Trang

Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

174. BNS THÔNG LIÊN 81. TRẢ LỜI (tt).

25-12-2012 10:30 PM#50
trần văn chíThành Viên Tích Cực
Thông tin. Tham gia ngày Dec 2012
Bài viết 42
(tiếp theo câu số 01).
Câu hỏi thứ 2: Việc chức sắc Hiệp thiên đài cùng tham gia công việc hành chánh với chức sắc Cửu trùng đài có ảnh hưởng gì bởi nguyên tắc "chia hai" của Pháp chánh truyền không?

TRẢ LỜI.
Do hiền TN không trích dẫn đoạn văn mà hiền căn cứ vào đó để hiểu là nguyên tắc chia hai (Hiệp Thiên Đài & Cửu Trùng Đài) của PCT. Do vậy Tôi xin phép trình bày nguyên tắc chung.

Thưa với hiền TN người xưa có dạy: Thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý; hay được ý hãy quên lời nên Tôi rất mong hiền đọc những điều chúng ta thảo luận với nhau trong tinh thần đó.
PCT nguyên văn rất ngắn. Để nguyên văn đâu ai hiểu thấu.
Do vậy mà Đức Hộ Pháp được lịnh chú giải (Đến nay gần cuối năm 2012 chưa có một văn bản chú giải nào khác và chắc mãi mãi về sau cũng không ai dám ra một văn bản chú giải thứ hai). Trong chú giải có nhiều điều rất tinh tế.
Theo nội dung PCT chú giải không chỉ có nguyên tắc chia mà còn có nguyên tắc hợp nhất. Chia hay hiệp đều có nguyên tắc và phạm vi cụ thể rõ ràng  để tạo sự cộng hưởng trên đường phụng sự vạn linh..
Hiệp nhất nhau trong một tên gọi PCT.
Phân nhau khi lập qua các đàn cơ hay cách gọi: PCT Cửu Trùng Đài Nam Phái, PCT Cửu Trùng Đài Nữ Phái, PCT Hiệp Thiên Đài…
Hay như tên gọi: Hội Thánh ĐĐTKPĐ là chung. Mà trong đó vẫn có Hội Thánh Cửu Trùng Đài (Nam, Nữ) hay Hội Thánh Hiệp Thiên Đài.
- Về chuyên môn (chánh trị và luật lệ): Cấp cần chia thì chia để tránh độc đoán. Cấp cần hợp nhất thì hợp nhất.
+  Cấp phải chia: Ở đỉnh cao nhất.
Phẩm Giáo Tông là anh cả chỉ được nắm quyền chánh trị.
Hộ Pháp nắm quyền về luật pháp.
+ Cấp hiệp nhất:
Phẩm Đầu Sư dưới Giáo Tông thì nắm cả 02 quyền chánh trị và luật lệ.
- Về nhân sự (cài người): Đưa người của Hiệp Thiên Đài vào Cửu Trùng Đài và đưa người của Cửu Trùng Đài vào Hiệp Thiên Đài để thể hiện: Trong Đời có Đạo, trong Đạo có Đời (Đạo: Hiệp Thiên Đài; Đời là Cửu Trùng Đài).
Thí dụ:
+ Cài người:
Chưởng Pháp là người của Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài.
 Thượng Phẩm, Thượng Sanh là người của Cửu Trùng Đài nơi Hiệp Thiên Đài.
Đó là thí dụ ở Hội Thánh Anh.
Còn Hội Thánh Em (Bàn Trị Sự) vẫn chia (Nam Nữ hay nhiệm vụ riêng từng phẩm) và hiệp:
Chánh Trị Sự nắm cả 02 quyền chánh trị và luật lệ (Đầu Sư Em).
Phó Trị Sự nắm chánh trị -giáo hóa- (Giáo Tông Em).
Thông Sự nắm luật pháp (Hộ Pháp Em).
Đó là những cách chia và hiệp điển hình trong PCT
&&&
Đến đây thiết tưởng nên phân biệt Chánh Trị Đạo và Hành Chánh Đạo.
Chánh trị đạo là hợp nhất (chỉ có một đường lối chánh trị đạo- là thiệt tướng của đạo).
Trong chánh trị đạo mới chia làm 04 cơ quan để thực hiện: Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo (Đạo Luật Mậu Dần-1938).
Theo ý chí bộ Đạo luật MD thì Hành Chánh thống quản cả: Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa Đạo.
Chứng minh:
Đạo luật Mậu Dần chương Hành Chánh có 17 điều.
Chương Phước Thiện lấy điều 10 và 11 của hành chánh tạo thành.
Chương Phổ Tế lấy điều 14 của hành chánh tạo thành.
Chương Tòa Đạo lấy  điều 15 của hành chánh tạo thành.
Như vậy Hành Chánh bao trùm nhưng: Phước Thiện, Phổ Tế và Tòa đạo vẫn được độc lập theo qui định.
&&&
Phạm vi mà TN hỏi đây theo Tôi hiểu là hỏi trong phạm vi thượng hội. Trong PCT chú giải Đức Hộ Pháp đã giải rõ: Chưởng Pháp là người thay mặt Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài. Thượng Phẩm, Thượng Sanh là người của Cửu Trùng Đài nơi Hiệp Thiên Đài. Cách cài người như vậy cốt để đôi bên có cách tự đã thông (chánh trị và luật lệ) trên đường phụng sự (đồng thời thể hiện cho quẻ Thái trong dịch lý).
 Theo luật trong Đại Hội Nhơn Sanh qui định thì chức sắc Hiệp Thiên Đài chỉ lo bảo thủ luật pháp không cho hội phạm đến, nhưng không có quyền bàn luận các nội dung hay bỏ phiếu.
Trong Đại Hội Hội Thánh thì Thập Nhị Thời Quân lo bảo thủ Ðạo Luật không cho Hội phạm đến. Các vị được quyền bàn luận và có quyền bỏ phiếu theo đài mình (02 đài bỏ thăm riêng nhau).
Luật qui định: Nếu một vấn đề nào sau khi bàn cải rồi mà Cửu Trùng Ðài bỏ thăm thuận còn Hiệp Thiên Ðài thì bỏ thăm nghịch hoặc là Cửu Trùng Ðài bỏ thăm nghịch mà Hiệp Thiên Ðài bỏ thăm thuận thì vấn đề ấy phải bàn tính mà bỏ thăm lại.
Nếu hai phen bàn cải mà vẫn cũng còn phản khắc nhau thì Chánh Chủ Hội tuyên bố liền rằng vấn đề ấy sẽ dâng lên Thượng Hội định đoạt. (điều 01).
 Thượng hội thì từ Chưởng Pháp trở xuống bỏ phiếu.

