Chuyện
quan trường:
Phù thu, bổ chi, phì thân cán bộ
Việt Nam Thời Báo.
Hiền Nghi.
(VNTB) Cũng là bởi, quan trường Việt Nam là quan trường của những kẻ tự
cho mình là chim ưng, nhân dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng, không gì là lạ.
Lạm thu, lạm chi và bồi dưỡng cán bộ
Loạt phóng sự về sưu cao thuế nặng mà người dân
Hà Tĩnh, cụ thể là các xã thuộc huyện Can Lộc phải gánh cho quan gây rúng động
xã hội dư luận. Mới đây, nhà báo Hoàng
Anh – Văn Hùng tiếp tục bài phóng sự điều tra, trong đó cho
thấy, "những gia đình nông dân nơi này" đóng góp các khoản phí xây
dựng nặng nề, các loại quỹ biến tướng, thậm chí còn huy động sức dân để xây
dựng trụ sở xã lên đến 1,2 tỷ đồng, đi ngược lại với chủ trương của nhà nước
bây lâu nay là phải do ngân sách nhà nước bỏ ra, theo Quyết định 695/QĐ-TTg.
Theo bài báo cho biết, trụ sở làm việc và hội
trường của xã Gia Hanh (Can Lộc) với tổng kinh phí lên 6,3 tỷ, và 5 năm xây
dựng thì cũng chừng đó thời gian 6.000 nhân khẩu ở xã này phải bóp chét để đóng
quỹ theo khẩu (100.000 đồng/ khẩu/ năm) và 30.000 đồng/ sào. Và mức thu cho hội
trường UBND xã là 849 triệu đồng, trong khi báo cao thu ngân sách lại không có
mục nào liên quan dến "ngân sách xã" chi cho công trình này.
Ông Nguyễn Huy Lan, thôn Thượng Triều, xã
Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh bật khóc nói với PV những khoản thu quá
nặng và phi lý của chính quyền. Ảnh: Báo NNVN
|
Đó là trong nhiều… khoản thu thay đúng phong
cách “bóc sức dân” của chính quyền cơ sở thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Và thậm chí, theo bài báo, nhiều xã ở huyện Can Lộc còn có hẳn Quỹ Hành chính dưới các tên gọi khác nhau khi triển khai về xã nhằm, trả công "cán bộ", trước đó vào năm 2014, một bài viết trên báo Tuổi Trẻ cho biết, người dân thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) "phải đóng thêm phí đài thọ cán bộ 30.000 đồng/khẩu và 31.000 đồng/sào, phí hoạt động của thôn 15.000 đồng/hộ."
Và thậm chí, theo bài báo, nhiều xã ở huyện Can Lộc còn có hẳn Quỹ Hành chính dưới các tên gọi khác nhau khi triển khai về xã nhằm, trả công "cán bộ", trước đó vào năm 2014, một bài viết trên báo Tuổi Trẻ cho biết, người dân thôn Đông Nam Lộ, xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) "phải đóng thêm phí đài thọ cán bộ 30.000 đồng/khẩu và 31.000 đồng/sào, phí hoạt động của thôn 15.000 đồng/hộ."
Trước đó dư luận cũng từng xôn xao về việc các
hộ dân thuộc xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa, bình quân mỗi hộ ở đây đóng
tới 17 đầu mục phí các loại theo hình thức "tự nguyện trong ép buộc".
Trong khi đó, tại huyện miền núi Trà Bồng (Quảng
Ngãi), huyện nghèo nhất nước theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, với số hộ nghèo
trên 3.600 hộ/8.500 hộ, nhưng đã không ngần ngại xây sân tennis gần 1 tỷ đồng
từ nguồn ngân sách để phục vụ vui chơi cho cán bộ ở địa phương, theo trang tin
Một Thế giới.
Cán bộ yếu kém pháp luật và dân đen chịu thiệt
UBND xã Vĩnh Lộc thu theo khẩu 170.000
đồng/khẩu/ năm trong 3 năm, được 1,239 tỷ đồng, khi được nhà báo hỏi về việc
thu tiền dân để xây trụ sở nhà nước là sai quy định, thì ông Chủ tịch xã Vĩnh
Lộc, Phạm Đức Hướng "nói không biết". Trong khi Bí thư Đảng ủy xã Gia
Hanh thật thà cho biết, "nhiều văn bản của cấp trên chúng tôi không được
tiếp cận hoặc tiếp cận có những nội dung không hiểu".
Ông Phạm Đức Hướng, Chủ tịch UBND vã Vĩnh
Lộc cho rằng xây dựng trụ sở UB cũng phải huy động nhân dân đóng góp. Ảnh:
báo NNVN
|
Tất nhiên, "quan phụ mẫu" không hiểu
là một chuyện, còn dừng thu là câu chuyên khác. Do đó, "lạm thu" tiếp
tục nảy sinh trên cơ sở bất chấp các giá trị "luật pháp".
Báo cáo số 91 ngày 29/07/2015 của Sở TTTT Hà
Tĩnh phản hồi về bài báo trên Nông nghiệp Việt Nam cho biết: "Nhìn chung,
các xã đã áp dụng thu, chi theo Pháp lệnh số 34/2007 của Quốc hội về việc thực
hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và văn bản số 408 năm 2011 của Sở Tài chính
Hà Tĩnh, hướng dẫn tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự
nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng."
Điều này là không lạ, bởi TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó
Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội cho rằng, lạm thu phí là thể hiện sự thiếu hiểu
biết và nhận thức pháp luật của cán bộ cấp cơ sở. Và mặc dù "chính quyền
cho rằng việc họ thu phí là được sự đồng tình của người dân thông qua các cuộc
họp, người dân sẽ biểu quyết. Tuy nhiên, TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, đó chỉ là
sự tự nguyện ép buộc, bởi người dân thừa hiểu rằng, nếu không đóng, nộp các
khoản phí mà chính quyền đưa ra họ sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn với chính
quyền."
Quan trường Việt Nam: Quan là chim ưng, dân là
vịt
Hai câu chuyện nêu trên, dù ở hai tỉnh khác nhau
nhưng đều qui đến một bản chất "Phù thu, lạm bổ": tăng thu, lạm chi.
Cái "phù lạm" đặc sánh theo kiểu quan trường Việt Nam, khi thu tràn
lan khắp xã hội, từ thu xây trụ sở, thu để xây trường, thu bảo trì đường bộ,
thu bảo dưỡng cán bộ, đến sứ quán Việt Nam cũng miệt mài "lạm thu"
nốt. Còn chi thì từ thả ga trong vốn ODA, xây dựng các công trình trụ sở hàng
ngàn tỷ đồng, đến sân chơi tennis cho cán bộ gần 1 tỷ đồng.
Đối tượng được "ưu ái" nhiều nhất
trong câu chuyện "quan trường Việt Nam" là vùng nông thôn, nông dân.
Bởi lẽ, khu vực này áp dụng cái gọi là đề an nông thôn mới (NTM), trong đó, ngân
sách xây dựng với sự đóng góp 10% của nhân dân trên tinh thần tự nguyện. Tuy
nhiên, bị bắt buộc và số tiền 10% khi lên đến con số tiền tỉ đã trở thành gánh
nặng cho chính người nông dân. Và nếu "bầy dân đen" không chịu nộp
các khoản phí thì "thì con đi học đại học, đi xuất khẩu lao động họ không
ký, đóng dấu hồ sơ cho. Tui muốn vay ngân hang cũng vay không được.", ông
Nguyễn Huy Lan, thôn Thượng Triều, xã Vĩnh Lộc, huyện Can Lộc cho biết.
Đối tượng thứ hai "được lợi" trong câu
chuyện quan trường Việt Nam chính là nguồn ngân sách nhà nước. Bởi bản thân, sự
lạm chi không làm gia tăng ngân sách, mà còn được các "cán bộ" bòn
vét, thả tay chi tiêu trong các công trình, dự án kiểu "xây nhà khách thúc
đẩy phát triển kinh tế", "xây tennis phục vụ đời sống cán bộ",
cao hơn cả là chi hàng trăm ngàn tỉ để xây dựng dự án "Boxit - lỗ theo kế
hoạch" và "lọc dầu – không lỗ nhờ ưu đãi".
Chỉ một đối tượng được hưởng nhiều nhất, là cán
bộ, chính quyền, và họ phì thân theo đúng nghĩa.
Trên bảo dưới không nghe, trên bất chính dưới
thì loạn, tự nguyện trong ép buộc, – đó chính là bản chất câu chuyện "sưu
cao thuế nặng" ở vùng quê Can Lộc (Hà Tĩnh); Nông Cống (Thanh Hóa) – những
vùng "nông thôn mới" điển hình của Việt Nam. Cũng như vùng miền núi
nghèo Trà Bồng (Quảng Ngãi) với phong cách chi tiêu con nhà giàu, phì thân cho
cán bộ.
Cũng là bởi, quan trường hiện tại là quan trường
của những kẻ tự cho mình là chim ưng, nhân dân là vịt, lấy vịt nuôi chim ưng,
không gì là lạ.
Tham khảo:
http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20140713/hoa-mat-voi-phieu-thu-phi-o-nhieu-xa/621292.html
http://nongnghiep.vn/lam-thu-o-can-loc-huy-dong-hon-12-ty-dong-cua-dan-de-xay-tru-so-ubnd-post147130.html