Nhà báo Nguyễn Tấn Hùng: Sản phẩm
điển hình
của nền báo chí độc quyền và minh
họa
Việt
Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.
(VNTB) Nhà
báo Nguyễn Tấn Hùng có thực sự đi đúng con đường và lương tâm nghề nghiệp của
mình hay không? Khi mà ông đã viết nên những lời bịa đặt, xúc phạm những người
hành đạo (Khối Nhơn Sanh) và từ chối đối diện với sự thật (Hội Luận). Thái độ
trốn tránh sự thật thông tin của cá nhân nhà báo hoàn toàn đối lập với cách mà
Khối Nhơn Sanh (KNS) sẵn sàng đi tới tận cùng sự thật, từ việc tiếp xúc chính
quyền các cấp, ban ngành cho đến tùy viên đặc trách tôn giáo nước ngoài, đến
việc... mở đường tiếp xúc, đối chất về bài báo mà KNS cho rằng nó "bịa
đặt, xúc phạm" người hành đạo.
“Kẻ giấu mặt” hay là tên bồi bút?
Những lời lẽ phán quyết của nhà báo
Nguyễn Tấn Hùng đăng tải trên báo Tây Ninh (29/05/2015) rằng: “Kẻ giấu mặt
không ký tên đã xúi giục 43 người kể trên gửi Thư trình bày và “mời gọi” đồng
đạo về Toà thánh dự Đại Hội Nhơn Sanh không ai khác hơn chính là Dương Xuân
Lương.”
Có nhẽ, thời đi học hẳn nhà báo đã biết câu, “Tiên học lễ, hậu học văn.” Vậy lễ
và văn được ông thể hiện như thế nào trong đoạn trên? Việt Nam Tự Điển
(Hội Khai Trí Tiến Đức) diễn giải chữ xúi là “khích, xui giục người ta làm
chuyện quấy.”
Theo nghĩa trong tự điển, thì việc
nhà báo dùng chữ xúi giục là thiếu sự tôn trọng 43 người ký tên trong Thư Trình
Bày. Bởi trong 43 người ký tên đó nhà báo Nguyễn Tấn Hùng đã biết mặt, biết tư
cách của họ như thế nào mà đã kết luận rằng họ bị xúi giục? Nhà báo có đề nghị
giao tiếp với họ về Thư Trình Bày lần nào chưa mà viết họ bị xúi giục? Nhà báo
Nguyễn Tấn Hùng căn cứ vào đâu để viết ông Dương Xuân Lương đã xúi giục 43
người đó ký tên?
Thái độ bẻ cong ngòi bút để viết nên
bài báo thiếu tôn trọng sự thật trên báo Tây Ninh (29/05) cho đến việc không
đến Hội Luận để đối chất chính bài viết “phán xét” của mình, lẽ nào đó là cách
hành xử có đạo đức, công tâm của một nhà báo? Sắp tới đây họ sẽ tiếp tục mời
nhà báo đến hội luận về bài báo đã đăng tải, lúc đó nhà báo Nguyễn Tấn Hùng có
tiếp tục lẩn tránh hay là đối diện với bài báo mà mình viết ra?
Trong khi đó, vào ngày 04/04/2015,
Khối Nhơn Sanh đã gửi Thư Trình Bày đến chính quyền các cấp từ trung ương đến
địa phương bằng đường bưu điện. Trong thư có ghi rõ là ngày 05/05/2015 sẽ đến
gặp chính quyền để thảo luận.
Nhiều người trong số 43 người đó đã
lập thành phái đoàn đem Thư Trình Bày ra tận Hà Nội để thảo luận với Ban Tôn
Giáo Trung Ương, Mặt Trận Tổ Quốc Trung Ương (05/05/2015). Cùng ngày 05/05/2015
một số trong 43 người đó đã tham gia vào phái đoàn đến Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Tây
Ninh để trao đổi về Thư Trình Bày. Trong ngày 05/05/2015 KNS phân công 02 đoàn
đến gặp chính quyền trung ương và địa phương. Với
phong cách làm việc tự tin, nghiêm túc và có trách nhiệm về nội dung đã ký
trong Thư Trình Bày như vậy ông lấy cơ sở nào để viết 43 người ký tên là bị xúi
giục?
Còn nội dung Thư Trình Bày chưa một
quan chức nào có ý kiến là nó sai (dù chỉ là một điểm nào trong đó). Điều đó
chứng tỏ nội dung Thư Trình Bày là không vi phạm pháp luật hay đạo đức xã hội.
Vậy nhà báo Nguyễn Tấn Hùng căn cứ vào đâu, theo quan điểm nào mà cho rằng nội
dung Thư Trình Bày là xấu nên cho rằng 43 người ký tên là bị xúi làm việc xấu?
Chưa kể, nhà báo Nguyễn Tấn Hùng
khẳng định trong bài viết rằng, “…xem qua văn bản này [...] đọc kỷ bức thư...”.
Như vậy, nhà báo đã biết địa chỉ ông Võ Văn Quang và những thông tin cá nhân
như số điện thoại, email. Vậy tại sao cá nhân nhà báo không tìm hiểu thẳng đối
tượng ký tên, hay gởi email yêu cầu họ giải thích, tranh luận, mà lại “chịu
khó” đi hỏi ông Kiều Ngọc Minh – vốn là người không có liên quan?
