24-12-2012 10:34 PM#48
Thông tin. Tham
gia ngày Dec 2012
Bài
viết 42
BA.
TÌM HIỂU VỀ THƯỢNG HỘI &
TRẢ LỜI CÂU HỎI.
TRẢ LỜI CÂU HỎI.
(tiếp theo).
B- PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI.
Tôi
ở vị trí người học hiểu về ĐĐTKPĐ trả lời TN theo văn bản qui định và tự hạn
chế việc lý giải vì sao qui định như thế…
Câu
hỏi thứ 1: Khi hội này (tức Thượng Hội) nhóm họp và quyết định các vấn đề
liên quan đến Giáo hội thì "ai" sẽ tham gia bảo pháp trong trường hợp
này.
TRẢ LỜI:
Không
rõ chữ bảo pháp mà TN dùng đây hàm ý gì? Nếu hiểu chữ bảo pháp theo nghĩa:
a- Có 01 chức sắc Hiệp Thiên Đài dự hội như ở
Hội Nhơn Sanh theo qui định nơi Ðiều Thứ Ba:
Một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài đến chứng
kiến và bảo thủ Luật Lệ không cho Hội phạm đến.
b- Hội Hội Thánh.
Ðiều
Thứ Nhứt:
….
7/- Thập Nhị Thời Quân Hiệp Thiên Ðài
phải có mặt bửa Hội nhóm đặng lo bảo thủ Ðạo Luật không cho Hội phạm đến.
(TN
đối chiếu hẳn nhận thấy ở Hội Nhơn Sanh là 01 người. Ở Hội Hội Thánh là cả Thập
Nhị Thời Quân).
c-
Thượng Hội.
Thượng
hội không qui định “ai” lo bảo thủ pháp luật đạo.
Vì
thượng hội chỉ có 11 vị, là những phẩm cao cấp của đạo.
Theo
pháp luật đạo thì từ phẩm Đầu Sư của Cửu Trùng Đài nắm cả 02 quyền: chánh trị
và luật lệ.
Chưởng
pháp là người của Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài.
Các
phẩm còn lại trong Thượng hội đều có liên quan trực tiếp đến pháp luật đạo.
Tóm
lại: Chính các vị đều có trọng trách bảo thủ pháp luật chơn truyền vậy thì “ai”
có đủ tư cách để LO bảo thủ luật pháp hơn các vị? Ai được quyền kiểm soát cả
Giáo Tông và Hộ Pháp trong hành chánh tôn giáo?
Đức
Chí Tôn dạy rõ: Quyền Chí Tôn tại thế chỉ có quyền vạn linh đối phó. Mà quyền
vạn linh là 03 HLQVL mới đối phó được.
Còn
như TN hỏi riêng cho Thượng hội thì thiễn nghĩ Giáo Tông và Hộ Pháp là quyền
trên cả Thượng hội quyết định theo nội luật Thượng hội vậy.
Nội Luật
Thượng Hội do Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (Chưởng Quản Cửu Trùng Đài) và
Hộ Pháp Phạm Công Tắc (Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài) cùng ký tên ban hành Ngày 22-Giêng. Nhâm Thân (27- Février 1932).
Hộ
Pháp lại người chú giải Pháp Chánh Truyền thì hẳn là Ngài có đủ hiểu biết để
làm đúng theo PCT. Hai phẩm nầy hiệp lại mà sai (những điều rất sơ đẳng) thì
con thuyền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) mới đi về đâu?
Theo
PCT chú giải khi lập luật mà Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư không thống nhất
nhau được thì Hộ Pháp là nơi giải quyết sau cùng.
Nếu một Ðạo Luật nào của Giáo Tông
truyền xuống mà nghịch với sự sinh hoạt của nhơn sanh. Ðầu Sư định quyết là
không thể thi hành đặng thì chính mình Ðầu Sư phải đệ lên cho Chưởng Pháp mà
cầu người sửa cải. Còn như Giáo Tông tiếp đặng một Ðạo Luật nào của Ðầu Sư dâng
lên mà phạm phép thiên điều thì chính mình Giáo Tông cũng phải truyền xuống cho
Chưởng Pháp xét nét, hai bên không đặng ỷ quyền bỏ luật làm cho thất thể đôi
đàng; phải phải phân phân để cho Chưởng Pháp định liệu. Như quyết định mà
hai đàng không thuận thì người phải dâng lên cho Hộ Pháp đến Hiệp Thiên Ðài cầu
Thầy sửa lại, hay là Hộ Pháp luận ý đôi bên mà lập lại.
