24-12-2012 09:55 PM#46
Thông tin. Tham
gia ngày Dec 2012
Bài
viết 42
MỘT.
TÌM HIỂU VỀ THƯỢNG HỘI &
TRẢ LỜI CÂU HỎI.
Kính
Ban Quản Trị trang web caodaivn.com.
Kính
hiền Trung Ngôn.
Trên
trang web caodaivn.com diễn đàn: TÌM HIỂU ĐẠO CAO ĐÀI. Vấn đáp học đạo Đề tài:
Đạo Luật Mậu Dần – 4 CQ Hành Chánh đạo, đề tài mở ngày 05-8-2009.
Hơn
một năm sau (15-9-2010) thành viên Trung Ngôn có đặt vấn đề về Thượng Hội của
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Cho đến lần post sau cùng ngày 24-9-2010 Trung Ngôn đã
nêu ra 09 câu hỏi và hẹn sẽ quay lại khi có dịp.
Đến
nay gần hết năm 2012 (hơn 02 năm) mà vẫn chưa thấy Trung Ngôn hay thành viên
nào quay lại để giải quyết các câu hỏi nầy.
Tôi
là một phần tử trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ có tìm hiểu ít nhiều, trong tinh
thần học hỏi chung kính mong BQT vui lòng cho phép Tôi được tham gia trình bày.
Mong
rằng chúng ta cùng có thêm kiến thức khi trao đổi.
&&&
Lẽ
ra thì trả lời từng câu hỏi của Trung Ngôn nhưng Tôi nghĩ sẽ hữu ích hơn nếu trình
bày bằng một bài viết rồi sau đó sẽ trả lời các câu hỏi. Mong rằng bài nầy làm
rõ được ít nhiều vấn đề nêu ra.
A- TÌM HIỂU VỀ THƯỢNG HỘI.
I-
Thời gian lập thành và thứ tự trong in ấn.
1-
Thời gian lập thành.
-
Thượng Hội Nội Luật.
Do
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt (x1) và Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng ký và ban
hành ngày 22-01- Nhâm Thân. (1932).
-
Luật lệ chung các Hội, Hội Nhơn Sanh Nội Luật, Hội Thánh Nội Luật.
Cả
ba luật nầy do Phạm Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hửu Hình Ðài Hiệp Thiên và Cửu
Trùng, ký và ban hành ngày 16- 11- Giáp Tuất. (1934).
[Theo
diễn văn ngày 08-4-Giáp Tuất “1934”
của Đức Quyền Giáo Tông thì ngoài nội luật Thượng Hội ra còn có Nội Luật Hội
Nhơn Sanh và Hội Thánh của các vị Chánh Phối Sư lập ra.
Đức
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên ngày 13-10- Giáp Tuất (19-
11-1934). Ngày 06-11- Giáp Tuất Đức Hộ Pháp được công cử cầm luôn quyền Giáo
Tông của Cửu Trùng Đài. Ngày 16-11- Giáp Tuất (22-12- 1934) Đức Hộ Pháp đã ký
ban hành 03 luật kể trên.].
2-
Thứ tự trong in ấn:
Luật
lệ chung các Hội.
Hội
Nhơn Sanh Nội Luật.
Hội
Thánh Nội Luật.
Thượng
Hội Nội Luật.
II-
Vài điều cần lưu ý.
1- Về danh xưng Nghị Trưởng và Hội Trưởng.
Trung
Ngôn post:
Điều
thứ nhất: Thượng Hội thì có:
1.
Giáo tông: Hội trưởng.
2.
Hộ pháp: Phó hội trưởng.
Là chính
xác.
Vì
có một số nơi ghi là Nghị Trưởng và Phó Nghị Trưởng.
Điều
nầy can hệ như thế nào?
Theo
điều 10 trong luật lệ chung các Hội:
….Như Nghị trưởng định nhóm giờ nào khi quá
giờ ấy 15 phút đồng hồ phải mở Hội không kể số Nghị viên nhiều ít.
Thoảng như Nghị trưởng vắng mặt hoặc đến
trể thì Phó Nghị trưởng thay thế, một Nghị viên chức lớn hoặc lâu củ hơn hết
hoặc tuổi tác lớn hơn hết ngồi ghế Phó Nghị trưởng.
Chừng Nghị trưởng đến thì ngồi chỗ Nghị
viên.
Còn như Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng
vắng mặt hoặc đến trể thì hai Nghị viên chức lớn, hoặc lâu củ hơn hết ngồi Nghị
trưởng và Phó Nghị trưởng.
Chừng Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng đến
thì ngồi chổ Nghị viên...
&&&
Nghị trưởng và Phó Nghị trưởng đi trể (15 phút
sau giờ ấn định) hay vắng mặt trong buổi hội nhóm thì luật có qui định Nghị
viên thay thế ngay trong buổi hội ấy. Nhưng Luật không có cho phép Nghị viên
nào được quyền thay thế Hội Trưởng và Phó Hội Trưởng trong thượng hội. (Vì
quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại là quyền Chí Tôn tại thế).
II- Quyền
Vạn Linh là gì?
Theo
cơ cấu Ba Hội thì từ quyền của Chưởng Pháp trong Thượng Hội trở xuống Hội Nhơn
Sanh là Quyền Vạn Linh. Lưu ý Giáo Tông và Hộ Pháp dự hội nhưng không là thành
phần của 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh.
Về
nhân sự thì 02 vị (Giáo Tông và Hộ Pháp) ở trong Thượng Hội nhưng quyền hạn thì
vượt lên trên Thượng Hội. Đây là điều rất hiếm có trong mọi tổ chức bởi vì: Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại là quyền
Chí Tôn tại thế.
Chứng
minh:
1:
Diễn văn ngày 08-4-Giáp Tuất “1934” của
Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.
Đạo
Sử Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu Q.2 Trang 293. Bản in Hoa Kỳ.
...Bởi
vậy mới rồi đây, Tệ Huynh có đắc lịnh dạy bảo phải chỉ rõ phương diện chánh thể
của Ðạo, xin giải:
Trước
đây, Tệ Huynh có nói Thầy lập Ðạo kỳ nầy phù hạp với dân trí ngày nay đã tăng
tiến khỏi Ngươn Tấn Hóa đến địa vị tối cao, cho nên chủ nghĩa Cựu Luật của các
Tôn Giáo hiện thời không đủ sức kềm chế đức tin của toàn nhơn loại.
Theo
chánh thể của ÐÐTKPÐ thì có ba Hội đã định quyền hành đặc biệt:
a).
Thứ nhứt là Hội Nhơn Sanh:
Trong
Hội Nhơn Sanh thì Chánh Phối Sư phái Thượng là Chủ Trưởng.
Hội
Viên thì từ Lễ Sanh đổ xuống Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự và người Phái
Viên thay mặt cho nhơn sanh.
Trong
Nội Luật Hội Nhơn Sanh của ba Chánh Phối Sư lập ra có chỉ rõ luật lệ. Ấy
vậy từ hàng Tín Ðồ cùng đồng nhi đều có người thay mặt đặng xem xét việc Ðạo
rồi đệ lên Hội Thánh phán đoán.
Vạn
vật cũng có ảnh hưởng trong Hội Nhơn Sanh vì người là Chúa của vạn vật. Xét kỹ
thì Thầy công bình không xiết kể và lo việc hóa sanh không ngằn không tận.
b).
Thứ nhì là Hội Thánh:
Trong
Hội Thánh thì có Thái Chánh Phối Sư làm Chủ Trưởng. Hội Viên thì từ Giáo Hữu,
Giáo Sư và Phối Sư thiệt thọ có trách nhậm hành chánh đặc biệt.
Trong
Nội Luật Hội Thánh của ba Chánh Phối Sư lập ra có chỉ rõ thức lệ. Hội
Thánh có quyền xem xét các việc của Hội Nhơn Sanh dâng lên và các việc hành
chánh trong Ðạo, rồi đệ lên Thượng Hội.
c).
Thứ ba là Thượng Hội:
Thượng
Hội thì cũng có Nội Luật chỉ rõ thức lệ. Trong Thượng Hội thì Giáo
Tông làm Chủ Trưởng, Hộ Pháp làm Phó Chủ Trưởng. Hội Viên thì có:
·
Thượng Phẩm
·
Thượng Sanh
· Ba
vị Chưởng Pháp
· Ba
vị Ðầu Sư
· Và
Ðầu Sư Nữ Phái
Không
cần nhắc thì chư Hiền Hữu Lưỡng Phái cũng hiểu rằng mấy Ðại Thiên Phong kể trên
đây có hành chánh phận sự lớn lao của mình thì mới đặng vào Thượng Hội.
Thượng
Hội để giúp Giáo Tông và Hộ Pháp điều đình cả nền Ðạo lớn lao của Thầy.
Thượng
Hội có quyền xem xét các điều nghị luận của Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh rồi hoặc
đệ lên cho Giáo Tông và Hộ Pháp phê chuẩn hay là trả lại cho Hội Thánh định
đoạt lại.
Ba
Hội (Thượng Hội, Hội Thánh, và Hội Nhơn Sanh) toàn nhập lại theo thức lệ rành
rẽ thì gọi là Quyền Vạn Linh, chớ
không phải ai muốn lập Hội Vạn Linh, tổ chức gì theo ý riêng của mình rồi muốn
đem ai lên làm Chủ Trưởng tổ chức gì cũng được.
Như
vậy thì có Luật lệ gì đâu? Mà không Luật lệ thì là không phải Ðạo.
Trên
ba Hội, thì có Giáo Tông và Hộ Pháp.
Giáo
Tông làm chủ Cửu Trùng Ðài thì lo việc Chánh Trị của Ðạo, có Chưởng Pháp và Ðầu
Sư ở trung gian giúp sức điều đình các Luật lệ truyền xuống cho ba Chánh Phối
Sư nắm trọn quyền hành chánh. Giáo Tông có quyền định đoạt trong việc Chánh Trị
của Ðạo.
Hộ
Pháp thì lo giữ Luật lệ của Ðạo cho khỏi sái Thiên Ðiều vì Luật lệ của ÐÐTKPÐ
ngày nay thì thế cho Thiên Ðiều.
Hộ
Pháp có quyền đặc biệt về ân xá cũng như Giáo Tông có quyền Chánh trị vậy.
Hộ
Pháp chưởng quản Hiệp Thiên Ðài, có Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời
Quân giúp sức.
Giáo
Tông và Hộ Pháp hiệp một là Quyền Chí Tôn.
Tệ
Huynh có thọ lịnh chỉ rõ phương diện Chánh thể của ÐÐTKPÐ của Thầy khai trong
buổi Hạ Ngươn chuyển thế đây y trên đó. Xin chư Hiền Hữu Lưỡng Phái rán nhớ và
lo phận sự, đừng sai luật Ðạo mà bị tội, và mình tuân trọn Luật Ðạo của Thầy
thì là món binh khí diệt tà quyền giả mị đó.
Tệ
Huynh xin nhắc lời tuyên ngôn của Ðại Từ Phụ hồi buổi ban sơ, Thầy có nói: "Thầy
lập Ðại Ðạo Tam Kỳ nầy là lập một cái trường công quả, nếu các con đi ngoài
trường công quả ấy thì không trông mong gì về cùng Thầy đặng".
Trường
công quả của Thầy có đôi bên: Một bên vô hình là các Ðấng Thiêng Liêng (Phật,
Tiên, Thánh, Thần) cũng lập công quả trong buổi chuyển thế nầy. Các Ðấng Thiêng
Liêng thường theo một bên chúng ta đặng ám trợ chúng ta về phần vô vi.
Còn
các việc hữu hình tại thế là các việc phải có thi hành như chúng ta bây giờ đây
mới làm đặng thì về phần chúng ta phải lo làm rồi có các Ðấng Thiêng Liêng ám
trợ.
Thí
dụ như đi độ rỗi nhơn sanh phải nói Ðạo cho người nghe, như phải lập mấy cuộc
để giúp thế đang nguy nan, như nhà trường dạy kẻ cô độc học, nhà thương, nhà
dưỡng lão cùng các nghề nghiệp cho đạo hữu có phương làm ăn đặng cơm tẻ ngày
hai, có áo quần che thân ấm cật.... thì chúng ta phải lo hết rồi các Ðấng
Thiêng Liêng ám trợ cho thành tựu….
(CÒN TIẾP)