Lợi ích nhóm cầm quyền xã hội & nhóm cầm quyền tôn giáo (HĐCQ) gặp nhau tại tọa độ xẽ thịt Đạo Cao Đài. Đó là nguyên nhân chi phái 1997 ra đời.
Đó chính là nguyên do người theo Đạo Cao Đài năm 1926 gặp khó khăn...
BBT BLOG.
Trả lời báo Tây
Ninh:
Tại sao có chi phái 1997
Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân.
Bài trước đó: Bất hợp pháp hay
đó là sự giả mạo
(VNTB) Ông Kiều Ngọc Minh trả lời báo Tây Ninh ra ngày 29/05/2015 nơi
trang 03 cột 05 đã vận dụng vấn đề mang tính lịch sử là Đạo Lịnh 01 ngày
01/03/1979 để giải thích cho sự ra đời của Hội Đồng Chưởng Quản (HĐCQ). Khối
Nhơn Sanh (KNS) đã chứng minh ngày 09/05/1997 HĐCQ tách ra khỏi Đạo Lịnh
01/1979 để lập tổ chức tôn giáo mới với danh hiệu 10 chữ là một chi phái. Như
vậy Đạo Lịnh 01/1979 là mốc lịch sử rất quan trọng.
Muốn giải đáp câu hỏi
tại sao có chi phái 1997 cho thỏa đáng phải làm sáng tỏ tính lịch sử của Đạo
Lịnh 01/1979 .
Theo đó, Đạo Lịnh ra đời
sau khi Đạo bị dội bom. Đạo Lịnh 01/1979 trang 01 viết: ....Thực hiện
nghiêm chỉnh các nghị quyết:
* Nghị Quyết Số 297/CP
ngày 11.11.1977 của Hội Đồng Chánh Phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
về Chánh sách đối với các Tôn Giáo,
* Quyết Nghị ngày
13.12.1978 của Hội Đồng Nhân Dân Tỉnh Tây Ninh.
KNS đi thẳng vào quyết
nghị ngày 13/12/1978 mà Đạo Lịnh 01/1979 đã đề cập để làm sáng tỏ bi kịch Đạo
Lịnh 01/1979.
Điều III: giải tán và nghiêm cấm hoạt động hệ thống tổ chức hành
chính đạo từ trên đến cơ sở, xóa bỏ và nghiêm cấm cơ bút, chính quyền sẻ quản
lý toàn bộ cơ sở vật chất mà đạo đang quản lý kinh doanh không thuộc chức năng
tôn giáo để phục vụ cho lợi ích xã hội. Đồng thời căn cứ vào tính chất tu hành,
chính quyền sẽ quy định cụ thể số cơ sở để lại cho Đạo quản lý và số người
trong từng cơ sở để chuyên lo việc tín ngưỡng.
Điều V: Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực
hiện thắng lợi nghị quyết này và báo cáo kết quả lên cấp trên và Hội Đồng Nhân
Dân Tỉnh trong kỳ họp tới. (hết trích).
Quyết nghị 13/12/1978
không phải trên trời rơi xuống mà đoạn mở đầu đã xác nhận nó có căn cứ từ Bản
Án Cao Đài ngày 20/07/1978. Báo Tây Ninh bộ mới số 47 ra ngày 23/12/1978 trang
01: "Về cuộc vận động quần chúng
cách mạng trấn áp một số tên phản động đội lốt tôn giáo Cao đài Tây Ninh và
chấn chỉnh, củng cố lại đạo Cao đài đi vào tu hành thuần túy.
Sau khi nghe và thảo luận các báo cáo, bản án của Ủy Ban Nhân Dân
Tỉnh về vụ án của Một Số Tên Phản Động Trong Giới Cầm Đầu Giáo Phái Cao Đài Tây
Ninh... (hết trích)."
Nghĩa là quyết nghị lấy
căn cứ từ Bản án.
Vậy Bản án tên gì? Ban
hành ngày nào? Ai ký?
Bản án hoạt động phản
cách mạng của một số tên phản động trong giới cầm đầu Giáo Phái Cao Đài Tây
Ninh; ban hành ngày 20/07/1978.
Bản án do Mặt Trận Tổ
Quốc Việt Nam Tỉnh Tây Ninh ban hành và không có ai ký tên.
Tại sao Đạo Lịnh 01/1979
không nhắc đến Bản án ngày 20/07/1978? Bởi vì Thông Tri số 01/HT/TT 12/02/1979
đã nhắc đến Bản án.
Bản án kết tội hệ tư
tưởng Cao Đài, kết tội hầu hết các Chức Sắc tiền bối có công khai đạo. Nặng nề
nhất là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc Giáo chủ Đạo Cao Đài. Kết luận cuối cùng của
bản án là tịch thâu tài sản tôn giáo.
"... Sự ra đời của giáo phái Cao Đài có một quá trình chuẩn
bị và đạo diễn của bọn thực dân Pháp, mà trực tiếp chỉ đạo là những tên tình
báo Pháp Bomet, Latapie, thống đốc Nam kỳ LeFol... (trang 03)
...tập đoàn cầm đầu Cao Đài chỉ là những người thực sự làm tay sai
đứng ra thực hiện một âm mưu có lợi cho thực dân Pháp...(trang 04) ...
...chính Phạm Công Tắc làm Tổng Tư lệnh tối cao (Thượng Tôn Quản
Thế) về Tòa Thánh và triển khai đóng đồn bót, càn quét gom Tín đồ lập các Châu
Vi Đạo thực hiện kế hoạch chống cách mạng, chống cuộc kháng chiến của nhân dân
ta. Tập đoàn cầm đầu giáo phái Cao Đài Tây Ninh và quân đội Cao Đài trong
khoảng thời gian từ năm 1946 đến 1955 đã phản bội tổ quốc trắng trợn....(trang
05)."
"Lịch sử giáo phái Cao Đài Tây Ninh do những người cầm đầu
dẫn dắt trong nửa thế kỷ qua, là một quá trình liên tục lợi dụng khối quần
chúng tín đồ và những người cầm đầu nối tiếp nhau làm tay sai cho các đế quốc
xâm lược nước ta, đã làm hoen ố thanh danh Đạo. Tư tưởng chỉ đạo của nhóm cầm
đầu tôn giáo này là hệ tư tưởng phản động. (trang 11)."
Trong 50 năm qua, tập đoàn cầm đầu Cao Đài Tây Ninh đã lợi dụng
xương máu và tài sản của tín đồ, làm tay sai cho các đế quốc để đổi lấy những
địa vị và quyền lợi ích kỷ cho họ. (trang 12).
Vì vậy, tài sản, dinh thự, các cơ sở kinh doanh của Hội Thánh
không phải là của riêng ai, mà là tài sản của đế quốc đã rút chạy để lại, là
của nhân dân lao động đóng góp. Nhân dân lao động cần phải quản lý sử dụng đẩy
mạnh sản xuất xây dựng chủ nghĩa xã hội. (trang 13) (hết trích).
Hội Thánh Cao Đài có lập
trường ba không: Không chống chánh quyền, không theo chánh quyền và không tham
gia chánh quyền; đồng thời chịu trách nhiệm về sự an lành của mấy triệu tín đồ
Cao Đài.
Bản Án Cao Đài ngày
20/07/1978 và Quyết Nghị 13/12/1979 là 02 quả bom nguyên tử tàn phá Đạo Cao
Đài. Sau khi dội 02 quả bom nguyên tử vào Đạo Cao Đài chính quyền ra lịnh giải
tán hành chánh tôn giáo, tịch thâu tài sản tôn giáo, cải tạo chức sắc và giao
cho Ủy Ban Tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm thực hiện thắng lợi quyết nghị... Nhiều
người đạo tỏ ý không tin vào bản án, không chấp nhận bản án bị lập thành danh
sách và đưa đi học cải tạo tôn giáo...
Người tu hành bị đẩy vào
lao tù là điều rất đau đớn. Hội Thánh đã nhìn thấy nên vận dụng mọi phương lược
để lập ra Đạo Lịnh 01/1979. Hội Thánh đã gom góp những mãnh vụn rồi che chắn
cho người đạo có nơi trú ẩn an toàn trong cơn khảo đảo.... Hội Thánh Cao Đài
lâm vào cảnh chìm xuồng giữa biển không còn chọn lựa nào khác...
Ông Minh trả lời Đạo
Lịnh 01/1979 là một vấn đề mang tính lịch sử là đúng. Nhưng tại sao ông không
nói cụ thể lịch sử đó chính là Bản Án Cao Đài ngày 20/07/1978 và Quyết nghị
13/12/1978?
Bản thân ông Minh năm
1978 là Lễ Sanh. Ông đã học tập bản án, học tập Quyết nghị; chứng kiến toàn
cảnh Đạo Lịnh 01/1979 ra đời; nên ông là một trong những nạn nhân thì chẳng lẽ
ông quên?
Ngày nay ông Minh từ bỏ
Đạo Cao Đài lập năm 1926 gia nhập vào tổ chức tôn giáo lập ngày 09/05/1997. Ông
Minh đã được thăng lên nhiều phẩm và trả lời như thế phải chăng ông cố ý bưng
bít lịch sử ra đời của Đạo Lịnh 01/1979?
Lợi ích nhóm gặp nhau:
Chi phái 1997 ra đời
Sau ngày 30/04/1975
những quân nhân, công chức những người có quan hệ với chế độ Việt Nam Cộng Hòa
bị bắt vào trại tù, hay cải tạo. Song song đó có rất nhiều chức sắc, tín đồ Đạo
Cao Đài cũng cùng chung số phận. Đa phần họ bị bắt vào trại tù, trại cải tạo mà
không có một bản án nào cả...
Nhà cầm quyền có chiến
dịch X1, X2, X3 để tịch thu tài sản, tiền bạc, vàng vòng của người cần cù làm
ăn, tích cóp được của cải trong miền Nam như thế nào thì tôn giáo Cao Đài cũng
chịu khổ cảnh (tịch thâu tài sản) đó cùng với dân tộc. Nhà cầm quyền đã tịch
thâu rất nhiều tài sản tôn giáo.
Ngày 04-6-1980 Chính
quyền ra quyết định số 124/QĐ.(3) Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất của Đạo chỉ
chừa lại Đền Thánh Đông Lang, Tây Lang, Báo Ân Từ, Nam Đầu Sư Đường, Nữ Đầu Sư
Đường, Khách Đình và Nhà Thuyền. Qui định số người trong nội ô chừng 70 người
và sau thâu hẹp lại còn độ 40 người.
Các Thánh Thất hay tài
sản của Đạo Cao Đài tại các địa phương chỉ cần chính quyền cấp Xã ra biên bản là
tịch thâu. Điển hình là Thánh Thất Cao Đài tại Phú Chánh (Bình Dương) và Thánh
Thất Tam Phước (Bà Rịa) (4&5). Còn hàng trăm Thánh Thất Điện Thờ cơ sở khác
của tôn giáo bị cán bộ tịch thu mà không cần biên bản và ngày nay thành nhà ở
của tư nhân. Tình trạng tịch thu tài sản tôn giáo Cao Đài diễn ra cùng lúc với
nhiều tôn giáo bạn...
Năm 1990 thành trì xã
hội chủ nghĩa Liên Xô sụp đổ... nhà cầm quyền cần phải đẩy mạnh việc giao tiếp
với các nước phương Tây (vốn coi trọng nhân quyền và tự do tôn giáo) nên phải
xoa dịu nhân sự các tôn giáo đã bị họ chà đạp để cải thiện tình hình.
Tài sản người có tiền
của ở miền Nam, tài sản tôn giáo đã làm cho cán bộ thèm muốn nên ra tay thâu
tóm thì mối lợi khi giao thiệp với phương Tây càng thôi thúc họ phải thay đổi
để thâu tóm được nhiều hơn.
Nhưng do cách đối xử với
tôn giáo như vậy nên năm 2004 Việt Nam bị Ủy hội Hoa Kỳ Bảo vệ Tự do Tôn giáo
trên Thế giới đưa vào danh sách CPC, (Country of Particular Concern, tức các
nước cần đặc biệt quan tâm vì đàn áp tôn giáo). Những quốc gia trong danh sách
nầy bị ràng buộc hay hạn chế rất nhiều mặt (nhất là lãnh vực liên quan đến tài
chánh) khi giao thiệp với Hoa Kỳ.
Chính lợi ích nhóm cầm
quyền đã thúc đẩy họ muốn ra khỏi danh sách CPC để dễ bề giao thiệp với thế
giới tự do Âu, Mỹ... Quốc dân có hưởng được chút vật chất rơi rớt gì thì cũng
chỉ là ăn thảy uống thừa từ lợi ích nhóm, từ cán bộ mà thôi. Lợi ích nhóm là
sợi chỉ xuyên suốt mọi hoạt động của cán bộ và nhà cầm quyền. Thực tế giàu có
của đại đa số cán bộ từ địa phương đến trung ương ngày nay đã chứng thực rằng:
đem quan điểm lợi ích nhóm để soi thì mọi việc đều sáng tỏ và dễ hiểu.
Riêng đối với Đạo Cao
Đài nhà cầm quyền có 02 cái khó: Bản án Cao Đài và tài sản tôn giáo đã tịch
thu.
Thêm vào đó là phong
trào kiến nghị năm 1995 yêu cầu thực hiện điều số 04 Đạo Lịnh 01/1979 để chấn
chỉnh lại đạo sự (vì đã 16 năm không thực hiện điều số 04)... Phong trào rộng
khắp nên rất mạnh mẽ và đi đến văn phòng trung ương 02 nhiều lần để tranh
đấu... nhà cầm quyền rơi vào cảnh khó xử.
Ngày 26/06/1996 chính
quyền đã bắt khẩn cấp 03 người về tội vu khống để trấn áp phong trào kiến nghị.
Sau 12 tháng giam cầm, thay đổi tội danh từ vu khống để phá hoại chính sách
đoàn kết sang lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước... theo
điều 205a luật hình sự 1993 để bỏ tù. (6).
Thời gian đó chính quyền
và HĐCQ hiệp đồng nhau lập ra tổ chức tôn giáo mới với danh hiệu 10 chữ: Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh và cấp pháp nhân ngày 09/05/1997.
Chính quyền ban thưởng
cho chi phái 1997 quyền chiếm dụng danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và số tài
sản tôn giáo còn lại. Chi phái 1997 trả ơn lại cho chính quyền bằng cách hô hào
là Việt Nam đã có tự do tôn giáo; giúp chính quyền che đậy tội lỗi về Bản án
Cao Đài....
Lợi ích nhóm cầm quyền
xã hội & nhóm cầm quyền tôn giáo (HĐCQ) gặp nhau tại tọa độ xẽ thịt Đạo Cao
Đài. Đó là nguyên nhân chi phái 1997 ra đời.
Một trong những điều tồi
tệ là năm 2006 chi phái 1997 hiệp với nhà cầm quyền Việt Nam sang Nam Vang
(Campuchia) đưa liên đài Đức Hộ Pháp về Tòa Thánh Tây Ninh. Tại sao gọi đó là
tồi tệ?
Bởi vì Bản Án Cao Đài
lên án hệ tư tưởng Cao Đài, lên án hầu hết chức sắc Đại Thiên Phong khai đạo,
lên án Đức Hộ Pháp phản bội tổ quốc trắng trợn còn đó... Nhà tu hành, nhà cách
mạng ôn hòa Phạm Công Tắc từng bị lưu đày sang tận Madagascar (Phi Châu) hơn 05
năm trời.
Sau hiệp định Geneve
1954 về Việt Nam Đức Hộ Pháp kêu gọi thực hiện Tổng Tuyển Cử trong dân chủ thật
sự để dân chúng quyết định chế độ. Ngài phản đối cả hai chính quyền Nam, Bắc
chuẩn bị diễn tuồng nồi da xáo thịt nên bị Ngô Đình Diệm khủng bố phải lưu vong
sang Campuchia và mất năm 1959.
Mười chín năm sau (1978)
Đức Hộ Pháp bị Bản Án Cao Đài gán tội phản quốc dẫn đến hậu quả là Hội Thánh
không được cầm quyền hành chánh tôn giáo và tài sản tôn giáo bị tịch thu... Rồi
đến năm 2006 kẻ đã nhục mạ, đã lên án Phạm Công Tắc phản quốc lại rước về (để
góp phần cho họ ra khỏi CPC)... Sự oan ức của Đạo, của Đức Hộ Pháp do chính
quyền tạo ra đã được chi phái 1997 che chắn... Cũng trong năm 2006 Việt Nam ra
khỏi danh sách CPC... và gia nhập vào WTO (Tổ Chức Thương Mại Thế Giới). Ngần
ấy sự mâu thuẩn không để trong lòng ông Minh một nghi vấn gì ư?
Từ ngày có chi phái 1997
nhà cầm quyền liên tục vận động, ép buộc người đạo phải tùng theo chi phái. Người
theo Đạo Cao Đài lập năm 1926 bị trấn áp, bị đe đọa. Đồng đạo ở Tam Phước, Long
Điền, Tỉnh Bà Rịa có đầy đủ văn bản. (7 & 8).
Chính quyền muốn tạo thế
độc quyền tôn giáo song song với độc quyền chính trị để người dân Việt Nam
không còn lối thoát và đời đời kiếp kiếp đi theo con đường xã hội chủ nghĩa
hoang tưởng. Gọi độc quyền tôn giáo vì cho dầu có bao nhiêu tôn giáo đi nữa
thực chất cũng chỉ có một tôn giáo chỉ huy là BAN TÔN GIÁO.
Nó cũng giống như tại
Việt Nam có hơn 700 tờ báo lề phải nhưng chỉ có một Tổng Biên Tập đó là bộ 4T
(Thông tin tuyên truyền).
Tóm lại: Chi phái 1997
ra đời là do lợi ích nhóm của chính quyền và HĐCQ gặp nhau mà nên hình.
Chú
thích: Ông Trần Văn Tân là trưởng ban thông tin Khối Nhơn Sanh. Và bài viết
phản ảnh quan điểm của ông Trần Văn Tân về vấn đề tôn giáo và đời sống tôn giáo