Trang

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

451. TỪ NGỘ KHÔNG ĐẾN NGỘ THIỆT (tt).

ĐỨC TIN KÝ SỰ 02. PHẦN 2 
(tt bài 436).
Cách hiểu quẻ Cổ, sự Cổ (suy xét do nguyên lý, công thức “khách quan” hay do nhân sự hiểu nhầm “chủ quan”) như vậy có phải là khiên cưỡng và gượng ép hay không?
Xin thưa rằng tiền nhân dùng vạch liền (tượng cho khí dương) và đứt (tượng cho khí âm) để diễn tả thiên nhiên và xã hội khi chưa có văn tự. Thời sơ khai (Nhứt Kỳ Phổ Độ) xã hội chưa phát triễn, con người còn ăn lông ở lổ. Cuộc sống còn đơn giản, mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội chưa phức tạp, chỉ cần 08 quẻ (Càn, Đoài, Ly, Chấn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn) là đủ để diễn đạt (ngày nay gọi là quẻ đơn, mổi quẻ có 03 hào). Đó là Bát Quái Tiên Thiên.

Con người học hỏi, tìm tòi, khám phá để tồn tại và phát triển. Một trong những phát minh rất quan trọng đó là văn tự ra đời. Khi văn tự ra đời thì hiểu biết, kiến thức của người nầy được người khác biết tới trong phạm vi rộng hơn. Kinh nghiệm đời nầy được truyền sang đời khác thì sự phát triễn mổi ngày một tinh vi hơn. Cuộc sống từ đơn giản đã bắt đầu chuyển dần sang phức tạp. 08 quẻ đơn không còn đủ cho nhu cầu trao đổi, giao lưu. Dịch lý cũng phải thay đổi cho phù hợp nên các hiền nhân, trí thức thời đó mới đem 08 quẻ đơn chồng lên nhau để tạo thành 64 quẻ mà ngày nay gọi là quẻ kép (mổi quẻ có 06 hào). Đó là Bát Quái Hậu Thiên. Diễn tiến đó ứng vào thời Nhị Kỳ Phổ Độ.
Cụ Ngô Tất Tố khi tập hợp các lời dạy người xưa để tạo thành cuốn Kinh Dịch lưu hành hiện nay có viết: Một chữ trong kinh dịch cũng đã là một đạo lý. Một chữ cũng là đạo lý thì việc hiểu quẻ Sơn Phong Cổ như trên là phù hợp với dịch lý.
Đạo Cao Đài do Thượng Đế (Ngôi Thái Cực: chủ ngôi dương) lập ra và giao cho Phật Mẫu (chủ ngôi âm) giáo hóa con cái Đức Chí Tôn. Nên Đạo Cao Đài là đạo của âm dương (Thánh Thất thờ Chí Tôn, Điện Thờ để thờ Phật Mẫu). Âm dương ẩn hiện, biến hóa không cùng trong dịch lý thì những điều trên liên hệ mật thiết với cơ chế, kinh sách Cao Đài cũng là điều tất nhiên. Đạo Đức Kinh viết: Nhứt âm nhứt dương chi vị đạo. (một âm, một dương là đạo vậy).
Dịch lý hậu thiên (nhị kỳ) chia phần thượng kinh (tinh thần) là 30 quẻ, phần hạ kinh (vật chất) là 34 quẻ. Thể hiện xã hội thiên về vật chất mà nhẹ về tinh thần tương ứng với thời kỳ nhân loại tranh đua nhau trên đường vật chất. Điều nầy phù hợp với ẩn ngôn Đức Chúa Jésus Christ dạy trong Kinh Thánh rằng: Ta đến không phải đem bình an nhưng để đem gươm giáo. Quả vậy Ta đến để gây chia rẽ giữa con trai  với cha mình, giữa con gái với mẹ, giữa con dâu với mẹ chồng. Kẻ thù của mình chính là người nhà. Nghĩa là chỉ có vật chất mới làm cho những tình cảm thiêng liêng và cao quí như vậy bị tổn hại.
Dịch lý tam kỳ (Bát Quái Đố Thiên tại Bát Quái Đài) phân chia vật chất và tinh thần đều nhau 32 và 32. Tân Luật có 64 điều (tượng cho 64 quẻ dịch). Phần Đạo pháp có 08 chương và 32 điều. Phần Thế luật (24 điều) và Tịnh Thất (08 điều) cả hai cộng lại là 32 điều và không có phân chương. Đó là cơ sở để hiểu dịch lý tam kỳ bố trí vật chất và tinh thần thăng bằng nhau. Vậy vật chất hay tinh thần làm chủ? Xin thưa rằng tinh thần hướng dẫn (hay định hướng) vật chất (theo luật cung cầu). Đức Chí Tôn làm chủ cả vật chất và tinh thần trong thời tam kỳ phổ độ (Lưỡng quang chủ tể).
Vật chất thấy được và đi từ có đến không. Tinh thần không thấy được và đi từ không đến có.
Vạn sự viết vô, nhục thể Thổ sanh hườn tại Thổ.
Thiên niên tự hữu, linh hồn Thiên tứ phản hồi Thiên.
(Muôn việc đều không, thân xác Đất sanh trả về cho Đất.
Ngàn năm tự có, linh hồn Trời ban trở về với Trời)
Khách trần lìa xa quán tục tất nhiên đối diện với cảnh nầy (là hai câu đối trên Thuyền bát nhã). Khách trần còn mơi sương chiều gió, bôn ba trong cõi ta bà ý thức được điều nầy là người rõ thấu lý sâu... có phải là họ đã bước lên con thuyền bát nhã ngay khi còn tại thế???
Giải thoát hay chưa giải thoát với người còn mang xác phàm chủ yếu là ở ý thức, ở tinh thần (không phải ở hoàn cảnh). Nhưng ý thức hay tinh thần là cái không thấy được vậy do đâu mà biết? Xin thưa rằng ý thức hay tinh thần sẽ thể hiện qua hành động. Cứ quan sát hành vi, cử chỉ của tha nhân để hiểu tha nhân. Nó cũng như trí thông minh. Không ai thấy được trí thông minh nhưng nhìn vào cách thức giải quyết sự việc, giải đáp vấn đề người ta kêu lên à à bạn có thông minh hay không. Nó cũng như gió làm lay động cây cối, thấy cành lá lay động thì biết có gió nhưng có ai thấy được gió đâu. Có có, không không liền lạc nhau như chiếc áo của tạo hoá bao lấy bầu trời.
Có là hữu hình, không là vô vi. Có hữu hình thì chắc chắn là có vô vi đã rành rành ra đấy...Vô vi để răn thánh đức, hữu hình để trị tà gian. Chuộng vô vi mà bỏ hữu hình ví như hành khách muốn đến chổ A chổ B mà không hề cất bước, đó là đường đi không đến. Chuộng hữu hình mà bỏ vô vi ví như hành khách bước cứ bước mà chẳng biết về đâu... Hữu hình và vô vi tương đắc mới đủ để gọi là đạo.
Xin mượn câu hát trong bài Một cõi đi về của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:... Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ, chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà... để minh họa hình ảnh của khách trần nơi quán tục chưa từng nếm trãi hương vị của vô biên (vô vi)...hay: Có lần Tôi thấy một người đi, Chẳng biết về đâu nghĩ ngợi gì. Chân bước hững hờ theo bóng lẽ, Một mình làm cả cuộc phân ly (Nguyễn Bính - Độc hành)...
Người cày ruộng bảo ông cọp để cho anh ta trói lại mới chịu về nhà lấy trí thông minh cho xem (kẻo mầy ăn con trâu của tao rồi lấy gì tao cày ruộng) con cọp OK. Người cày ruộng trói ông cọp thật chặc rồi lấy cây nện cho con cọp hiểu thế nào là thông minh... thế thì thông minh vốn không giới hạn trong một thành phần nào.  
Ý nghĩa của quẻ Sơn Phong Cổ liên hệ với hai câu kinh đã dẫn bên trên là điều đã hiển nhiên thế còn toàn bộ ý nghĩa của quẻ Cổ (công cuộc trị cổ, cán cổ) lại ứng vào đâu?
Xin thưa đó là phạm trù của câu kinh: Cung lập khuyết tìm duyên định ngự (Kinh Đệ Lục Cửu)... Nghĩa là tìm cho ra, cho đúng những khiếm khuyết để lên lập trình chỉnh đốn và canh tân.
Kinh Thánh là căn bản của Thiên Chúa Giáo. Kinh Thánh xuất phát từ lời giảng của Đức Chúa Jésus Christ và có 04 bộ lưu hành chính thức (mổi vị soạn một bộ).  Số 4 thể hiện cho cõi Tứ tượng. Cho nên mổi tháng người đạo đến nhà thờ dự lễ 04 lần (vào các ngày chủ nhật trong tháng). Tứ tượng còn phải qua Lưỡng Nghi mới đến ngôi Thái Cực.
Đạo Cao Đài có một bộ Thiên Thơ. Bộ thiên thơ có 02 quyển. Số 2 thể hiện cho cõi Lưỡng nghi. Mổi tháng người đạo người đạo phải đến Thánh Thất cúng Sóc Vọng 02 lần. Hai quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển tạo thành một bộ Thiên Thơ tượng cho Lưỡng nghi về Thái cực.
ĐĐTKPĐ có thể pháp và bí pháp. Đức Chí Tôn dạy phải khởi đi từ thể pháp (hữu hình), căn cứ vào thể pháp để hiểu và thực thi bí pháp (vô vi). Nghĩa là phải có điểm tựa THẬT SỰ vững chắc để phát triễn lên. Điểm căn bản hay điểm tựa không thật sự vững chắc thì phát triễn đến mức độ nào đó nó sẽ bị sụp. Ví như móng nền không đủ mà xây nhà cao tầng quá sức chịu đựng thì nó phải bị sụp đổ. Những người mạo danh nghĩa quá thân phận của mình, ăn cắp danh hiệu, danh xưng mới đầu thấy họ phơi phới (do gạt được một số người) nhưng lần lần sẽ tàn lụi. Chơn truyền Chí Tôn đại kỵ gian dối, xão trá cho nên bất cứ tập thể hay cá nhân nào phạm vào sẽ bị tàn lụi và tiêu vong. Nếu họ tồn tại thì luật nhân quả để đâu?
Thể pháp là gì? Thể pháp là phần hửu hình nhìn thấy được; (hình thức chỉ là một phần của thể pháp). Thể pháp có nhiều diện. Thể pháp qua kiến trúc (là một công trình xây dựng được bố trí để thể hiện triết lý hay nội dung). Thể pháp qua văn bút (là một tác phẩm xây dựng bằng ngôn ngữ định hướng cho tôn giáo trong suốt chu kỳ của nó thí dụ như Thánh Ngôn Hiệp Tuyển). Thể pháp qua cơ chế như nguồn máy hành chánh tôn giáo....Thể pháp qua bố trí như 12 lễ phẩm trên thiên bàn hay vị trí bích họa Tam Thánh....
Thể pháp có thể tự đứng riêng và cũng có thể ghép với các thể pháp khác trong một quần thể hay tổng thể. Khi đứng riêng thì tự nó là một cụm vận hành bao gồm nhiều chi tiết hay nhiều phần tử. Khi kết hợp với những thể pháp khác nó biến thành một chi tiết  trong quần thể hay toàn diện (hay cụm vận hành trong tổng thể). Khi đứng riêng thì nó đơn năng, khi kết hợp thì nó tiến đến đa năng. Khi đứng riêng tự nó có ý nghĩa riêng, có chức năng riêng mà không thấy thiếu (hữu dụng). Khi kết hợp nó thành một bộ phận hay chi tiết trong toàn bộ thì nó không thừa (diệu dụng). Thể pháp có thể và dụng: thể pháp khi kết hợp thì cái thể nó vẫn không đổi (không hòa tan), nhưng cái dụng của nó có sự nâng cấp. Nó đi từ hữu dụng đến diệu dụng.
Bí pháp là gì? Bí pháp là ý nghĩa, là thông điệp ẩn chứa bên trong thể pháp. Bí pháp là kế hoạch, là chương trình để thực thi thể pháp. Đơn giản thì nó là nghĩa bóng trong một đoạn văn, một bài văn. Sâu xa hơn thì nó là thông điệp, là hình tượng mà tác phẩm (đã khắc họa) hay công trình kiến trúc muốn gởi đến nhân loại. Nhân loại tăng tiến không ngừng cả về vật chất và tinh thần thì bí pháp cũng biến hóa không ngừng để phụng sự nhân loại một cách hữu hiệu. Sự cộng hưởng giữa thể pháp với thể pháp, giữa thể pháp với bí pháp, bí pháp với bí pháp biến hóa như âm dương để phụng sự nhân loại theo qui luật cung cầu.
Cung cầu trong đạo học có 02 ý nghĩa:
Nghĩa thứ nhất là cung cấp ý tưởng, quan điểm, nhận thức hay phát hiện ra nguyên lý... đi trước thời đại mà xã hội phải cầu học và phát triễn theo hướng đó. Nghĩa là cung cấp những định hướng, bài bản, công thức mà xã hội phải cầu học trong tinh thần tự nguyện để phát triễn.
Đức Phật Thích Ca (thêm sanh đề vào lão, bệnh, tử để hệ thống thành tứ diệu đề...); Đức Chúa Jésus Christ (đưa ý tưởng biến ít thành nhiều, chữa được bệnh nan y...) là những thí dụ điển hình trong tôn giáo. Các nhà hiền triết, các nhà bác học từ Á sang Âu như Văn vương, Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, Socrate, Platon, Aristoteles, Galilée, Copernic, Newton, Enstiens... là người cung cấp những kiến thức đi trước thời đại mà xã hội phải cầu học. Tóm lại là thượng tầng cung ứng bài bản để hạ tầng cầu học và phát triễn.
Nghĩa thứ hai của cung cầu là cung cấp những sản phẩm mà xã hội có nhu cầu. Nhu cầu có tốt có xấu. Thượng tầng biết dẫn dắt, định hướng hạ tầng đưa ra nhu cầu hướng thượng thì xã hội phát triễn trong đạo đức và bền vững. Thượng tầng bất chính và mị dân sẽ thúc dục hay đáp ứng nhu cầu hướng hạ của hạ tầng thì xã hội đi vào xáo trộn và băng hoại đạo đức. Thí dụ thượng tầng kêu gọi người dân tìm mọi cách để làm giàu là hướng hạ tầng (người dân) đi vào chổ bất chấp mọi thủ đoạn để gom góp của cải về cho mình, là tạo ra hỗn loạn.
Trong xã hội đua tranh về vật chất, kim tiền thì nhu cầu chính đáng (tốt) ít dần và nhu cầu bất chính (xấu) thắng thế. Khi xã hội không trọng nhau qua chữ đạo và nhân cách đứng đắn lại trọng nhau qua nhãn quan vật chất, kim tiền là một thảm họa. Người sở hửu nhiều của cải vật chất được xem là thành công.... nên ở diện nầy cung cầu hay bị đảo lộn thành ra cầu cung (hạ tầng đưa ra nhu cầu mà thượng tầng phải cung ứng trong nhóm lợi ích với nhau) và đưa xã hội vào chổ hỗn loạn do tư lợi...
Vai mang túi bạc kè kè,
Nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm... (ca dao).
Nhân loại phải trả giá cho sự nhầm lẫn của chính nhân loại nên phải sống trong hổn loạn đến khi nhận thấy sai lầm và chấp nhận sửa chữa cho vật chất thăng bằng với tinh thần nhưng tinh thần đóng vai chủ. Con người với con người trọng nhau qua chữ đạo và đức hạnh... Đó là nhân loại bước vào công cuộc chỉnh lý để canh tân...
...Bác ái là đề thi tiến hóa,
Nghĩa nhân ấy mục định duy tân...
(Hộ Pháp Phạm Công Tắc).
Xã hội Việt Nam ngày nay (2015) là một điển hình của xã hội suy đồi đạo đức. Việt Nam có trên 700 (bảy trăm) báo lề phải (ăn lương từ ngân sách), có mấy trăm đài truyền thanh, truyền hình nhưng chưa thấy một đài truyền thanh, truyền hình nào dành cho các tôn giáo lớn một thời khóa biểu để phát thanh, phát hình. Trong khi cả nước có hơn phân nữa dân số là người có tôn giáo. Họ đã đóng thuế để có các phương tiện như báo chí, truyền thanh, truyền hình nhưng họ không được hưởng gì trong đó. Xã hội mà không có tôn giáo chân chính phụ giúp để phát huy đạo đức hay truyền thống tốt đẹp của dân tộc thì văn hóa, đạo đức phải suy đồi và cái chết lâm sàng đã đến. Những tôn giáo quốc doanh để trang điểm cho chế độ, a dua, nịnh bợ với chính quyền là lợi ích nhóm mượn danh tôn giáo để kinh doanh chớ đâu đã là tôn giáo chân chính.
Trí thức cấu kết với chế độ để hưởng lợi ích như những người cầm bút ca ngợi cái chế độ phi nghĩa. Các Luật Sư đoàn cũng ngậm tăm trước những bất công xã hội. Các nhà báo, luật sư sợ bể chén cơm, sợ mất manh áo không dám đứng lên tranh đấu cho bất công đã tìm thấy môi trường rất tốt để làm giàu trên đau khổ của người nghèo, của dân oan... Những trí thức thấy được chén cơm có nước mắt dân oan, manh áo có màu máu, màu cơ hàn của người nghèo khó... đứng lên tranh đấu, nói lên sự thật để nâng cao dân trí, để thức tỉnh quần chúng, đem công lý đánh đổ cường quyền thì bị bức hại... không có chổ dung thân...
Tóm lại luật cung cầu đã bị cắt xén, bị hiểu lệch từ trong học đường để phần đông hiểu nó chỉ gói gọn trong lãnh vực kinh thương và trở thành cầu cung... Điều đó đã làm xã hội đi vào con đường bi đát.
Thể pháp như một chất liệu đa năng mà người học đạo, hành đạo cần để tâm tìm tòi để có thể dùng đó tạo ra những ý nghĩa mới mẽ, sáng tạo, phù hợp với luật tiến hóa và phụng sự vạn linh sanh chúng theo  chơn pháp của Chí Tôn (bác ái, công bằng).