Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

159. ĐIỀU 38 PHÁP LỆNH TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO.


PHÁP LỆNH CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Số 21/2004/PL-UBTVQH11
Ngày 18.6.2004
VỀ TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO.

- Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

- Căn cứ vào Nghị quyết số 21/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2004;
Pháp lệnh này quy định về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
Chương I
Những Quy Ðịnh Chung
Ðiều 1
Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy.
Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau.
 Ðiều 2
Chức sắc, nhà tu hành và công dân có tín ngưỡng, tôn giáo được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân.
Chức sắc, nhà tu hành có trách nhiệm thường xuyên giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân và ý thức chấp hành pháp luật.
 Chương VI
Ðiều Khoản Thi Hành
 Ðiều 38
Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
 Ðiều 40
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2004.
 Ðiều 41
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.

TRÊN ĐÂY LÀ TRÍCH ĐOẠN NGUYÊN VĂN PHÁP LỆNH.
Xin lưu ý điều 38:  Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
@@@
Như vậy về phương diện tín ngưỡng tôn giáo; pháp luật Việt Nam không được trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Nếu pháp luật Việt Nam trái với điều ước quốc tế về tín ngưỡng tôn giáo thì phải thực hiện theo qui định của điều ước quốc tế đó.
CUNG CẤP THÔNG TIN.
Ông Heiner Bielefeldt - Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp Quốc về tự do tín ngưỡng - từ 21-31/7/2014, ngày 31/7/2014, ông đã tổ chức họp báo quốc tế tại Hà Nội về chuyến thăm của mình. Ông xác định:
TỰ DO TÔN GIÁO LÀ QUYỀN CHỚ KHÔNG PHẢI ÂN HUỆ XIN CHO.
Ông nêu những hạn chế về quyền tự do tôn giáo của người dân Việt Nam ngay trong các văn bản luật pháp đã ban hành:  “...trong niềm tin và nhận thức tôn giáo, đạo đức hay triết lý của một người phải được tôn trọng vô điều kiện và không bao giờ được áp dụng bất kỳ giới hạn hay can thiệp nào với bất cứ lý do nào, ngay cả trong trường hợp khủng hoảng nghiêm trọng hay tình trạng khẩn cấp”.
Ông định nghĩa:  “Việc thực thi quyền con người đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, bởi cá nhân trong cộng đồng với những người khác, không thể phụ thuộc vào bất kỳ hành vi công nhận hay phê duyệt hành chính cụ thể nào. Tự do tôn giáo hay tín ngưỡng là quyền phổ quát vốn có trong tất cả con người và vì thế có vị thế quy chuẩn cao hơn bất kỳ một hành vi hay thủ tục hành chính nào”.
Và ông kết luận: Như vậy, quyền của một cá nhân hay một nhóm đối với tự do tôn giáo hay tín ngưỡng của họ không bao giờ có thể “được tạo ra” bằng bất kỳ thủ tục hành chính nào.
“Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng việc đăng ký chính thức theo quy định của Chính phủ không phải là điều kiện bảo đảm cho quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng được tôn trọng một cách đầy đủ”.
Báo cáo viên đặc biệt của LHQ đã khẳng định: những văn bản, cách hành xử của Việt Nam căn cứ vào chuyện “Đăng ký” để hạn chế quyền tự do tôn giáo là sự vi phạm các cam kết quốc tế, các văn bản, tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam đã cam kết khi tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
@@@
Người theo chơn truyền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cần nắm vững điều 38 và hiểu được buổi họp báo tại Hà Nội của Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng.

NAY KÍNH.