Hội Thánh Bến Tre tự khi năm 1972 họ đã cộng tác với cộng sản: Ngày 11-11 Nhâm Tý (1972) Giáo Hội Bến Tre – Hội Thánh Đô Thành ký kết thỏa ước liên giao hành đạo giữa các Hội Thánh tại thánh thất Tây Thành (Cần Thơ) quy tụ 18/20 chi phái đạo Cao Đài, bên trong có sự ngầm giúp của Mặt Trận Giải Phóng Khu Tây Nam Bộ để thành lập tổ chức liên giao 18 Hội Thánh Cao Đài.
Năm 1954 được thưởng huân chương kháng chiến hạng nhì do Nhà Nước cộng sản thưởng cho Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo... Có nghĩa là họ đã theo cộng sản trước đó
Như vậy Công văn số 4/HP ngày 18-11-1965 của Đệ Nhị Cộng Hòa viết Hội Thánh Bến Tre có bàn tay bí mật của cộng sản xen vào là chính xác.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2017/07/2411-chi-phai-ben-tre-yeu-cau-minh-xac.html#more
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo
HÀ VĂN PHỦ & NGUYỄN VĂN TÀI
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
link bài viết:
http://www.nhipcaugiaoly.com/post?id=68
Đại hội thành lập Ban Chỉnh Đạo
được tổ chức ngày 14-10 Giáp Tuất (20-11-1934) tại thánh thất An Hội (tỉnh Bến
Tre) do Ngài Quyền Thượng Đầu Sư Nguyễn Ngọc Tương và Ngài Quyền Ngọc Đầu Sư Lê
Bá Trang cùng một số Thiên Phong như Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, Bảo Văn
Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu, v.v… cùng 85 họ đạo trong 18 tỉnh tách rời từ Tòa
Thánh Tây Ninh về dự. Hết thảy được chừng 1.300 vị.
Ngày 18-11 Giáp Tuất
(24-12-1934), nhóm đại hội thành lập Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo, bầu Ngài Quyền
Đầu Sư Ngọc Trang Thanh làm Thượng Chưởng Pháp, bầu ba vị Chánh Phối Sư Ngọc
Kinh Thanh, Thượng Lai Thanh và Thái Minh Thanh phụ trách hành chánh đạo.
Đại hội Vạn Linh từ 8 đến 11-01
Ất Hợi (11 đến 14-2-1935) có 88 họ đạo trong 20 tỉnh đến dự và bỏ thăm lập Hội
Thánh Ban Chỉnh Đạo, bầu Ngài Nguyễn Ngọc Tương lên ngôi Giáo Tông. Lễ đăng
điện Giáo Tông được cử hành long trọng ngày 07-4 Ất Hợi (09-5-1935). Hội Thánh
nhóm lần đầu tiên vào ngày 08-01 Bính Tý (31-01-1936) có 96 thánh thất (trong
số 135 thánh thất) quy tụ về Ban Chỉnh Đạo.
Sau khi tổ chức xong Hội Thánh,
Ban Cửu Viện, đầu họ đạo tỉnh, đầu họ đạo các thánh thất, ban cai quản, ban trị
sự, ban hành thiện, các dự án thành lập nhà tu trung thừa, nhà tu thựơng thừa,
Ngài Nguyễn Ngọc Tương nhập đại tịnh 120 ngày tại Thiên Lý Mật Truyền từ 07-7
Ất Hợi (05-8-1935), quyền hành chánh đạo giao cho Thượng Chưởng pháp Lê Bá
Trang. Tiếp theo Ngài còn bảy lần nhập đại tịnh vào các năm 1936, 1937, 1939,
1940, 1941.
Ngày 07 đến 15-01 Mậu Dần (1938)
lễ thành đạo được tổ chức trọng thể. Công cuộc chỉnh đạo đã xong, cơ đạo đã qua
cơn khảo đảo, Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo đổi tên là Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ, nhưng trên bảng hiệu các thánh thất hoặc trên giấy tờ thường dùng danh xưng
là Hội Thánh dưới quyền ủng hộ của Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương. Cũng trong
ngày lễ nầy, Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương phong chức Thập Nhị Thời Quân ra
mắt toàn đạo: Nguyễn Văn Cho (Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài), Nguyễn Ngọc Thắng
(Bảo Thế), Tạ Văn Tân (Bảo Pháp), Trần Chí Thành (Hiến Thế, lúc ấy còn trẻ nên
đến năm 1953 mới nhận), Phạm Hồng Tiên (Tiếp Đạo), Lê Thành Tính (Khai Thế),
Phạm Văn Ngọ (Bảo Đạo).
Năm 1939 xây cất nhà Thiên Lý Mật
Truyền trên miếng đất trước nhà tu thượng thừa nam và nhà tịnh cho các vị
thượng thừa nam sau Thiên Lý Mật Truyền. Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương cũng
dời về ở nơi đây và đặt tên khu đất nầy là vườn Trước Hoa Kỳ Thọ.
Văn Phòng Giáo Tông dưới Thiên Lý
Mật Truyền được thành lập do ông Châu Văn Trận làm Đầu Phòng Văn nam và bà
Nguyễn Thị Thiên Hương làm Đầu Phòng Văn nữ. Ông Khai Thế Lê Thành Tính làm
Tổng Lý Văn Phòng Cửu Viện. Ông Trần Chí Thành làm Phó Tổng Lý. Mỗi Viện đều có
một thư ký. Ông Thái Giáp Thanh ở Tân Quý Tây được phong làm Thái Chánh Phối
Sư. Ông Thượng Trò Thanh ở Tân Hương làm Thượng Chánh Phối Sư. Ông Ngọc Chung
Thanh ở Sơn Đốc làm Ngọc Chánh Phối Sư.
Ngày 08-01 Canh Thìn (1940),
khánh thành tịnh xá cho bực thượng thừa nam, ở hiến thân làm công quả và tu
tịnh. Mở cửa khai tịnh lần đầu do đích thân Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương truyền
dạy.
Năm 1941 nhà tu trung thừa nữ
được dời về mảnh đất rộng rải hơn gần nhà tu thượng thừa nữ và Diêu Trì Bửu
Điện, nơi đây bà Chánh Phối Sư Hương An quản lý.
Năm 1942, nhiều ban Minh Đạo được
phái đi thăm viếng các thánh thất để chấn chỉnh sự tu hành và củng cố đức tin
toàn Đạo. Ngày 15-8 Nhâm Ngọ (1942) khánh thành nhà tu thượng thừa nữ.
Sau tháng 8-1945, ông Nguyễn Khắc
Bích được phong chức Hiến Đạo Hiệp Thiên Đài nắm quyền vào việc Đạo. Đức Giáo
Tông Nguyễn Ngọc Tương thường dạy "người Đạo chỉ phải lo tu hành và cầu
nguyện mà thôi, chẳng nên xu hướng vào việc quốc sự."
Năm 1948, thanh đồng Tô Văn Pho
được phái đi hành đạo ở Hà Nội.
Lần cuối Đức Giáo Tông Nguyễn
Ngọc Tương nhập đại tịnh 9 năm 81 ngày – suốt từ ngày 21 rạng 22-02 Nhâm Tuất
(giờ tý ngày 07 rạng 08-4-1942) đến giờ tý 14 rạng 15-5 Tân Mão (17 rạng
18-6-1951).
Ngày 19-5 Tân Mão (22-6-1951) ba
vị bác sĩ khám xét di thể Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương. Các ông tuyên bố
Ngài đã quy thiên từ hai ngày trước nhưng vì tinh thần mạnh nên nhục thể chưa
hoại.
Lễ đại tang kể từ ngày 24-5 Tân
Mão có trên 10.000 người tham dự. Bửu tháp của Ngài được xây ở sân trước, ngay
mặt tiền Tòa Thánh.
Vào năm 1965, Hội Thánh dưới sự
lãnh đạo của ba vị Quyền Chưởng Pháp (Nguyễn Khắc Bích, Lê Thành Tính và Nguyễn
Ngọc Thắng), ba vị Quyền Đầu Sư (Ngọc Biện Thanh, Thượng Thuộc Thanh, và Thái
Chung Thanh) và ba vị Chánh Phối sư (Ngọc Núi Thanh, Thượng Khuê Thanh và Thái
Hồ Thanh) và Nữ Chánh Phối Sư Hương Phụng, chủ trương xây dựng Tổ Đình. Từ việc
góp tiền, chi tiền mua đất, vẽ hoạ đồ Tổ Đình, cứu trợ, v.v… lại thêm ảnh hưởng
của cuộc chiến tranh chống Mỹ, làm rạn nứt Hội Thánh trong ba năm 1968, 1969, 1970,
để rồi Hội Thánh phân hóa với sự ra đời của Giáo Hội Bến Tre.
Ngày 28-5-1970, nghị định số
378/BNV cho phép Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ – Giáo Hội Bến Tre được sinh hoạt hành
đạo theo bản điều lệ với thành phần ban sáng lập gồm có Thượng Chánh Phối Sư
Đặng Văn Khuê, Thái Chánh Phối Sư Nguyễn Văn Tân, Nữ Chánh Phối Sư Lương Thị
Phụng, Khai Đạo Lưu Ngọc Nữ, Nữ Phối Sư Hương Nguyệt (thứ nữ Đức Giáo Tông) và
ông Thượng Nghị sĩ Nguyễn Ngọc Kỷ (trưởng nam Đức Giáo Tông). Giáo Hội Bến Tre
đặt Hội Thánh tại thánh thất Đô Thành Sài Gòn dưới sự lãnh đạo của các vị: Hiến
Thế Trần Chí Thành, Khai Đạo Lưu Ngọc Nữ, hai Chánh Phối Sư Thượng Khuê Thanh
và Thái Tân Thanh và nữ Chánh Phối sư Hương Phụng.
Ngày 11-11 Nhâm Tý (1972) Giáo
Hội Bến Tre – Hội Thánh Đô Thành ký kết thỏa ước liên giao hành đạo giữa các
Hội Thánh tại thánh thất Tây Thành (Cần Thơ) quy tụ 18/20 chi phái đạo Cao Đài,
bên trong có sự ngầm giúp của Mặt Trận Giải Phóng Khu Tây Nam Bộ để thành
lập tổ chức liên giao 18 Hội Thánh Cao Đài.
Trong thời gian ba năm từ ngày
thành lập Giáo Hội Bến Tre – Hội Thánh Đô Thành, các vị chức sắc lớn dần dần
quy liễu hết 6 vị. Từ năm 1973, bộ phận Cửu Viện được tăng cường bổ sung: Tổng
Lý ba viện Nội, Lễ, Hòa là Phối Sư Thái Yển Thanh; Tổng Lý ba viện Ngoại, Học,
Phước là Chánh Phối Sư Thượng Biện Thanh; Tổng Lý ba viện Hộ, Công, Nông là
Quyền Thái Chánh Phối Sư Thái Tá Thanh.
Sau ngày 30-4-1975, tại Tp.HCM,
Giáo Hội Bến Tre – Hội Thánh Đô Thành được tiếp tục hoạt động bình thường, tổ
chức học tập Nghị Quyết Trung Ương 24/TW theo hướng dẫn của Ủy Ban Mặt Trận Khu
8 và Khu 9. Hội Thánh Đô Thành ra châu tri gởi toàn Đạo tuyên bố giải thệ
cho trên 10.000 thanh niên trước đây xuất gia được hoàn tục, trở về gia đình.
Tại Bến Tre, vào tháng 8-1975
chánh quyền tỉnh Bến Tre cho mời các vị chức sắc lãnh đạo Hội Thánh Ban Chỉnh
Đạo tại Tòa Thánh Bến Tre: Nho Chưởng Pháp Nguyễn Khắc Bích, Ngọc Chánh Phối Sư
Phan Văn Đáng, Trần Văn Vững. Sau đó ba vị phải làm bản kiểm điểm.
Ngày 15-8-1975, Hội Thánh ra châu
tri 901 tuyên bố giải thể cơ cấu tổ chức hành chánh đạo từ trung ương (Hội
Thánh) đến cơ sở (thánh thất) trong toàn chi phái. Ở Tòa Thánh chỉ bầu ra ban
quản lý từ 3 đến 5 người theo hướng dẫn của Mặt Trận Tổ Quốc, để trông coi, bảo
quản cơ sở vật chất của Đạo, kể cả việc lễ bái của tín đồ. Tại thánh thất, nhà
tu ở các địa phương cũng phải bầu lại một ban quản lý từ 1 đến 3 người theo sự
hướng dẫn của Mặt Trận Tổ Quốc nơi đó.
Ngày 26-10-1975, tại Tòa Thánh
Bến Tre có buổi học tập cho ngoài 200 người , đủ mặt chức sắc lớn nhỏ và tín đồ
quanh vùng. Thi hành chỉ thị của Trung Ương, Chánh Quyền và Mặt Trận tỉnh Bến
Tre đã đọc và giải thích một văn thơ của Mặt Trận tỉnh Bến Tre gởi cho toàn Đạo
trong tỉnh. Đại diện chánh quyền xác nhận đạo Cao Đài Ban Chỉnh Đạo có một
và một Hội Thánh, chớ không có hai…
Những năm 1983-1984, Hội Thánh
Cao Đài Ban Chỉnh Đạo – Giáo Hội Bến Tre ở Đô Thành thực hiện việc công khai
hóa huân chương kháng chiến hạng nhì do Nhà Nước thưởng cho Hội Thánh Cao Đài
Ban Chỉnh Đạo vào năm 1954.
Cuối năm 1993, Chánh Phối Sư Ngọc
Đáng Thanh rời Bến Tre lui về nhà riêng dưỡng bệnh ở xã Mỹ Lệ.
Ngày 05-5-1994, Ban Quản Lý Tòa
Thánh Bến Tre tổ chức gặp một số chức sắc Hội Thánh Đô Thành mở đường cho tiến
trình hòa hợp hoàn nguyên.
Ngày 07 và 08-6-1994, được sự
chấp thuận của tỉnh, Ban Quản Lý Tòa Thánh Bến Tre tổ chức học tập có sự hiện
diện của 125 vị chức sắc có thư mời và trên 200 vị dự thính. Đa số đồng ý phục
hồi toàn vẹn Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo tại thánh địa Bến Tre đúng theo chính sách
của Nhà Nước và cử Ban Vận Động gồm 15 vị nam nữ thuộc cả hai Hội Thánh để
chuẩn bị tiến tới Đại Hội Nhơn Sanh và Đại Hội Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo hợp
nhất. Gần một tháng sau, Ban Tôn Giáo của Chánh Phủ công nhận Ban Vận Động và
cho phép hoạt động từ ngày 01-7-1994.
Ban Vận động hoạt động được một
thời gian nhưng số thành viên thuộc phía Tòa Thánh Bến Tre khuyết 4 vị không
chịu hợp tác, nên phải bổ sung thêm 14 vị cho đủ 25 vị. Sau ba năm hoạt động
tích cực với không ít khó khăn, Ban Vận Động đã hoàn thành kết quả.
Ngày 07-8-1997, Đại Hội Đại Biểu
Nhơn Sanh khai mạc trọng thể tại Tòa Thánh Cao Đài Bến Tre đón tiếp 229 đại
biểu từ 249 thánh thất ở 26 tỉnh, thành về dự. Đại Hội thông qua Hiến Chương,
luật công cử chức sắc và chương trình hành đạo, bầu tín nhiệm 2 vị cố vấn. Ban
Thường Trực Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo gồm 9 vị như sau:
Ban Cố Vấn: Ngọc Đáng Thanh, Trần
Chí Thành.
Ban Thường Trực Hội Thánh: Tô Văn
Pho, Trưởng Ban; Châu Văn Phon, Phó Ban 1; Trần Văn Liệp, Phó Ban 2; các thành
viên là Nguyễn Thị Nguyệt, Lê Văn Sáu, Nguyễn Tấn Hưng, Võ Văn Nho, Đoàn Văn
Thức và Nguyễn Văn Lãnh.
Ngày 08-8-1997, Ban Tôn Giáo của
Chánh Phủ ký quyết định số 26/QĐ/TGCP công nhận tư cách pháp nhân của Giáo Hội
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo tại Tòa Thánh Bến Tre với sự hợp nhứt hai Hội
Thánh Ban Chỉnh Đạo: Bến Tre và Đô Thành.
Ngày 06-10-1998, Thượng Đầu Sư Tô
Văn Pho, Trưởng Ban Thường Trực Hội Thánh quy thiên. Bửu tháp được xây tại vườn
Trước Hoa Kỳ Thọ.
Ngày 05-5 Kỷ Mão (18-6-1999), Cố
Vấn Ban Thường Trực Hội Thánh là Thượng Sanh Trần Chí Thành quy liễu, thọ 81
tuổi. Bửu tháp được xây tại vườn Trước Hoa Kỳ Thọ.
Ngày 08-9 Canh Thìn (05-10-2000),
Phó Ban Thường Trực Hội Thánh là Chánh Phối Sư Quyền Đầu Sư Thượng Phon Thanh
quy liễu lúc 2 giờ khuya. Tang lễ cử hành tại Bửu Điện từ ngày 06 đến
09-10-2000. Bửu tháp được xây tại vườn Trước Hoa Kỳ Thọ.
Tổng kết nhiệm kỳ 5 năm 1997-2002
về nhân sự, Hội Thánh Ban Chỉnh Đạo đã công cử 1.403 chức sắc (28 điền khuyết),
3 đầu sư, 12 phối sư, 58 giáo sư, 155 giáo hữu, 1.247 lễ sanh; 6.972 chức việc,
có thêm 3500 tín đồ nhập môn, 124 chức sắc nam nữ thọ giới thượng thừa.
Chức sắc Hiệp Thiên Đài đang hoạt
động có 17. Chức sắc Cửu Trùng Đài đang hoạt động có: lễ sanh 2.678, giáo hữu
216 (hàm phong 42), giáo sư 64 (hàm phong 33), phối sư 13 (hàm phong 5), chánh
phối sư 3, đầu sư 3 với 788.000 tín đồ nam nữ.
Công cử 11 ban đại diện tỉnh,
thành phố và 217 họ đạo.
Còn 52 thánh thất chưa hoàn
nguyên.
Nhìn chung, Hội Thánh đã hoàn
thiện tổ chức chánh thể, nhân sự được củng cố, đức tin đươc vững vàng, hành
thiện được mở mang, phương tu được nâng lên, tài chánh được cân đối, lương thực
có thừa là những tiền đề để Hội Thánh tiếp tục phát triển về sau.
Tòa Thánh Bến Tre dùng thánh thất
An Hội Bến Tre xây cất lại năm 1935 làm Tòa Thánh. Đây là Tòa
Thánh không có quả Càn Khôn nơi Bát Quái Đài. Tòa Thánh xây cất đã trên 70
năm, xưa nhứt so với tất cả các tòa thánh khác. Phía sau Tòa Thánh là Thiên
Phong Đường, nơi làm việc của các chức sắc cao cấp. Đứng hàng thứ nhì về số
lượng thánh sở Cao Đài, phái Bến Tre hiện có 264 thánh thất và 36 thánh thất bị
hư hoại chưa cất lại. Tỉnh Bến tre là tỉnh có nhiều thánh thất Ban Chỉnh Đạo
nhất (61 cái).
Thánh thất Thái Bình Thánh Địa,
thường gọi là Nhà Nhóm, đây là một thánh thất đặc biệt của Ban Chỉnh Đạo, ở vị
trí chỉ cách cổng số 12 Tòa Thánh Tây Ninh khoảng 200m, là thánh sở không cất
hai tháp Hiệp Thiên Đài, do Đức Ngọc Lịch Nguyệt hiến đất và xây dựng, và cũng
là nơi Ngài đã cùng làm việc với các Ngài Lê Bá Trang, Nguyễn Ngọc Tương. Nơi
đây còn di tích bàn, ghế, tủ, hình ảnh của Ngài Lê Bá Trang để lại, và là nơi
đã cất giữ 7 chiếc ngai, bộ lọng tàn và hai dàn bát bửu của Tòa Thánh Tây Ninh
trong thời gian Pháp chiếm Tòa Thánh từ 1941 đến 1946.
Nét nổi bật của Hội Thánh Ban
Chỉnh Đạo là:
- Lập nhà tu trung thừa ở địa
phương để đào luyện những ngừời có chí trở thành bậc tài đức để ra gánh vác
việc phổ thông chơn đạo.
- Lập nhà tu thượng thừa dành cho
các bậc chơn tu giải thoát vào học phép tịnh luyện. Giáo hữu phải về nhà tu
thượng Tthừa Tòa Thánh học tịnh 36 ngày, giáo sư học tịnh 72 ngày, phối sư 108
ngày. Hàng tháng 4 ngày tịnh hội cho hàng chức sắc thượng thừa. Nam thì để râu,
để tóc.
- Chủ trương không dùng cơ bút ở Hiệp Thiên Đài nên mỗi việc cần thi hành, Đức
Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương đều viết thành văn hết, chức sắc chức việc toàn
phái coi đó mà thực hành từ hành lễ, giáo lý, các quy giới, nội luật thánh
thất, lập họ đạo, công cử chức sắc, v.v…
- Lập phép bí tích riêng: phép
đại xá, phép giải khổ.
Sau ngày lễ thành đạo, suốt năm
1938, Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương đi viếng các thánh thất và làm phép đại
xá và giải khổ cho từng nơi. Sau nầy cứ ba năm đáo lệ một lần, Hội Thánh lập
Cửu Trùng Thiên ở sân trước Tòa Thánh, thỉnh Đức Giáo Tông Nguyễn Ngọc Tương
đăng đài chứng lễ làm phép.
HÀ VĂN PHỦ & NGUYỄN VĂN TÀI