Chính quyền khủng bố người theo đạo
Cao Đài (1926)
Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.
(VNTB) Người tín ngưỡng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) khi
có chổ trú ngụ an ổn thì nghĩ ngay đến việc thượng tượng tại tư gia. Thờ Thiên
nhãn tượng trưng cho Thần Lương Tâm của nhân loại trong đó lương tâm chính
mình. Đó là ngày rất thiêng liêng với người Đạo Cao Đài. Luật đạo qui định mổi
người đạo thượng tượng một lần mà thôi.
Bà Nguyễn Thị Kim Thôi sinh năm 1976 hiện ngụ tại Ấp An
Quới, Xã An Hòa, Huyện Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh chọn ngày 30/05 Ất Mùi
(15/07/2015) để tổ chức Lễ Thượng Tượng tại tư gia theo luật đạo.
Đồng đạo từ Vĩnh Long, Gò Công, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và
Châu Thành Thánh Địa (Tây Ninh) đã đến tư gia bà Thôi để tham dự Lễ Thượng
Tượng. Chính quyền địa phương, côn đồ và chi phái 1997 qua lại bên ngoài dòm
ngó.
Đến giờ hành lễ người đạo nhập đàn, lòng vui được chứng kiến
Lễ Thượng Tượng bình yên. Đọc chưa xong bài kinh thứ nhứt thì chính quyền chỉ
huy cho chi phái 1997 và côn đồ khoản 40 người đập cửa càn vào nhà lấy thánh
tượng và chuông mõ.
Cùng lúc đó bọn côn đồ và chi phái 1997 hành hung người đạo
và đập phá bàn ghế tan tành.
Nhà cầm quyền cho công an mặc sắc phục đến đàn áp Lễ Thượng
Tượng (lấy Thánh Tượng ngay lúc người đạo đang hành lễ) là xúc phạm nghiêm
trọng đến quyền tự do tín ngưỡng của người dân và thách thức xã hội. Chính
quyền như vậy là bất chánh, chà đạp lên pháp luật do chính quyền ban hành. Một
chính quyền không biết tự trọng thì còn ai xem trọng họ nữa?
Cần nói thêm, địa điểm Lễ Thượng Tượng bị chính quyền phá
hoại chỉ cách biên giới Việt Miên khoản 20km đường chim bay. Ký ức người dân
Tây Ninh còn hằn sâu cảnh Việt Kiều ở Campuchia bị tàn sát năm 1972 phải bỏ cả
tài sản lại để chạy về Việt Nam. Gần hơn nữa là những trận pháo kích kinh hoàng
từ Campuchia sang Việt Nam năm 1979.
Người quan tâm đến sự an nguy của tổ quốc, sự bình yên nơi
biên giới Tây Nam hẳn chú ý đến tin 02 nguồn tin rất thời sự diễn ra hầu như
cùng một nhịp:
Ngày 06 đến 10/07/2015 Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sang
thăm và đã có cuộc gặp với Tổng thống Obama, ngoài vấn đề về kinh tế (TPP) và
yêu sách quyết đoán của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, thì nhà lãnh đạo Hoa Kỳ
đã đặt thẳng vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo với ông Trọng, và đây là hai
yếu tố đánh giá mức độ cải thiện của Việt Nam.
Trong bối cảnh như thế, việc chính quyền sách nhiễu, khủng
bố người Đạo Cao Đài năm 1926 nhằm thể hiện điều gì? Đó có phải là dấu hiệu cho
thấy, người dân Việt Nam "chưa bao giờ được sống trong bầu không khí dân
chủ như hiện nay" như ông Tổng Bí thư chia sẻ tại Trung tâm Nghiên cứu
Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) ở Washington DC vào chiều 8/7?
* Bài viết và hình ảnh được cung cấp bởi ông Trần Văn Tân,
đại diện Ban thông tin Khối Nhơn Sanh.