26-12-2012 10:54 PM#51
Thông tin. Tham
gia ngày Dec 2012
Bài
viết 42
TÌM HIỂU VỀ THƯỢNG HỘI &
TRẢ LỜI CÂU HỎI.
TRẢ LỜI CÂU HỎI.
(TIẾP THEO).
Câu
hỏi thứ 3: Theo nội dung của điều thứ nhất thì việc Thượng hội có phẩm Đầu
sư Nữ phái tham gia cùng các Giáo phẩm Nam phái ở Thượng Hội để nhóm họp có ảnh
hưởng gì đến Pháp chánh truyền hay không (lúc này là xen lộn)?
Dĩ
nhiên, họp là tham gia, thảo luận, bàn bạc hoặc thống nhất để đi đến một quyết
định liên quan đến luật pháp chẳng hạn.
Xin
kính lời với mục đích học hỏi.
Trả lời:
Câu
hỏi số 2 TN nêu vấn đề Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài tham gia công việc
chung.
Câu
hỏi số 3 TN nêu vấn đề Nam Nữ họp chung.
Xã
hội vẫn luận giải độc lập không phải là cô lập hay biệt lập. Độc lập bao hàm tự
chủ khi liên đới công việc với nhau trong cộng đồng.
Thực
tiễn hành đạo trong tang tế sự: Khi người mất là Nam thì Bàn Trị Sự Nam phái
chủ trì nhưng Bàn Trị Sự Nữ phái vẫn có mặt để chung lo. Khi người mất là Nữ
thì Bàn Trị Sự Nam phái lại chung lo với Nữ phái. Hiểu được thực tế đó sẽ thông
được nhiều điều khác.
Theo
nội luật thì trong cả 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh qui định cả Nam và Nữ đều hội
chung và quyết định chung chớ không riêng gì cho Thượng hội.
TN
lưu ý rằng PCT Cửu Trùng Đài (Đời, thể xác) phân Nam, Nữ nhưng PCT Hiệp Thiên
Đài (Đạo, chơn thần) không phân biệt Nam Nữ. Chức sắc Cửu Trùng Đài Nam Nữ khi
cầu phong, cầu thăng phải qua 03 HLQVL
rồi mới ra cung Đạo. Cửu Trùng Đài là đời nên có phân biệt Nam Nữ khi hành
chánh. Cả Tân Luật (Phần Đạo Pháp) hầu như chỉ qui định công việc của Chức sắc
theo PCT Cửu Trùng Đài.
Hiệp
Thiên Đài là đạo. Chức sắc Hiệp Thiên Đài ở trong hành chánh đạo nhưng không
cầm quyền hành chánh (theo Đạo Luật Mậu Dần- 1938) nên khi thăng phẩm do đặc
quyền của Đức Hộ Pháp (không qua 03 HLQVL).
Trong
phương diện trao đổi thêm thiễn nghĩ TN nên phân biệt lập quyền (đề ra chương
trình, ví như soạn tuồng) khác với hành quyền (thực hiện chương trình ví như
trình diễn trên sân khấu). Không có một tuồng hát nào chỉ có Nam không Nữ hay
ngược lại mà thành công cả.
Quyền
Nam Nữ phân biệt là khi HÀNH QUYỀN (thuộc về hành chánh đạo) trong hành chánh
(nhưng vẫn cùng chung lo với nhau) để việc phục vụ nhơn sanh có hiệu quả cao
nhất. Hành quyền là thực hiện những điều đã thống nhất. Nam Nữ chi cũng phải
làm đúng qui định không được tự ý cải sửa.
Còn LẬP QUYỀN (thuộc về chánh trị đạo) là bàn
tính, kiểm điểm, cho quyền đưa ý kiến sửa đổi, thêm bớt (thậm chí nẫy sanh thêm
phần mới) và toàn hội đưa ra quyết sách.
Quyết
sách vận trù thì cả Nam và Nữ nhóm chung. Nhưng vẫn có phân phái theo cả 02
nghĩa: Nam, Nữ và chuyên môn của Phái Thái, Thượng, Ngọc.
+
Phân theo Nam Nữ ở cả 02 hội (nếu bên Nam hay Nữ cần).
Nhưng
trước khi nhóm chung thì ở 02 hội: Hội Nhơn Sanh và Hội Hội Thánh vẫn có cho
quyền nhóm riêng khi cần.
Nội
Luật Hội Nhơn Sanh điều 11:
Ðiều
Thứ Mười Một: Trước bửa Ðại Hội mà Nam Nữ
Phải nhóm chung nhau Thượng Chánh Phối Sư hoặc Nữ Chánh Phối Sư có điều
chi phải hỏi ý kiến riêng Hội viên phái
của mình thì được quyền mời nhóm (Nam theo Nam Nữ theo Nữ).
