việc chỉnh đốn không đi vào cục bộ (hậu
giáp tam nhật). Phải Đắc văn sách
thông thiên định địa (Kinh Đệ Ngũ Cửu).
Tiên giáp tam nhật, hậu giáp tam nhật là đạo lý từ quẻ Sơn Phong Cổ trong Kinh Dịch. Cũng trong quẻ
Sơn Phong Cổ có dạy... Cán phụ chi cổ và
cán mẫu chi cổ...(Cổ là xưa củ, là rối rắm như gió thổi vào núi bị dội lại
làm cho vạn vật bị rối loạn, Cổ cũng có nghĩa là sâu bọ phá hại mùa màng làm
nát loạn cần phải sửa).
Cán phụ chi cổ là gánh vác, cán đáng cái sự hư hoại của
Cha. Cha ở đây là yếu tố dương (trong âm dương) là yếu tố lý (trong sự việc).
Nghĩa là xem xét sự việc đến nước đó là do nguyên lý có khiếm khuyết hay do
nhân sự thi hành không minh lý, hiểu sai nguyên lý mà ra cớ sự.
Thí dụ như nhân loại
xây dựng văn minh trên nguyên lý thuyết địa tâm: trái đất là trung tâm vũ trụ,
mặt trời quay xung quanh trái đất...đến lúc nào đó quan niệm như vậy không còn
giải thích được các vấn đề thực tế trong thiên nhiên hay đời sống... nhân loại
tìm cách giải thích mới và phát hiện ra thuyết nhật tâm: Mặt trời là trung tâm
vũ trụ, trái đất quay chung quanh mặt trời (để có 04 mùa), và tự quay chung
quanh trục (để có ngày và đêm)... Nghĩa là cái sự Cổ do từ trong căn bản, từ
trong hệ thống cần phải thay đổi chớ không thể điều chỉnh. Sự Cổ là do bản
chất.
Cán mẫu chi cổ là cán đáng sự việc hư hoại từ Mẹ. Mẹ ở đây
là yếu tố âm (trong âm dương); là yếu tố tình trong sự cổ. Phải minh lý để hiểu
sự việc hư hoại là do người thực hành chưa hiểu hay chọn các thông số sai. Yếu
tố sai đây là do con người, nó thuộc về lỗi chủ quan của nhân sự thừa hành
không phải do nguyên lý hay hệ thống. Nghĩa là sự Cổ là có thật (đã xãy ra
nhưng chỉ là số ít là hiện tượng cá biệt) nên chỉ cần điều chỉnh mà không cần
phải thay đổi.
Thí dụ như học sinh
trong lớp học cùng giải một bài toán đố để tìm diện tích và chu vi của một hình
tam giác. Có người làm đúng, có người làm sai. Người làm sai phải xem xét, tìm
hiểu coi sai ở đâu để sửa chớ không phải công thức tính diện tích hay chu vi
sai.
Nếu vì một số người
tính sai bài toán mà đặc vấn đề xem lại công thức, nguyên lý là lố bịch. Nếu
một đa số làm sai trong cả một thời gian dài và lập đi lập lại mà cứ ra sức bao
che, giải thích để chây ì ra đó không thay đổi là giáo điều, là cuồng tín.
Nghĩa là phải hiểu sự Cổ xãy ra là do bản chất hay hiện tượng, từ đó mới có đối
sách thích hợp.
Thí dụ sát sườn cho
ĐĐTKPĐ hiện tại là nhà cầm quyền đã ra Bản Án Cao Đài (20/07/1978). Nhà cầm
quyền có trách nhiệm, có liêm sĩ là phải minh bạch trong đúng sai. Nếu bản án
đúng thì cứ giử nghiêm phép nước; nếu bản án sai phải biết làm đúng thủ tục
hành chánh là ra văn bản để xin lỗi, rút lại bản án và bồi thường danh dự, vật
chất cho nạn nhân.
Vậy bản án Cao Đài
năm 1978 kết tội ông Phạm Công Tắc phản bội tổ quốc trắng trợn là đúng hay sai?
Năm 2006 nhà cầm
quyền hiện nay kết hợp với chi phái 1997 rước liên đài ông Phạm Công Tắc từ Nam
Vang (Campuchia) về cúng tế trang trọng và đưa vào bữu tháp tại Tòa Thánh Tây
Ninh (Việt Nam) cho người đạo kính ngưỡng, bái lễ. Như vậy chứng tỏ ông Phạm
Công Tắc không phạm tội như bản án đã kết án.
Căn cứ vào đâu mà nhận
xét như vậy?
Xin thưa rằng sau
ngày 30/04/1975 những người liên quan đến chế độ Việt Nam Cộng Hòa bị bắt đi
cải tạo (không có bản án) mà qua đời khi đang cải tạo thì hài cốt của họ vẫn
không được đưa về gia đình. Chính quyền xem họ là người có tội nên hài cốt vẫn
bị giam. Ông Phạm Công Tắc bị bản án kết tội phản quốc nhưng hài cốt được rước
từ nước ngoài về rồi tế lễ trang trọng và đưa vào nơi tôn nghiêm. So sánh hai cách
đối đãi, hai sự việc với nhau là chứng cứ thể hiện ông Phạm Công Tắc không phạm
tội.
Một việc rất thời sự
hiện nay là Ông Nguyễn Thanh Chấn bị kết tội chung thân và thụ hình đã mười
năm. Gia đình ông Chấn tìm đủ cách để đưa thủ phạm ra ánh sáng. Ông Chấn được
minh oan bằng thủ tục hành chánh rõ ràng. Chính quyền phải ra văn bản xin lỗi
và xóa án cũng như đền bù vật chất và tinh thần cho ông Chấn.
Vậy tại sao ông Phạm
Công Tắc lại không được chính quyền đối xữ như ông Chấn? Tại sao chi phái lập ngày
09/05/1997 đang làm chủ Toà Thánh Tây Ninh im lặng như tờ giấy trãi?
Chính quyền ra bản án
sai sự thật rồi căn cứ vào bản án để diệt đạo. Đến khi thấy không thể diệt được
bằng cách đó thì thay đổi bằng cách mới. Cách mới đó là dùng chính bàn tay
người đạo để diệt đạo. Nói trắng ra là dùng Hội Đồng Chưởng Quản (HĐCQ) dựng
lên tổ chức tôn giáo mới và cấp pháp nhân ngày 09/05/1997 để diệt đạo.
Hội Thánh Cao Đài bị
Bản án Cao Đài dội bom nên lập ra Đạo Lịnh 01 ngày 01/03/1979 để che chắn cho
người đạo trong cơn nguy biến. HĐCQ do Đạo Lịnh 01/1979 mà có. Đến năm 1997
HĐCQ lập tổ chức tôn giáo mới để diệt đạo thì người đạo bị lầm kế của tà quyền
rồi quay sang kết tội Đạo Lịnh 01.
Jiuda phản Đức chúa
Jésus là việc của Jiuda không có ai kết tội Đức Chúa đã nhận Jiuda làm Tông đồ
cả. HĐCQ phản đạo là việc của HĐCQ cớ sao lấy đó kết tội Đạo Lịnh 01??? Việc
kết tội Đạo Lịnh 01/1979 tạo ra HĐCQ để họ phản đạo nó giống như Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo (171b Cống Quỳnh, Sài Gòn, Việt Nam) ra một số sách
qui kết các chi phái Cao Đài sanh ra là do Hội Thánh Cao Đài mà có các chi phái.
Lý luận kiểu đó giống
như thời phong kiến có một người trong dòng họ gây trọng tội thì phải bị tru di
tam tộc. Trung thành với lý luận kiểu đó thì đỉnh cao của nó là kết tội Thượng
Đế đã tạo ra nhân loại nên mới có chiến tranh, có bất công... Trang Tử viết
trong Nam Hoa Kinh chuyện anh mù bài bác rằng ta sống bao nhiêu năm rồi chỉ
thấy có một màu chứ làm gì có màu sắc khác, làm gì có cỏ cây, làm gì có tinh tú
lung linh... Ông La Fontaine viết chuyện con chó sói bắt tội con cừu non đến
suối uống nước làm bẩn dòng suối không được (vì cừu uống phía dưới dòng chảy) thì
quàng sang tội năm trước mày nói xấu ông (năm đó cừu chưa ra đời), không được
thì tới anh em nhà mầy (cừu có một mình), chó sói quát không vậy thì dòng họ
nhà mầy... nên có người bảo tao phải ăn thịt mầy để trị tội... rồi xơi thịt con
cừu...
Hội Thánh Cao Đài lập
ra HĐCQ có qui định nhiệm vụ, chức năng rõ ràng ngay trong Đạo Lịnh 01 chớ đâu
đã khoán trắng sự nghiệp của đạo cho HĐCQ. Những người thấy HĐCQ làm sai và lập
ra tổ chức tôn giáo mới ngày 09/05/1997 rồi quay sang kết tội Đạo Lịnh 01/1979 đã
sản sinh ra HĐCQ để họ phản đạo là thiếu hiểu, không đọc kỷ những qui định
trong Đạo Lịnh 01 rồi đi đến không công bằng. Từ đó lầm gian kế: dùng người đạo
diệt người đạo.
Ngày nay người đạo đã
chứng minh sự thật rành rành ra rằng Đạo Lịnh 01/1979 là nạn nhân còn thủ phạm
chính là Bản Án Cao Đài. Một số người vẫn không chấp nhận sự thật mà không chịu
tranh luận công khai. Họ vẫn biếm nhẽ, công kích lên án Đạo Lịnh 01 để gây chia
rẽ trong đồng đạo không theo chi phái 1997. Đó là hạng người nối giáo cho giặc.
Điều kỳ quái hơn hết là
họ xưng danh trung thành với Đạo, bảo thủ chơn truyền của Đạo mà lại hổn ẩu với
Hội Thánh, nhục mạ Hội Thánh, cả gan
không nhìn nhận quyền năng dây sắc lịnh của Chí Tôn ban cho phẩm Thời Quân trong
Pháp Chánh Truyền. Họ trung thành với đạo bằng cách chối bỏ Pháp Chánh Truyền.
Chi phái 1997 mua mấy
trái banh, đem về sơn vàng, xanh, đỏ rồi bỏ trong cái chuông, đem vào Cung Đạo cho
nhân sự của họ bắt banh để chọn phái. Họ bắt banh thay cho cơ bút Thiêng Liêng
chấm phái. Họ cũng xưng là thiên phong và viết chiếu y Pháp Chánh Truyền.
Một đàng xưng danh là theo chơn truyền. Một đàng là
chi phái lập năm 1997 tất nhiên là khác nhau. Nhưng cả hai đều ra văn bản viết
là làm theo Pháp Chánh Truyền... hỏi vậy có đáng tin chăng?
(Còn tiếp)....