TỰ ĐIỂN CŨNG CÓ
KHI SAI.
Trên net có lưu
hành QUYỂN VIỆT NAM TỰ ĐIỂN của HỘI KHAI TRÍ TIẾN ĐỨC (1954). bản pdf.
Phần chữ Y.
Y
bát: cái áo cà sa và cái bát đi xin ăn của nhà sư, khi chết thì truyền cho môn
đồ. Nghĩa rộng là truyền cái học thuyết của mình cho môn đồ: Đạt Ma truyền y bát cho Lục Tổ. (hết trích)
CÂU SAI: ... Đạt Ma truyền y bát cho Lục Tổ.
@@@
Đạt Ma là vị Tổ
thứ 28 của Phật Giáo thời nhị kỳ (kể từ Đức Thích Ca). Ngài sang Trung Hoa
truyền đạo (nên là NHỨT TỔ ở Trung Hoa).
Sau
Ngài truyền cho ...Ngài Huệ Khả (Nhị Tổ).
Ngài Huệ Khả
truyền cho Ngài Tăng Xán (Tam Tổ). Truyền lần xuống đến Ngài Đạo Tín (Tứ Tổ),
Hoằng Nhẫn (Ngũ Tổ) và Huệ Năng (Lục Tổ).
Khi truyền cho
Nhị Tổ Ngài dạy: "Xưa Như Lai trao
'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp,
từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi;
nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để
làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết."
Huệ Khả bạch: "Thỉnh Sư chỉ bảo cho."
Sư nói: "Trong, truyền pháp ấn để khế chứng
tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ. Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi
con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa
bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc
truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn
người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn
những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta:"
Ngô bản lai tư
thổ
Truyền pháp cứu
mê tình.
Nhất hoa khai
ngũ diệp
Kết quả tự nhiên
thành.
Dịch:
Ta đến đây với
nguyện,
Truyền pháp cứu
người mê.
Một hoa nở năm
cánh,
Nụ trái trổ ê hề.
@@@
Đến
Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền y bát cho Lục Tổ Huệ Năng.
Thần Tú tranh
chấp Y với Lục Tổ nên sau đó thì chỉ còn truyền BÁT không truyền Y.
Lời dạy của Lục
Tổ được gọi là KINH (PHÁP BẢO ĐÀN KINH). Lục Tổ dạy rõ: Đây là quyển kinh sau
cùng vì lời dạy của các Tổ sau đó không được gọi Kinh.
Tóm lại: Đạt Ma Tổ Sư truyền Y Bát cho Nhị Tổ Huệ Khả. Lục Tổ Huệ
Năng nhận Y Bát từ Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn.
@@@
Khai Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn dạy:
Hội Phước-Tự
Cần-Giuộc. Samedi 5 Juin 1926. (05.04. Bính Dần).
Chư-Sơn
nghe dạy:
Vốn
từ Lục-Tổ thì Phật Giáo đã bị bế lại, cho nên tu hữu công mà thành thì bất
thành; Chánh Pháp bị nơi Thần-Tú làm cho ra mất Chánh Giáo, lập riêng pháp-luật
buộc mối Đạo-Thiền...
...
Chư tăng, chư chúng-sanh hữu căn, hữu kiếp, đặng gặp kỳ Phổ-độ nầy là lần chót;
phải rán sức tu hành, đừng mơ mộng hoài trong giả luật. Chư-Sơn đắc Đạo cùng chăng là do nơi mình hành Đạo.
Phép hành Đạo Phật-Giáo, dường như ra sái hết, tương tự như gần biến
"Tả-Đạo-Bàn-Môn". Kỳ truyền đã thất. Chư-Sơn chưa hề biết cái sai ấy
do tại nơi nào; cứ ôm luật Thần-Tú thì đương mong mỏi về Tây- Phương mà cửa
Tây-Phương vẫn cứ bị đóng, thì cơ thành chánh quả do nơi nào mà biết chắc vậy.
Ta đã đến với huyền diệu nầy, thì từ đây Ta cũng cho Chư-Tăng dùng huyền diệu
nầy mà học hỏi; ngày sau thì đừng đổ tội rằng vì thất học mà thất kỳ truyền,
Chư-Tăng từ đây chẳng đặng nói Phật giả vô ngôn nữa.
@@@
Bồ Đề Đạt Ma dạy việc tu hành sau đời
Lục Tổ:
...việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo
và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít,....
Đức Chí Tôn dạy:
...
Chư-Sơn đắc Đạo cùng chăng là do nơi mình hành Đạo..../.