Tiếp đó, nhà báo cho rằng, “việc một
nhóm rất nhỏ (43 người) không tuân phục Hội thánh,” điều này cho thấy sự thiếu
nghiêm túc trong kiểm khảo nguồn tin, bởi trước đó, trong “Thư Trình Bày” đã
viết rõ: “Đến nay đã thu thập được trên 700 người ký tên vào nguyện vọng mở Đại
Hội Nhơn Sanh đến chính phủ.” Bảy trăm con người ký tên được nhà báo Nguyễn Tấn
Hùng hô biến trở thành “một nhóm rất nhỏ (43 người)”. Đó có phải là phong cách
làm báo “nói tránh, ăn bớt số liệu” hay không?
Khối Nhơn Sanh tiếp xúc Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo
Quốc Tế (Hoa Kỳ), ông David Saperstein để hỗ trợ tìm kiếm sự thật trong hành
đạo tại Việt Nam. Ảnh: Trần Văn Tân
|
Và nếu nhà báo đến “Hội luận” ngày
27/06/2015 như KNS đã mời thì sẽ thấy, trong hoàn cảnh ngặt nghèo (bị chính
quyền gây khó dễ) thì tại địa điểm diễn ra là nhà ông Võ Văn Quang ở Củ Chi đã
có hơn 70 người đạo đến tham dự. Điều đó cũng cho thấy một thực tế rõ ràng
rằng, con số 43 người mà nhà báo Nguyễn Tấn Hùng đưa ra là một con số dối
trá.
Cuối cùng, nhà báo đã tìm cách qui
chụp bằng câu kết trong bài báo: “Như thế hành động tự tiện của họ về việc lôi
kéo nhau tụ tập gây rối dưới chiêu bài ĐHNS chẳng những là trái luật đạo mà còn
vi phạm pháp luật Nhà nước. Cụ thể là họ đã có hành vi lợi dụng các quyền tự
do, dân chủ để xâm hại đến một tổ chức tôn giáo hợp pháp. Thiết nghĩ hành vi đó
rất đáng lên án một cách thích đáng.”
Chí với một câu kết
như vậy, đã đổi trắng thay đen hoàn toàn, biến thủ phạm chiếm danh hiệu và cơ
ngơi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài thành nạn nhân và biến nạn nhân thành thủ
phạm để lên án. Nó thể hiện rằng nhà báo là công an
điều tra, là viện kiểm sát để truy tố, là quan tòa ngồi xử án, chỉ thiếu có một
việc là kêu án 43 người đó mổi người bao nhiêu tháng tù.
Chỉ là công cụ tuyên truyền không
hơn, không kém
Một người viết báo mấy
chục năm mà dùng phương pháp chơi bài tráo, tùy tiện vào vai cơ quan điều tra,
kiểm sát, quan tòa để áp đặt, qui chụp thay vì phản ánh trung thực, sự thật
thông tin thì tự nhà báo Nguyễn Tấn Hùng đã biến sức mạnh ngòi bút thành cổ máy
tiêu diệt sự thật rất khủng khiếp.
Trong mấy chục năm viết báo ông Hùng đã tạo ra bao nhiêu nạn nhân từ các bài
viết của ông? Bao nhiêu oan nghiệt cho con người và xã hội?
Cách làm báo bỏ qua giai đoạn tìm
hiểu các đối tượng liên quan, chỉ biết viết và bảo vệ quan điểm người có chức
quyền (ông Kiều Ngọc Minh, chi phái 1997) là cách làm báo bồi bút, vốn cần loại
bỏ ra khỏi xã thời đại internet hiện nay, nơi mà thông tin “tuyên truyền, định
hướng” đã không còn cơ hội để tồn tại.
Thư Trình Bày với 700 người ký ủng hộ được
nhà báo Nguyễn Tấn Hùng hô biến thành 43 người. Ảnh: Trần Văn Tân
|
Ngay việc, một nhà báo khi viết bài,
phải buộc chịu trách nhiệm về nội dung mình soạn thảo ra, khi độc giả phản hồi
(khen ngợi hoặc phê bình) thì chủ động hồi đáp trở lại. Với bài viết được đăng
tải trên báo Tây Ninh (29/05/2015), nếu thực sự công tâm, thì cá nhân nhà báo
Hùng phải tìm đến “Hội luận” hoặc liên hệ với những người đã phản đối bài viết
để trao đổi trở lại, nếu sai thì phải đính chính. Đằng này, nhà báo lại xử sự
ngược lại. Thử hỏi, chức năng, bổn phận một nhà báo, tác giả Nguyễn Tấn Hùng đã
làm tốt nghĩa vụ, trách nhiệm đó được lần nào chưa? Đó là chưa nói đến
đạo đức của một nhà báo khi tác giả cố tình bẻ cong ngòi bút, đưa ra những
thông tin một chiều, hoàn toàn có lợi cho tiếng nói chính quyền, mà không đề
cập đến đối tượng bị phản ảnh.
Do đó, có thể khẳng
định rằng, phương pháp làm báo tùy tiện, áp đặt của nhà báo Nguyễn Tấn Hùng là
hậu quả tất nhiên, là sản phẩm điển hình của nền báo chí độc quyền trong chế độ
chính trị độc quyền đã sử dụng báo chí làm công cụ tuyên truyền một chiều và
minh họa.
Đọc thêm: