Trang

Thứ Năm, 15 tháng 1, 2015

157. ...DÂN HIỂU ĐÚNG, CÁN BỘ SAI...




NGHỊ ĐỊNH 92:
DÂN HIỂU ĐÚNG, CÁN BỘ SAI...
“Râu ông đem cắm càm bà,
Cán bộ như vậy là phường hại dân”.

Ngày 24-11- Giáp Ngọ (14-01-2015) chính quyền và chi phái bắt banh của ông Nguyễn Thành Tám (Cựu Dân Biểu Quốc Hội nước CHXHCNVN) đã đến cản trở Lễ Thượng Tượng tại tư gia ông Nguyễn Văn Hoà sanh năm 1966 ngụ tại Ấp Vinh, Xã Mỏ Công, Huyện Tân Biên, Tỉnh Tây Ninh.



Chính quyền Xã Mỏ Công (ông Nam, Chủ Tịch ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Xã Mỏ Công) áp dụng Chương 3 điều 5 để áp dụng cho Lễ Thượng Tượng tại tư gia ông Hòa là sai:
Lý do: Chương 3 áp dụng cho TỔ CHỨC TÔN GIÁO không áp dụng cho TƯ GIA.
Chữ Đăng ký sinh hoạt tôn giáo ở điều 05 là chỉ cấp trung ương một tôn giáo (vì nó phải gắn liền với TIÊU ĐỀ chương 3: TỔ CHỨC TÔN GIÁO).
Đem áp dụng cho tư gia là sai.
 Trong Luật bóng đá thủ môn có quyền dùng tay chơi bóng trong vòng cấm địa. Nếu thủ môn dùng tay ngoài vòng cấm địa là ĂN THẺ PHẠT. Một trò chơi còn phải có luật và hiểu đúng huống chi luật của quốc gia.
Đem chương 3 điều 5 áp dụng cho tư gia thì cán bộ phải đi học lại cho đúng kẻo tiếp tục làm hại dân...
CÁN BỘ CẦN HIỂU ĐÚNG ĐỂ CHO DÂN ĐƯỢC NHỜ...
(xem nguyên văn kèm theo).

ĐỒNG ĐẠO CẦN LƯU Ý MẤY DANH TỪ:
“Để khỏi bị gạt hay bị ăn hiếp”.
1/- Tổ chức tôn giáo: có ý nghĩa là cấp trung ương (Tòa Thánh).
2/- Tổ chức cơ sở tôn giáo: có ý nghĩa là cấp dưới của Tổ chức tôn giáo như Thánh Thất, Điện Thờ...
3/- TƯ GIA: KHÔNG NẰM TRONG DIỆN CHI PHỐI CỦA NGHỊ ĐỊNH 92.
Bằng cớ một: là toàn cả nghị định 92 không có chữ TƯ GIA hay NHÀ RIÊNG nào trong đó. (Chủ tịch Mặt Trận Tổ Quốc xã Mỏ Công dùng chương 3 yêu cầu đăng ký trước 15 ngày là sai. Đầu chương ba ghi: TỔ CHỨC TÔN GIÁO). (Thượng Tượng tại tư gia thuộc về quyền tự do tín ngưỡng...không ai có quyền cản trở hay xâm phạm).
Bằng cớ hai: Trên thực tế các nơi (Bình Minh, Trường Hòa... “là cùng trong Tỉnh Tây Ninh”  Sài Gòn, Gò Công...) cũng không cần xin phép (mà chỉ báo) khi thượng tượng. Một quốc gia chỉ có một cách hiểu luật. 
KHÔNG CÓ NƠI NÀO HIỂU NGHỊ ĐỊNH 92 CHƯƠNG 3 ĐIỀU 5 NHƯ CHÍNH QUYỀN XÃ MỎ CÔNG.
Người đạo cần hiểu đúng để trả lời mạnh mẽ trước chánh quyền.
@@@
Đạo Lịnh 01/1979 Hội Thánh Điều 02 ghi rõ: chấp hành nghiêm chỉnh và đứng đắn Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Giáo pháp Chơn truyền của Ðạo..
Điều thứ 05: Nền Ðạo của Ðức Chí Tôn do cơ bút hình thành Giáo pháp Chơn truyền Ðức Chí Tôn đã định sẳn, ngày nay toàn Ðạo cứ noi theo mà tu hành, lập công bồi đức. (KHÔNG CẦN nhờ điều 34 của chi phái bắt banh).
Nên Thượng Tượng chỉ cần báo với chánh quyền là đủ. Trình báo khác với xin phép: Khi trình báo chính quyền không cho phải có văn bản cấm. Còn xin phép thì phải chờ họ cho mới được làm.
PHÁP LUẬT ĐẠO LÀ BINH KHÍ DIỆT TÀ QUYỀN...



NGUYÊN VĂN:  Chương 3.
TỔ CHỨC TÔN GIÁO
MỤC 1. ĐĂNG KÝ SINH HOẠT TÔN GIÁO; ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG, CÔNG NHẬN TỔ CHỨC TÔN GIÁO
Điều 5. Đăng ký sinh hoạt tôn giáo
1. Công dân có nhu cầu tập trung để thực hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện, bày tỏ đức tin về tôn giáo mà mình tin theo thì người đại diện gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Hồ sơ đăng ký, thời hạn trả lời:
a) Văn bản đăng ký sinh hoạt tôn giáo, trong đó nêu rõ tên tôn giáo, tôn chỉ, mục đích, họ và tên người đại diện, nơi cư trú, nội dung, hình thức tổ chức sinh hoạt, địa điểm, thời gian, số lượng người sinh hoạt tại thời điểm đăng ký;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
3. Điều kiện để được chấp thuận sinh hoạt tôn giáo:
a) Tôn chỉ, mục đích, nội dung sinh hoạt không vi phạm các quy định tại Khoản 2 Điều 8 và Điều 15 của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo;
b) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;

c) Người đại diện phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, có tinh thần đoàn kết, hòa hợp dân tộc.