Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

181. BNS THÔNG LIÊN 82. CHUYÊN ĐỀ 01 (tt).

BNS THÔNG LIÊN 82.
(16.01.2013).

(chuyên đề Một tt).
01-01-2013 03:26 PM#55
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 42
TÌM HIỂU VỀ THƯỢNG HỘI &
TRẢ LỜI CÂU HỎI.

(TIẾP THEO CÂU SỐ 05).

Câu hỏi thứ 6: Pháp chánh truyền cho phép 3 vị Đầu sư nắm quyền "thống nhất" khi Hội thánh "nguy biến", lúc này cả Giáo tông và Hộ pháp phải chịu. Vậy khi ở hội này 3 vị Đầu sư có được sử dụng quyền "thống nhất" mà Pháp chánh truyền đã trao hay không? Có nghĩa là nếu không có quyền thống nhất như PCT cho phép thì Đầu sư chỉ có quyền bỏ phiếu ở tỷ lệ 1/11.

Cùng một vị trí nhưng có thể Đầu sư có toàn quyền lập luật hoặc cả ba có quyền "thống nhất", dù Giáo tông hay Hộ pháp cũnh phải tùng; hoặc chỉ có một phiếu trong số 11 phiếu cho cùng một vấn đề. 
TRẢ LỜI:
Theo nội luật Thượng Hội. Ðiều Thứ Mười Một:
Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một thì là quyền Chí Tôn nên không có bỏ thăm. Nếu cả ba hội phản khắc nhau thì quyền Chí Tôn nghĩa là của Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một chủ định thể nào thì Chánh Trị của Ðạo y theo thế ấy.
Còn như quyền hành Giáo Tông và Hộ Pháp phản khắc nhau nửa thì cả thảy về chánh trị và chúng sanh đều bị huỷ bỏ.
Chừng ấy Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội phải nhóm lại mà định đoạt sửa cải lại nửa.
Nếu có việc chi trái Luật Ðạo thì Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp cùng nhau đặng trọn quyền ban truyền xuống cho Ðầu Sư định đoạt lại.
Đó là nội luật Thượng Hội.
Đức Hộ Pháp có giải thích thêm (trích dẫn bên trên):
khi nào Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh phản khắc cùng nhau làm nền Đạo chinh nghiêng  nguy hiểm thì Đầu Sư mới đặng thống quyền nắm Đạo pháp thi hành chánh trị. (Quyền Thống nhứt phải có đủ quyền Vạn linh và quyền Chí Tôn hiệp đồng ban cho mới đặng)….
Khi Đầu Sư được giao quyền thống nhất thì dĩ nhiên có đầy đủ quyền hành như Pháp Chánh Truyền qui định.

(CÒN TIẾP CÂU SỐ 07).

thay đổi nội dung bởi: trần văn chí, 01-01-2013 lúc 03:29 PM Lý do: CHỈNH VỀ CÁCH TRÌNH BÀY NÂNG TÍNH THẨM MỸ ...