Trang

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

528. THẾ TRONG CHUYỂN THẾ... .


BIỂN RỘNG MÊNH MÔNG, 
GIỤC TRANG THAO THỦ.....
NHƯ THỂ NGỰA NÒI,
SỚM TỐI DẬM TÀO,
THẾ ĐANG VÔ THẾ..
BBT Blog.
Top of Form
Bottom of Form
Tổ chức XHDS tạo ảnh hưởng ở LHQ
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 27 tháng 7, 2015
(Ghi chú: Bài này thuộc phần 2.2.2. và 2.2.3. trong loạt bài "10 năm dân chủ hoá Việt Nam")
Hôm nay Uỷ Ban LHQ về quyền phụ nữ công bố các nhận xét và khuyến nghị tổng hợp đối với Việt Nam sau khi hoàn tất cuộc kiểm điểm định kỳ vào ngày 24 tháng 7 vừa qua. Đây là cuộc kiểm điểm đối với một số quốc gia, trong đó có Việt Nam, về thực hiện Công Ước Xoá Bỏ Mọi Hình Thức Phân Biệt Đối Xử Với Phụ Nữ, tiếng Anh là Convention to Eliminate all forms of Discrimination Against Women, viết tắt là CEDAW. Uỷ Ban LHQ thực hiện cuộc kiểm điểm là Uỷ Ban CEDAW.
Cuộc kiểm điểm này có 3 điểm nổi bật, biểu hiện một sự "chuyển thế" trong tương quan giữa người dân và chính quyền.