[[[sau đó Hiến Pháp HTĐ qui định chi tiết rõ hơn:
Điều Thứ Mười:
1-                Nghị Viên của Hiệp Thiên Đài ở Thượng Hội là Hộ Pháp, Thượng Phẩm, và Thượng Sanh.
2-                Ba vị đều có quyền bàn cải (voix délibérative) và bỏ thăm (droit de vote), số thăm của ba vị có giá trị riêng, không tính chung về số thăm của Nghị Viên bên Cửu Trùng Đài (Vote séparé).
3-                Mỗi lần bỏ thăm phải được hơn phân nửa số thăm bên Cửu Trùng Đài và hơn phân nửa số thăm của Hiệp Thiên Đài cọng chung lại, mới có đại đa số (majorité).]]]

Giáo Tông và Hộ Pháp vẫn giử quyền riêng nên sau đó mới có việc hội ý.
Những qui định trên đã làm sáng tỏ rằng: ngồi họp thì chung nhưng quyền thì vẫn độc lập riêng và sau cùng đi đến thống nhất để thi hành.
Hội Thánh ĐĐTKPĐ thực hiện 03 HLQVL từ khi ban hành đến khi giải thể (1979) không hề thấy ai kêu ca là có trở ngại hay vi phạm PCT chi cả.
Ông ký giả Nguyễn Phan Long có đủ kiến thức để làm Thủ tướng Nam Phần mà vẫn không hiểu được điều rất tinh tế là đạo có Quyền Vạn Linh (là hội riêng 03 hội) chớ không có Hội Vạn Linh (nhân sự 03 hội cùng ngồi trong phiên họp) nên mới bị hố khi tổ chức Hội Vạn Linh mà đạo sử còn lưu lại. 
Cả 03 HLQVL bàn về tất cả các vấn đề của chánh trị đạo chớ không riêng gì việc lập luật. Tìm hiểu hành chánh tôn giáo ta phải nhìn nhận rằng:
+  Cửu Trùng Đài có 03 quyền: hành pháp, quyền lập luật, quyền xét xử (tạp tụng).
Quyền lập luật thể hiện qua 02 con đường: PCT và 03 HLQVL như đã trình bày.
Quyền xét xữ thể hiện qua:
+a-  Đạo Nghị Định thứ 4 điều 02 và 05:
Ðiều thứ nhì: - Ngọc Chánh Phối Sư, đặng quyền trị Chức Sắc phần Ðạo, và phần Ðời, coi Chơn Truyền Hội Thánh, buộc Chức Sắc làm y phận sự
Ðiều thứ năm: - Ngọc Chánh Phối Sư, cầm quyền sửa trị cả Chức Sắc, Tín Ðồ, thì quyền tạp tụng cũng nơi người nắm chặt.
+b: Hòa viện trong Cửu Viện là nơi để xét xữ vậy.
+c: Đi sâu hơn nữa thì có Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Đài.
+d: Tân Luật chương VII: Về hình phạt.
Điều Thứ Hai Mươi Sáu: Trong bổn đạo ai có phạm luật pháp về mấy điều khoản nhẹ, thì về quyền người làm đầu trong Họ phân xử và đặng răn phạt quì hương tụng Kinh Sám Hối.
Điều Thứ Hai Mươi Bảy: Như phạm tội trọng hay là tái phạm, thì phải đệ lên cho Hội Công Đồng phán đoán.
Hội ấy một vị Đầu Sư hay là Phối Sư phái mình làm đầu và có hai vị Chức Sắc hai phái kia nghị án. Hội nầy được quyền trục xuất.
Điều Thứ Hai Mươi Tám: Về đường đời bổn đạo có xích mích nhau, cũng phải đến cho người làm đầu trong Họ phân giải.
Điều Thứ Hai Mươi Chín: Chư Chưc Sắc, ai có phạm luật pháp trong đạo, thì đem trước Tòa Tam Giáo phân xử. 
+ Hiệp Thiên Đài có 02 quyền: lập luật (cao nhất) và có quyền xét xử (cao nhất).
Xem hiến pháp Hiệp Thiên Đài sẽ thấy quyền hành HTĐ rất đặc biệt so với Cửu Trùng Đài trong tư pháp và lập pháp.
Thí dụ cụ thể:
Điều Thứ Tám:
1-                Cửu Trùng Đài có Tòa Tam Giáo thành lập, cũng như Bát Quái Đài có Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng.
2-                Khi nào có Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Đài xử đoán rồi mà người bị cáo còn uất ức điều chi, thì được quyền kêu nài đến Tòa Hiệp Thiên Đài.
3-                Thảng như Tòa Hiệp Thiên Đài phán đoán rồi mà người bị cáo uất ức nữa, thì mới kêu nài lên Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng là quyền đặc biệt của Bát Quái Đài Chưởng Quản.
Dầu cho lập Tòa Tam Giáo dưới Cửu Trùng Đài, hay là đệ lên Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng là Bát Quái Đài, cũng đều phải do nơi Hộ Pháp.
&&&
Đức Hộ Pháp dạy:...Mổi vị Tín Đồ đều có cái mão của Giáo Tông và Hộ Pháp đội trước trên đầu, không lấy được là lỗi tại mấy em…(LTĐ.Q2.tr 122-bản in 1973).
ĐĐTKPĐ là đạo lập quyền cho nhân loại thì không có khu vực cấm tuyệt đối mà cấm là cấm từng phân khúc khi cần để không phát sinh tình trạng cát cứ làm tan nát chánh trị đạo hay hành chánh tôn giáo.
Luật 03 HLQVL cho phép điều chi cần thì có quyền đệ trình văn bản cho toàn hội xem xét. Xem xét rồi cứ thế mà thi hành cấm việc tự ý sửa đổi, phê bình không đúng chổ.
Thử hình dung trong tang tế sự mà có người phát biểu những điều ngược với qui định rồi yêu cầu mọi người phải làm theo thì nền đạo có giá trị chi trước mắt người lương và giáo.
Đó là qui định còn như hiểu qui định như thế có giá trị thế nào, chấp nhận hay không là tùy nhận thức mổi người.
Phần Tôi cam đoan là trình bày theo đúng văn bản qui định.
&&&

PHẦN NHỜ GIÚP ĐỞ.
Kính quí hiền.
Tôi gặp khó ở phần kỷ thuật....
Khi gởi bài xong liz chổ gởi bài nó trơ ra không nhận lịnh bài bị mất....hiền nào biết cách khắc phục chỉ dùm 
Xin cảm ơn trước.
Kính

@@@
thay đổi nội dung bởi: trần văn chí, 25-12-2012 lúc 10:39 PM Lý do: liz chổ gởi bài nó không đi.... như trình bày bên trên..

@@@