Kỳ nhóm nầy Từ hàng phái nào theo phái
nấy, lập vi bằng hai bổn. Nghị trưởng và Từ hàng ký tên để lưu chiếu một bổn
còn một bổn thì như Chánh Phối Sư Nam thì gởi cho Chánh Phối Sư Nữ; còn Nữ
Chánh Phối Sư thì gởi cho Chánh Phối Sư Nam hầu hiểu rõ những điều mà mổi phái
đã bàn tính.
Nội
Luật Hội Thánh.
Ðiều
Thứ Mười Một:
Trước bửa Ðại Hội mà Nam Nữ phải nhóm
chung nhau. Thái Chánh Phối Sư hoặc Nữ Chánh Phối Sư có điều chi phải hỏi ý
kiến riêng Chức sắc phái của mình thì được quyền mời nhóm riêng (Nam theo Nam;
Nữ theo Nữ).
Kỳ nhóm nầy Từ Hàng phái nào theo phái
nấy. Lập vi bằng hai bổn Nghị trưởng và Từ hàng ký tên để lưu chiếu một bổn còn
một bổn thì như Chánh Phối Sư Nam thì gởi cho Chánh Phối Sư Nữ. Còn Chánh Phối
Sư Nữ thì gởi cho Chánh Phối Sư Nam hầu hiểu rõ những điều của của mỗi phái đã
bàn tính.
Trong
thượng hội thì chỉ có 01 vị Nữ Đầu Sư do đó không có qui định nhóm riêng (một
mình làm sao gọi là nhóm?).
+
Phân theo 03 phái (bắt buộc):
Phái
Thái: Hộ, Lương. Công.
Phái
Thượng: Học, Y, Nông.
Phái
Ngọc: Hòa, Lại, Lễ.
Đạo
Luật Mậu Dần (1938) qui định nơi điều 01. khoản V. mục 1.
Chương-trình về Hội Quyền Vạn Linh phải
gởi các nơi trước ngày hội ít nữa là ba tháng, và phải phân biệt vấn đề theo
mỗi Phái.
Trong
đàn cúng nơi Đền Thánh, Cửu Trùng và Hiệp Thiên có phân biệt, cấp bậc có phân
biệt, Nam Nữ có phân biệt. Đến như đàn cúng Phật Mẫu thì không phân biệt Hiệp
Thiên hay Cửu Trùng, không phân cấp bậc, chỉ còn phân ra Nam Nữ. Có diện theo
đạo tin vào Hội Thánh nên đã qui định thì cứ thế thi hành cũng đạt an lạc, cũng
quí. Có diện lấy làm lạ rồi đi tìm hiểu cho ra do nguyên cớ nào qui định như
thế cũng đáng trân trọng, đáng quí vậy. Hiểu được nguyên cớ a, nguyên cớ b rồi
mới thấy vui (Thanh quang rỡ rỡ đòi ngàn,
Chơn hồn khoái lạc lên đàng vọng Thiên- Kinh Đệ Tam Cửu).
Bài toán lớn bao gồm nhiều bài toán nhỏ. Hiểu
được nhiều cái nhỏ đến lúc nào đó tâm thức bừng sáng đấy lúc bước vào giai đoạn
khai mở nhiều thắc mắc trước đây: Đắc văn
sách thông thiên định địa, Phép huyền công trụ nghĩa hóa thân- Kinh Đệ Ngũ
Cửu).
Càng
hiểu biết thì tình thương càng trãi rộng giữa người và người, người và vạn vật.
Đối nhân xữ thế theo lẽ bác ái công bằng. Tự mình làm quan tòa cho mình để quán
xét chính mình trong chính kỷ, hóa nhân xem có khiếm khuyết chi không mà lên
chương trình chỉnh đốn, bổ túc phải chăng là nghĩa của câu kinh: Cung Lập Khuyết tìm duyên định ngự, Lãnh kim
sa đặng dự Như Lai. (Kinh Đệ Lục Cửu).
Trong
các phẩm bậc của ĐĐTKPĐ ở Cửu Trùng Đài thì phẩm Chưởng Pháp được chánh danh
trong câu kinh: Cung Chưởng Pháp xây
quyền tạo hóa (Kinh Đệ Thất Cửu). Muốn biết vì sao mà phẩm Chưởng Pháp có
cơ duyên đó thiễn nghĩ tìm xem PCT chú giải phần Chưởng Pháp; và phần Đức Chí
Tôn trả lời Đức Hộ Pháp khoản xin cho Đầu Sư Nữ Phái được lên phẩm Chưởng Pháp
mà Thầy không chịu…. ắt rõ ít nhiều.
Người
may duyên đến cảnh giới biết được thiên thời, địa lợi, nhân hòa, biết được tam
diệu tam bồ đề của ĐĐTKPĐ là tam lập (lập công, lập đức, lập ngôn) là biết
chuyển họa vi phước phải chăng là phần nào ý nghĩa câu kinh: Cung tận thức thần thông biến hóa (Kinh
Đệ Bát Cửu). Trong vô lượng kiếp nếu có một kiếp sinh nào hưởng được chút ân
phước trong cõi tận thức thì thật là vạn hạnh; cứ nghĩ đến thôi cũng làm cho
hành giả nôn nao thích thú….
Vòng
vo tam quốc mấy điều giờ xin trở lại đề tài…
Vì
sao ĐĐTKPĐ ngay từ buổi đầu đã công bố xây dựng một thế giới đại đồng trên nền
tảng bác ái công bằng?
Bởi
vì trong tôn giáo có bài bản lập quyền cho nhân loại. Bài bản đó thể hiện qua
cơ chế 03 HLQVL. Chính nhân loại sẽ tự thân xây dựng thế giới mà nhân loại mơ
ước chớ không phải chờ ai làm sẳn đó cho mình thụ hưởng. Cái đẹp của quê
hương anh do chính anh xây dựng mà có.
Ý
dân là ý Trời, sức dân là sức Trời. Điều mà nhân loại muốn thì Trời giúp cho
đường lối, công thức, mô hình còn thực thi là chính nhân loại phải làm chớ Thầy
không bồng ẳm nhân loại vào địa vị họ muốn bao giờ. ĐĐTKPĐ đóng vai như một
phòng thí nghiệm trong công cuộc phát minh. Đầu tiên là có ý tưởng rồi tổ chức
và thực thi cho hoàn chỉnh. Khi sản phẩm đã hoàn chỉnh thì mới cống hiến cho
nhân loại.
Kinh
Thánh có câu: …chút men làm dậy cả đống
bột… Ngày nay thời toàn cầu hóa biết bao nhiêu hiền nhân quân tử yêu mến lẽ
bác ái, công bằng nên mới lập ra nào là Hồng Thập Tự Quốc Tế, Thầy Thuốc Không
Biên Giới,…. để giúp cho nhân loại. ĐĐTKPĐ chính là tài nguyên, là môi trường
để gắn kết những tâm hồn cao thượng nhìn thấy nổi đau của nhân loại muốn chia
xẽ với họ và cùng dắt dìu nhau ra khỏi thảm cảnh.
Thế
giới đại đồng là điều mơ hồ, xa vời với người không hiểu thể pháp của Thầy bố
trí trong ĐĐTKPĐ nhưng với người lưu tâm học hỏi hiểu biết ít nhiều thì nó hoàn
toàn hiện thực và người đạo hoàn toàn có đủ điều kiện thực thi khi 03 HLQVL
được thực thi đầy đủ và đúng ý nghĩa của nó.
Ý
tưởng được Trời gieo hạt và nẫy mầm.
Mầm
đã nẫy thì trân trọng, gìn giữ như bảo vật quí hiếm. (Bảo).
Của
quí trong tay thì phải tìm hiểu sản phẩm, khai thác cho hoàn chỉnh. (Khai).
Khai
thác được thì phải xã hội hóa, phải cống hiến. (Hiến).
Cống
hiến cho xã hội sản phẩm tốt, giá thành như ý thì hẳn nhiên xã hội hoan nghinh
và nhân rộng ra. (Tiếp).
Thiễn
nghĩ đó là luật công bằng và lòng bác ái của Đại Từ Phụ vậy.
Tóm
lại: Phân ra Nam Nữ vẫn có và không phân Nam Nữ vẫn có. Bạn xem lại nội luật,
kết hợp với thực tế xã hội và thực tế đạo sự sẽ thông.
Nếu
điều nầy mà sai thì cả nền ĐĐTKPĐ không có giá trị chi. Nó giống như nhà bác
học mà không thông bản cửu chương vậy…
@@@
(còn tiếp câu số 4)
thay đổi nội dung bởi: trần văn chí, 26-12-2012
lúc 11:00 PM Lý do: TÍNH THẨM MỸ KHI TRÌNH BÀY KHÔNG ĐẠT NÊN CHỈNH
CHO KHÁ MỘT CHÚT...Kính.
@@@