Tiếng nói độc lập từ trong nước
Điểm nổi bật thứ nhất là sự xuất hiện của Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam (Hội PNNQVN), tham gia chính thức trong tư cách một tổ chức xã hội dân sự (civil society organization, hay CSO) độc lập. Đây là lần đầu tiên một tổ chức CSO độc lập ở Việt Nam có tiếng nói trực tiếp tại diễn đàn LHQ này để phản biện bản báo cáo của phái đoàn chính phủ. Ở trong nước chính quyền không công nhận Hội PNNQVN, nhưng phải chấp nhận tiếng nói của họ tại đây.
Sự hiện diện của Hội PNNQVN tại cuộc kiểm điểm cũng vô hiệu hoá tác dụng của các "GONGO". Đó là các tổ chức quốc doanh do chính quyền dựng lên và trá hình thành các tổ chức ngoài chính phủ (NGO). Người gọi loại tổ chức trá hình này là GONGO (government-organized NGO). Các chế độ độc tài thường sử dụng các GONGO để gạt ra lề các tổ chức XHDS thật sự, bao biện cho các vi phạm nhân quyền, và đánh lừa quốc tế rằng ở trong nước có tự do. Chính quyền Việt Nam cử đến cuộc kiểm điểm một phái đoàn GONGO. Chúng lộ thực chất vì không hề nêu các vấn đề nữ quyền bị xâm phạm rành rành bởi chính quyền, được chính quyền cho phép xuất cảnh dễ dàng trong khi Hội PNNQVN bị ngăn cấm, và không hề bảy tỏ tinh thần đoàn kết với các người tranh đấu cho nữ quyền đang bị sách nhiễu.
Hồ sơ "dân oan"
Uỷ Ban CEDAW đã bày tỏ quan tâm về tình trạng "dân oan" và khuyến nghị chính quyền Việt Nam xét lại chính sách cưỡng chế đất nông nghiệp. Một ánh sáng le lói từ ngoài bắt đầu chiếu rọi vào vấn đề này. Trong đoạn 36 và 37 của bản nhận xét, Uỷ Ban CEDAW nêu lên mối quan tâm về các chương trình cưỡng chế đất và tái định cư người dân và sự tác hại của chúng đến sinh kế của các phụ nữ ở thôn quê. Uỷ Ban CEDAW khuyến nghị chính quyền Việt Nam xét lại chính sách cưỡng chế đất và chế độ bồi thường thoả đáng cho người dân bị ảnh hưởng, bảo đảm rằng nhân quyền của họ không bị vi phạm, và tuân thủ các chỉ dẫn của Tổ Chức Thực Phẩm và Nông Nghiệp của LHQ (Food and Agriculture Organization of the United Nations) cũng như những quy tắc và hướng dẫn của Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về vấn đề gia cư thích đáng (UN Special Rapporteur on adequate housing).
Có 2 nguyên nhân cho sự quan tâm này.
Trước hết, bản báo cáo chung mà Hội PNNQVN và BPSOS nộp cho Uỷ Ban CEDAW trước cuộc kiểm điểm và những tường trình tiếp theo cho thấy rằng chính sách cưỡng chế đất nông nghiệp ảnh hưởng nghiêm trọng đến phụ nữ hơn là nam giới, dẫn đến những cuộc biểu tình phản đối mà phần lớn là phụ nữ tham gia, và các cuộc đàn áp thô bạo bởi chính quyền nhắm vào phần lớn là phụ nữ. Điểm này càng được nhấn mạnh khi Uỷ Ban CEDAW nhận được báo cáo về việc Bà Lê Thị Châm bị xe ủi đất cán ngay trong ngày mà Uỷ Ban CEDAW kiểm điểm Việt Nam.
Nguyên nhân thứ hai là một số thành viên chủ lực của Hội PNNQVN là dân oan hay là người tranh đấu cho dân oan, và chính họ đã bị đàn áp. Trường hợp điển hình của Bà Trần Thị Hài và Cô Trần Thị Nga nằm trong bản báo cáo nộp cho Uỷ Ban CEDAW.
Sự can thiệp tức thì
Bản nhận xét tổng hợp của Uỷ Ban CEDAW, đoạn 24, viết:
"Uỷ Ban cũng quan tâm đến các báo cáo về sách nhiễu, bắt bớ tuỳ tiện, giam giữ và ngược đãi nhắm vào các người bảo vệ nữ quyền; về sự giới hạn các cơ hội sẵn có cho các tổ chức XHDS, kể cả các tổ chức về nữ quyền, tham gia vào việc thiết kế, thực hiện, giám sát, và đánh giá các luật, chính sách và chương trình liên quan đến việc thực thi Công Ước [CEDAW]."
Trong đoạn kế tiếp Uỷ Ban CEDAW khuyến nghị chính quyền Việt Nam điều tra các hành vi vi phạm, truy tố kẻ vi phạm và bồi thường thoả đáng cho các nạn nhân; đồng thời tạo môi trường để các tổ chức về nữ quyền được thành lập và hoạt động tự do.
Không những vậy, Bà Yoko Hayashi, Chủ Tịch Uỷ Ban CEDAW, tuần qua đã gởi công văn cho chính quyền Việt Nam, yêu cầu giải thích lý do Cô Huỳnh Thục Vy bị cấm xuất cảnh và bị tịch thu passport, và lý do Bà Trần Thị Hài bị công an gởi giấy triệu lên đồn "làm việc". Dù lý do là gì thì chính quyền Việt Nam cũng không thể phủ nhận là có việc cấm xuất cảnh, tịch thu passport, và gởi giấy triệu lên đồn công an những người đã tranh đấu cho quyền của phụ nữ.
Theo quy tắc của LHQ, các chính quyền không được trả thù những ai báo cáo cho LHQ về các vi phạm nhân quyền, nhất là qua các cơ chế chính thức như là kiểm điểm định kỳ.
Các ví dụ về chuyển thế
Diễn tiến trong suốt 3 tuần qua tại Geneva, thời điểm mà Uỷ Ban CEDAW kiểm điểm Việt Nam tại LHQ, minh hoạ sách lược "chuyển thế" trong kế hoạch 10 năm dân chủ hoá Việt Nam. Khi ký Công Ước CEDAW, chính quyền Việt Nam cam kết tôn trọng nữ quyền nhưng không thực tâm thi hành điều cam kết. Một mặt họ ngăn chặn không cho tiếng nói của người dân thấu đến LHQ mặt khác họ gởi các GONGO đến LHQ để đánh bóng cho chế độ.
Kế này đã bị vô hiệu hoá bởi thế kết nối trong-ngoài chặt chẽ: một nhóm ở ngoài đã "kết nghĩa" với Hội PNNQVN ở trong nước thành một cặp bài trùng. Cho nên dù bị chính quyền ngăn chặn, Hội PNNQVN vẫn có người đại diện cất tiếng nói tại diễn đàn LHQ. Mọi hành vi sách nhiễu để trả đũa lập tức bị phanh phui và báo cáo. Chính quyền càng uy hiếp các thành viên của Hội PNNQVN ở trong nước thì nhóm kết nghĩa ở ngoài càng có căn cứ để lôi kéo quốc tế, bao gồm cả LHQ, các toà đại sứ Tây phương ở Việt Nam và các tổ chức bảo vệ nữ quyền quốc tế, can thiệp mạnh mẽ hơn. Đây là sách lược "tạo thế đòn bẩy trong-ngoài" (2.2.2).
Lồng vấn đề "dân oan" vào lĩnh vực nữ quyền minh hoạ sách lược "mở hành lang an toàn" (2.2.3). Các cuộc tranh đấu của "dân oan" trong nước rất lẻ loi vì không "bấu" vào được một lĩnh vực nhân quyền nào rõ rệt để huy động sự lên tiếng và can thiệp của quốc tế. Chúng tôi lồng vấn đề dân oan vào lĩnh vực nữ quyền mà chính quyền Việt Nam đã cam kết tôn trọng khi ký kết Công Ước CEDAW. Đây là bước mở đường cho các nhóm "dân oan" ở trong nước và những ai quan tâm đến họ vận động sự chú ý và can thiệp của quốc tế, tạo nên một hành lang an toàn cho dân oan tập hợp lại và tăng hiệu quả tranh đấu. Cuộc tranh đấu thành công của nhóm "dân oan" ở Giáo Xứ Cồn Dầu, Đã Nẵng là một điển hình. Chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về đề tài "dân oan" trong một bài khác.
Tài liệu liên quan:
Bản tổng kết kiểm điểm Việt Nam của Uỷ Ban CEDAW:
Bản tin video về Hội PNNQVN tại diễn đàn LHQ về nữ quyền:
2 giai đoạn dân chủ hoá Việt Nam: