BBT VNTB đã để tâm chèn ảnh,
giới thiệu điểm nhấn bài viết
KNS xin thành thật cảm ơn.
Kính.
TRẢ LỜI BÁO TÂY NINH: BI
KỊCH CAO ĐÀI.
12/06/2015.
Việt Nam Thời Báo.
Trần Văn Tân
(VNTB) Bài viết nầy có tên Bi Kịch Cao Đài. Cho nên trên đây chỉ là một
phần của bi kịch... muốn đủ yếu tố để hiểu nó như một bi kịch phải nhìn vào
toàn cục của bài báo Tây Ninh và thực trạng Đạo Cao Đài.
TL 257 chỉ dạy rành rẽ đến vậy mà ông Minh dùng
những yếu tố bên ngoài để che lấp nội dung, làm mất tính tiên tri và minh triết
của tôn giáo, hạ thấp giá trị của Đức Hộ Pháp... Vậy thì cúng lạy Đức Hộ Pháp
có ý nghĩa gì chăng hay chỉ là chiêu trò dối thế?
Có hay không "biện minh cho việc làm trái
luật đạo"?
Báo Tây Ninh ngày 29/05/2015 nói trên tại trang
03 cột 04 Ông Nguyễn Tấn Hùng hỏi ông Ông Kiều Ngọc Minh rằng: "trong Thư
trình bày về việc tổ chức Đại hội Nhơn Sanh (ĐHNS), những người tự xưng Khối
Nhơn sanh (KNS) có trích dẫn Thánh lịnh 257 ngày 11 tháng Giêng năm Đinh Dậu
(10.2.1957) do Đức Hộ pháp ấn ký, theo đó “…Dù cho cội đạo bị cốt từ trên tới
gốc đi nữa thì nó vẫn nẩy chồi, biến thành năm, bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng
Hội thánh của đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt. Ấy vậy, chiếu theo khuôn luật
trên: Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm
quyền thiêng liêng của đạo. Nói cho cùng chức sắc thiên phong mà bị bắt đi nữa
thì dưới này các Bàn tri sự và tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ”.
Báo Tây Ninh ngày 29/05 có bài viết lên tiếng đả kích Khối Nhơn Sanh
Như thế việc những người tự xưng KNS dựa vào
Thánh lịnh 257 (TL 257) để tự tổ chức ĐHNS là đúng hay sai? (hết trích).
Ông Minh đáp rằng: "Việc này phải xem xét
theo điều kiện lịch sử cụ thể." Sau đó nhận xét: "Vì thế, nội dung TL
257 là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của thời đó."
Và kết luận: "...vịn vào TL 257 để biện minh
cho việc làm trái luật đạo..."
Chúng tôi (KNS) cho rằng, ông Minh đã không căn
cứ vào nội dung của TL 257 để trả lời là đúng hay sai. Ông vận dụng những điều
ở ngoài nội dung TL 257 để trả lời... Và cách làm việc như vậy là không khoa
học nên không đáng tin cậy.
Bởi muốn làm rõ TL 257 thì cần phải tiến hành 3
bước: Thứ nhất: Căn cứ vào pháp luật đạo để xác định xem TL 257 còn hiệu lực
hay không. Thứ hai: phân tích nội dung TL 257 xem có phải dạy mở ĐHNS hay
không? Nếu có dạy mở ĐHNS thì thành phần nào được dự? Thứ ba: Đạo Cao Đài hiện
nay có đủ điều kiện để áp dụng TL 257 hay không?
Ba bước căn cứ TL 257
Đầu tiên, cần phải đặt thẳng vấn đề là TL 257
còn hiệu lực hay không?
Đạo Cao Đài dùng luật trị người. Từ người Đạo Hữu
cho đến bậc Giáo Tông cũng cùng trong một khuôn luật. Năm 1957 Đức Hộ Pháp cầm
quyền Giáo Chủ Đạo Cao Đài để lập TL 257 thì không một quyền nào trong hành
chánh tôn giáo được phép cải sửa hay hủy bỏ.
Muốn cải sửa hay hủy bỏ TL 257 Hội Thánh phải
trình ra nơi Cung Đạo trong một đàn cơ để chính Đức Hộ Pháp hay các Đấng Thiêng
Liêng quyết định.
Đến năm 1978 Hội Thánh ngưng cơ bút mà không có
sự cải sửa hay hủy bỏ TL 257.
Như vậy, TL 257 còn đầy đủ giá trị trong nền đạo.
Thứ hai, nội dung chứa đựng của TL 257 là gì?
KNS xin dùng phương pháp Taylor chia nhỏ đoạn văn
trong TL 257 ra làm 03 phân đoạn để hiểu rồi sau đó tổng hợp lại:
Phân đoạn 01: “…Dù cho cội đạo bị cốt từ trên tới
gốc đi nữa thì nó vẫn nẩy chồi, biến thành năm, bảy cây khác. Đó đã chỉ rõ rằng
Hội thánh của đạo Cao Đài chẳng hề bị tuyệt...
Xã hội từ xưa đến nay đều có khi biến có khi
thường. Tôn giáo hiện sinh trong xã hội thì tôn giáo cũng chịu luật khi thường,
khi biến.
TL 257 như một cẩm nang hay mật kế để dùng khi
cội đạo bị cốt từ trên tới gốc.. (biến sự).
Đoạn nầy dạy nguyên tắc căn bản để hiểu khi có
biến sự. Nó có tác dụng dẫn nhập để người đạo hiểu trong hoàn cảnh khó khăn thế
nào di nữa thì Hội Thánh vẫn còn. Gọi là nguyên tắc căn bản vì nó nêu ra khuôn
luật chung nhưng chưa phân ra quyền và phẩm.
Phân đoạn 02: Ấy vậy, chiếu theo khuôn luật trên:
Hễ quyền trên của ai đã bị quỉ quyền truất phế thì dưới phải tiếp tục cầm quyền
thiêng liêng của đạo.
Theo Pháp Chánh Truyền thì mổi phẩm bậc thiên
phong đều gắn liền với trách nhiệm, quyền hạn minh bạch. Thí dụ phẩm Giáo Hữu
thì có trách nhiệm thế nào, quyền gì... Phân biệt phẩm tước và quyền hạn là
điều căn bản để hiểu đoạn nầy.
Đoạn nầy chỉ ra nguyên tắc chọn phương hướng ứng
phó khi lâm sự. Cụ thể là khi gặp cảnh quyền trên bị quỉ quyền truất phế thì
bên dưới phải tiếp tục. Tiếp tục là tiếp tục về quyền hạn về trách nhiệm chớ
không phải tiếp tục về phẩm tước.
Tại sao chỉ đề cập đến quyền mà không nói đến
phẩm tước?
Vì theo Pháp Chánh Truyền thì phẩm tước chức sắc
thiên phong phải qua cơ bút. Địa điểm duy nhất để cơ bút có giá trị trong hành
chánh tôn giáo (toàn đạo) là đàn cơ phải tổ chức tại Cung Đạo trong Đền
Thánh.
Khi gặp biến sự thì chắc gì còn người phò cơ
(đồng tử)? Chắc gì còn Đền Thánh? Lúc đó sẽ bị bế tắc và sinh ra hỗn loạn từ
trong nội bộ. Cội đạo bị cốt mà người đạo loạn pháp thì tôn giáo sẽ thất chơn
truyền. Cho nên Đức Hộ Pháp dạy nối tiếp về quyền hạn, trách nhiệm mà không dạy
nối tiếp phẩm tước thiên phong. Nếu để hai cửa: phẩm tước và quyền hạn mà không
phân rành rẽ người đạo sẽ phân vân không biết đi cửa nào cho đúng? Đức Ngài chỉ
rõ cửa đi đúng: quyền hạn, trách nhiệm. (Đóng Địa ngục mở tầng Thiên là như
vậy).
Phân đoạn 03: Nói
cho cùng chức sắc thiên phong mà bị bắt đi nữa thì dưới này các Bàn trị sự và
tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ”.
Đoạn nầy chỉ cách hành sự rất cụ thể.
Hội Thánh Cao Đài cầm quyền hành chánh tôn giáo
bao gồm Chức sắc thiên phong từ hàng phẩm Giáo Hữu trở lên. Chức sắc thiên
phong không còn đồng nghĩa với Hội Thánh hành chánh không còn. Hội Thánh không
còn mà không có con đường tái lập lại Hội Thánh thì đạo bị diệt. Vậy con đường
nào để tái lập lại Hội Thánh?
Thánh lịnh chỉ rõ: .... các Bàn Trị Sự và Tín đồ cùng công cử người thay thế cho họ....
Bàn Trị Sự và Tín Đồ là 02 thành phần được quyền
công cử. Bàn Trị Sự là 03 phẩm chức việc hiệp lại: 01 vị Chánh Trị Sự, 01 vị
Phó Trị Sự và 01 vị Thông Sự. Tín đồ là tất cả những người đã nhập môn cầu đạo.
Cùng công cử có nghĩa là phải công khai không lén
lúc.
