Trang

Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

172. BNS THÔNG LIÊN 81. TRẢ LỜI...


24-12-2012 10:19 PM#47
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 42
TÌM HIỂU VỀ THƯỢNG HỘI &
TRẢ LỜI CÂU HỎI.
(tiếp theo).
2: Diễn văn ngày 15-8- Quí Dậu -dl 4-10-1933 của Đức Hộ Pháp.
* Quyền Thượng Hội: là HTĐ thì Hộ Pháp. Thượng Phẩm, Thượng Sanh; Cửu Trùng Đài thì Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu Sư, cầm luật pháp điều hòa đạo mạch. Thượng Hội không quyền sửa trị, duy thi hành luật lịnh Chí Tôn, kỳ dư khi nào Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh phản khắc cùng nhau làm nền Đạo chinh nghiêng  nguy hiểm thì Đầu Sư mới đặng thống quyền nắm Đạo pháp thi hành chánh trị. (Quyền Thống nhứt phải có đủ quyền Vạn linh và quyền Chí Tôn hiệp đồng ban cho mới đặng)….
Trừ hai vị Đại Thiên phong là Giáo Tông và Hộ Pháp đã thay quyền Chí Tôn tại thế ra, cả ba Hội công đồng mới có quyền Vạn linh đủ phép.
Ấy vậy, Đạo có Quyền Vạn linh chớ không có Hội Vạn linh.