Theo
Tôi hiểu thì khi đó chưa có việc chức sắc cao cấp tách ra lập thành chi phái.
Xem thư của Ngài Thượng Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh gởi ông Thái Ca Thanh
ký ngày 01-12-1932 và thư ngài Ngọc Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh gởi chư chức
sắc chức việc (có sao lục lá thư Ngài Thượng Tương Thanh trên đây) ký ngày
03-12-1932 thì rõ.
Nếu
nội luật Thượng Hội sơ sót thì các vị hẳn đã có ý kiến chỉnh đốn. Đi xa hơn nữa
thì sau nầy một số vị tách ra lập chi phái cũng không thấy ý kiến phản đối, hay
chỉ ra chổ sai nào trong nội luật thượng hội.
Trong
học vấn khi học tiểu học ắt biết cộng, trừ, nhân, chia. Học trung học đệ nhất
cấp thì biết căn số, phương trình bậc hai, đồ thị…. Học trung học đệ nhị cấp
thì biết phương trình bậc ba, đạo hàm, vi phân, tích phân, logaric, quang học,
triết học…. Học đại học thì đi vào chuyên khoa như sư phạm, kiến trúc, văn
khoa, luật khoa, y khoa, dược khoa…. Học cao học thì khác nữa…
Những
tầng lớp bên trên là để mở mang thêm phần cơ bản lớp dưới chớ không hề phủ nhận
cái cơ bản bên dưới. Dù cho học về vi phân, tích phân khi nhân chia vẫn phải
theo qui tắc nhân chia chớ không đi ngoài qui tắc nhân chia đặng. Sơ đẳng như
bảng cửu chương thì nhà toán học nào cũng phải tuân y; nếu chỉ biết có bảng cửu
chương thì không đủ làm nhà toán học. Nhưng nhà bác học mà làm sai bảng cửu
chương thì còn chi là giá trị.
Pháp
luật của ĐĐTKPĐ cho dẫu diện nào, cấp nào, cũng phải tuân y luật phụng sự chúng
sanh theo đệ tam hòa ước: Bác Ái- Công Bằng.
Trong
quyển Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
bài số 18: đêm 08-12- Mậu Tý (1948) (bản Ban Tốc Ký). Đức Hộ Pháp dạy
rõ:
Mổi khi Bần Đạo thuyết Bần Đạo để một
chổ trống để cho tinh thần toàn thể con cái của Đức Chí Tôn kiếm hiểu, chăm
thêm cho được cao siêu, chúng ta có thể tiềm tàng được.
Bần Đạo cố gắng đưa chìa khoá cho cả
thảy nắm trong tay
đặng mở ra hầu dìu dắt cả thảy đi cho trọn vẹn trong khối linh đài của Đức Chí
Tôn…
Trường
của Thầy có 05 lớp (ngũ chi). Hẳn nhiên bài của lớp trên không hề mâu thuẩn với
bài của lớp dưới.
(còn tiếp).
(Tôi trình bày văn bản rất yếu về thẩm mỹ xin chư vị hảo tâm chỉ
giúp. Xin cảm ơn trước)
@@@@@
25-12-2012 05:17 PM#49
Thông tin Tham
gia ngày Oct 2007
Bài
viết 1.156
Nguyên văn bởi trần văn chí
Lẽ ra thì trả lời từng câu hỏi của Trung Ngôn nhưng Tôi nghĩ sẽ
hữu ích hơn nếu trình bày bằng một bài viết rồi sau đó sẽ trả lời các câu hỏi.
Mong rằng bài nầy làm rõ được ít nhiều vấn đề nêu ra.
Kính Huynh,
Trung ngôn rất vui khi cùng Huynh tham gia chủ đề này.
TN tiếp tục chờ đợi phần tiếp theo.
TN tiếp tục chờ đợi phần tiếp theo.
Kính.
Trung ngôn.