Cùng công cử người thay thế cho họ phải theo
hướng dẫn ở phân đoạn 02: thay thế quyền mà thôi. Hiểu sai chổ nầy hiệp nhau
công cử lên phẩm tước là sai. (Là đi vào địa ngục)
Bàn Trị Sự và Tín Đồ thuộc về nhơn sanh. Cùng
nhau công cử thì phải mở hội công khai. Công khai thì phải định rõ ngày giờ,
địa điểm, cách thức tiến hành....
Hội của nhơn sanh mở thì đó là Đại Hội Nhơn
Sanh.
Chiếu theo Nội Luật thì Hội Nhơn Sanh phải diễn
ra trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh mới có giá trị. Mở bất cứ nơi nào khác là sai
luật đạo nên không có giá trị. TL 257 mở ra con đường Đại Hội Nhơn Sanh khi
không còn Hội Thánh.
Các Bàn Trị Sự và Tín Đồ công cử thì đó chính là
Đại Hội Nhơn Sanh để xây dựng lại Hội Thánh Cao Đài.
Hội Thánh trung ương là Hội Thánh Anh, Bàn Trị Sự
là Hội Thánh Em. Hội Thánh Anh không còn (hành chánh tôn giáo bị xóa) thì các
Hội Thánh Em và toàn đạo công cử người cầm quyền hành chánh tôn giáo để xây
dựng lại Hội Thánh Anh.
Nội dung trích đoạn TL 257 trên đây thể hiện tính
tiên tri và minh triết của tôn giáo. Tính tiên tri (báo trước) thu hút người
bình dân. Tính minh triết (cách giải quyết) thu hút bậc trí thức. Không có giới
bình dân thì không có quần chúng, không có quần chúng là không có sức mạnh. Tôn
giáo không có trí thức thì không có giáo án, không có sử chương để phụng sự
nhân loại và chắc chắn là sẽ đi vào mê tín dị đoan thậm chí là cuồng tính. Khi
tiên tri thành hiện thực (cội đạo bị cốt diễn ra) thì tính minh triết (cách
thức giải quyết) sẽ tạo thành bài bản (công thức chung) để vượt qua thử thách.
Hai đặc tính tiên tri và minh triết chính là lực
hấp dẫn tạo ra năng lượng vô biên cho mỗi tôn giáo.
Tại mặt tiền Đền Thánh hay các Thánh Thất của Đạo
Cao Đài có bố trí thể pháp Tam Thánh đại diện cho nhân loại ký Hòa ước với Đức
Chí Tôn. Nội dung hòa ước viết bằng chữ Nho là Thiên thượng, Thiên hạ: Bác Ái –
Công Bằng. Viết bằng Pháp Văn là Thượng Đế và Nhân Loại: Bác Ái – Công Bằng.
|
Hòa ước với Đức Chí Tôn. Nội dung hòa ước
viết bằng chữ Nho là Thiên thượng, Thiên hạ: Bác Ái – Công Bằng
|
Tam Thánh là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
(1492-1587) người Việt Nam nổi tiếng về tiên tri (Sấm Trạng Trình), đại văn hào
người Pháp Victor Hugo (1802-1885) và nhà đại cách mạng Trung Hoa Tôn Dật Tiên
(1866-1925). Cả ba đều là bậc trí thức tranh đấu cho công bằng xã hội bằng cả
tấm lòng (không có ai trong giới tu hành thuần túy). Nội dung hòa ước viết bằng
02 ngôn ngữ đã thể hiện vai trò của trí thức trong tôn giáo: Trí thức là cầu
nối giữa tôn giáo và xã hội. Có trí thức mới viết nên giáo án, sử chương dùng
bác ái - công bằng phụng sự nhân loại.
Cuối cùng là, chức sắc thiên phong còn hay
không?
Ngày 20-9-1977 Việt Nam được kết nạp vào Liên
Hiệp Quốc.
Ngày 01-10- Đinh Tỵ (11-11-1977) Hội Đồng Chánh
Phủ Việt Nam ra Nghị quyết 297 về một số chánh sách đối với tôn giáo.
Qui
định khoản 3 phần 6: Việc phong chức, bổ nhiệm những người chuyên hoạt động tôn
giáo (kể cả những người do tín đồ bầu cử) phải được chánh quyền chấp thuận
trước. Tuỳ theo phạm vi hoạt động Tôn giáo của những người nầy trong một Xã,
Huyện, Tỉnh hoặc Thành Phố mà Uỷ Ban Nhân Dân Xã, Huyện, Tỉnh hoặc Thành Phố
chấp thuận. Nếu phạm vi hoạt động tôn giáo bao gồm nhiều Tỉnh thì phải do Thủ
Tướng Chánh Phủ quyết định.
Hội Thánh nhận định:
"Cái khó của Đạo Cao Đài về bản nghị
quyết nầy là ở chổ Cầu Phong, Cầu Thăng cho Chức Sắc phải do cơ bút quyền Thiêng
Liêng quyết định mà nay lại phải do chánh quyền chấp thuận trước như vậy thì
Đạo Cao Đài mất hết ý nghĩa Thiêng Liêng của nó mà trở thành một tổ chức của
phàm trần."
Và từ đó đi đến quyết định:
"Vì
lẽ đó trong bản phúc sự chung niên kỳ đó, đệ tử có trình rằng bản Nghị quyết số
297 của Hội Đồng Chánh Phủ là một sợi dây xích thằng trói buộc Đạo Cao Đài một
cách chặc chẽ, không phương cựa quậy và từ đó đến nay đệ tử và Ngọc Đầu Sư Cửu
Trùng Đài đồng ý ngưng các cuộc cầu phong và cầu thăng để giử giá trị thiêng
liêng cao quí của phẩm tước Chức Sắc Thiên Phong không chịu đặt Đạo Cao Đài do
Thượng Đế lập thành dưới quyền của phàm tục." (Đệ tử trong đoạn trên đây
là Ngài Bảo Đạo Hồ Tấn Khoa. Ngọc Đầu Sư là Ngọc Nhượn Thanh)
Căn cứ vào Pháp Chánh Truyền phần phong thưởng
chức sắc phải qua cơ bút. Hội Thánh ngưng cơ bút từ 1978. Nghĩa là không có ai
được thăng vào hàng phẩm chức sắc từ 37 năm nay. Số chức sắc từ hàng Giáo Hữu
trở lên lớp thì tạ thế, lớp thì gia nhập vào chi phái 1997. Hiện giờ số chức
sắc từ hàng Giáo Hữu trở lên có thể đếm được trên đầu ngón tay và các vị đã già
yếu lắm rồi.....
Thực tế chức sắc Thiên Phong hầu như không còn
cho nên Đạo Cao Đài đủ điều kiện để mở ĐHNS theo TL 257.
Hội luận và cơ hội trở về với sự thật
KNS đã chứng minh tổ chức tôn giáo
lập ngày 09/05/1997 là một chi phái. Vậy chức sắc của chi phái 1997 không phải là chức
sắc của Đạo Cao Đài lập năm 1926. Ông Minh dùng những từ rất kêu như: vấn đề
lịch sử, xem xét lịch sử để che đậy hay đánh tráo sự thật.
Lịch sử vốn đa dạng, phong phú nên thường bị lợi
dụng. Lịch sử không phải của riêng một cá nhân, một đoàn thể hay chế độ nên mọi
người đều có đủ quyền kiến giải, biện luận, cung cấp chứng cứ cho lịch sử được
minh bạch. Gộp chung lịch sử thành một câu: mang tính lịch sử rồi từ chối mọi
thảo luận để tiến đến sự thật là lợi dụng lịch sử, là cơ hội.
Ông Minh đủ quyền vận dụng lịch sử để biện giải
cho tính chính danh của tổ chức tôn giáo do HĐCQ lập thành ngày 09/05/1997, đủ
quyền lý luận để phủ nhận TL 257.... KNS vận dụng những điều sở đắc để chứng
minh ngược lại.
|
Thư mời Hội luận - đối chất về sự thật.
Ảnh:
|
KNS sẽ phát hành thư mời chính quyền (Mặt Trận Tổ
Quốc và Ban Tôn Giáo), ông Minh, chi phái 1997, ông Nguyễn Tấn Hùng (báo Tây
Ninh), các tôn giáo bạn và chư hiền nhân quân tử tham gia hội luận vào ngày
27/06/2015 để góp phần làm cho bài báo Tây Ninh được sáng tỏ.
Nhân loại đang chuyển từ đối đầu sang đối thoại
để cùng thắng (win – win) hà cớ gì người tu lại từ chối hội luận. Hội luận về
bài báo Tây Ninh ngày 29/07/2015 để cho sự thật về danh phận tổ chức tôn giáo
lập thành ngày 09/05/1997, về TL 257 và Bi Kịch Cao Đài được minh bạch tại nơi
thập mục sở thị. Đó là chỉ dấu là thước đo cho một xã hội nhân bản và văn minh.
Cả nhân loại đều có quyền được sống, được phát triễn theo nguyện vọng của họ và
tôn trọng quyền sống, quyền phát triễn của người khác. Điều gì mình không muốn
thì đừng làm cho người khác.
Đó chính là tinh thần hòa bình chung sống mà
người Đạo Cao Đài phải thực thi.
Bi kịch Cao Đài và cơ chế độc quyền tôn giáo
Theo luật đạo thì Hội Nhơn Sanh do Hội Thánh
triệu tập (thường sự). Gặp biến sự Hội Thánh Anh không còn thì TL 257 chính là
chiếc phao cứu sinh cho nền Đạo. TL 257 là con đường duy nhất để đưa nền đạo từ
biến sự trở lại thường sự. Nếu không có TL 257 thì nền Đạo Cao Đài vĩnh viễn bị
tuyệt diệt do chính pháp luật đạo.
Bất cứ khi nào Đạo lâm vào cảnh không còn Hội
Thánh thì cứ lấy Thánh Lịnh 257 ra áp dụng. Pháp luật đạo về Hội Nhơn Sanh và TL 257 là hai
mặt của một bàn tay, nó biến hóa như âm dương trong suốt chu kỳ của Đạo Cao
Đài.
Tóm lại việc mở ĐHNS để công cử nhân sự cầm quyền
hành chánh tôn giáo, phục hồi cơ đạo là một hành trình. KNS đã đi đúng hướng,
làm đúng cách và đúng nơi.
Bài viết nầy có tên Bi Kịch Cao Đài. Cho nên trên
đây chỉ là một phần của bi kịch... muốn đủ yếu tố để hiểu nó như một bi kịch
phải nhìn vào toàn cục của bài báo Tây Ninh và thực trạng Đạo Cao Đài.
TL 257 chỉ dạy rành rẽ đến vậy mà ông Minh dùng
những yếu tố bên ngoài để che lấp nội dung, làm mất tính tiên tri và minh triết
của tôn giáo, hạ thấp giá trị của Đức Hộ Pháp... Vậy thì cúng lạy Đức Hộ Pháp
có ý nghĩa gì chăng hay chỉ là chiêu trò dối thế?
Ngày 10/04/Ất Mùi (27/05/2015) Ông Minh và tổ
chức tôn giáo lập năm 1997 tổ chức Lễ Kỷ Niệm Đức Hộ Pháp triều thiên mà cái
Bản Án Cao Đài kết tội Đức Hộ Pháp phản quốc, kết tội hệ tư tưởng Cao Đài là
phản động còn sờ sờ ra đó chi phái 1997 không hề có một văn bản nào để tranh
đấu cho nổi oan ức của Đức Ngài mà còn che chắn cho thủ phạm đã tạo ra bản án.
Người có hiểu biết, có lưu tâm đến lẽ công bằng xã hội sẽ suy nghĩ và có tâm
trạng thế nào?
Ngay ngày kỷ niệm Đức Hộ Pháp mà tổ chức tôn giáo
của chi phái 1997 cho rào kín Đại Đồng Xã, rồi dùng sức mạnh cơ bắp để hành
hung người đạo, xịt sơn, xịt nước... lên cả phụ nữ và người già (73 tuổi).
Thời Ngô Đình Diệm (ông Minh gọi là đêm trường
trung cổ) lấy Nhàn Du khách sạn (bên ngoài nội ô Tòa Thánh) làm bót công an Đức
Hộ Pháp cực lực phản đối. Ngày 27/05/2015 ông Phó Trị Sự Trần Văn Hạp bị lực
lượng trật tự Cao Đài áo cụt xúm lại đánh rất tàn nhẫn kế bên Tháp Đức Hộ Pháp,
bị xịt sơn và bị giải về lực lượng công an ngay sau Đền Thánh (họ tịch thu bộ
đạo phục bị xé rách và bị xịt sơn để phi tang) thì phải gọi thế nào cho đáng?
Tổ chức tôn giáo của Trời lập năm 1926 có tên Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (06 chữ) gọi tắt là Đạo Cao Đài (03 chữ). Tổ chức tôn giáo do
HĐCQ lập ngày 09/05/1997 có danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh
(10 chữ) gọi tắt là Đạo Cao Đài Tây Ninh (05 chữ). Hai tổ chức tôn giáo khác
nhau là điều đã rõ ràng.
Nhà cầm quyền hiện nay (nắm độc quyền chính trị)
dùng cái kim cô có cái tên là ĐĂNG KÝ & ĐƯỢC CÔNG NHẬN tạo cho chi phái
1997 cái thế độc quyền tôn giáo. Chi phái 1997 được đeo bùa độc quyền nên chiếm
dụng danh hiệu và cơ ngơi Đạo Cao Đài. Hai nhóm lợi ích nầy hiệp đồng nhau đưa
dân tộc vào vòng hắc ám.
Bi kịch Cao Đài là như vậy.