3- Lời mở đầu.
Mở đầu Thượng Hội Nội Luật: Toàn Thế Giới Càn Khôn chính có 02 quyền. Trên thì là quyền hành CHÍ TÔN của ÐẤNG TẠO HOÁ. Dưới là quyền hành của VẠN LINH. Nghĩa là sanh chúng.
Quyền hành CHÍ TÔN trọn nơi thế nầy thì là tại quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một. Hai bên phản khắc nhau thì Chánh Trị Ðạo phải bị đổ.
Quyền hành VẠN LINH nghĩa là của sanh chúng đều có đủ trọn vẹn nơi THƯỢNG HỘI, HỘI THÁNH VÀ HỘI NHƠN SANH hiệp đồng. Nếu ba hội phản khắc nhau thì quyền hành ấy tiêu huỷ.
4- Nội Luật Thượng Hội.
[[[[[ Điều Thứ Mười:
Trong mổi việc chừng cả Hội viên tỏ hết ý kiến và bàn luận rồi thì Hộ Pháp và Giáo Tông có ý kiến chi thì mới bày tỏ ra sau rốt. Chừng rồi Hội trưởng định bỏ thăm, bên nào phần đông thì Thượng Hội tuân theo.
Điều Thứ Mười Một:
Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một thì là quyền Chí Tôn nên không có bỏ thăm. Nếu cả ba hội phản khăc nhau thì quyền Chí Tôn nghĩa là của Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một chủ định thể nào thì Chánh Trị của Đạo y theo thế ấy. Còn như quyền hành Giáo Tông và Hộ Pháp phản khắc nhau nửa thì cả thảy về chánh trị và chúng sanh đều bị huỷ bỏ.
Chừng ấy Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội phải nhóm lại mà định đoạt sửa cải lại nửa.
Nếu có việc chi trái Luật Đạo thì Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp cùng nhau đặng trọn quyền ban truyền xuống cho Đầu Sư định đoạt lại.
Điều Thứ Mười Bốn:
Sau khi hội Thượng Hội thì Giáo Tông và Hộ Pháp phải đình Hội lại 15 phút đồng hồ đặng hai người vào Đại Điện mật nghị rồi phải trở ra cho Thượng Hội hay những điều của hai đàng nhứt tâm quyết định.
Theo “điều 10”. Sau khi bàn luận xong rồi thì Giáo Tông cho bỏ thăm. Bên nào có số thăm nhiều thì thượng hội  tuân theo.
“ Chỉ có các Nghị Viên Bỏ thăm còn Giáo Tông và Hộ Pháp thì không bỏ thăm”.
Theo điều 14 thì Kết quả cuối cùng của Thượng Hội không phụ thuộc vào biểu quyết của các Nghị Viên thượng hội mà tuỳ thuộc vào quyền Chí Tôn tại thế (sau khi hai vị vào đại điện mật nghị).
(Đây là điều rất đặc biệt so với Hội Nhơn Sanh và Hội Hội Thánh).
III- Căn cứ vào đâu mà có các văn bút trên và Nội Luật?
Theo chổ tìm hiểu của chúng tôi thì có 02 căn cứ.
1- Từ các Đạo Nghị Định và được dạy trực tiếp.
Các vị có trách nhiệm kết hợp Đạo Nghị Định với việc được dạy trực tiếp nên thực hiện mà không có văn bản lưu lại. Cũng như Đức Hộ Pháp được dạy trực tiếp về việc thành lập Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự rồi đưa vào PCT nên không có thánh ngôn lưu lại như PCT Cửu Trùng Đài Nam, Nữ, Luật công cử hay PCT Hiệp Thiên Đài.
Theo chúng tôi tìm hiểu thì lần đầu tiên mở ba hội như sau: 
-  Hội Nhơn Sanh nhóm ngày 15-10- Tân Vì (24-11-1931).
-  Hội Thánh nhóm ngày 16-18/ 11- Tân Vì (24- 26/ 12-1931).
- Thượng Hội nhóm ngày 27-28-29/ 11- Tân Vì (04-05-06/01-1932).
Ba Hội nầy nhóm giải quyết vấn đề gì?
Một trong những nội dung ba hội giải quyết là công nhận Nội Luật Toà Thánh. (Sau khi 03 Hội thông qua Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp ký ban hành Nội Luật Toà Thánh ngày 15-01- Nhâm Thân “20-01- 1932”).
“Lưu ý là có Hội nhưng chưa có  Nội Luật cho các Hội”.
* Các Đạo Nghị Định ngày 03- 10- Canh Ngọ (22- 11- 1930) soi sáng.
+1: Đạo Nghị Định thứ nhì.
Điều thứ tư: Chánh Phối Sư đặng trọn quyền thông công cùng Chánh Phủ  và  Nhơn Sanh nhưng buộc phải có Hội Viên Nhơn Sanh và Hội Thánh chăm nom cơ hành động.
+2: Đạo Nghị Định thứ tư.
Điều thứ tư: Thượng Chánh Phối Sư đặng quyền thay mặt cho toàn đạo mà giao thông cùng Chánh Phủ và cả Tín Đồ quyền giáo dục nơi tay người nắm, làm chủ toạ Hội Nhơn Sanh.
Căn cứ vào nội dung trích dẫn ta nhận thấy đến thời điểm tháng 11-1930 cơ chế 03 HLQVL vẫn chưa hoàn chỉnh.
Sau đó Hội Thánh mới soạn thảo Nội Luật…. Và ban hành
2- Đàn cơ chỉ dẫn về Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh do Đức Chí Tôn dạy vào ngày15-11- Tân Mùi (23-12- 1931) tại Thảo Xá Hiền Cung.  “TNHT. Q.2 T. 83”. 
Tây-Ninh (Thảo-xá Hiền-Cung), ngày 23 Décembre 1931
….. Các con phải nhớ rằng toàn Thế-giới Càn-khôn, chỉnh có hai quyền: trên là quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, dưới là quyền-hành của sanh-chúng. Thầy đã lập hình-thể hữu-vi của Thầy, nghĩa là Hội-Thánh của Đại-Đạo ngày nay rồi thì Thầy cũng phải ban quyền-hành trọn-vẹn của Thầy cho hình-thể ấy, đặng đủ phương tận-độ chúng-sanh, còn các con cả thảy đều đứng vào hàng sanh-chúng, dưới quyền-hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn-loại đồng quyền cùng Thầy, mà tạo-hóa vạn-linh vốn là con-cái của Thầy, vậy thì vạn-linh cũng có thể đoạt-vị vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng.
Trong quyền-hành ấy có nhiều đẳng-cấp, nên khỏi phải chịu phẩm Người: ấy vậy Người là chủ-quyền của vạn-linh. Thầy nói rõ: quyền Chí-Tôn là Thầy, quyền Vạn-linh là sanh-chúng, ngày nào quyền-lực Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt-tướng. Thầy đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại thì là quyền lực Vạn-linh. Quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, duy có quyền-hành Vạn-linh đối-phó mà thôi.
“Ngày Hội Nhơn Sanh là 15-10- Tân Vì ‘24-11-1931’ thì một tháng sau là ngày 15-11- Tân Mùi (23-12- 1931) mới có đàn cơ nầy”.
Như vậy  Hội Thánh  đã căn cứ vào Đạo Nghị Định thứ 02 và 04; có được sự hướng dẫn trực tiếp trước ngày 15-11- Tân Mùi (23-12- 1931) để  tổ chức  thực hiện  Hội Nhơn Sanh, Hội Thánh, Thượng Hội. 
Sau khi có đàn cơ ngày 15-11- Tân Mùi thì Hội Thánh  mới soạn thảo và ban hành Nội Luật như ta thấy trên văn bản hiện nay (x2).
@@@
(x1): Một vài văn bút viết rằng khi đến phẩm Giáo Tông thì không dùng thánh danh Thượng Trung Nhựt mà dùng lại tên khai sanh (Lê Văn Trung).
Nhưng trong Nội Luật Thượng Hội bên dưới ghi rõ:
Làm tại Toà Thánh Ngày 22-Giêng. Nhâm Thân .
(27- Février 1932).
Hộ Pháp.
Ký tên: Phạm Công Tắc.
 Quyền Giáo Tông.
 Ký tên: Thượng Trung Nhựt.


Cho nên tôi theo cách dùng thánh danh.
Điều nầy cho phép ta nghĩ rằng khi thiêng liêng ban thánh danh cho một người nào đó thì thánh danh ấy được dùng suốt đời.
(x2): Bài viết có dùng tư liệu từ một số bài (chưa được Hội Thánh ĐĐTKPĐ kiểm duyệt) của nhiều vị (các vị vui lòng cho dùng). Tôi thấy tin cậy được nên dùng và chịu trách nhiệm về sự chính xác.

@@@@@