Đẩy mạnh chiến dịch Tự Do Cho Tù
Nhân Lương Tâm Việt Nam
Mạch Sống, ngày 24
tháng 6, 2015
Theo Ts. Nguyễn Đình Thắng, hiện nay là
cơ hội tốt để đòi tự do cho tù nhân lương tâm Việt Nam, với điều kiện
phải hành động đúng đắn: đe doạ đến triển vọng gia nhập TPP của
Việt Nam.
Trong chiều hướng đó, các phái đoàn
tham gia Ngày Vận Động Cho Việt Nam trong ngày 18 tháng 6 vừa qua đã
kêu gọi các dân biểu và thượng nghị sĩ mỗi người “kết nghĩa” với
một tù nhân lương tâm Việt Nam song song với việc vận động cài điều
kiện nhân quyền vào cuộc đàm phán Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình
Dương, tức TPP.
“Cơ hội cho TPP hiện rất mong manh nếu
như kết quả bỏ phiếu thông qua quyền đàm phán nhanh, tức TPA, phản
ảnh thái độ của các nhà lập pháp Liên Bang về bản hiệp ước xuyên
Thái Bình Dương này,” Ts. Thắng, Tổng Giám Đốc và Chủ Tịch của BPSOS
kiêm Phát Ngôn Nhân của Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ,
nhận định.
Phái đoàn Kentucky và Dân Biểu John Yarmuth, ngày
18/06/2015 (ảnh của Ngọc Tuyết)
Tuần qua, Hạ Viện thông qua TPA với đa
số đúng 1 phiếu; hôm nay đến lượt Thượng Viện thông qua TPA cũng chỉ
đúng 1 phiếu đa số. Nghĩa là, chỉ cần mất đi sự ủng hộ của hoặc
một dân biểu Hạ Viện hoặc một nghị sĩ Thượng Viện thì TPP không thể
thông qua được.
“Khi TPP được đưa ra biểu quyết vào cuối
năm nay, nếu Việt Nam tiếp tục giam giữ tù nhân lương tâm đã có dân
biểu hay thượng nghị sĩ kết nghĩa thì sẽ khó để họ bỏ phiếu ủng
hộ TPP”, Ts. Thắng giải thích. “Đây là cách để chúng ta cài vấn đề
tù nhân lương tâm vào từng lá phiếu ở Quốc Hội Hoa Kỳ.”
Đấy là một trong những mục tiêu chính
của ngày tổng vận động 18 tháng 6 vừa qua khi 700 nhà vận động đến
từ 30 tiểu bang tiếp xúc với các dân biểu và thượng nghị sĩ của
họ.
Sau buổi tiếp xúc với phái đoàn đến
từ San Antonio, do Ts. Phan Quang Trọng hướng dẫn, Dân Biểu Lloyd Doggett (Dân Chủ, Texas) đã chọn kết nghĩa với tù nhân lương tâm
Paulus Lê Văn Sơn.
Dân Biểu John Yarmuth (Dân Chủ, Kentucky) đáp ứng lời kêu gọi kết nghĩa của
phái đoàn đến từ Louisville, do Cô Đinh Ngọc Tuyết phối hợp, nhưng chưa
quyết định sẽ kết nghĩa với tù nhân lương tâm nào trong danh sách mà
phái đoàn cung cấp.
Danh sách này, gồm tổng cộng 21 tù nhân
lương tâm, do BPSOS soạn thảo cho Chiến Dịch “Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm
Việt Nam” được phát động ngày 24 tháng 7, 2013 nhân dịp Tổng Thống
Obama đón tiếp Chủ Tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sang tại Toà Bạch
Ốc.
Theo Ts. Thắng, Ban Tổ Chức cuộc tổng
vận động chưa tổng kết được kết quả của từng buổi họp một:
“Tuần tới chúng tôi sẽ phối hợp với
các phái đoàn vận động, khi họ đã hồi sức sau chuyến đi dài.”
Theo lời giải thích của Ts. Thắng,
chiến dịch này được thực hiện trong sự phối hợp với Uỷ Hội Nhân
Quyền Tom Lantos của Hạ Viện, và vì vậy chỉ có các dân biểu Hạ
Viện mới có thể chính thức kết nghĩa.
Khi kết nghĩa (hay “đỡ đầu”), vị dân biểu sẽ tìm mọi cơ hội để lên
tiếng đòi tự do lập tức và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm mà
mình chịu trách nhiệm. Chẳng hạn, ngày 10 tháng 6 vừa qua Dân Biểu
Ted Poe (Cộng
Hoà, Texas) đã kêu gọi Bộ Ngoại Giao
Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) nếu Việt Nam không trả tự do ngay cho Mục Sư Dương Kim Khải,
người mà DB Poe đã kết nghĩa.Tương tự, nữ Dân Biểu Sheila Jackson Lee
(Dân Chủ, Texas) hứa với phái đoàn vậng động của Houston là sẽ lên
tiếng với Tổng Thống Obama để yêu cầu đòi tự do cho Blogger Tạ Phong
Tần, người mà Bà đã kết nghĩa, khi Tổng Thống Obama tiếp xúc T̉ổng
Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyển Phú Trọng vào đầu tháng 7 tới
đây.
“Đến nay đã có 13 người tù lương tâm
Việt Nam được các dân biểu Hoa Kỳ chính thức kết nghĩa”, Ts.Thắng cho biết. “Ngoài ra chúng tôi làm
việc chặc chẽ với một số thượng nghị sĩ để
mỗi vị can thiệp đặc biệt cho một tù nhân lương tâm Việt Nam dù không
có chương trình kết nghĩa chính thức ở Thượng Viện.”
Trường hợp Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn
Hải là một điển hình – Thượng Nghị Sĩ Richard Durbin (Dân Chủ, Illinois) là người đã nhận can thiệp riêng cho Ông Điếu Cầy. Cũng
vậy, Thượng Nghị Sĩ Ben Cardin(Dân Chủ, Maryland) đã nhận can thiệp riêng cho Ts. Cù Huy Hà Vũ.
Trong số tổng cộng 14 người tù lương tâm
trong danh sách đợt đầu của chiến dịch, 4 người đứng đầu danh sách
đều đã được tự do: Cô Đỗ Thị Minh Hạnh, Ts. Cù Huy Hà Vũ, Ông Nguyễn
Tiến Trung và Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải.
Danh sách đợt 2 có thêm 5 tù nhân lương
tâm và 2 người đang bị bắt giam tuỳ tiện: Hồ Thị Bích Khương, Trần
Vũ Anh Bình, Paulus Lê Văn Sơn, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh,
Nguyễn Viết Dũng, và Kim Quốc Hoa.
“Chiến dịch được thực hiện từng đợt
là để tăng hiệu quả; khi phần lớn trong số đó đã được kết nghĩa
thì lại tiếp tục bổ sung danh sách”, Ts. Thắng giải thích. “Với sách
lược này chúng ta vừa vận dụng tư thế công dân Hoa Kỳ để kêu gọi sự
nhập cuộc của từng nhà lập pháp Liên Bang, vừa khai thác cơ hội đe
doạ việc tham gia TPP của Việt Nam để đòi tự do cho các tù nhân lương
tâm.”
Qua buổi điều trần ở Quốc Hội Canada
mới đây, Liên Hội Người Việt Canada đã chính thức phát động Chiến
Dịch Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam ở quốc gia Bắc Mỹ này. Tổ
chức VETO! cũng đã thực
hiện tương tự ở Đức mà kết quả là Bà Mai Thị Dung, tín đồ Phật
Giáo Hoà Hảo, vừa được trả tự do vô điều kiện.
Danh sách đợt đầu:
Cô Đỗ Thị Minh Hạnh – Chris Van Hollen (Dân Chủ, Maryland)
Ts. Cù Huy Hà Vũ – David Price (Dân Chủ, North Carolina)
Ông Nguyễn Tiến Trung – Alan Lowenthal (Dân Chủ, California)
Blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải – TNS
Richard Durbin (Dân Chủ, Illinois)
Nhạc Sĩ Việt Khang Võ Minh Trí – Michael McCaul (Cộng Hoà, Texas)
Mục Sư Nguyễn Công Chính – Alan Lowenthal (Dân Chủ, Texas)
Luật Sư Lê Quốc Quân – Loretta Sanchez (Dân Chủ, Texas)
Linh Mục Nguyễn Văn Lý – Christopher Smith (Cộng Hoà, New Jersey)
Mục Sư Dương Kim Khải – Ted Poe (Cộng Hoà, Texas)
Ông Trần Huỳnh Duy Thức – Zoe Lofgren (Dân Chủ, California)
Ông Nguyễn Văn Lía – Zoe Lofgren (Dân Chủ, California)
Blogger Tạ Phong Tần – Sheila Jackson Lee (Dân Chủ, Texas)
Các tài liệu về chiến dịch Tự Do Cho
Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam: http://dvov.org/adopt-a-prisoner-of-conscience-in-vietnam-campaign/
Phát biểu
của DB Ted Poe với toàn thể Hạ Viện ngày 10 tháng 6, 2015:
Các bài liên quan: