Trang

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

5076. HỒI ĐÁP BA CÂU HỎI (Từ các chi phái)

CÓ GAN HỎI MÀ KHÔNG CÓ GAN NGHE TRẢ LỜI LÀ HẠNG NGƯỜI CHI VẬY?

 Đạo Hữu Dương Xuân Lương trả lời ba câu hỏi của các chi phái nêu ra về Hội Thánh Cao Đài, Phước Thiện và Đức Hộ Pháp.

BBT được biết sau khi hiền huynh Lương trả lời thì diễn đàn không mời hội luận nữa. 

Theo nhận xét của BBT: Các vị chi phái học theo Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171/B Cống Quỳnh tưởng đâu đưa ba câu hỏi ấy là dồn Đạo Hữu Dương Xuân Lương vào thế bí. Nhưng không ngờ phần trả lời đã làm rõ sự thật, nên diễn đàn tẽn tò, xấu hổ không dám đối thoại  


Bản pdf :

https://drive.google.com/file/d/1qLYzdDuSifQd8phzpXhz3XXhyi1fWpb0/view?usp=sharing

BẢN WORK.

 

 

 

 

 

 



 

 

 

 

LỜI THƯA TRƯỚC.

Hiền muội Victoria gởi đến Tôi 03 câu hỏi của hiền huynh Nguyễn …. trong nhóm học đạo online. Đó là những câu hỏi rất hữu ích để hậu tấn biết được sự thật về đạo pháp của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) nói tắt là Đạo Cao Đài lập năm 1926 tại Chùa Gò Kén, làng Long Thành, tỉnh Tây Ninh.

Hiền huynh đã trích văn từ Pháp Chánh Truyền Chú Giải (PCT CG), từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, …. Nghĩa là hiền huynh đã tạo ra cơ sở để thảo luận rất hữu ích. Đạo dạy: Nhứt vi u ám tất giai văn, Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác tạm hiểu: một điểm nhỏ còn mờ hồ, chưa rõ cũng phải được soi sáng cho minh bạch, Đó là con đường mang đến sự hiểu biết, sự giác ngộ chơn chánh. Do vậy Tôi rất hân hạnh và rất vui để thảo luận, hồi đáp.

Trong việc học đạo, tu thân thì THÀNH THẬT là căn bản. Mình có thành thật với lòng mình mới biết còn yếu kém chỗ nào để học hỏi, lòng mình có biết hay không thì chỉ có mình hay các Đấng Thiêng Liêng mới biết. Thánh ngôn dạy về chữ tâm:

Gắng sức trau-dồi một chữ tâm,
Đạo-Đời muôn việc chẳng sai lầm.
Tâm thành ắt đạt đường tu vững,
Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm.
Tâm ái nhơn sanh an bốn biển,
Tâm hòa thiên hạ trị muôn năm.
Đường tâm cửa Thánh dồi chưa vẹn,
Có buổi hoài công bước Đạo tầm.

Ngài Tất Đạt Đa thành đạo là do thành thật với chính lòng Ngài, khi Ngài tu khổ hạnh được mọi người thán phục nhưng tự lòng Ngài biết chưa đạt đến chân lý nên tìm con đường khác, nhờ vậy mà nhân loại có Đức Thích Ca. Nếu Ngài không thành thật với lòng thì Ngài chẳng thành Phật. DI LẶC CHƠN KINH do Ngài giáng cơ dạy:

KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim thính văn đắc thọ trì
Nguyện giải Tân kinh chơn thiệt nghĩa

Tạm hiểu: Đến Tam Kỳ Phổ Độ Đức Thích Ca mới nghe và đắc nghĩa DI LẶC CHƠN KINH nên giáng cơ giảng dạy. Bậc minh triết như vậy mà mấy ngàn năm sau khi nhập Niết Bàn mới tường minh đạo pháp thời Tam Kỳ Phổ Độ thì người đang học đạo như Tôi đâu dám cho mình là biết.

Tự do là quyền của Thượng Đế ban cho, do vậy Tôi xin thưa trước là Tôi hồi đáp để tạ lòng bạn đồng sanh, không thuyết phục bất cứ ai thay đổi quan điểm hay lập trường trên đường học đạo, hành đạo. May mà được có sự đồng cảm là do ơn trên bố hóa trong tâm hồn người đọc. Tôi chỉ căn cứ vào chánh văn để tìm tòi chơn lý, trình bày hiểu của mình về thể pháp, đạo pháp để quý bạn quyết định. Vui lòng lượng thứ những sai sót Tôi thành thật biết ơn.

Nay kính.

Đạo Hữu Dương Xuân Lương.
Email:
hoabinhchungsong220513@yahoo.com

Nguyên văn ba câu vấn:

Kính thưa quý Huynh Tỷ trong nhóm học Đạo.

Hôm nay được Huynh … cho xem 4 câu hỏi của HH Dương Xuân Lương gởi cho nhóm học Đạo.  Tệ đệ nhận thấy nếu có thể trong tương lai, chúng ta cần mời HH Dương Xuân Lương cùng tham gia thảo luận với chúng ta, để chúng ta cùng thảo luận và làm sáng tỏ một số khúc mắc liên quan đến sự phân chia chi Phái (nhánh) 

Tệ đê Xin phép được hỏi lại huynh Dương Xuân Lương

1/ Nhánh chính (Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh) có làm đúng lời dạy của Thầy và làm đúng vai trò của một Tổ Đình của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chưa?

A/ Thầy dạy “Thương Yêu” nhưng quý Tiền Bối thưở ban đầu đả thực hiện “HẠNH “, Thương Yêu như thế nào để dẩn đến xích mích và dẩn đến sự phân nhánh?  Đơn cử là sự Độc Tài, Độc Tôn của Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Hiện nay đa số tín hửu của Hội Thánh TTTN vẩn còn kỳ thị và xem các Chi Phái (Nhánh) khác là Bàn Môn Tả Đạo (theo tinh thần của ĐNĐ số 8); như vậy có đúng theo Hạnh Thương Yêu mà Thầy đả dạy? Mục đích của Thầy lập nên DDTKPĐ là để Tận Độ chúng sanh (kể cả người bàn môn tả Đạo).  Và chính THẦY đả khằng định trong TNHT “Mấy nhánh rồi sau củng một nhà ...

B/ Giáo Chủ của Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh là ai? Là “Thầy “- Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế hay là Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Đơn cử là TTTN tôn xưng Hộ Pháp là Thầy là Giáo Chủ Hửu Hình.  Nếu Hộ Pháp tự xưng như vậy có đúng với Hạnh Khiêm Nhường của một bậc tu hành và có phạm thượng với Đức Chí Tôn không? Trong khi đó Thầy đả dạy “Chính mình Thầy đến dạy dổ các con; chẳng chịu giao chánh giáo chi tay PHÀM nửa”

C/ Khi quý tiền bối bắt đầu vọng thiên cầu Đạo, Đức Chí Tôn (danh xưng lúc đó là AAA) đả cấm các Ngài không được hỏi chuyện chính trị hay bàn chuyện quốc sự.  Nhưng sau này Đức Hộ Pháp tiếp tục làm chính trị, làm lảnh tụ một đảng phái. Như vậy HP có làm đúng vai trò của mình không?

2/ Tổ Chức Hành Chánh (Thể Pháp) của Hội Thánh TTTN có làm đúng theo Pháp Chánh Truyền Không?  Đơn cử, Đức HP lập ra vây cánh cho riêng mình (Phạm Môn, Phạm Nghiệp, …). Sau này khi bị chống đối thì Ngài đổi thành Hội Thánh Phước Thiện (với Phẩm vị cao nhất là Phật Vị; tương đương với Giáo Tông và Hộ Pháp). NHƯNG, trớ trêu thay, cái Hội Thánh này lại được đặt dưới sự lảnh đạo của một vị Bảo Thế (một chi của Hội Thánh Hiệp Thiên Đài), một việc Tréo cẳng Ngổng?

3/ Tôn chỉ của DĐTKPĐ là Từ Bi, Bác Ái, Công Bình. Trước khi vào Tịnh Tâm Điện của Hiệp Thiên Đài có treo hình một cây cân Công Bình. Nhưng HP và Hội Thánh TTTN có thực hiện hạnh Công Bình hay không? Đơn cử là HT TTTN đồng thuận chính sách Độc Tài của HP Phạm Công Tắc và HP củng ngang nhiên nắm quyền cả hai Đài Hành Pháp (CTD) và Bảo Pháp (HTĐ). Cho dù về phần tình có hợp cho mấy thì về phần LÝ nó sai hoàn toàn. Thầy dạy, nếu một ngày nào trên thế gian này còn một cảnh bất Công (bình), thì Đạo chưa thành. 

On Friday, June 28, 2024,

HẾT.

 

PHẦN HỒI ĐÁP.

Trước khi đi vào phần hồi đáp từng vấn đề, hay sự kiện cụ thể tôi xin giới thiệu sơ đồ tổng thể của ĐĐTKPĐ và sơ lược đôi dòng để việc trình bày được liền lạc. Hiểu được sơ đồ nầy là đã thông được phân nửa vấn đề.

Sơ đồ tổng thể của ĐĐTKPĐ.



Bát Quái Đài là linh hồn của đạo (thần) do Đức Chí Tôn vi chủ, BQĐ là vô vi cầm quyền lập pháp.

Hiệp Thiên Đài là chơn thần của đạo (khí), Đức Chí Tôn là Chủ Quản và Đức Hộ Pháp là Chưởng Quản, HTĐ là bán hữu hình, cầm quyền tư pháp.

Cửu Trùng Đài là xác thân của đạo, là hình thể của Chí Tôn tại thế do Lý Giáo Tông là làm chủ, CTĐ cầm quyền hành pháp.

Hành Chánh Đạo – Chánh Trị Đạo – Phước Thiện.

Cửu Trùng Đài (Hành Chánh Đạo) là Thánh Thể Đức Chí Tôn vậy Thánh Thể ấy hành đạo theo bài bản nào?

Sau khi lập thành Thánh Thể Đức Chí Tôn dạy lập ra Chánh Trị Đạo là Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh để viết kịch bản cho Hành Chánh Đạo thực hiện.

Có Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo thì tài chánh đâu để hoạt động? Nếu hiểu kinh tế, tài chánh huyết mạch của xã hội thì Phước Thiện chính là nguồn máu để Hành Chánh Đạo và Chánh Trị Đạo hoạt động. Xã hội là tài nguyên, môi trường để xây dựng nền văn minh mới theo luật cung-cầu.

Xin nêu một ví dụ cho dễ hiểu thì một đoàn hát phải có đào kép, nhạc cụ, sân khấu (Hành Chánh), có người soạn tuồng (Chánh Trị Đạo) và có tiền để duy trì đoàn hát (Phước Thiện). Xã hội là khán giả.

 

Câu 1.

1/ Nhánh chính (Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh) có làm đúng lời dạy của Thầy và làm đúng vai trò của một Tổ Đình của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chưa?

Hồi đáp.

Đoạn nầy Tôi chia làm 2 phần: nhánh chính và phần còn lại.

I/- Chữ nhánh chính: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 1 trang 7, bản in 1972. Thầy dạy ngày 20-2-1926. … Cái nhánh các con là nhánh chính mình THẦY làm chủ, sau các con sẽ hiểu. … (ảnh chụp).



Phân tích & nhận xét:Cái nhánh các con là nhánh chính mình THẦY làm chủ, trong câu nầy chữ nhánh là số ít, không phải số nhiều. Chữ nhánh số ít có nghĩa là chỉ có một, không có cái thứ hai. Chữ Cái nhánh các con có nghĩa là cái nhánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ và do chính THẦY làm chủ (là nhánh chính mình THẦY làm chủ,). Nếu hiểu ĐĐTKPĐ là nhánh chính thì sẽ dẫn đến câu hỏi nhánh phụ ở đâu? Có nhánh chính, nhánh phụ thì chữ nhánh biến sang số nhiều, là trái với lời dạy trên. Tóm lại: Thời Tam Kỳ Phổ Độ Thầy (là gốc, là chủ) mở chỉ có một nhánh ĐĐTKPĐ nói tắt là Đạo Cao Đài do chính Thầy làm chủ.

Tân luật Chương II. Điều thứ chín: Muốn xin nhập môn phải có hai người đạo đức tiến dẫn đến người làm đầu trong Họ. Hai người tiến dẫn phải lo lắng chỉ biểu và dìu dắt người mới cho hiểu biết đạo lý. (Hết trích).

Khi nhập môn phải minh thệ: “Tên gì? ... Họ gì? ... Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng Chư Môn-Đệ, gìn luật lệ Cao-Đài, như sau có lòng hai thì Thiên-tru, Địa-lục.”

Câu Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế, ta thấy chữ một là số ít, một Đạo Cao Đài Ngọc Đế là số ít, cả câu là số ít nên là chỉ có một Đạo Cao Đài Ngọc Đế. Ngọc Đế là Thượng Đế, là Trời là Đức Chí Tôn dù gọi là gì thì cũng chỉ có một Đấng. Cả câu đó có nghĩa là Đức Ngọc Đế lập ra một Đạo Cao Đài. Ngọc Đế không lập hai Đạo Cao Đài, nếu có Đạo Cao Đài thứ hai thì đó không phải của Ngọc Đế lập.

Đối chiếu ý nghĩa đoạn:  Cái nhánh các con là nhánh chính mình THẦY làm chủ với đoạn Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế, ta thấy cả hai đều là số ít nên phù hợp nhau.

Tôi rất ấn tượng và hoan nghinh hiền huynh M trả lời rất minh bạch là Thầy không dạy phân nhánh nên tra cứu để hưởng ứng.

1/- Ba nhánh: Phật, Tiên, Nho.

Trích từ Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển.

1.1/- Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo bài KHAI KINH câu 5-10:

Trong Tam giáo có lời khuyến dạy,
Gốc bởi lòng làm phải làm lành.
Trung Dung Khổng Thánh chỉ rành,
Từ bi Phật dặn: lòng thành lòng nhơn.
Phép Tiên đạo: tu chơn dưỡng tánh,
Một cội sanh ba nhánh in nhau.

Như vậy Kinh dạy có 3 nhánh và tên gọi Nho, Phật (Thích), Tiên (Lão). Đây là ba nhánh thời Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ và cả ba nhánh đều từ một gốc sanh ra, gốc đó là Đạo là Thượng Đế.

1.2/ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Q 2 trang 210, bản in 1972, (23-1-1926).

Chín Trời mười Phật cũng là Ta,
Truyền đạo chia ra nhánh nhóc ba.
Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ,
Thánh Tiên Phật Đạo vốn như nhà
.

Bài thi trên đã xác định có 3 nhánh, tên của ba nhánh: Thánh Tiên Phật và ngày nay Thầy Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ, …. Vậy Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ, có nghĩa là gì? Theo Thánh Ngôn dạy Thầy dụng tinh hoa của Tam Giáo và Ngũ chi đưa vào trong pháp luật, giáo lý ĐĐTKPĐ là cái nhánh do chính mình Thầy làm chủ. Phật Mẫu Chơn Kinh câu 41-44:

Hiệp vạn chủng nhứt môn đồng mạch,
Qui thiên lương quyết sách vận trù.
Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu,
Hiệp qui Tam Giáo hữu cầu chí chơn.

2/- Ba Thời kỳ hai Nguyên lý hay Tại sao Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ có 3 nhánh và Tam Kỳ Phổ Độ có một nhánh?

Trả lời câu hỏi trên thiết tưởng phải căn cứ vào chơn truyền, nguyên lý của các thời kỳ. Chơn truyền của Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ là Đạo từ vô vi xuống lần đến hữu hình, nguyên lý của hai thời kỳ nầy là Nhứt bản tán vạn thù (từ một gốc phân ra nhiều hình thức). Khai thiên lập địa Thầy lập Phật giáo trước, kế đến Tiên giáo rồi mới tới Nho giáo. Hai thời kỳ nầy nhân loại từ ăn lông ở lỗ tiến đến văn minh nông nghiệp, con người di chuyển bằng cơ bắp hay sức kéo của gia súc nên còn ngăn cách bởi địa lý (Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt) nên Thầy phân ra làm ba nhánh (Phật, Tiên, Nho) để khai sáng. Thầy lại cho quyền mỗi nhánh lập ra nhiều chi phái cho phù hợp với tài nguyên và môi trường của vùng miền mà sống đạo và hành đạo (Ngũ Chi).

Chơn truyền của Tam Kỳ Phổ Độ là Đạo từ hữu hình tiến lần đến vô vi, nên nguyên lý của Tam Kỳ Phổ Độ Vạn thù quy nhứt bản (từ nhiều hình thức khác nhau trở về cái gốc là đạo). Thời Tam Kỳ Phổ Độ nhân loại đi từ văn minh nông nghiệp, tiến lên văn minh công nghiệp, văn minh điện và điện tử. Nhân loại bước vào thời kỳ năm châu chung chợ, bốn biển chung nhà Càn Khôn dĩ tận thức, các nền văn hóa giao lưu nhau nên xảy ra xung đột. Thầy đến Quy Nguyên Tam Giáo, Hiệp Nhứt Ngũ Chi lại làm một và dạy thêm những điều mới để xây dựng nền văn minh mới. PCT CG: Chí Tôn đã định khai đạo đặng thị chứng cho các Tôn Giáo biết nhìn nhau trong đường hành thiện, trừ tuyệt hại tranh đấu thù hiềm, làm cho Thế Giới đặng hòa bình, thoát cơ tận diệt. Tam Kỳ Phổ Độ là buổi phản tiền vi hậu nên lập Tam giáo qui nhứt thì Nho là trước, Lão là giữa và Thích là chót. Thầy ngồi sau chư Phật, Tiên, Thánh, Thần mà đưa chúng nó lại vô vi chi khí, chính là Niết Bàn đó vậy. Cho nên Đạo Cao Đài dụng Nho Tông chuyển thế.

Do nguyên lý của Tam Kỳ Phổ Độ nên Thầy lập có một nhánh là ĐĐTKPĐ hay là một Đạo Cao Đài của Ngọc Đế, cả hai cách gọi cho một thực thể đều là số ít.

II/- … (Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh) có làm đúng lời dạy của Thầy và làm đúng vai trò của một Tổ Đình của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chưa? (Vấn)

Hồi đáp:

Muốn biết đúng hay chưa thì căn cứ vào đâu? Thiển nghĩ Thầy cầm cân công bằng nếu Thầy gia ân cho Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh hoàn thành nhiệm vụ là Hội Thánh làm đúng vai trò tổ đình ĐĐTKPĐ.

Vậy nhiệm vụ của Hội Thánh là gì? Đạo có thể pháp và bí pháp, vậy nhiệm vụ của Hội Thánh là xây dựng thể pháp để thực thi bí pháp. Thể pháp là hữu hình, xem xét được, nếu có thể pháp thì ắt có bí pháp.

Thể pháp là phần hữu hình nhìn thấy được như: công trình kiến trúc (bao gồm phương hướng, hình dáng, màu sắc), cách thức bố trí nguồn máy nhân sự hay hành chánh tôn giáo, kinh, sách, nghi lễ trong tôn giáo nhằm thể hiện triết lý của tôn giáo về vũ trụ, nhân sinh hay xã hội. Thể pháp là hữu hình nên kiểm chứng được. 

Bí pháp là phần ý nghĩa hay thông điệp ẩn tàng trong thể pháp. Bí pháp bao gồm phần tìm hiểu cách thức vận hành để đạt được mục đích. Từ đó vạch ra chương trình, đề ra kế hoạch để thực thi. Nên nó tùy theo tài nguyên, môi trường (khoa học kỹ thuật, phương tiện, nhân sự) của Đạo hay Đời mà thể hiện. Bí pháp trừu tượng, khó kiểm chứng nên phải nhờ thể pháp để lý hội.

Thể pháp là đất đứng là đôi mắt mà bí pháp là tầm nhìn, là trí huệ... hướng đến chơn pháp của đạo. Về xã hội là xây dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do; thực thi tam lập (lập công, lập đức, lập ngôn) để dâng công đổi vị khi bỏ xác phàm. Thể pháp là phương tiện, bí pháp là cứu cánh. Hể có thể pháp thì ắt có bí pháp.

Tóm lại: Sau khi các vị tiền bối tách đi, Thầy ban ơn cho Hội Thánh xây dựng nên thể pháp là Hội Thánh làm đúng. Điều nầy đúng với nguyên lý của ĐĐTKPĐ là đi từ hữu hình đến vô vi. Khi hữu hình không có mà nói đến vô vi chỉ là hữu hư vô thiệt, không có gì để tin, mười voi không được bát xáo là vậy.

Pháp Chánh Truyền Chú Giải (PCTCG) ban hành ngày 02-04-1931, bản in 1972 trang 93: Đạo có thể pháp làm ngoại dung, và bí pháp làm nội dung, mà thể pháp tác thành mười điều chẳng đặng ba, còn bí pháp thì chưa ai hiểu thấu, làm cho Đạo mất giá trị trước mắt chúng sanh, đức tin càng ngày càng khuyết giảm. Để thế lực cho các Tôn Giáo khác công kích Chánh-truyền, mà hại cho người hết lòng vì Đạo phải ngại ngại lo lo về điều hư thiệt … Đó là năm 1931.

Vậy khi các vị tiền bối tách ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh (1934) các Đấng đã ban cho Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh những thể pháp gì?

1/- Về kiến trúc. Thầy dạy: chi chi cũng tại Tây Ninh … khi các vị Tiền bối tách ra khỏi Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh thì là thể pháp gốc của đạo là Tòa Thánh Tây Ninh chưa nên hình tướng.

Ngày 09-4-Ất Hợi 1935 Hội Thánh mở phiên họp bàn việc tu bổ Tòa Thánh, (Châu tri số 06 ngày 08-5-Ất Hợi “12-7-1935”).

 Đầu năm 1936 quyết định tiến hành xây dựng Đền Thánh trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới và đẩy thế giới vào Đệ nhị thế chiến 1939-1945. Trong tủ của Hội Thánh chỉ có 1$46, giá lúa 0$20 một giạ …. (Lời Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp ngày 08-4-Nhâm Thìn “1952”).

Ngày 01-11-Bính Tý 1946 (14-12-1936) khởi công xây dựng. Các sử liệu đều nhìn nhận rằng: Đền Thánh không có họa đồ thiết kế hay bản vẽ trước, hằng đêm Đức Hộ Pháp được Đức Lý Giáo Tông chỉ dẫn. Cứ mổi sáng Đức Hộ Pháp chỉ dẫn cho công quả làm công việc, làm xong phần đó là nghĩ. Có xin làm thêm Đức Hộ Pháp trả lời: Qua được dạy có bấy nhiêu. Người làm công quả phát nguyện chay lạc 100% và thủ trinh trong suốt thời gian xây dựng.

Đến 1941 thì Đức Hộ Pháp và nhiều Chức sắc khác bị Pháp bắt và đày đi Madagascar. Tòa Thánh bị Pháp chiếm làm cho hư hại. Năm 1946 Đức Hộ Pháp trở về Tòa Thánh và tiếp tục công trình. Đến năm 1955 mới tổ chức Lễ Khánh Thành.

Hội Thánh được thiêng liêng chỉ dạy để tạo tác Bạch Ngọc Kinh hữu hình là Đền Thánh. Thiêng Liêng cũng chỉ dạy để hoàn thành Bạch Ngọc Kinh vô vi ngay trước Đền Thánh. Hội Thánh làm đúng nên thiêng liêng mới cầm tay chỉ việc để Đạo Pháp hiện hữu như thế.

2/- Xây dựng Châu Thành Thánh Địa: Khi các vị tiền bối tách đi chưa có qui hoạch vùng Châu Thành Thánh Địa và 40 cây số vuông làm thủ đô tôn giáo. Chưa có các thể pháp vệ tinh xung quanh Tòa Thánh như Long Hoa Thị (Long Hoa chuyển thế), Lộ Trung Tim, Lộ Chánh Môn... Chưa có Trí Huệ Cung và các thể pháp xung quanh như Sân bay, Ao Thất Bửu, Tân Dân Thị, Long Hải Thị, Thiên Dương Thị, Thiên Thọ Lộ…, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung, Cực Lạc Thái Bình, Cầu Kỹ Nghệ, …các con đường và tên các con đường dẫn về Tòa Thánh Tây Ninh chưa có kiến thiết đường xá vùng Châu Thành Thánh Địa có tỷ lệ đường giao thông lớn nhất Việt Nam hiện nay. Trước 1975 nghề sản xuất tinh bột mì của tỉnh Tây Ninh đứng đầu miền Nam Việt về chất lượng và số lượng chính là nhờ Đức Hộ Pháp dạy lập Hợp Tác Xã Dân Sanh.

Hội Thánh được chỉ dạy 05 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để nâng cao dân đức, dân trí, dân sinh (tam bửu ngũ hành) xây dựng Châu Thành Thánh Địa làm mẫu mực cho việc lập những làng xóm Cao Đài sau nầy.

3/- Về Kinh văn. Chưa có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo, đến 1935 Thầy và các Đấng mới ban Kinh. Đến 1963 Hội Thánh phát hành Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q2 (Lời Tựa Q1 đã xác định có 2 quyển).

4/- Hội Thánh Cao Đài. Là hình thể hữu vi của Đức Chí Tôn được bổ sung, khi ban hành PCT CG các phẩm chức sắc Hiệp Thiên Đài dưới Thập Nhị Bảo Quân chưa có, đến năm 1935 Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn nới giáng cơ dạy lập ra các phẩm từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn đến Sĩ Tải.

Năm 1937 Đức Hộ Pháp được mật lịnh của Đức Chí Tôn giao quyền phong thưởng Chức sắc Cửu Trùng Đài cho Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh sau đó mới dâng lên cho các Đấng định quyết tại Cung Đạo.

5/- Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. Ngày 02-4-1931 ban hành Pháp Chánh Truyền Chú Giải thì đến 24-11-1931 mới có Hội Nhơn Sanh lần đầu tiên, 24-26 tháng 12 năm 1931 mới có Hội Hội Thánh lần đầu và đến 04, 05, 06 tháng 01 năm 1932 mới có Thượng Hội.

Sau khi có Hội Nhơn Sanh (24-11-1931) rồi đến ngày 23-12-1931 (một tháng sau) Đức Chí Tôn mới dạy về Hội Nhơn Sanh, Hội Hội Thánh và Thượng Hội (Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh) tại Thảo Xá Hiền Cung (TNHT Q 2). Nghĩa là khi ban hành Pháp Chánh Truyền Chú Giải chưa có Chánh Trị Đạo.

Trong đàn cơ trên Đức Chí Tôn dạy: Các con phải nhớ rằng trên toàn thế giới Càn-Khôn, chỉnh có hai quyền: trên là quyền hành CHÍ TÔN của Thầy, dưới là quyền hành của sanh chúng. Thầy đã lập hình thể hữu vi của Thầy nghĩa là Hội Thánh của Đại Đạo ngày nay rồi thì Thầy cũng phải ban quyền hành trọn vẹn của Thầy cho hình thể ấy, đặng đủ phương tận độ chúng sanh, dưới quyền hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn loại đồng quyền cùng Thầy, mà tạo hóa vạn linh vốn là con cái của Thầy, vậy thì vạn linh cũng có thế đoạt vị vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng…

Sau khi các vị tiền bối tách đi rồi Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh mới được kiện toàn. Đại Hội Nhơn Sanh năm 1974 (Giáp Dần) kéo dài hơn hai tháng, những nội dung thảo luận trong Đại Hội cho thấy sự phát triển vững mạnh của Quyền Vạn Linh. Hội Thánh Cao Đài dạy: Đạo Cao Đài có Quyền Vạn Linh nhưng không có Hội Vạn Linh chính là lập quyền cho người đạo.

6/- Đặc biệt là chưa có Phước Thiện: Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền nhưng Pháp Chánh Truyền xuất phát từ Thiên Thơ (Thánh Ngôn Hiệp Tuyển) thì Phước Thiện cũng từ trong Thiên Thơ mà ra. Nhân sự Pháp Chánh Truyền Nam Phái có số lượng, nhân sự Phước Thiện không giới hạn nên mới đủ chỗ cho con cái Chí Tôn lập công đạt vị. Cửu Trùng Đài giải khổ về tinh thần. Phước Thiện giải khổ về vật chất. Cả hai tương đắc mới mong tạo thời cải thế, tạo được thế giới mới, văn minh mới.

7/- Lý hội thể pháp và bí pháp. Hình học là một khoa học nhưng vẫn phải nhờ những khái niệm như hình ảnh mặt nước yên lặng cho ta khái niệm về mặt phẳng, hình ảnh sợi chỉ căng thẳng cho ta khái niệm về đường thẳng. Từ đó có những định đề… và chứng minh…

Trong cuộc sống có những cái không thấy được nhưng cảm nhận được như không khí chúng ta không thấy được nhưng ai cũng phải chấp nhận có với những tên gọi khác nhau. Không ai thấy được trí thông minh của người khác nhưng qua cách ứng xử, cách giải quyết, cách xử lý mà ta cảm nhận được sự thông minh.

Trong đạo học hay niềm tin có những vấn đề không thể chứng minh mà chỉ có thể lý hội hay mặc khải để hiểu. Theo thiển ý thể pháp và bí pháp là những khái niệm chưa không hẳn là định nghĩa, hiểu như thế nào là do khả năng lý hội và mặc khải chứ không phải chứng minh. Đạo pháp vô biên nhưng Thầy và các Đấng dạy Hội Thánh làm cho Đạo Pháp hiện hữu trước mắt chúng sanh. Đó là cách xác định Hội Thánh đã hành đạo đúng thiên ý.

Vấn: A/ Thầy dạy “Thương Yêu” nhưng quý Tiền Bối thưở ban đầu đả thực hiện “HẠNH “, Thương Yêu như thế nào để dẩn đến xích mích và dẩn đến sự phân nhánh?  Đơn cử là sự Độc Tài, Độc Tôn của Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Hiện nay đa số tín hửu của Hội Thánh TTTN vẩn còn kỳ thị và xem các Chi Phái (Nhánh) khác là Bàn Môn Tả Đạo (theo tinh thần của ĐNĐ số 8); như vậy có đúng theo Hạnh Thương Yêu mà Thầy đả dạy? Mục đích của Thầy lập nên DDTKPĐ là để Tận Độ chúng sanh (kể cả người bàn môn tả Đạo).  Và chính THẦY đả khằng định trong TNHT “Mấy nhánh rồi sau củng một nhà ...

Câu nầy có nhiều ý Tôi phân 3 đoạn để câu chuyện được minh bạch.

A1/- Thầy dạy “Thương Yêu” nhưng quý Tiền Bối thưở ban đầu đả thực hiện “HẠNH “, Thương Yêu như thế nào để dẩn đến xích mích và dẩn đến sự phân nhánh? 

Hồi đáp.

Trang Tử viết trong Nam Hoa Kinh phải là một lẽ vô cùng, quấy cũng là một lẽ vô cùng, lấy hai cái vô cùng ấy mà đối luận thì đâu có ai đồng với ai? Lấy hai cái vô cùng ấy đối luận thì đến hết đời cũng chẳng kết thúc, nếu kết thúc được thì thiên hạ đã không nói chuyện thị phi đời nầy sang đời khác. Thầy lại cho môn đệ TỰ DO QUYỀN thì chuyện thị phi càng đối luận càng mênh mông đại hải. Trời mưa nắng còn chưa vừa lòng hết mọi người, nghĩa là Trời còn chưa vừa lòng hết mọi người thì trên thế gian nầy nếu có một tổ chức nào, một cá nhân nào làm vừa lòng hết mọi người thì là giỏi hơn Trời, Tôi không rơi vào vòng thị phi bất tận ấy và cũng không tin có một tổ chức nào, một cá nhân nào làm vừa lòng hết mọi người. Chơn truyền của Chí Tôn đại kỵ những điều ảo ảnh.

Do vậy Tôi dụng pháp luật đạo làm tọa độ gốc, làm khuôn thước để hồi đáp. Mà pháp của đạo là do thiêng liêng lập ra, luật của đạo là do Thầy và các Đấng dạy lập ra, cho nên Tôi tin vào pháp luật đạo. Đức Lý Giáo Tông dạy: Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền thì Tôi căn cứ vào đó để luận giải. Đưa vào khuôn khổ pháp luật để tìm hiểu, phân tích xem Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh có hành đạo đúng với pháp luật đạo hay không? Điều nầy cũng phù hợp với Lời Minh Thệ: “… Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng Chư Môn-Đệ, gìn luật lệ Cao-Đài,”

Theo Tôi hiểu câu nầy cũng có một phần như II bên trên: sau khi các vị tiền bối tách ra Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh được ơn trên nhìn nhận nên chỉ dạy để xây dựng nên những thể pháp căn bản của ĐĐTKPĐ như đã trình bày.

A1.1/- Xét về pháp xin trình ra Đạo Nghị Định Thứ Ba (1930), tại thời điểm đó các tiền bối không có ai phàn nàn về Đạo Nghị Định nầy:



Pháp lý: Đạo Nghị Định do Đức Lý Giáo Tông và Hộ Pháp Phạm Công Tắc lập nên thuộc về Pháp. Phối Sư phải ở tại Tòa Thánh để hành chánh, khi phẩm Phối Sư trở lên ra khỏi Tòa Thánh để hành chánh là phạm pháp (nặng hơn phạm luật).

Thực tế: Đã nhập môn cầu đạo thì ai cũng phải minh thệ gìn luật lệ Cao Đài. Bậc Chức sắc phải gương mẫu để đàn em noi bước. Pháp luật của đạo là binh khí diệt tà quyền, nếu quý chức sắc thấy có bất công thì đó là tà quyền xen vào cửa đạo để phá đạo thì chính quý Chức sắc phải cầm binh khí để chống ngăn, để diệt tà quyền. Nếu chẳng may tà quyền hại chết đi nữa thì chẳng lẽ thiêng liêng không biết hay sao? Hy sinh kiếp sống này để pháp luật đạo được sáng chói thì có chi đáng tiếc với người đã biết đạo?

Chức sắc thiên phong từ phẩm Giáo Hữu trở lên là phải phế đời hành đạo, đã phế đời thì tâm mình thanh sạch mình biết, sao không ngó lại tâm mình để hành đạo mà bận lòng đến chuyện thị phi? Có phải do không ngó lại tâm mình, không đủ tin nơi thiêng liêng nên mới rời xa Tòa Thánh?

Đạo Nghị Định Thứ Ba thuộc về Pháp, trong đó qui định Phối Sư phải ở tại Tòa Thánh mà không ở Tòa Thánh là phạm pháp. Còn như giải thích lý do A, B, C để biện minh cho việc phạm pháp là tình tiết giảm khinh mà thôi. Tôi không phải luật sư nên không chắc là hiểu đúng, hiền huynh có thể tìm hỏi các vị luật sư xem cách hiểu luật của Tôi có đúng được phần trăm nào chăng?

Đức Cao Thượng Phẩm phế đời hành đạo khi con còn đi học ở Pháp, Ngài và người bạn đời đều nghe theo Đức Chí Tôn về hành đạo từ đầu. Khi trả chùa Từ Lâm Tự, Ngài là người đầu tiên về khai sơn phá thạch để xây dựng lên Tòa Thánh. Ngài bị thử thách đến nước bị buộc ra khỏi Tòa Thánh về Thảo Xá Hiền Cung và bỏ xác phàm năm 1929. Ngài hành đạo như thế, bị hàm oan như thế mà vẫn lấy đạo làm trọng nên đẻ lại tấm gương sáng lạn cho đoàn hậu tấn. Ngài biết đạo, biết ngó cái tâm của mình để không thẹn với lòng và đủ tin nơi Đức Chí Tôn nên coi thân mình như con tế vật để phụng sự cho đạo. Cái gương chịu hàm oan cho đến chết của Đức Cao Thượng Phẩm chẳng lẽ quý vị không thấy hay sao?

Euro 2024 đang diễn ra, luật định năm nay thay đổi theo hướng nghiêm khắc hơn, thí dụ như qui định chỉ có thủ quân mới được tiếp cận với trọng tài để phản ánh những tình huống nóng trên sân. Do vậy nhiều cầu thủ rất nổi tiếng nhưng không phải là thủ quân đến phàn nàn với trọng tài là bị thẻ vàng. Bóng đá là một trò chơi mà cũng phải có luật lệ và áp dụng nghiêm minh như vậy mới tổ chức thành công được. Chẳng lẽ một tôn giáo do chính tay Đức Chí Tôn lập theo triết lý QUỐC ĐẠO, có tam quyền phân lập, có các Đấng kề cận hộ trì mà pháp của đạo lại thua một trò chơi như bóng đá hay sao?     

Pháp của đạo do Bát Quái Đài lập nên là Thiên luật. Luật đạo lập ra do Hội Thánh (theo PCT CG) hay Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, vì có tay người phàm trong đó nên là phàm luật, nhưng do nơi Bát Quái Đài chỉ dạy nên là thiên điều tại thế. Đức Chí Tôn lập Thánh Thể của Ngài tại thế thì cũng cho Thánh Thể ấy có đủ quyền trị thế bằng pháp và luật. Theo PCT CG nhân sự hành đạo hể có công thì thưởng, có tội thì trừng nên có Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Đài, Tòa Tam Giáo Hiệp Thiên Đài và Tòa Tam Giáo Bát Quái Đài. Về pháp luật đạo là vậy, hiền huynh tự do nhận định.

A1.2/- Phần bóng ngoài giờ: Câu hỏi của hiền huynh đưa Tôi về ký ức mấy chục năm trước với những kỹ niệm đẹp khi Tôi thăm viếng, giao lưu với quý vị ở các chi (Bến Tre, Tiên Thiên, Trung Hưng Bửu Tòa, Thánh Thất Hòa Mã …) và Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171/B Cống Quỳnh, SG. Chúng tôi có trò chuyện, tâm tình với nhau nhưng không tạo thành văn bút. Nên khi nhận được câu hỏi của hiền huynh Tôi nghĩ có thể ghi lại để bạn đồng sanh và hậu tấn biết chúng ta có tâm tình với nhau với ước mong xây dựng đại nghiệp đạo.

Do vậy Tôi trình bày thêm thế nào là thương yêu theo ĐĐTKPĐ. Theo Pháp Chánh Hiệp Thiên thì một án không có hai hình một công không có hai thưởng cho nên Tòa đạo đã xử nơi cõi hữu hình nầy thì về thiêng liêng không xử lại nữa. Mà Tòa đạo xử phạt chẳng qua là như quẹt lọ mà thôi, hình phạt rất nhẹ so với khi về thiêng liêng tự xử. Cho dù bị trục xuất đi nữa mà đương sự cứ làm lành lánh dữ thì chẳng lẽ thiêng liêng không biết hay sao? Ấy là cơ Đại ân xá của Đức Chí Tôn nên mới được ơn phước ấy. Nếu Pháp Chánh không xử thì án ấy còn nguyên, khi về thiêng liêng chính ta xử lấy ta thì rất nghiêm khắc, có những lỗi không đáng mà ta tự định hình phạt cho ta đến nước các Đấng cũng châu mày. Ngày nào mà đương sự chưa can đảm thú tội mình với Giáo Tông và Hộ Pháp thì cõi hư linh cứ chối họ mãi mãi. Cho nên hành đạo đúng pháp luật là giúp cho người nên đạo, giúp cho bạn đồng sanh cao thăng phẩm vị, đó chính là sự thương yêu. Trong cơ Đại ân xá của Đức Chí Tôn ta còn một ân huệ nữa là Ta xin không xử lấy mình mà xin Đại Từ Phụ định phận cho mình. Mà Đại Từ Phụ từ bi vô lượng nên Ngài sẽ lãnh nợ (chứ không phải xóa nợ) cho ta tái kiếp để chuộc lỗi (hết).

Vấn A2/- Đơn cử là sự Độc Tài, Độc Tôn của Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Hiện nay đa số tín hửu của Hội Thánh TTTN vẩn còn kỳ thị và xem các Chi Phái (Nhánh) khác là Bàn Môn Tả Đạo (theo tinh thần của ĐNĐ số 8); như vậy có đúng theo Hạnh Thương Yêu mà Thầy đả dạy?

Hồi đáp.

Việc hành đạo của Đức Hộ Pháp đã được Thiêng Liêng công nhận khi còn tại thế, công nhận khi về thiêng liêng vị thì Ngài đâu cần ai bảo vệ. Tôi không làm công việc mà Ngài chẳng cần, nhân câu hỏi của hiền huynh Tôi tra cứu và bòn chút công quả trong việc thực thi tam lập (Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ) là chính. Xin hiền huynh nhận ý trên làm căn bản trong hồi đáp liên quan đến Đức Hộ Pháp. Kính bút.

Trong câu nầy có nhiều ý nên để cho minh bạch Tôi đưa đoạn: Đơn cử là sự Độc Tài, Độc Tôn của Hộ Pháp Phạm Công Tắc vào hồi đáp chung với phần B. Thứ nữa đoạn: như vậy có đúng theo Hạnh Thương Yêu mà Thầy đả dạy? Tôi đã hồi đáp ở phần II và phần A1 nên xét thấy lặp lại sẽ dài dòng.

Do vậy phần A2 hồi đáp đoạn: Hiện nay đa số tín hửu của Hội Thánh TTTN vẩn còn kỳ thị và xem các Chi Phái (Nhánh) khác là Bàn Môn Tả Đạo (theo tinh thần của ĐNĐ số 8) là chính yếu.

A2.1/- Pháp lý Đạo Nghị Định Thứ Tám: Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập thành cho nên thuộc về pháp của đạo (xem sơ đồ tổng thể). Hội Thánh Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng chỉ có quyền lập luật nên không phép cải sửa. Chỉ có Bát Quái Đài mới có quyền cải sửa tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh. Cho đến khi Hội Thánh Cao Đài ngưng cơ bút tại Cung Đạo (31-1-1978) không có sự cải sửa nào với Đạo Nghị Định Thứ Tám nên nó còn đầy đủ giá trị trong nền đạo. (Trường hợp Đức Hộ Pháp và Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt lập Đạo Nghị Định với Ấn-Ký là thuộc về Quyền Thánh Thể nên thuộc luật).

Lưu ý: trên thực tế nhiều chi biện luận rằng sau khi các vị tiền bối tách khỏi Tòa Thánh rồi Đạo Nghị Định Thứ Tám mới lập nên các Chi không nhìn nhận. Điều đó Tôi không tranh cải hay thuyết phục. Song Tôi có nhắc quý bạn ấy rằng vui lòng xem Đạo Nghị Định Thứ Ba năm 1930.

Thứ nữa Tôi rất hoan nghênh hiền huynh M nhắc đến Chương Trình Hiến Pháp do Đức Lý Giáo Tông dạy Ngài Phối Sư Thái Ca Thanh lập ra năm 1928. Do vậy xin trích Điều thứ 22 để hưởng ứng.

Ðiều thứ 22: -Nghiêm cấm trong Ðạo không ai đặng lấy danh Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ và dùng THIÊN ÂN, THIÊN NHÃN mà đề vào bìa Kinh sách, Bố cáo, vân vân... hay là in Thánh Tượng, Kinh sách (bán hoặc phát không) nếu Kinh sách và Thánh Tượng ấy không có trình ban kiểm duyệt xem xét trước và đóng con dấu kiểm duyệt. (Tôi không đề ĐĐTKPĐ trên trang bìa tập trả lời nầy là vậy)

Ảnh chụp Đạo Nghị Định Thứ Tám (1934).



A2.2/- Diễn tiến pháp lý sau đó:

Ngày 17/10/Đinh Dậu, “DL: 08/12/1957” Đức Lý Giáo Tông, dạy tại Cung Đạo: “Chư Hiền Hữu Hiệp Thiên Đài về Đạo Nghị Định của Lão là phương pháp lúc trước để phổ độ Nhơn Sanh mà thôi. Hiện giờ cửa Đạo đã mở rộng, thì cơ qui nhứt thế nào cũng sẽ thực hiện được”

Ngày 10/4/Giáp Thìn “1964” Đức Hộ Pháp dạy tại Giáo Tông Đường: “Vậy ngày giờ đã gần đến, nên Bần đạo để lời khuyên cả Chức sắc và toàn đạo ráng thế nào thống nhất Đạo cho được, mới có đủ sức mạnh để làm gương cho vạn quốc”

Theo cách hành chánh của Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh chỉ nhìn nhận cơ bút tại Cung Đạo, trước mặt Thánh Thể của Đức Chí Tôn và cấm lấy cơ bút làm lịnh. Vậy tại sao đàn cơ của Đức Hộ Pháp tại Giáo Tông Đường được trích dẫn?

Bởi vì Hội Thánh đã lấy hai trích đoạn trên đưa vào Hạnh Đường Giáo Hữu (1972) nên hai đoạn trên mới có trong hành chánh tôn giáo.

A2.3/- Thực hiện Cơ Quy Nhứt: Theo sự tìm hiểu của Tôi thì Hội Thánh ĐĐTKPĐ và Hội Thánh các Chi đã hội họp nhau nhiều lần. Kết cuộc là Vi bằng ngày 08-01-Kỹ Dậu (24-02-1969) Hội Thánh ĐĐTKPĐ và Hội Thánh 14 Chi họp tại Tòa Thánh Tây Ninh do Đức Thượng Sanh chủ tọa. Phiên họp đã thống nhứt 09 điều kiện qui nhứt.



Trước đó có 04 vi bằng sau:

/. Vi Bằng ngày 26-3-Giáp Thìn. (07-05-1964). Ngài Bảo Thế Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài họp với Hội Thánh các Chi tại Tòa Thánh.

/. Vi Bằng ngày 30-3- Giáp Thìn (11-5-1964) tại Tòa Thánh.

/. Vi Bằng ngày 16-7- Giáp Thìn (23-8-64) Ngài Bảo Thế Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài chủ tọa tại Nam Thành Thánh Thất.

(Lưu ý: Ngày 12-7-1965 ĐĐTKPĐ có tư cách pháp nhân)

/. Vi Bằng ngày 02-06-Bính Ngọ (19-07-1966) tại Tòa Thánh.

A2.4/- Các phái đạo qui nhứt: Bán Nguyệt San THÔNG TIN số 54 phát hành ngày 20/6/1972 có thông tin: Phái đạo Từ Vân qui nhứt về Toà Thánh Tây Ninh, Hội Thánh tiếp nhận đưa vào Trấn Đạo Gia Định và bổ nhân sự đến hành đạo. Ngoài ra còn các Thánh Thất ở các Chi khác cũng qui về.

Bán Nguyệt San THÔNG TIN số 65 phát hành ngày 30-11-1972 cho thông tin Hội Thánh ĐĐTKPĐ và Hội Thánh các Chi mở phiên họp Đại Hội Thống Nhất tại Hội Trường Ban Thế Đạo (Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh) ngày 22-11-1972 (theo Điều VII trong 9 Điều Kiện Quy Nhứt về Tòa Thánh).

A2.5/- Con đường quy nhứt mở rộng. Phần nầy cần lưu ý hai thời kỳ: Hội Thánh chưa bị cốt và thời kỳ Hội Thánh bị cốt.

Phân tích 09 Điều Kiện Quy Nhứt về Tòa Thánh không thấy có chữ chi phái nào, mà chỉ thấy Hội Thánh các Chi. Không thấy chữ Bàng Môn Tả Đạo nào trong 09 ĐKQN. Cũng không thấy khoản nào buộc phải tái thệ. Chức sắc các Chi được quyền về Tòa Thánh hành đạo, khi cúng lễ cũng có thống nhất vị trí. 

Hiến Chương 2023 của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài (HTTGCĐ), (Trung Hung Bửu Tòa) LỜI NÓI ĐẦU viết: Trong khi chờ đợi ngày thống nhất nền đạo

Trong khi Thông Báo số 10 ngày 30-12-1995 của Ban Tôn Giáo chính phủ viết: Việc Xây Dựng Tổ Chức Giáo Hội Các Phái Cao Đài, Cần Quán Triệt Nguyên Tắc: Không lập lại tổ chức Giáo hội như cũ, không thống nhất các hệ phái Cao ĐàiRõ ràng nhà nước Việt Nam có chủ trương: Không cho Đạo Cao Đài thống nhất.

Trong hoàn cảnh như vậy mà Hiến Chương 2023 của HTTGCĐ viết câu: Trong khi chờ đợi ngày thống nhất nền đạo … theo Tôi là một ý thức vượt trội hơn hiến chương của Chi phái 1997 và nhiều hiến chương khác mà Tôi biết. Qua đó thấy rằng ý chí thống nhất nền đạo vẫn xuyên suốt trong lòng HTTGCĐ. Tôi cũng mạo muội cho rằng rất nhiều người không thuộc HTTGCĐ vẫn có ý thức Trong khi chờ đợi ngày thống nhất nền đạo … nhưng chưa có điều kiện thổ lộ ra.

Các vị là Hội Thánh lại viết: Trong khi chờ đợi ngày thống nhất nền đạo … vậy xin hỏi Tại sao phải chờ đợi và chờ ai làm cho thống nhất trong khi quý vị là Hội Thánh?

Tại sao phải chờ? HTTGCĐ ở Việt Nam nên tự biết hiện nay không thể làm gì được, bởi vì đảng và nhà nước chủ trương không thống nhất các hệ phái Cao Đài, cho nên phải chờ.

Vậy chờ ai? Nhà nước Việt Nam có hứa với Hội Đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc đến năm 2099 sẽ cải thiện nhân quyền. Vậy chờ đến khi đó chăng?

Tôi hiểu là HTTGCĐ chờ người theo Đạo Cao Đài đang sinh sống tại những quốc gia có quyền tự do tôn giáo thực hiện việc thống nhất nền đạo ở hải ngoại. Đó là tâm sự gởi đến những người thao thức vì sự thống nhất nền đạo.

A2.6/- Vậy căn cứ vào pháp lý nào để làm? Làm như thế nào?

Hội Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh bị cốt năm 1983, khi Hội Thánh bị cốt thì hành đạo theo Thánh Lịnh 257, theo đó Bàn Trị Sự (BTS) và Tín Đồ hiệp nhau công cử nhân sự cầm giềng mối đạo. Như vậy pháp lý là 09 ĐKQN và Thánh Lịnh 257.

Theo luật đạo, cấp BTS là do người đạo nơi địa phương công cử rồi dâng lên Hội Thánh, mà nay Hội Thánh bị cốt thì vẫn công cử BTS theo luật (xem Hạnh Đường BTS), lập vi bằng xong xuôi rồi công bố với đồng đạo địa phương và hành đạo (không có Hội Thánh thì không gởi). Khi Hội Thánh bị cốt thì nhân sự các Chi có đủ quyền ngồi lại tuyên bố là nhân sự của ĐĐTKPĐ. Nếu địa phương quý vị chưa có Bàn Trị Sự thì hiệp nhau công cử Bàn Trị Sự và BTS cấp Sớ Cầu Đạo theo mẫu của Hội Thánh Cao Đài. Nếu địa phương của quý vị đã có BTS thì liên hệ và yêu cầu cấp Sớ Cầu Đạo. Nếu các BTS yêu cầu phải tái thệ thì đưa 09 ĐKQN cho quý vị đó xem. Nếu quý BTS vẫn khư khư yêu cầu tái thệ thì yêu cầu lập Vi Bằng ghi rõ các việc vào, rồi quý vị cầm về và không phải lệ thuộc vào các BTS quá quyền để hà hiếp môn đệ Đức Chí Tôn nữa. Đó là quyền quy nhứt là của quý vị, không ai xâm phạm được trừ khi chính quý vị từ bỏ quyền đó.

Còn Chức sắc các Chi muốn về ĐĐTKPĐ thì sao? Mời xem Điều III.

III/- Để tiến đến sự thống nhất toàn vẹn, tạm thời tôn trọng hệ thống tổ chức địa phương và Chức phẩm của mỗi Chi, chờ ngày quyền Thiêng liêng quyết định tại Cung Đạo TÒA THÁNH Tây Ninh do Hiệp Thiên Đài Toà Thánh phò loan. 

a/- Đứng vào hàng chức sắc Thánh Thể Đức Chí Tôn phải tùng y Đạo pháp, phế đời hành Đạo.

b/- Chức sắc các Chi về TÒA THÁNH tạm thời hành sự dưới quyền Hội Thánh Hiệp Thiên Đài tối thiểu là một năm mới được dâng lên quyền Thiêng liêng định vị tại cung Đạo.

c/- Khi hành lễ mặc áo tràng trắng, khăn đen, sắp ngôi thứ trên từng lầu Hiệp Thiên Đài. (Hết trích)

Giờ Tòa Thánh bị chi phái 1997 chiếm, Hội Thánh bị cốt thì không ai có quyền định vị cho quý vị. Chức sắc ĐĐTKPĐ hành đạo nơi địa phương hay cơ quan phải có đủ: chức, quyền, lịnh. Nay không đủ thì các vị không phải là Chức sắc bề trên nơi địa phương, không cầm quyền hành chánh như Chức việc được nên có thể tư vấn cho BTS mà thôi.

A2.6/- Đức Hộ Pháp dạy tại Đền Thánh đêm 1-7-Kỹ Sửu (1949): ... mấy em nhớ rằng Đền Thờ nầy là Đền Thờ chung của toàn con cái Đức Chí Tôn, không phải của riêng mấy em tuy hữu công đào tạo, nhưng không phải mấy em làm chủ, toàn con cái Đức Chí Tôn làm chủ, người ta về đừng có bạc đãi khi rẻ mích lòng Đức Chí Tôn, trái ngược lại nam cũng vậy, nữ cũng vậy, lấy tình ái vô cực của Đức Chí Tôn, lấy hình ảnh Đại Từ Bi an ủi họ, nhường nơi ăn chỗ ở cho họ, đặng họ cứu vãng chúng sanh về phần hồn ấy là lời tâm huyết. …

Đạo Cao Đài dùng luật trị người thay cho cảnh người trị người. Từ 09 ĐKQN cho đến trích văn của Đức Hộ Pháp trên đây Tôi cả nghĩ rằng những người: kỳ thị và xem các Chi Phái (Nhánh) khác là Bàn Môn Tả Đạo không hiểu đúng pháp luật và giáo lý đạo, không tuân theo lời dạy của Hội Thánh và Đức Hộ Pháp. Lạ gì những người bất tài, vô đức mượn cửa đạo để thỏa mãn tham vọng quyền lực bất chánh của họ. Quyền của đạo là công chánh, công chánh thì cứ theo pháp luật đạo mà tiến tới, không nên vì những người bất chánh mà chậm bước công quả trên đường quy nhứt. 

  {{{Lưu ý: Năm 1997 ra đời, chi phái 1997 chiếm đoạt toàn bộ cơ sở đạo trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh, chiếm đoạt hầu hết các Thánh Thất và Điện Thờ địa phương. Quan trọng nữa là chi phái 1997 chiếm dụng danh hiệu sáu chữ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ trong hiến chương 1965 và che dấu pháp nhân 10 chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh trong hiến chương 1997 và pháp nhân 12 chữ với 2 dấu ngoặc trong pháp nhân 2007: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh). Do vậy quy nhứt về TTTN không bao giờ đồng nghĩa với việc tùng phục chi phái 1997 là kẻ ăn cắp căn cước của ĐĐTKPĐ}}}

Vấn A3/- Mục đích của Thầy lập nên DDTKPĐ là để Tận Độ chúng sanh (kể cả người bàn môn tả Đạo).  Và chính THẦY đả khằng định trong TNHT “Mấy nhánh rồi sau củng một nhà ...

Hồi đáp.

Thầy dạy ngày 6-12-1926 (TNHT Q1 trang 56): Ta vì lòng đại từ đại bi, vẫn lấy đức háo sanh mà dựng nên mối Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ; tôn chỉ để vớt kẻ hữu phần vào noi địa vị cao thượng, để tránh khỏi số mạng luân hồi và nâng những kẻ tánh đức bước vào cõi nhàn, cao hơn phẩm hèn khó nơi trần thế nầy. Hiền huynh viết mục đích như vậy là OK.

Riêng về chữ nhánh có lẽ chúng ta nên xem xét lại như phần đầu tiên Tôi đã dẫn chứng. Nhánh như Tôi đã trình bày bên trên là Thời Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ có 3 nhánh. Do nguyên lý của Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ nên có nhiều nhánh và trong mỗi nhánh lại có chi phái. Như vậy từ đạo sanh ra ba nhánh, từ nhánh mới sanh ra chi phái. Theo trình tự đó thì nhánh và chi phái khác nhau. Nhánh là tập hợp lớn còn chi phái là phần tử trong tập hợp nhánh.

Thời Tam Kỳ Phổ Độ Thầy dạy: Cái nhánh các con là nhánh chính mình THẦY làm chủ, sau các con sẽ hiểu. … Chữ nhánh là số ít nên là một. Do nguyên lý của Tam Kỳ Phổ Độ nên Thầy lập nhánh số ít, là có một. Trong đàn cơ trên Thầy dạy:

Bửu tòa thơi thới trổ thêm hoa,
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà.
Chung hiệp rán vun nền đạo đức,
Bền lòng son sắc đến cùng Ta
.

Câu Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà thiển nghĩ là ba nhánh trước đây nay hiệp một, nghĩa là câu dạy nói từ quá khứ đến ngày Thầy dạy; chứ không phải nói về phân nhánh trong tương lai. (Nhắc lại là hiền huynh M cũng trình bày rằng Thầy không dạy phân nhánh, đã không dạy phân nhánh thì chữ mấy nhánh là chỉ về quá khứ). Căn cứ vào đâu mà hiểu như thế? Đó là căn cứ vào lời dạy ngay bên dưới bài thi trên Cái nhánh các con là nhánh chính mình THẦY làm chủ, sau các con sẽ hiểu. … Thầy dạy Quy Nguyên Tam Giáo và Hiệp Nhứt Ngũ Chi đưa vào trong pháp luật đạo.

Như vậy có mâu thuẫn với câu: Bền lòng son sắc đến cùng Ta hay không? Thầy dạy ngày 15-9-Bính Dần (TNHT Q1 trang 44, bản in 1972). Đạo Quang, con cứ khai đàn cho chúng nó, và chỉ cách thờ Thầy theo Tân Luật, cần chi chúng nó phải cầu đạo, vốn là môn đệ Thầy rồi. Cười … Ngài Đạo Quang gốc bên Phật Giáo, theo Tôi hiểu các vị được Thầy đề cập đến cũng là bên Phật Giáo. Lời dạy trên đây Thầy dạy rõ các vị đó vốn là môn đệ Thầy rồi. … mở rộng ra thiển ý có nghĩa là Tam giáo vốn là môn đệ của Thầy rồi, nên giữ bền đạo đức là về với Thầy được. Kết hợp với câu Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà có thể hiểu là dù cho môn đệ Thầy trong Tam Giáo hay trong ĐĐTKPĐ mà bền lòng đạo đức thì đến với Thầy được. (Lưu ý: Thời điểm dạy bài nầy Tân Luật chưa ra đời, đến 1-6-1927 mới ban hành Tân Luật)

Hiểu vậy cũng phù hợp với bài thi Thầy dạy ngày 23-1-1926 (TNHT Q2 trang 210, bản in 1972).

Chín Trời mười Phật cũng là Ta,
Truyền đạo chia ra nhánh nhóc ba.
Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ,
Thánh Tiên Phật Đạo vốn như nhà
.

 Tóm lại sự tìm hiểu của Tôi về chữ nhánh qua ba thời kỳ mở đạo là như vậy. 

B/ Giáo Chủ của Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh là ai? Là “Thầy “- Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế hay là Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Đơn cử là TTTN tôn xưng Hộ Pháp là Thầy là Giáo Chủ Hửu Hình.  Nếu Hộ Pháp tự xưng như vậy có đúng với Hạnh Khiêm Nhường của một bậc tu hành và có phạm thượng với Đức Chí Tôn không? Trong khi đó Thầy đả dạy “Chính mình Thầy đến dạy dổ các con; chẳng chịu giao chánh giáo chi tay PHÀM nửa

Câu này có nhiều ý nên Tôi phân ra để hồi đáp cho minh bạch.

B1/- Giáo Chủ của Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh là ai? Là “Thầy “- Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế hay là Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Đơn cử là TTTN tôn xưng Hộ Pháp là Thầy là Giáo Chủ Hửu Hình.  Nếu Hộ Pháp tự xưng như vậy có đúng với Hạnh Khiêm Nhường của một bậc tu hành và có phạm thượng với Đức Chí Tôn không?

Hồi đáp.

Tôi đưa phần A2 câu: Đơn cử là sự Độc Tài, Độc Tôn của Hộ Pháp Phạm Công Tắc vào hồi đáp chung với phần B.

Đức Chí Tôn vi chủ Bát Quái Đài là cầm quyền tối cao trong nền đạo, theo Sơ đồ tổng thể là Quyền đạo (vô vi).

Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là cầm quyền Chí Tôn tại thế, trong Sơ đồ tổng thể là Quyền Thánh Thể hay Quyền Hội Thánh (Nhị hữu hình đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng). Đó là làm theo lời dạy của Đức Chí Tôn. Mời xem Vi Bằng Quyền Vạn Linh năm 1937 trang 17, 18.

 

Sau đây là căn cứ pháp lý để hiểu.

B1.1/- Đạo Nghị Định Thứ Sáu (1930).






Đạo Nghị Định Thứ Sáu dạy: Chiếu theo Pháp Chánh Truyền của cả Hội Thánh Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài. Căn cứ vào lời dạy trên thì Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có 3 Hội Thánh.

B1.2/- Xác định từ ngữ trong câu vấn: Theo Sơ đồ tổng thể thì chữ Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh hiền huynh viết ở đây là phần Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng trong sơ đồ. Nghĩa là Quyền Thánh Thể mà ta thường nói là Hội Thánh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ hay Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh hay Hội Thánh Toà Thánh Tây Ninh như hiền huynh viết trên đây.

B1.3/- Đức Chí Tôn dạy ngày 23-12-1931 (Thảo Xá Hiền Cung), (TNHT Q2, T 188, bản in 1972): …Các con phải nhớ rằng toàn Thế-giới Càn-khôn, chỉnh có hai quyền: trên là quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, dưới là quyền-hành của sanh-chúng. Thầy đã lập hình-thể hữu-vi của Thầy, nghĩa là Hội-Thánh của Đại-Đạo ngày nay rồi thì Thầy cũng phải ban quyền-hành trọn-vẹn của Thầy cho hình-thể ấy, đặng đủ phương tận-độ chúng-sanh, còn các con cả thảy đều đứng vào hàng sanh-chúng, dưới quyền-hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn-loại đồng quyền cùng Thầy, mà tạo-hóa vạn-linh vốn là con-cái của Thầy, vậy thì vạn-linh cũng có thể đoạt-vị vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng.

Trong quyền-hành ấy có nhiều đẳng-cấp, nên khỏi phải chịu phẩm Người: ấy vậy Người là chủ-quyền của vạn-linh. Thầy nói rõ: quyền Chí-Tôn là Thầy, quyền Vạn-linh là sanh-chúng, ngày nào quyền-lực Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì Đạo mới ra thiệt-tướng. Thầy đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại thì là quyền lực Vạn-linh. Quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, duy có quyền-hành Vạn-linh đối-phó mà thôi…

Trích đoạn: Thầy đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một đã dạy rõ Quyền Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp lại là Quyền Chí Tôn. Căn cứ vào Sơ đồ tổng thể và lời dạy trên đây để phân tích, tìm hiểu thì quyền Chí Tôn có 3 diện:

 Quyền Chí Tôn tuyệt đối: là quyền tự hữu và hằng hữu do chính Đức Chí Tôn cầm và vi chủ Bát Quái Đài, là vi chủ hồn của đạo. Quyền nầy Đức Chí Tôn không giao cho ai cầm theo nghĩa: Thầy không giao chánh giáo cho tay phàm

Quyền Chí Tôn vô vi: là do Lý Giáo Tông và Hộ Pháp vô vi hiệp lại. Quyền Chí Tôn vô vi thuộc về Bát Quái Đài nên có quyền lập pháp. Hai quyền nầy hiệp lại lập ra các Đạo Nghị Định từ một đến sáu (1930) và năm 1934 lập ra Đạo Nghị Định thứ bảy và tám. Quan sát chúng ta thấy vô vi nên không xài Ấn Ký mà chỉ viết tên.

Quyền Chí Tôn tại thế: là do Giáo Tông hữu hình và Hộ Pháp hữu hình hiệp lại. Quyền Chí Tôn tại thế là Quyền Thánh Thể nên chỉ có quyền lập luật. Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp lập ra các Đạo Nghị Định là hữu hình nên có Ấn và chữ ký.

 

 

 

B1.4/- Châu Tri số 21 ngày 16-12-1934 (trích nội dung).

THÁI; THƯỢNG; NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ.

Kính cùng chư Chức Sắc Thiên Phong Nam Nữ, chư Chức Việc và chư Đạo Hữu lưỡng phái.

Kính chư Hiền Huynh và chư Hiền Tỷ.

Hội Thánh xin cho toàn đạo hay rằng:

Chiếu theo tờ vi bằng kỳ nhóm Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài tại Toà Thánh ngày 26-10- Giáp Tuất (dl:02-12-1934) thì quyền hành Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài đều giao cho Đức Hộ Pháp cầm, ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị.

Giữa Đại Hội Đức Hộ Pháp có tỏ ý cho Hội Thánh biết rằng Ngài muốn lập một Ban Phụ Chánh để giúp Ngài; trong Ban Phụ Chánh có đủ Chức Sắc Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài nam nữ.

Sau nầy sẽ có Đạo Nghị Định nói về ban nầy.

Sự xây trở trong nền Chánh Trị của Đạo chẳng qua là vì Thiên Thơ tiền định, đến lúc Chí Tôn chuyển thế thì tức nhiên phải có chuyển pháp, điều ấy nếu ráng kiếm hiểu thì cũng không chi lạ.

Hội Thánh chỉ ước mong cho chư Hiền Huynh và chư Hiền Tỷ biết rằng dầu Hiệp Thiên Đài hay Cửu Trùng Đài đều là người của Hội Thánh, còn sự hiệp nhứt của nhị Đài là phương thuốc hay đương thời, xin chư Hiền Huynh và chư Hiền Tỷ ráng tận tâm đôi lúc nữa thì sẽ thấy điều vui mừng chung trước mắt và hiểu rõ thiên ý của Đức Chí Tôn buổi nầy.

Rất mong thay.

Nay Kính.

Toà Thánh ngày 10-11- Giáp Tuất.
(16-12- 1934).

Thái Chánh Phối Sư. Thượng Chánh Phối Sư. Ngọc Chánh Phối Sư.

         Khai Đạo.                           Khai Thế.                      Khai Pháp

      Phạm Tấn Đãi.                 Thái Văn Thâu.        Trần Duy Nghĩa.

B1.5/- Có mâu thuẫn với Pháp Chánh Truyền hay không?

Lời dạy: Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một có mâu thuẫn với PCT CG hay không?

Xin thưa rằng không, bởi vì lời dạy trên đây nằm trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh thuộc về Chánh Trị Đạo. Cho nên 15 phẩm có Dây Sắc Lịnh không áp dụng quyền năng Dây Sắc Lịnh trong Hội Hội Thánh và Thượng Hội. Do vậy khi biểu quyết phải theo Nội Luật mỗi hội.

PCT CG là phân quyền khi hành chánh, xin xem trích đoạn sau.

PCT: "Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành đạo, Thầy cho các con biết trước rằng: Hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt".

CHÚ GIẢI: Vì lời khuyên của Thầy mà Đức Lý Giáo Tông xin buộc cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài phải Minh Thệ giữa Hội Thánh rằng: Lấy dạ vô tư mà hành Đạo, lại muốn tỏ ra rằng: Chức Sắc Hiệp Thiên Đài thật trọng quyền, Ngài mới ban dây sắc lịnh, buộc cả Tín Đồ và cả Chức Sắc Thiên Phong, hễ mỗi Chức Sắc Hiệp Thiên Đài mang dây sắc lịnh vào mình mà hành chánh nơi nào, thì phải tuân mạng, dầu lỗi quấy cũng phải chìu theo, chỉ để cho Hội Thánh có quyền định tội, lại buộc cả Chức Sắc nào đã thọ quyền của Hiệp Thiên Đài cũng phải minh thệ, y như vậy mới đặng hành chánh.

Tóm lại: PCT CG là Hành Chánh Đạo (áp dụng quyền năng Dây Sắc Lịnh) nên tách Cửu Trùng Đài (chánh trị - giáo hóa) riêng biệt với Hiệp Thiên Đài (luật lệ) khi cầm quyền hành chánh. Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh thuộc về Chánh Trị Đạo (không áp dụng quyền năng Dây Sắc Lịnh) nên không có chi gọi là mâu thuẫn.

B1.6/- Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng (Quyền Chí Tôn tại thế).

Đức Hộ Pháp có hai lần cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng (Quyền Chí Tôn tại thế).

Lần đầu: khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt còn tại thế. Chính Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đã giao quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài cho Đức Hộ Pháp (ký ngày 27-12-1933).

Số 24                                             Toà Thánh, le 29 Janvier 1934.

TỜ GIAO QUYỀN.
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.

Kính cùng Đức Hộ Pháp.

Kính Hiền Hữu.

Vì có sự hiểu lầm mạng lịnh của tôi ký ngày 27-12-1933 nên tôi tưởng cần phải giải thich rõ cách thi hành mạng lịnh ấy như sau nầy, xin Hiền Hữu truyền lại cho 03 vị Quyền Đầu Sư và Nữ Chánh Phối Sư biết:

1/- Tôi đã nhứt định an dưỡng một ít lâu thì cả trách nhiệm Quyền Giáo Tông của Tôi đều tạm giao cho Hiền Hữu. Vậy từ đây Hiền Hữu đã cầm trọn hai quyền Đạo nơi tay, thì việc chi cũng do Hiền Hữu tự quyền định liệu rồi ban mạng lịnh cho toàn đạo tuân cứ.

2/- Tôi vui lòng để cho nhị vị Quyền Đầu Sư Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh tái thủ phận sự, nghĩa là được trở vào địa vị Quyền Đầu Sư mà hành chánh y theo luật đạo.

Về việc tùng quyền thì tức nhiên từ đây duy có tùng lịnh của hiền hữu mà thôi.

Nay kính.

Quyền Giáo Tông.
Ký tên Thượng Trung Nhựt.

Khi nhị vị Quyền Đầu Sư còn hành đạo tại Tòa Thánh đã có sự giao quyền. Tôi không thấy văn bản nào phản đối (cũng có thể là có mà Tôi tìm không được), nếu quý vị nào có tài liệu phản đối vui lòng chia sẻ, xin cảm ơn trước.

*/- Ngày 09-01-Giáp Tuất (22-2-1934). Nhằm lễ vía Đức Chí Tôn Đức Hộ Pháp tuyên bố tại Đền Thánh: Không kham trách nhiệm chấp chưởng cả hai Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng, nên giao trả quyền hành Giáo Tông lại cho Ngài Thượng Trung Nhựt.

Lần hai: Khi Đức Quyền Giáo Tông đăng tiên.

 Ngày 13-10-Giáp Tuất (19-11-1934) Đức Quyền Giáo Tông đăng tiên. Liên Đài nhập bửu tháp sáng ngày 26-10- Giáp Tuất (02-12-1934). Chiều cùng ngày Hội Thánh mở phiên họp quyết định giao cho Đức Hộ Pháp kiêm nhiệm Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài. Ngày 10-11- Giáp Tuất (16-12-1934) Văn Phòng Nội Chánh ra Châu Tri 21 như đã dẫn chứng tại B1.4.

B1.7/- Đức Lý Giáo Tông xác định (13-11-1935).

Hộ-Pháp-Ðường, ngày 18 tháng 10 năm Ất-Hợi (13 Novembre 1935)
Lý-Thái-Bạch

        Lão chào Hộ-Pháp, chư chức-sắc Hiệp-Thiên, Cửu-Trùng và Hội-Thánh Ngoại-Giáo.

        Ðợi Lão biểu Cao-Thượng-Phẩm nâng loan (buông cơ).

        Lão đến tư đường của Hộ-Pháp nên cho miễn lễ, đứng hết.

        Hộ-Pháp, hèn lâu Lão không đến chuyện vãng cùng nhau đặng, một là vì không cơ-bút, hai là vì Thiên-thơ biến-chuyển, Lão có đến cũng chẳng ích gì. Nay vì lễ Ðạo-Triều, nên đến chúc-mừng chư Hiền-hữu. Lão để lời cám ơn Hộ-Pháp đã chịu lắm phen nhọc-nhằn khổ-não làm cho Ðạo ngày nay đặng ra thiệt tướng. Lão chỉnh thẹn có một điều là Lão chưa giúp hay vào đó. Lão đa tạ, đa tạ.

        (Hộ-Pháp bạch....................................)

        - Cười, Lão chẳng nói rõ, Hiền-hữu cũng thấy hiển-nhiên rằng từ thử, thảng Lão có muốn nên cho Ðạo đi nữa thì cũng không thi thố chi đặng với một Hội-Thánh hữu -hư, vô-thiệt, như vậy có phải? May thay! Thiên-thơ do một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.

        (Hộ-Pháp bạch: Thiên-thơ đã đổi, đệ-tử xin giao quyền hành của Quyền-Giáo-Tông lại cho Ngài đặng Ngài đủ oai cầm Thiên-thơ vững chặt).

        - Cuời, Lão e cho, một là Lão đã cho, không lẽ lấy lại, hai là hành-pháp thì dễ, hành-hình thì khó, không có nửa quyền trị thế của Lão nơi tay thì Hộ-Pháp có thế nào điều hành Hội-Thánh cho đặng. Ấy vậy cứ để y.

        Nghe thi nầy và kiếm hiểu:

Bát-nhã từ đây vững lái thuyền,
Tuông pha khổ-hải độ nhơn-duyên.
Gay chèo thoát khổ đầy linh-cảm,
Rạch nước trừ oan đủ diệu-huyền.
Thổi thẳng cánh buồm thì Lão thủ,
Nâng an lòng bản cậy Thần-Tiên.
Phong ba mấy độ đà qua khỏi,
Ném thử Gián-Ma đóng Cửu-tuyền.

Thăng

Kết luận 1: Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là lo nơi Ngọc Hư Cung định Hội Thánh Cao Đài công cử (Chức sắc TTTN căn cứ vào Pháp Chánh Truyền nên muốn bãi bỏ Phước Thiện nghĩa là các vị biết quyền hạn theo PCT), Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh tín nhiệm, Đức Lý Giáo Tông xác nhận nghĩa là đúng với pháp luật và Thiên Thơ. Hiền huynh nhận định: Đơn cử là TTTN tôn xưng Hộ Pháp là Thầy là Giáo Chủ Hửu Hình.  tôn xưng hay viết: Đơn cử là sự Độc Tài, Độc Tôn của Hộ Pháp Phạm Công Tắc cũng là tự do quyền.

Kết luận 2: Nếu Hộ Pháp tự xưng như vậy có đúng với Hạnh Khiêm Nhường của một bậc tu hành và có phạm thượng với Đức Chí Tôn không?

Nguyên lý của Tam Kỳ Phổ Độ là đi từ hữu hình đến vô vi. Đạo Cao Đài dùng Nho Tông Chuyển Thế, không phải Tiên Tông hay Phật Tông. Trong Nho Tông thì chính danh là phần rất quan trọng. Trái cà, trái ớt nếu gọi sai tên thì làm sao hiểu? Màu đen, màu trắng gọi không đúng tên làm sao sử dụng? Nếu không chính danh thì xã hội đảo điên, phải trái không phân được thì xã hội về đâu?

Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là cầm quyền Chí Tôn tại thế là không chính danh là tự mâu thuẩn với Nho Tông, vậy xưng danh Nho Tông Chuyển Thế hóa ra là dối trá hay sao?

Đức Hộ Pháp cầm quyền Chí Tôn tại thế mới có thẩm quyền và tư cách:

/- Viết 11 bài kinh trong Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo

/- Lập thể pháp và tuyên bố một thế kỷ là 120 năm.

/- Lập ra những thể pháp căn bản trình bày bên trên.

 Đức Hộ Pháp không chính danh trái với lời Thầy dạy, là phủ nhận quyền của Ngọc Hư Cung giao cho, vậy làm sao có đủ oai quyền để lập ra thể pháp? Không có thể pháp làm cơ sở thì làm sao Đại Từ Phụ trở pháp? Thầy và các Đấng nhìn nhận nên mới ban ơn để Đức Hộ Pháp lập các thể pháp như đã trình bày. Thầy ban cho mỗi người có quyền tự do: Lành dữ hai đường vừa ý chọn … nên hiền huynh có đủ quyền nhận định theo câu vấn nêu ra. (Xem thêm câu III, 2.1)

[[[Về trở pháp: Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2 ngày 12-2-1933: Đức Bà Bát Nương dạy: Em an dạ, từ đây đã quan kiến sự kết-cuộc của Chí-Tôn đã định trước. Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả Ngọc-Hư Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết liệu.

Đức Bà Lục Nương dạy: Khi mơi nầy em đặng tin lành: Ngọc-Hư lo chuyển pháp. Cả Thiên-thơ hủy phá, sửa-cải pháp chơn-truyền. Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vui mừng chẳng xiết, Diêu-Trì Từ-Mẫu đẹp dạ không cùng, …)]]]. Nếu quý vị quan tâm Tôi rất hân hạnh chia sẻ (Xem thêm câu III, 2.1)

Vấn B2/- Trong khi đó Thầy đả dạy “Chính mình Thầy đến dạy dổ các con; chẳng chịu giao chánh giáo chi tay PHÀM nửa”

Hồi đáp.

Về xuất xứ câu nầy nằm trong PCT CG (ban hành 2-4-1931) phần Hiệp Thiên Đài nên phải theo nghĩa của PCT CG, nếu không theo nghĩa trong PCT CG mà tự suy diễn theo cách mồ côi là trích văn mà mất ý, mất nghĩa có khi phản nghĩa. Xin trích nguyên văn trong PCT CG theo thứ tự để minh lý:

Nguyên văn 1: Nay Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ nhơn sanh mà thôi, chớ không chịu giao nền Chánh Giáo của Thầy cho tay phàm nữa.

Nguyên văn 2: Như có kẻ hỏi nữa: Thầy là Chí Tôn, huyền diệu vô biên, mà lại nói Thầy không giao Thánh Giáo cho tay phàm nữa, sao lại cũng còn phải nhờ Hiệp Thiên Đài, cũng là phàm vậy? Nếu không Hiệp Thiên Đài, thì Thầy không thể lập Đạo sao?

Ta lại nói: Thầy là chúa sự vô vi, nghĩa là chúa các việc vô hình, Thầy lại ban cho người đủ khôn ngoan trí thức Thiêng Liêng, đặng làm chúa của sự hữu hình, nghĩa là chúa cả của vạn vật, nếu muốn cho sự vô vi và sự hữu hình được tương đắc, thì cả hai ông chúa phải liên hiệp nhau mới đặng, người có sức sửa cơ Tạo Hóa, song Tạo Hóa cũng tùy người mà làm cho vạn loại trở nên tận thiên, tận mỹ.

Nguyên văn 3: Thầy cùng các Đấng Thiêng Liêng không nhơn thân phàm ngữ, thế nào mà thông công cùng cả chúng sanh, lại còn cao khó vói, khuất không rờ, chỉ nhờ lương sanh giúp công gầy đạo đức. Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài là người giúp công cho Thầy và các Đấng Thiêng Liêng gầy Đạo.

Nguyên văn 4: Trước đã nói Hiệp Thiên Đài là chơn thần, Cửu Trùng Đài là xác thịt, Bát Quái Đài là linh hồn. Hồn đặng tương hiệp cùng xác phải nhờ chơn thần, chơn thần lại là bán hữu hình, tiếp vô vi mà hiệp cùng hình thể, cũng như Đạo tiếp Thánh Đức của các Đấng Thiêng Liêng mà rưới chan cho nhơn loại. (Hay) Nhơn loại đặng liên hiệp cùng Trời thể nào, thì Cửu Trùng Đài phải liên hiệp cùng Bát Quái Đài thể ấy.

Bát Quái Đài là hồn của Đạo mà Thầy đã nắm chặt phần hồn thì xác phải nương theo hồn, mới mong giữ bền sanh hoạt, hồn Đạo Thầy đã nắm chặt rồi; thì Đạo chẳng hề khi nào còn chịu dưới tay phàm nữa (2) Ấy vậy Thầy nói không chịu giao Thánh Giáo cho tay phàm là tại vậy.

Qua 4 trích đoạn theo thứ tự trên đây chúng ta thấy gì?

Trường hợp 1: Nếu để mồ côi câu: “Chính mình Thầy đến dạy dổ các con; chẳng chịu giao chánh giáo chi tay PHÀM nửa “, thì khó có thể hiểu đúng ý nghĩa của nó. Một câu quan trọng như thế mà không hiểu đúng sẽ kéo theo nhiều cái không đúng khác theo nó (Nhất niệm vô minh vạn sự tòng)

Trường hợp 2: Đưa câu “Chính mình Thầy đến dạy dổ các con; chẳng chịu giao chánh giáo chi tay PHÀM nửa “, vào trong hệ thống của PCT CG để phân tích, câu trên có nghĩa là Thầy vi chủ Bát Quái Đài là làm chủ hồn của đạo, Thầy không giao hồn đạo cho TAY PHÀM, nhưng Thầy phải giao cho tay phàm là phần hữu hình của Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài để thể thiên hành hóa dưới quyền của Bát Quái Đài.

Nhất niệm vô minh vạn sự tòng, để mồ côi câu: “Chính mình Thầy đến dạy dổ các con; chẳng chịu giao chánh giáo chi tay PHÀM nửa thì không thể nào hiểu đúng theo PCT CG.

Tóm lại qua các trích đoạn câu: “Chính mình Thầy đến dạy dổ các con; chẳng chịu giao chánh giáo chi tay PHÀM nửa” có nghĩa là Thầy không giao hồn đạo (Bát Quái Đài) cho tay phàm nắm. Thầy là vô vi nên phải nhờ phần hữu hình của Hiệp Thiên và Cửu Trùng thể thiên hành hóa. Đó là theo PPT CG, hiền huynh tự quyết nhé.

Vấn C/ Khi quý tiền bối bắt đầu vọng thiên cầu Đạo, Đức Chí Tôn (danh xưng lúc đó là AAA) đả cấm các Ngài không được hỏi chuyện chính trị hay bàn chuyện quốc sự.  Nhưng sau này Đức Hộ Pháp tiếp tục làm chính trị, làm lảnh tụ một đảng phái. Như vậy HP có làm đúng vai trò của mình không?

Hồi đáp:

Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền, nghĩa là đạo dùng luật trị người để thay cảnh người trị người. Đạo dạy Nhứt vi u ám tất giai văn, Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác. Do vậy Tôi căn cứ vào PCT CG khoản quyền năng Dây Sắc Lịnh làm căn bản khi hồi đáp câu nầy.

Đức Chí Tôn cấm không được hỏi quốc sự hay chính trị và Đức Chí Tôn cũng dạy: Trung, mặc kệ nó, chúng nghi cho các con lo quốc sự, Thầy vì các con xin lắm mới ép lòng chịu vậy, chớ chánh trị với Đạo chẳng có buổi liên hiệp cùng nhau. Thầy nói ít các con hiểu nhiều. (Ngày 15-9-Bính Dần, 1926. TNHT Q 1, trang 45, bản in 1972.)

Phân tích: Đức Chí Tôn không dạy cấm tìm hiểu về chánh trị, vì nếu không hiểu về chánh trị thì làm sao biết chánh trị là cái gì, chánh trị ở đâu, chánh trị đang làm gì để không vô tình liên hiệp với chánh trị. Đây là chứng cứ.

C.1/- Phương Châm Hành Đạo dạy: Mỗi lần thuyết Đạo, cứ theo chánh lý giải bày, chẳng nên tôn trọng Đạo mình thái quá mà mục hạ đến Tôn-Giáo khác; chẳng đặng luận bàn quốc-sự; chẳng đặng bày điều huyễn hoặc làm cho náo động lòng người cùng mất cuộc trị bình trong nước; chẳng đặng dùng thói dị-đoan mê-tín mà mê-hoặc lòng người.

C.2/- Vi bằng 03 Hội Lập Quyền Vạn Linh năm Đinh Sữu (1937) trang 30 qui định:

b/- ...Lại cũng yêu cầu Hội Thánh phải truyền lịnh cho mỗi Văn phòng Đầu Quận Đạo phải có một tủ sách. Ngoài kinh sách của Đạo còn phải sắm các sách có giá trị về luật đời, luật hình, luật hộ, luật lao động, luật Làng, Tổng... đặng đào luyện cho chức việc nơi quận mình cho lảu thông hầu đối đãi với đời khỏi phạm pháp hoặc Đời đối với Đạo muốn phạm pháp cũng không được; và cũng nên đóng một số nhựt báo của đời để đào luyện cho chức việc và đạo hữu am hiểu tình hình thế giới, và tin tức nước nhà....

Những trích văn trên dạy người đạo phải biết về chánh trị để không phạm luật đời và đời muốn phạm đến đạo cũng không được.

C.3/- Thời gian biểu của Đức Hộ Pháp năm 1941-1946:

Ngày 04-6- Tân Tỵ (28-6-1941) lúc 8 giờ sáng chính quyền Pháp vào Nội Ô Toà Thánh bắt Đức Hộ Pháp.

Ngày 04- 6 nhuận- Tân Tỵ (27-7-1941) Đức Hộ Pháp và Ngài Khai Pháp cùng với một số Chức Sắc bị lưu đày sang đảo Madagascar ở Phi Châu. (Ngày và tháng âm lịch bị bắt và đi đày trùng nhau chỉ khác ở tháng 6 thường và nhuận).

{ĐHP: Về sài gòn: 26-7- Bính Tuất (22-8-46).

Về Toà Thánh: 04-8-Bính Tuất (30-8-46)}.

Khoản thời gian nầy Ngài Tiếp Đạo đã được Đức Lý Giáo Tông và Ngài Thượng Trung Nhựt về cơ dạy lập ra Nội Ứng Nghĩa Binh (tiền thân của Quân Đội Cao Đài). Theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải, chỉ có 15 phẩm có Dây Sắc Lịnh (12 vị Thời Quân và Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh) và quyền hành Dây Sắc Lịnh:

C.4/- PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành đạo, Thầy cho các con biết trước rằng: Hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt".

CHÚ GIẢI: Vì lời khuyên của Thầy mà Đức Lý Giáo Tông xin buộc cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài phải Minh Thệ giữa Hội Thánh rằng: Lấy dạ vô tư mà hành Đạo, lại muốn tỏ ra rằng: Chức Sắc Hiệp Thiên Đài thật trọng quyền, Ngài mới ban dây sắc lịnh, buộc cả Tín Đồ và cả Chức Sắc Thiên Phong, hễ mỗi Chức Sắc Hiệp Thiên Đài mang dây sắc lịnh vào mình mà hành chánh nơi nào, thì phải tuân mạng, dầu lỗi quấy cũng phải chìu theo, chỉ để cho Hội Thánh có quyền định tội, lại buộc cả Chức Sắc nào đã thọ quyền của Hiệp Thiên Đài cũng phải minh thệ, y như vậy mới đặng hành chánh. (Bảo Văn Pháp Quân cũng phải vậy nữa nghe.) 

Ngài Cao Tiếp Đạo được ban Dây Sắc Lịnh, theo PCT CG thì khi Ngài hành chánh chỉ có Hội Thánh Cao Đài có quyền buộc tội Tướng-Soái của Đức Chí Tôn, PCT CG không ban cho ai khác quyền định tội. Hội Thánh đã không định tội.

Một vài câu hỏi cần nêu ra cho công bằng: Theo hồ sơ từ chính quyền thực dân Pháp họ định đày Đức Hộ Pháp đi Madagascar (1941) để chết bên đó nhưng đến năm 1946 thì tại sao Pháp phải đưa về Tòa Thánh Tây Ninh? Do lòng nhân từ của thực dân Pháp hay do áp lực nào?

Đức Hộ Pháp chết ở Madagascar theo kế hoạch của thực dân Pháp thì có Tòa Thánh Tây Ninh như ngày nay và Châu Thành Thánh Địa với quy hoạch 40 cây số vuông làm Thủ đô tôn giáo hay không?

Tiếp theo tới phần Đức Hộ Pháp, Ngài cũng có Dây Sắc Lịnh.

C.5/- Đức Hộ Pháp tuyên bố làm chánh trị (Thượng Tôn Quản Thế).

Khi Đức Hộ Pháp về Tòa Thánh thì Nội Ứng Nghĩa Binh đã có. Từ Nội Ứng Nghĩa binh Ngài ban cho Quân kỳ và tiêu chí: Bảo Sanh – Nhơn Nghĩa – Đại Đồng và Đức Hộ Pháp cầm quyền Thượng Tôn Quản Thế (1947) để lập Quân đội Cao Đài.

Về hậu trường: Đức Lý Giáo Tông thảo luận với Đức Hộ Pháp về việc nầy và khuyên Đức Hộ Pháp phải lập Quân Đội Cao Đài (để không bị đóng đinh lần nữa). 

Về xã hội: Ngày 8-1-Đinh Hợi (1947) QĐCĐ chính thức làm lễ xuất quân. Quân kỳ 3 màu vàng, xanh, đỏ, trên góc có bánh xe tiến hoá. Trong dịp này, Đức Phạm Hộ Pháp có nói rõ: "Ngày hôm nay, lá cờ của Chi Thế ra mặt với Đời, cùng cây Thư Hùng Kiếm, y theo lời hứa của Đức Chí Tôn lập cho nước Việt Nam một nền Quốc Đạo, cơ quan cứu sanh cho vạn loại. Vậy Quân Đội Cao Đài phải giữ gìn thanh gươm nghĩa hiệp, cờ nhân nghĩa cho vững vàng".

Cũng trong ngày 08-01-1947 Quân đội Cao Đài có ký thêm với Pháp một Hiệp ước nữa. Nội dung của Hiệp ước được Đức Ngài nhắc đến trong Thánh Lịnh ngày 24-01- Kỹ Sửu. “21-02-1949”.

***/- Phiên nhóm Bộ Quốc Sự Vụ ngày mồng 9 tháng 2 năm Đinh Hợi (1947) “Lời Thuyết Đạo Q 1”.

Nếu đã biết rằng vì ủng hộ một chủ nghĩa, nên chủ nghĩa đó tạo ra quân đội để làm hậu thuẩn, thì chúng ta phải nhận định rằng chánh trị tạo ra quân đội chớ quân đội không khi nào tạo ra chánh trị.

Cũng như chúng ta ngày nay, hỏi vậy chúng ta theo đuổi chủ nghĩa nào? Có phải chúng ta theo đuổi chủ nghĩa Cao Đài không? Nếu đúng như thế thì chủ nghĩa Cao Đài vì muốn tồn tại nên phải lập ra quân đội. Như vậy quân đội là của chánh trị lập thành, nên quân đội phải tuân theo nguyên tắc chánh trị. Như thế quân đội phải do chánh trị điều khiển vì chúng ta làm chánh trị.

Làm chánh trị là làm Quốc sự, nên nước nào cũng có Bộ Quốc Sự. Bộ Quốc Sự muốn đạt thành con đường chánh trị của mình thì quân đội là cơ quan tạo nên để ủng hộ chánh trị đó vậy. …

…. Chúng ta ngày nay vì làm chánh trị nên phải có quân đội, ngày nào nếu chúng ta không làm chánh trị nữa thì quân đội phải giải tán.

C.6/- Về Quân Đội Cao Đài, Đức Hộ Pháp dạy rõ trong Lễ Khai mạc Hội Nhơn Sanh của Quyền Vạn Linh năm Tân Mão (1951):

Nhưng lạ gì cái tuồng đời, duy có những kẻ không làm nên gì hết thì không ai trích điểm, vì có làm gì đâu mà có nên, có hư, trắng trợn như vậy thôi thì có gì mà trích điểm, chúng ta có làm gì thì lẽ cố nhiên chúng ta phải gặp việc nên hư, phải quấy, ấy là lẽ thường chúng ta có làm, nên chúng ta bị trích điểm và ta biết cầu cho thiên hạ trích điểm.

Giờ phút nầy Bần Đạo nói về Đạo Cao Đài đối với tương lai vận mạng của nước Việt Nam chúng ta. Đạo Cao Đài đã tròn phận sự của nó là đeo đuổi theo cái nguồn gốc tinh thần đạo đức. Bần Đạo nói: "Nó là Quốc hồn nước Việt Nam vì nước Việt Nam vi chủ nó không được, lại là tinh thần và tín ngưỡng của toàn nhơn loại tức là nó phải chịu dưới chủ quyền Quốc tế".

Ấy vậy Thánh Thể của Đức CHÍ TÔN, hay nói là Hội Thánh thay thế hình ảnh của Ngài, tỷ như đứng về mặt khách quan khi thấy điều bất chánh bất bình của nhơn quần xã hội, nên phải đảm đương đem chơn lý và công bình nêu trên mặt thế mà thôi. Đạo làm dùm phận sự tạo thế cho Đời. Mà sự làm ấy rất nên đắc lực hay là nói rõ Đạo đảm nhiệm phận sự của mình với cử chỉ vô thân vô vị.

Đó là nói về chính trị tổng quát của Đạo.

2. Còn luận về việc đối nội của Đạo.

Hơn năm năm qua, trải nhiều nỗi khó khăn nghèo khổ, toàn thể con cái Đức Chí Tôn phải đảm đương gánh vác nặng nề để tạo nghiệp mà Đức Chí Tôn ban chung cho toàn con cái của Ngài.

Xem qua các cơ quan ba vị Thái Thượng Ngọc Chánh Phối Sư nắm chủ quyền giữ vững nền Chánh Trị Đạo với 9 viện. Trong thời buổi khó khăn loạn lạc, Đạo muốn thực hiện Bảo Sanh Nhơn Nghĩa Đại Đồng nên mới xuất hiện ra Quân đội. Cái thêm ấy, chúng ta cho vinh diệu chớ không phải là cái nhục, thảng có kẻ nghi kỵ trích điểm hoặc giả một ngày kia thiên hạ nói: Đạo thì không thể có Quân đội, hay là họ đem ra tố cáo chúng ta giữa Liên Hiệp Quốc đi nữa, thì chúng ta xin trả lời rằng: chúng ta hy sinh tánh mạng để bảo vệ và dìu dắt nhơn sanh tiến đến con đường Đại đồng thế giới và tinh thần Đạo Đức nhơn nghĩa. Cái phận sự tối trọng ấy chẳng phải dễ làm chúng ta dám cố gắng hy sinh cho thiên hạ, thì thiên hạ không ai làm đặng vì không có cơ quan nào đứng ra đương đầu để đảm đương một lời hy sinh dường đó. Thật Bần Đạo chưa hân hạnh ngó thấy vậy. Ngoài ra họ có thể mượn quyền lực để lập danh phận quyền lợi cho họ mà thôi, chớ chưa hề dám hy sinh đảm nhiệm một trách vụ Thiêng Liêng như Quân Đội Cao Đài đã khấn hứa.

Hiện nay Bần Đạo phân đoán chí lý nội tình của Đạo nhận thấy một bên là Hội Thánh thì mấy ông già nua, còn một bên Quân đội là trai trẻ có tinh thần giục tấn.

Một bên là hình ảnh Thánh Thể Đức Chí Tôn đi trên đường mực thước từ từ nhi tiến, còn một đàn thì chạy theo cho kịp trào lưu biến chuyển, nên chí quyết tiến cho hơn, một đàn thì mỗi khi đi để chơn đi thì sợ đạp nhầm đến con kiến. Còn một đàn thì nếu thân mình không nhanh chóng lẹ làng thì một mũi đạn đủ đưa họ làm người thiên cổ.

Đức Hộ Pháp đã giải thích rõ về QĐCĐ hiền huynh có toàn quyền để nhận xét về trích đoạn trên để đồng tình hay không đồng tình là quyền tự do.

C.7/- Theo sử gia Nguyễn Long Thành Nam của Phật Giáo Hòa Hảo thì chính Đức Hộ Pháp lập ra Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia và làm chủ tịch. Trích văn:

Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia do Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc làm Chủ tịch, gồm các thành phần: Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo, Bình Xuyên, Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng và Cao Đài Liên Minh (Tướng Trình Minh Thế). Ngày 21-3-1955 Mặt trận gởi đến Thủ tướng một văn thơ, mà dư luận gọi là tối hậu thư, yêu sách Thủ tướng cải tổ chánh quyền. Thủ tướng yêu cầu Mặt Trận gởi đại diện đến dinh Độc Lập để trao đổi quan điểm. Phái đoàn đi phó hội ngày 25-3-1955 gồm có Ngài Bảo thế Lê Thiện Phước (Cao Đài), ông Trần Văn Ân (nhân sĩ Cố vấn Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia), Tướng Lâm Thành Nguyên (quân đội Phật Giáo Hòa Hảo), Đại tá Trần Thái Huệ (quân đội Cao Đài), ông Nhị Lang (Liên Minh) và tôi là Thành Nam (Phật Giáo Hòa Hảo), lúc đó Tướng Trình Minh Thế vẫn còn là một thành viên Ban Chấp Hành Mặt Trận, mặc dù ông đang là sĩ quan quân đội quốc gia từ ngày về hợp tác (18-2-1955). Do đó, khi ký tên tham gia Mặt Trận, Tướng Thế có ghi thêm một câu ở dưới chữ ký của mình rằng: ‘’Tôi là thiếu tướng quân đội quốc gia, cố nhiên không có quyền làm chánh trị, nhưng vì nhận rõ nguy cơ chung của dân tộc, tôi tán thành bản quyết nghị này”.

Tôi còn nhớ lúc đó Mặt Trận không hề nghĩ đến việc đưa một người trong Mặt Trận ra làm Thủ tướng, bởi vì như thế sẽ làm mất chánh nghĩa: tranh đấu giành cái thế Thủ tướng. Yêu sách căn bản của Mặt Trận lúc đó là cải tổ cơ cấu quốc gia ở cấp trung ương để bộ máy chánh quyền hữu hiệu, có đại diện tính, không bị cá nhân thao túng, nhứt là cá nhân ông Ngô Đình Nhu. Chớ Mặt Trận không chủ trương giành ghế Thủ tướng của ông Ngô Đình Diệm. Nếu ông Diệm không còn làm Thủ tướng nữa, thì cũng không phải người của Mặt trận ra làm Thủ tướng, mà Mặt Trận có chủ trương rõ rệt giao nhiệm vụ đó cho một nhân sĩ Miền Nam độc lập, để trấn an nhân tâm và quân đội, cứu vãn tình hình. Trái lại, Mặt trận cũng ý thức rằng, nếu Mặt Trận nắm lấy chánh quyền, Mặt Trận sẽ mất chánh nghĩa và lòng dân lòng quân không được yêyên, bởi lo ngại cái thế thượng phong của Mặt Trận sẽ bao trùm lên sinh hoạt quốc gia. Tôi còn nhớ lúc đó Bác sĩ Hồ Văn Nhựt được Mặt Trận nhắc nhở đến trong cuộc thảo luận về chức vụ Thủ tướng tương lai.

Những nhân vật có tầm vóc chánh trị trong Mặt Trận lúc đó là ông Trần Văn Ân, Hồ Hữu Tường. Trước đó, còn có quý ông Nguyễn Đức Quỳnh, Bác sĩ Lê Kiểu. Đây là các nhân sĩ không đảng phái. Ngoài ra, đại diện các tổ chức trong Mặt Trận đều là những người có kinh nghiệm đấu tranh, và biết nhìn cuộc diện, cho nên đã thảo luận rất sâu rộng vấn đề này, trước khi đi đến quyết định nguyên tắc là không đưa người của Mặt Trận làm Thủ tướng. Do đó không hề có việc ông Lê Văn Viễn sẽ làm Thủ tướng.

Đó là những điều quan trọng trong đường lối chủ trương lúc đó của Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia, mà từ sau khi Mặt Trận tan vỡ năm 1955, không có cơ hội nói lên, cho nên công luận trong nước và thế giới chỉ được nghe một chiều dư luận của phía chiến thắng, qua bộ máy tuyên truyền của Chánh phủ Ngô Đình Diệm.

C.8/- Quốc gia hóa Quân đội Cao Đài. Đến ngày 2-5-1955 tình thế của Việt Nam đã ổn định về chánh trị nên Đức Hộ Pháp ký kết với Thủ Tướng Ngô Đình Diệm Quốc gia hóa Quân Đội Cao Đài. Quốc gia hóa Quân Đội Cao Đài nghĩa là Đạo Cao Đài không làm chính trị nữa. Quốc gia hóa không phải là giải tán mà thể hiện chính nghĩa của đạo thể hiện Chánh Trị Đạo là cứu nguy đồng đạo, đồng bào xong rồi thì giao lại cho chính phủ.

Bất cứ một đảng phái chánh trị nào cũng nhắm tới nắm chính quyền, Quốc Trưởng Bảo Đại đã từng mong muốn Đức Hộ Pháp lập chính phủ trước khi giao cho Ngô Đình Diệm nhưng Ngài không chấp nhận. Quân Đội Cao Đài khi đó thừa sức nắm chánh quyền nhưng chọn con đường Quốc gia hóa.

Đạo có Chánh Trị Đạo, và chánh trị đạo cũng không nhắm tới nắm chính quyền; chánh trị đạo để thực hiện 05 phương án: gia cư, mưu sinh, giáo huấn, kiến thiết và tôn giáo để nâng cao dân đức, dân trí và dân sinh. Đối chiếu hành tàng của Quân Đội Cao Đài với hành tàng của chánh trị đạo để hiểu Đức Hộ Pháp làm Thượng Tôn Quản Thế để phục vụ đạo hay vì lợi ích riêng?

C.9/- Đức Hộ Pháp bị khủng bố. Khi chưa Quốc gia hóa thủ tướng Ngô Đình Diệm rất trọng thị Đạo Cao Đài (dự Lễ Khánh Thành Tòa Thánh Tây Ninh) và khi đã Quốc gia hóa ngày 2-5-1955 thì điều gì xảy ra cho Đức Hộ Pháp và nền đạo?   

Ngày 20-8- Ất Mùi (05-10-1955). Nguyễn Thành Phương, Lê Văn Tất đem binh lính về bao vây Hộ Pháp Đường.

Ngày 25-8-Ất Mùi (10-10- 1955) Hội Thánh họp với Thiếu Tướng Lê Văn Tất là đại diện của Nguyễn Thành Phương.

- Ngày 23-10-1955 ông Diệm được bầu làm Tổng Thống.

- Ngày 26-10-1955, chính thể Việt Nam Cộng Hoà được thành lập. 

Ngày 05-01- Bính Thân (16-02-1956) lúc 3 giờ Đức Hộ Pháp rời Toà Thánh đi Nam Vang. Cùng đi trên xe có: Giáo Hữu Thái Của Thanh lái xe. Ông Ba Hiệu và Cô 2 Đạm. Băng sau có Ngài Hồ Bảo Đạo bên trái Ông Thoại bên phải và Ông Hồ Thái Bạch ngồi trên gói đồ ở trước mặt Ông Thoại.

C10/- Câu chuyện của Ngài Khai Đạo (Phạm Tấn Đãi), Thời Quân Chi Đạo. Có lần Ngài Khai Đạo đưa phái đoàn chính khách thăm viếng Đền Thánh.   

       Khi ra đến cửa thì có vị khách hỏi tại sao Đạo Cao Đài có quân đội? Ngài chỉ vào tượng ông Thiện trước Đền Thánh và giải thích: Đức Chí Tôn dạy lập ra tượng ông Thiện, nét mặc hiền hòa, nhưng trên tay Ngài có binh khí là để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự sống cho người lương thiện không có phương tự vệ trước sự hung ác, tàn nhẫn của cường quyền. Trong cảnh loạn lạc dân chúng bị sát hại rất tàn nhẫn nên Đạo Cao Đài phải đứng ra bảo vệ mạng sống cho họ. Chiến sĩ Quân đội Cao Đài hy sinh mạng sống để bảo vệ đồng bào, bảo vệ cơ nghiệp đạo. Biết bao nhiêu nạn nhân nơi thôn quê sằn dã đã được Quân đội Cao Đài cứu mạng và đưa về sống tạm ở những Châu vi của đạo hay khu vực an ninh. Khi cơn nguy hiểm đã qua, nước nhà có chính phủ ổn định thì Quân đội Cao Đài đã quốc gia hóa. Ai muốn theo binh nghiệp thì theo, ai muốn ở lại cửa Đạo làm công quả thì Hội Thánh sắp xếp cho họ công quả. Do sứ mạng bảo vệ sanh mạng con cái Đức Chí Tôn trong cơn loạn lạc, bảo vệ đại nghiệp Đạo nên có Quân đội Cao Đài. Khi làm xong sứ mạng thì quốc gia hóa. Đó là câu chuyện Tôi nghe quý Chức sắc thuật lại, nhân câu hỏi của hiền huynh Tôi ghi lại để tưởng nhớ các vị tiền bối.

Tóm lại: Theo PCT CG Đức Hộ Pháp là một trong 15 phẩm có Dây Sắc Lịnh, Ngài toàn quyền hành chánh, chỉ có Hội Thánh có quyền định tội, và Hội Thánh nhìn nhận công nghiệp của Đức Hộ Pháp. Theo lịnh Ngọc Hư Cung Ngài cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là cầm số mạng nhơn sanh để lập thành chánh giáo. Thầy và các Đấng nhìn nhận Quyền Chí Tôn tại thế nên cầm tay chỉ việc để lập thành thể pháp căn bản của đạo. Khi Ngài cầm quyền Thượng Tôn Quản Thế Thầy và các Đấng vẫn về dạy việc. Ngài làm chánh trị nên phải lập Quân Đội Cao Đài được thiêng liêng nhìn nhận. Ngài trình bày trước Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh cũng được nhìn nhận. Khi Ngài triều thiên thì Lý Giáo Tông giao quyền phong thưởng Chức sắc Hiệp Thiên Đài lại, nghĩa là quyền năng của Ngài còn lớn hơn khi mang xác phàm. Đó là bằng chứng khi còn tại thế cũng như khi về thiêng liêng vị Thầy và các Đấng đều nhìn nhận. Thượng Đế là Đại Từ, Đại Bi nên ban cho mỗi người có quyền tự do nhìn nhận hay không nhìn nhận.

Vậy vấn đề và câu hỏi: Nhưng sau này Đức Hộ Pháp tiếp tục làm chính trị, làm lảnh tụ một đảng phái. Như vậy HP có làm đúng vai trò của mình không? Hiền huynh có đủ quyền tự do để kết luận, ấy là quyền tối trọng của Thầy ban cho.

Vấn II/ Tổ Chức Hành Chánh (Thể Pháp) của Hội Thánh TTTN có làm đúng theo Pháp Chánh Truyền Không?  Đơn cử, Đức HP lập ra vây cánh cho riêng mình (Phạm Môn, Phạm Nghiệp, …). Sau này khi bị chống đối thì Ngài đổi thành Hội Thánh Phước Thiện (với Phẩm vị cao nhất là Phật Vị; tương đương với Giáo Tông và Hộ Pháp). NHƯNG, trớ trêu thay, cái Hội Thánh này lại được đặt dưới sự lảnh đạo của một vị Bảo Thế (một chi của Hội Thánh Hiệp Thiên Đài), một việc Tréo cẳng Ngổng?

Hồi đáp.

Tôi chia ra làm nhiều phần để hồi đáp được minh bạch.

Vấn 1/- Tổ Chức Hành Chánh (Thể Pháp) của Hội Thánh TTTN có làm đúng theo Pháp Chánh Truyền Không? Đơn cử, Đức HP lập ra vây cánh cho riêng mình (Phạm Môn, Phạm Nghiệp, …). Sau này khi bị chống đối thì Ngài đổi thành Hội Thánh Phước Thiện (với Phẩm vị cao nhất là Phật Vị; tương đương với Giáo Tông và Hộ Pháp).

Hồi đáp.

1/- Tổ Chức Hành Chánh (Thể Pháp) của Hội Thánh TTTN có làm đúng theo Pháp Chánh Truyền Không?

Đạo Cao Đài có thể pháp và bí pháp. Cả thể pháp và bí pháp của Đạo Cao Đài có nguồn từ Thiên Thơ (bao gồm cả Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo). Nguồn máy hành chánh tôn giáo là một trong những thể pháp của đạo bao gồm PCT và những phần khác trong Thiên Thơ. Chữ PCT dùng ở đây mặc định là PCT CG, bởi vì PCT trong Thiên Thơ không các phầm Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự.

Hiểu theo tân toán học thì nguồn máy hành chánh tôn giáo là một tập hợp mở, PCT CG là một phần tử trong tập hợp đó, ngoài ra còn những phần tử khác từ Thiên Thơ đã xuất hiện và còn nhiều phần tử mới nữa cũng từ Thiên Thơ sẽ được đưa vào nguồn máy hành chánh. Xét trên cơ sở đó Hội Thánh ĐĐTKPĐ tổ chức nguồn máy hành chánh theo Thiên Thơ, trong đó có PCT CG và những phần tử không có trong PCT CG nhưng có trong Thiên Thơ (như Phước Thiện, Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, Trí Huệ Cung, Trí Giác Cung, Vạn Pháp Cung, …) và trong tương lai còn nhiều cơ quan nữa cũng chiếu theo Thiên Thơ mà đưa vào trong nguồn máy hành chánh tôn giáo. Thánh Thể của Đức Chí Tôn như một cơ thể sống mới đáp ứng được luật cung cầu để phụng sự nhơn sanh tùy vào tài nguyên và môi trường xã hội, khoa học kỹ thuật. Chỉ dùng PCT CG để xét nguồn máy hành chánh đạo là chưa chánh lý.

Xét về tương quan của nhân sự trong PCT Cửu Trùng Đài và những phần tử khác trong nguồn máy hành chánh tôn giáo thì nhân sự trong PCT Cửu Trùng Đài có nhiệm vụ điều hợp và các phần tử khác có nhiệm vụ điều hành mà Đạo Luật Mậu Dần (1938) là một ví dụ điển hình.

Tóm lại: Hội Thánh ĐĐTKPĐ tổ chức nguồn máy hành chánh theo PCT CG và thêm vào đó những phần tử có trong Thiên Thơ, trong tương lai còn nhiều cơ quan nữa cũng từ Thiên Thơ xuất hiện trong nguồn máy hành chánh đạo.

Nhất nguyên đa cực: Trong chu kỳ thất ức niên (700.000) của ĐĐTKPĐ nếu Thánh Thể của Đức Chí Tôn không là cơ thể sống thì nó phải thối rửa và làm ô uế cho xã hội. Do vậy Đức Chí Tôn tạo ra Thánh Thể của Ngài sống động và linh hoạt theo tài nguyên và môi trường tôn giáo lẫn xã hội để phụng sự nhơn sanh theo luật cung cầu mà không bao giờ ra khỏi đường ray hay chệch hướng vì Đức Chí Tôn giao Thiên Thơ của Ngài cho con cái Ngài gìn giữ thông qua Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. XE NHƯ Ý của ĐĐTKPĐ đưa nhân loại vào nền văn minh mới: văn minh tâm linh hay văn minh Cao Đài Giáo qua nhiều cảnh giới mà vẫn theo nguyên lý, pháp luật của đạo, ấy là Kỳ khai tạo nhứt Linh Đài, Diệt hình tà pháp cường khai Đại Đồng, là nhất nguyên đa cực.

Nhân loại khao khát, ao ước nhân quyền, tự do tôn giáo nên ngày đêm tìm kiếm, gào thét. Tình cảnh xã hội như thế nên tôn giáo không thể tụng kinh, gỏ mõ thâu đêm suốt sáng, cầu nguyện hết ngày nầy qua ngày khác rồi hô hào là phụng sự. Tôn giáo phải xây dựng dân chủ, nhân quyền trong chính tôn giáo để góp phần xây dựng xã hội. Tôn giáo không làm được như vậy thì chỉ là ảo ảnh, tạo ra đau đớn và làm chậm đà văn minh của nhơn loại. Đại Hội Nhơn Sanh là một quyền trong Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh, Nội luật Hội Nhơn Sanh thể hiện tự do trong đạo đức, dân chủ có nhân quyền để xây dựng hòa bình cho bản thân, gia đình và xã hội nên là bửu pháp nhân quyền của đạo trình chánh trước nhân loại.   

Thầy dạy: Đạo cũng do nơi cái phàm mà phát ra, và tiếp lấy cái thiêng liêng của Thầy mà hiệp đồng, mới sanh sanh, hóa hóa, thấu đáo càn khôn. … Cho nên Thánh Thể của Đức Chí Tôn cũng sanh sanh, hóa hóa mà chuyến XE NHƯ Ý vẫn trên đường ray để đi đến cứu cánh.

(Theo Tôi biết có nhiều phần tử trong Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 171/B Cống Quỳnh Sài Gòn đã và đang cổ xúy cho việc áp dụng PCT ban sơ. Mới nghe thì tưởng các vị muốn bảo toàn lời dạy Đức Chí Tôn nhưng xét sâu hơn là cách giết đạo rất tinh vi như cho người đạo dùng viên thuốc độc bọc đường vậy. Bởi vì làm như thế là bỏ Bàn Trị Sự, bỏ các phẩm Chức sắc Hiệp Thiên Đài từ Tiếp Dẫn Đạo Nhơn trở xuống, đập luôn Tòa Thánh Tây Ninh, bỏ hết hành chánh tôn giáo … ĐĐTKPĐ chỉ còn lại mấy trang giấy với khối vật chất vô hồn mà thôi)

2/- Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền mà đặt vấn đề Phước Thiện có đúng với Pháp Chánh Truyền hay không là chưa chánh lý, chưa hiểu đúng về Phước Thiện, là không thỏa đáng. PCT trong Thiên Thơ mà ra thì Phước Thiện cũng trong Thiên Thơ mà ra, trong tương lai còn nhiều cơ quan nữa của đạo cũng chiếu theo Thiên Thơ mà nên hình.  

Theo Bán Nguyệt San Thông Tin số 77 phát hành ngày 10-6-1973 đăng lại sự kiện xảy ra năm 1951, xin tóm lược và trích đoạn như sau:

Năm 1951 nhiều Chức sắc Thiên Phong xét thấy Pháp Chánh Truyền không có Phước Thiện nên muốn đưa ra Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh để giải tán Phước Thiện. Ngài Đạo Nhơn Trịnh Phong Cương thay mặt Hội Thánh Phước Thiện thỉnh giáo và Đức Hộ Pháp trả lời (Ngài Thừa Sử Phạm Ngọc Trấn ghi lại):

…. Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền, họ trích điểm là phải. Mà chính Thầy cũng nhìn nhận là không khi nào Phước Thiện có trong Pháp Chánh Truyền, dầu rằng mấy con cầu xin đem danh từ Phước Thiện vào Pháp Chánh Truyền lại còn sai hơn nữa. Thầy vẫn lấy quyền Chí Tôn tại thế, không bao giờ làm trái ngược vậy được.

Bởi khi lập Pháp Chánh Truyền, Thầy có hội cùng Đức Lý Giáo Tông được trọn quyền thay thế Đức Chí Tôn. Hể cái gì Hộ Pháp và Giáo Tông hiệp lại lập ra trong cửa Đạo tức là lời dạy bảo của Đức Chí Tôn. Không có việc gì từ nhỏ chí lớn mà không có mạng lịnh Chí Tôn trong đó.

Quyền hành và trách nhiệm trọng đại, nên Đức Lý Giáo Tông nôn nóng lập thành Pháp Chánh Truyền chú giải cho kịp Thiên Thơ của Đức Chí Tôn đã định. Nếu lập Pháp trễ thì Đạo phải loạn thì còn gì cho công trình các Đấng Thiêng Liêng dày công dìu dẫn từ ban sơ. Ấy vậy Pháp Chánh Truyền chú giải đó là phân quyền cho Chức Sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài cho khỏi bị giành quyền nhau mà thôi. Và đồng thời trao trọn quyền ấy cho Hộ Pháp có đủ phương kềm chế nền Đạo của Đức Chí Tôn. Pháp Chánh Truyền ở trong cuốn Thiên thơ mà ra, còn chú giải là phân quyền hành. Quyển Thiên Thơ Đức Chí Tôn đã để tại thế gian nầy. Ngài giao cho con cái của Ngài gìn giữ mà làm của báu không gì bằng: Tức là “Thánh Ngôn Hiệp Tuyển”. Trong quyển Thiên Thơ nầy, ngày kia có sản xuất nhiều cơ quan khác trọng yếu nữa chớ không phải một cơ quan Phước Thiện mà thôi.

Mấy con cứ mạnh dạn trả lời: “Pháp Chánh Truyền Hộ Pháp và Giáo Tông lấy trong Thánh Ngôn lập ra thì Phước Thiện, Phạm Môn nó cũng ở trong Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn dạy lập ra chớ không có chi gọi là lạ”.

Nếu không phải sứ mạng, nghĩa là người nào không phải là mạng lịnh của Trời thì không khi nào Trời trao cả Bí Pháp cho tay phàm mà cầm đặng xử dụng.

Buổi nọ Đức Lý Giáo Tông dạy lập Pháp trước rồi sau Ngài sẽ giáng cơ chấn chỉnh đặng lập cho đủ các cơ thể hữu vi, mới có đủ phương giúp Hội Thánh làm hình thể của Đức Chí Tôn mới xứng phận cho Ngài.

Đức Chí Tôn đã dạy hồi mới khai Đạo: “Thầy đã chán biết thế gian nầy là phàm mà Thầy đến Thầy lấy cái phàm hiệp lại làm Thánh, làm cho tránh đặng cái phàm không lẫn lộn trong cái Thánh. Mà hễ Thầy lập nên Thánh thể, nếu còn vướng chút phàm thì đã ra phàm, không còn Thánh thể. Các con nên hiểu phẩm vị cao trọng ấy mà trau lòng cho ra Thánh thể mới đáng giá.

Thầy đã khuyên với các con, từ mỗi đứa cứ giữ phận sự mình làm cho trọn phận; còn ngoài ra việc chi cũng mặc Thầy, các con đừng sợ mất mà ngần ngại bước đường Đạo là quí báu. Thầy đã nói muôn việc chi để Thầy lo, các con lo không đặng đâu”

 ĐỨC HỘ PHÁP NÓI:

Thầy cho các con biết cái chủ nghĩa Phước Thiện của Đạo Cao Đài lập ra đây nếu nó ra sớm thì sẽ bị chết trong trứng. Vì nó là chướng ngại của thế gian. Bởi vì đời cứ bôn xu trên đường duy vật, danh vị, quyền lợi càng tranh đấu mãi.

Còn Đạo dục tiến tinh thần, đem bác ái công bằng trải trên mặt thế, cộng hòa nhơn loại, làm cho xã hội bình đẳng, nâng đỡ kẻ nghèo đến tột bực, không giàu mà sang, tuy nghèo mà tự toại. Chủ nghĩa ấy nó đương đầu với các sắc dân vương vị, đế quyền, bảo sao mà không phản trắc, cũng vì quyền với lợi. Đừng nói chi ngoài đời trong Đạo mà cũng còn làm tánh đức đó. Qua nói là bậc Chức Sắc lớn, không phải hàng Đạo Hữu mà thôi.

Cơ cứu thế, Đức Chí Tôn dạy lập hồi mới khai Đạo, cũng vì cái khó khăn mà duy trì đến ngày 15 tháng 8 Quí Dậu (1933) Qua mới thuyết trình trong bài diễn văn đã giãi rõ. Bắt đầu từ Phước Thiện mới nảy nở đến tháng giêng năm Ất Hợi (1935) mới được bành trướng, thì Đức Lý Giáo Tông cho phẩm Giáo Thiện mượn áo mão của Lễ Sanh 03 năm để bổ đi các Tỉnh, lo mở Phước Thiện. Ngài dạy đợi đến ngày Hội Thánh lập nên Hội Quyền Vạn Linh để đưa ra hội quyết định.

Thì dĩ nhiên chủ nghĩa Phước Thiện đã ấn định trong Đạo Luật năm Mậu Dần (1938) Quyền Vạn Linh đã công nhận, nó đã thành luật, còn có quyền nào mà sửa đổi hay giải tán.

 Bởi lẽ ấy mà Đức Lý Giáo Tông lập Đạo nghị định số 48/ĐNĐ năm 1938, phân minh trật tự Thập Nhị Đẳng Cấp Thiêng Liêng Vị.

Qua nhắc lại, khi Anh Cả chúng ta là Đức Quyền Giáo Tông khởi xướng tạo cơ sở Lương Điền công nghệ buổi nọ, mà chánh quyền Pháp còn kiếm cớ buộc tội, đến đỗi ngồi ngục hai ngày.

Còn Qua cũng vì Tờ Phúc Sự trình bày với Đế Quốc Pháp buổi nọ năm 1937, vì nguyên do chánh quyền Pháp nghi kỵ.

Nền Đạo Đức Chí Tôn có hai cơ quan trọng yếu nhứt là Cửu Trùng Đài, cơ quan hành chánh bảo tồn văn hiến tương lai, còn Phước Thiện là cơ quan bảo tồn nhơn loại, an ủi vỗ về, nuôi sống thi hài, có chi hay cho bằng. Lại nữa Chí Tôn đã giao cho Thánh Thể của Ngài chủ quyền, dưới thì có Vạn Linh gìn giữ.

Chủ quyền đã có sẵn nơi tay mà không thực hiện, hay là vô tình mà bỏ mất đi, là tại nguyên nhân quả kiếp của giòng dõi VN hay là toàn thể nhơn loại chưa hưởng sớm được….

(Ảnh chụp tại link: https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2017/07/2415-nhieu-co-quan-tu-thien-tho-ma-ra.html#more )

Đức Hộ Pháp cũng có bút phê: ngày nay Phước Thiện ra đời là QUỐC ĐẠO đã nên hình.

2.1/- Phước Thiện hành đạo: Theo Đạo Luật Mậu Dần (1938) Phước Thiện cầm quyền điều hành nên phải tùng vào quyền điều hợp của Hành Chánh. Bởi vì Đạo Luật Mậu Dần có 4 chương, 17 điều.

Chương HÀNH CHÁNH từ điều 1-17.

Chương PHƯỚC THIỆN lấy điều 10-11 của chương Hành Chánh tạo thành.

Chương PHỔ TẾ lấy điều 14 của chương Hành Chánh tạo thành.

Chương TÒA ĐẠO lấy điều 15 của chương Hành Chánh tạo thành.

Hành chánh như một Viện Đại Học mà Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo là những phân khoa trong đó.

Mỗi năm, sau ngày Hội Quyền Vạn Linh có Đại Hội Phước Thiện. Đại Hội Phước Thiện lập “Chánh Trị Đạo cho Phước Thiện” cũng như Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh lập ra Chánh Trị Đạo cho Hội Thánh Cao Đài vậy.

Nhân sự Cửu Trùng Đài từ Giáo Hữu trở lên có số lượng nhất định cho mỗi phẩm. Còn nơi địa phương một Hương chỉ có một vị Chánh Trị Sự, một ấp đạo có 01 vị Phó Trị Sự và 01 vị Thông Sự. Như vậy con đường lập công quả của nhơn sanh theo hành chánh bị giới hạn về số lượng và chỉ dành cho người đạo. Bị hai sự giới hạn như vậy nếu tìm hiểu về chiều sâu thì cơ tận độ (độ hết) và độ tận (đưa đến nơi) còn bị giới hạn trong phạm vi người có đạo và chính trong người đạo cũng bị giới hạn.

Nhân sự Phước Thiện không giới hạn ở mọi phẩm cấp, lại còn mở rộng cửa cho người ngoại đạo tham gia Phước Thiện. Như vậy Phước Thiện thể hiện cơ tận độ (cả người đạo và ngoại đạo lại không giới hạn số lượng “hằng hà sa số”) và độ tận đến Phật vị. Theo Đạo Luật Mậu Dần (1938) Phước Thiện có 2 nhiệm vụ chính: tạo kinh tế, tài chánh cho nền đạo và lo nhân sự trong nghi lễ đạo đặc biệt là tang tế sự. 

Nhân sự Cửu Trùng Đài (có trong Pháp Chánh Truyền) ra lịnh đi hành đạo nơi đâu, thi hành nghi lễ như thế nào trong tang lễ là cầm quyền điều hợp. Nhân sự Phước Thiện căn cứ vào lịnh của hành chánh để sắp đặc nhân sự thực hành theo bài bản qui định trong luật đạo và Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo nên cầm quyền điều hành. Phước Thiện không có trong Pháp Chánh Truyền nên phải dưới quyền Cửu Trùng Đài. Đó là một trong những yếu tố để Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo (1935-1936) dạy: Cơ tận độ nhơn sanh duy kể từ ngày ban Tân Kinh nầy mà thôi.

Trong thể pháp thì Cửu Trùng Đài là Thánh Thể Đức Chí Tôn, vậy nguồn máu nào nuôi Thánh Thể đó để xây dựng nền văn minh mới? Phước Thiện chính là nguồn máu để nuôi Thánh Thể. Thánh Thể ấy hành đạo theo đường lối nào? Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh định ra Chính Trị Đạo để Thánh Thể ấy thể thiên hành hóa.

Như vậy Phước Thiện là của toàn đạo hay của Đức Hộ Pháp? Câu trả lời xin để hiền huynh tự quyết.

2.2/- Phước Thiện là cầu nối Đạo-Đời.

Đức Chí Tôn dạy ngày (21/7/1926), TNHT Q2: Kinh-điển giúp đời siêu phàm nhập Thánh chẳng khác chi đũa ăn cơm, chẳng có đũa, kẻ có cơm bốc tay ăn cũng đặng. Các con coi kinh-điển lại, rồi thử nghĩ lại sự công-bình thiêng-liêng mà suy-gẫm cho hay lẽ phải Thầy khuyên các con theo sau Thầy mà đến phẩm-vị mình thì hay hơn tuông bờ lướt bụi, đi quanh kiếm quất nghe à.

Phước Thiện thiên về thực hành, hành đạo bằng con đường cứu khổ về vật chất, mở những Sở lương điền, Công nghệ, tiểu thủ công nghiệp, công ty, xí nghiệp, công trường xây dựng cho đến ngân hàng để thực thi đạo pháp. Phước Thiện bày ra trước mắt xã hội nên người ngoài tôn giáo thấy việc cứu khổ rất hữu ích, thiết thực họ sẽ bước vào tìm hiểu nên Phước Thiện đưa đạo vào đời bằng việc cứu khổ và đời bước vào Phước Thiện để thực thi tam lập. Mà tam lập (lập công, lập đức, lập ngôn) là pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ ai tùng theo đó thì tất đắc giải thoát.

2.3/- Quyền phong thưởng: Quyền phong thưởng cho Chức sắc Phước Thiện hay là buộc tội chức sắc ấy thì về quyền đặc biệt của Đức Hộ Pháp mà thôi.

Đức Lý Giáo Tông là vô vi nên nhiều nơi lập đàn cơ và được phong chức Đầu Sư, Thời Quân, Thượng Sanh … tính ra có đến hàng chục vị Đầu Sư trong khi PCT dạy chỉ có ba vị Đầu Sư vậy thì thật ở đâu, giả ở đâu? Thời Quân cũng vậy, thậm chí Thánh ngôn dạy ở thế này chẳng có hai Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh mà cơ bút các nơi rộ lên là Đức Lý về phong thưởng phẩm Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, vậy thiệt ở đâu, giả ở đâu?

Đức Hộ Pháp là hữu hình cầm quyền phong thưởng nhân sự Phước Thiện, Ngài phong thưởng hay trách phạt ai thì có Ấn Ký nên không nơi nào mạo danh Hộ Pháp để phong thưởng cho nhân sự Phước Thiện được.

Qua đây ta thấy vô vi dễ bị lợi dụng, còn hữu hình thì căn cước rõ ràng, khó lòng mạo nhận. Đó là sự thật về Phước Thiện. Hiền huynh có quyền tự do để viết: Đơn cử, Đức HP lập ra vây cánh cho riêng mình (Phạm Môn, Phạm Nghiệp, …). Sau này khi bị chống đối thì Ngài đổi thành Hội Thánh Phước Thiện (với Phẩm vị cao nhất là Phật Vị; tương đương với Giáo Tông và Hộ Pháp).

2.4/- Hiểu cho đúng đối phẩm.

Việc đối phẩm của Chức sắc là để chầu lễ Đức Chí Tôn và áp dụng nghi thức cúng tế trong Quan Hôn Tang Lễ mà thôi. Hoàn toàn không có ý nghĩa trong khi hành chánh. Chức sắc Phước Thiện đối phẩm với Chức sắc Cửu Trùng Đài cũng trong qui định ấy. Không có một quyền nào ngang hàng với quyền hành pháp của Cửu Trùng Đài khi hành chánh. Cách bố trí 4 cơ quan: Hành Chánh, Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo trong Đạo Luật Mậu Dần (1938) đã thể hiện ý chí đó.

3/- NHƯNG, trớ trêu thay, cái Hội Thánh này lại được đặt dưới sự lảnh đạo của một vị Bảo Thế (một chi của Hội Thánh Hiệp Thiên Đài), một việc Tréo cẳng Ngổng?

Hồi đáp.

Trong một bài toán đơn giản thì chỉ có một đáp số, học phương trình bậc nhất thì có một ẩn số, học phương trình bậc hai thì được hai ẩn số, phương trình bậc ba thì ẩn số nhiều hơn. Mới học thì cộng trừ nhân chia, học lên nữa thì có bình phương, lập phương, rút căn, logarit … Đó là xã hội, còn trong trường của Thầy Trời thì sao?

Học lớp ba (Kinh Đệ Tam Cửu) thì mới lãnh kinh sách của Hội Thánh về xem:

Cung Như Ý Lão Quân tiếp khách,
Hội Thánh minh giao sách Trường xuân,
Thanh quang rỡ rỡ đòi ngàn,
Chơn hồn khoái lạc lên đàng vọng Thiên.

Học lớp năm (Kinh Đệ Ngũ Cửu) mới đắc văn sách.

Đắc văn sách thông Thiên định địa,
Phép huyền công trụ nghĩa hóa thân.
Kỵ kim quang kiến Lão Quân,
Dựa xe Như ý oai thần tiễn thăng.

Học lớp tám (Kinh Đệ Bát Cửu) mới có thần thông.

Cung Tận Thức thần thông biến hóa,
Phổ Đà Sơn giải quả Từ Hàng.
Cỡi Kim Hẩu đến Tịch San,
Đẩu vân nương phép Niết Bàn đến xem.

Đọc Đạo Sử của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu ta thấy Ngài Trần Đạo Quang là bậc tu hành đạo cao đức trọng về với ĐĐTKPĐ từ buổi đầu, nhưng Thiêng Liêng không phong cho Ngài phẩm chi hết. Đến khi dâng Tân Luật Đức Lý mới phong Quyền Thượng Chưởng Pháp để đủ sáu bàn tay Chưởng Pháp khi dâng luật. Sau đó mới phong Ngài là Ngọc Chưởng Pháp. Như vậy hiền huynh hiểu sao?

Phước Thiện có gốc từ Hiệp Thiên Đài. Nhân sự của Phước Thiện là người của Hiệp Thiên Đài để trợ giúp Cửu Trùng Đài và khi đến phẩm Hiền Nhơn thì trở về Hiệp Thiên Đài. Phước Thiện không có trong PCT nên khi hành đạo với Cửu Trùng Đài phải chịu sự điều hợp của hành chánh. Phước Thiện chịu sự nhọc nhằn để lo về vật chất (cơm áo gạo tiền, lo tang sự), giúp Thánh Thể của Đức Chí Tôn khỏi phải đi ăn xin, để con cái Đức Chí Tôn thoát khỏi sự trói buộc của cơm áo gạo tiền, từ đó có sự thảnh thơi mà sống trong văn hóa Cao Đài, lập nền văn minh mới do Đức Chí Tôn truyền dạy. Quyền phong thưởng nhân sự là quyền riêng của Đức Hộ Pháp. Diễn văn ngày 04-10-1933 của Đức Hộ Pháp:

Từ bậc Thính Thiện tới phẩm Chơn Nhơn thì phận sự thật hành Thể pháp đặng giúp ích cho Hội Thánh về phương truyền giáo, nên hiệp một với Cửu Trùng Đài. Tuy các Ngài không quyền chức đặc biệt thì mặc dầu, mà quyền hành thiêng liêng đạo đức của mỗi người đã đào tạo tự nhiên phẩm trật….

…. Từ bậc Hiền Nhơn tới Phật Tử, thì lo bảo thủ Bí pháp tâm truyền và nhập cùng Hiệp Thiên Đài làm một. Chức trách của mấy vị nầy cũng không phân biệt tôn giáo nào, hoặc là tu hay là không tu, quyền Vạn linh và quyền Chí Tôn đã công nhận cho rằng đáng phẩm thì cũng đặng đồng thể đồng quyền cùng Chức sắc HTĐ, chung nắm quyền hành luật pháp …

PCT CG Hiệp Thiên Đài dạy: Ấy vậy Cửu Trùng Đài là xác, Hiệp Thiên Đài là hồn. Đã nói rằng Cửu Trùng Đài là Đời, tức nhiên là xác của Đạo, còn Hiệp Thiên Đài là Đạo, tức nhiên là chơn thần của Đạo, vậy thì xác thịt có định hạn lệ đẳng cấp, chớ chơn thần chẳng hề định hạn lệ đẳng cấp đặng. …

…Chư Hiền Hữu cùng như chư Hiền Muội sẽ thấy rằng: Thầy không quyết định trách nhậm của mỗi người Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, bởi cớ mà gây nên lắm điều trắc trở trong phẩm trật của cả Thiên Phong. Nghĩa là: Để tự nhiên cho cả Chức Sắc Hiệp Thiên Đài lập vị mình, thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định

Theo Đạo sử khi Cửu Trùng Đài thiếu nhân sự thì Quyền Chí Tôn tại thế bổ nhiệm các vị Thời Quân hành quyền Đầu Sư, Chánh Phối Sư … bên Cửu Trùng Đài, điều đó đúng với câu: chớ chơn thần chẳng hề định hạn lệ đẳng cấp đặng.

Ngài Lê Thiện Phước là nhân sự Hiệp Thiên Đài được Thầy phong phẩm Bảo Thế thuộc Chi Thế. Ngài Bảo Thế là Tướng-Soái của Đức Chí Tôn, từng cầm quyền Đầu Sư bên Cửu Trùng Đài, còn bên Hiệp Thiên Đài Ngài từng thừa quyền Hộ Pháp, thừa quyền Thượng Sanh, vậy có chi là sai với câu: chớ chơn thần chẳng hề định hạn lệ đẳng cấp đặng chăng, có chi sai với trích đoạn trên chăng, thưa hiền huynh?

Trong mỗi người có bộ phận đơn năng, có bộ phận đa năng tất cả phải chịu sự điều động của bộ não. Khả năng con người trong tổ chức có người hữu dụng người đa dụng và diệu dụng thì có chi rằng lạ?

Hiệp Thiên Đài là chơn thần của đạo, là bộ não của đạo, Thời Quân là Tướng-Soái của Thầy nên thông công trực tiếp được với thiêng liêng thì sự biến hóa, diệu dụng kể sao cho hết. Khi các bậc phẩm bên Phước Thiện chưa có đủ nhân sự, các vị Thời Quân Chi Đạo không thống quản Phước Thiện thì Ngài Bảo Thế Thống Quản là đúng với câu chớ chơn thần chẳng hề định hạn lệ đẳng cấp đặng… là Ngài hành đạo đúng với PCT CG, làm nhiệm vụ Tướng-Soái của Thầy giao, còn hiền huynh hiểu là một việc Tréo cẳng Ngổng cũng là quyền tự do.

Thông tin thêm: Đức Hộ Pháp thuộc chi Pháp, khi mang Dây Sắc Lịnh thả mối ở giữa, nhưng có khi Ngài mang Dây Sắc Lịnh thả mối bên phải là sao?

Có người căn cứ PCT CG nói Ngài thả mối sai, nhưng người nhớ lời Thầy dạy cẩn ngôn, cẩn hạnh để ý tìm học sâu vào nội dung công việc mới biết ấy là Đức Hộ Pháp đang làm việc do Đức Cao Thượng Phẩm nhờ nên thả mối theo Chi Đạo. Tướng-Soái của Thầy hành đạo thì biến hóa vô cùng mà vẫn đúng với Thiên Thơ.

Mở rộng 1: Quan sát phong thưởng và trách phạt. Nhân sự Cửu Trùng Đài từ hàng Giáo Hữu trở lên có số lượng cụ thể cho mỗi phẩm vị, khi các vị tiền bối tách ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh thì các vị cũng dùng cơ bút và nói rằng Đức Lý Giáo Tông và Đức Chí Tôn phong chức, ban thưởng. Nhân sự Hiệp Thiên Đài cũng chịu cảnh ngộ tương tự. Thiệt thiệt, hư hư làm cho nhơn tâm khó lòng xác định.

Tôi quan sát không thấy Đức Lý Giáo Tông hay Đức Chí Tôn của các chi phái giáng cơ rút phẩm của bất cứ vị Chức sắc nào (cũng có thể là Tôi không biết có trường hợp rút phẩm). Nếu ghi nhận của Tôi là đúng thì điều đó trái ngược với cơ bút tại Cung Đạo Tòa Thánh Tây Ninh, Đức Lý Giáo Tông về cơ (26-5-1964) trách phạt 8 vị Phối Sư, 01 vị Giáo Sư và 01 vị Giáo Hữu: Ba vị Phối Sư Thái Bộ Thanh, Thượng Tước Thanh và Ngọc Non Thanh được về hưu dưỡng lão. Hai vị Phối Sư Thượng Thiện Thanh và Thương Tuy Thanh cũng được về hưu.  Ba vị Phối Sư Thượng Vinh Thanh, Thái Đến Thanh và Thái Hào Thanh bị ngưng quyền chức cho đến ngày có lịnh mới. Giáo Sư Ngọc Mỹ Thanh và Giáo Hữu Thượng Tý Thanh cũng chịu biện pháp này.

Viết thêm đôi dòng: Ông Nguyễn Thành Tám cầu phong bên Hiệp Thiên Đài Đức Lý Giáo Tông ban phẩm Lễ Sanh. Ông Lê Minh Khuyên cầu phong bên Cửu Trùng Đài, Đức Lý Giáo Tông ban phẩm Sĩ Tải bên Hiệp Thiên Đài. Lễ Sanh Thượng Tám Thanh được bổ nhiệm hành đạo bên Hiệp Thiên Đài đắc lực nên Hội Thánh Hiệp Thiên Đài xin cho qua Sĩ Tải Hiệp Thiên Đài. Đàn cơ tại Cung Đạo đêm mùng 5-12-Tân Sửu (dl 10-1-1962). Hội Thánh Hiệp Thiên Đài xin cho Lễ Sanh Thượng Tám Thanh được chuyển qua Sĩ Tải HTĐ.

/- Trường hợp của Thượng Tám Thanh không thể chấp thuận, đương sự cứ phục vụ bên Hiệp Thiên Đài với chức vị hiện hữu, sau có chỗ dùng. (hết trích)

Quý vị biết các Chi có trường hợp nào tương tự vui lòng chia sẻ.

Mở rộng 2: Hiểu về PCT. Các vị Chức sắc ở Tòa Thánh Tây Ninh am hiểu PCT và biết quyền tự do trong đạo đức nên hiểu rằng Phước Thiện không có trong PCT thì muốn hủy bỏ để bảo vệ PCT. Nhờ vậy mà Đức Hộ Pháp mới giải thích cho các vị biết và hậu tấn mở mang thêm rất ư là thú vị. Trong tinh thần trao đổi chung nếu tổ chức quý vị có những bài học nào về PCT như thế vui lòng chia sẻ Tôi rất vui để biết.

III/ Tôn chỉ của DĐTKPĐ là Từ Bi, Bác Ái, Công Bình. Trước khi vào Tịnh Tâm Điện của Hiệp Thiên Đài có treo hình một cây cân Công Bình. Nhưng HP và Hội Thánh TTTN có thực hiện hạnh Công Bình hay không? Đơn cử là HT TTTN đồng thuận chính sách Độc Tài của HP Phạm Công Tắc và HP củng ngang nhiên nắm quyền cả hai Đài Hành Pháp (CTD) và Bảo Pháp (HTĐ). Cho dù về phần tình có hợp cho mấy thì về phần LÝ nó sai hoàn toàn. Thầy dạy, nếu một ngày nào trên thế gian này còn một cảnh bất Công (bình), thì Đạo chưa thành. 

Xin hồi đáp từng phần.

Vấn 1/- Tôn chỉ của DĐTKPĐ là Từ Bi, Bác Ái, Công Bình. Trước khi vào Tịnh Tâm Điện của Hiệp Thiên Đài có treo hình một cây cân Công Bình. Nhưng HP và Hội Thánh TTTN có thực hiện hạnh Công Bình hay không?

Hồi đáp.

Cảm ơn hiền huynh căn cứ vào Cây Cân Công Bình để nêu vấn đề.



 

Khi xưa Đức Thế Tôn chỉ tay lên mặt trăng và dạy: theo tay ta thì thấy trăng nhưng tay ta không phải là trăng. Nếu hiểu trăng là chân lý thì chân lý đó xa diệu viễn và rất khó kiểm chứng, mãi đến thế kỹ thứ 20 nhân loại mới đặt dấu chân lên mặt trăng.

Cây Cân Công Bình là một thể pháp, tìm hiểu ý nghĩa thể pháp và cách thể pháp được tạo ra như thế nào sẽ soi sáng nhiều việc.

Về ý nghĩa: Quan sát Cây Cân Công Bình ta thấy ngón tay chỉ xuống, có nghĩa là chân lý, là công bình đã đem xuống trên mặt đất nầy nên kiểm chứng được chứ không diệu viễn như thời Nhị Kỳ Phổ Độ nữa. Cánh tay từ phương Nam có nghĩa là Thầy đã bố trí cách kiểm chứng khi Thầy Giáo Đạo ở Phương Nam, nghĩa là cách kiểm chứng có trong Đạo Cao Đài.

Cách tạo ra thể pháp: Cả Tòa Thánh Tây Ninh không có bản vẽ mà do Đức Lý Giáo Tông chỉ dạy từng thể pháp qua tâm linh đồng tử. Khi đồng tử nhận được sự chỉ dạy thì truyền lại cho công thợ thi hành. Giá trị thể pháp do nơi sự tín nhiệm hay không tín nhiệm của Hội Thánh và nhơn sanh.

Kiểm chứng 1: Tâm linh đồng tử. Cây Cân Công Bình được thiêng liêng chỉ dạy qua tâm linh đồng tử là Đức Hộ Pháp. Ngày 3-1-1926 (THNT Q1) Đức Chí Tôn dạy về đồng tử: Phải có một chơn linh tinh tấn mới mầu nhiệm, huyền diệu, phải trường trai mới đặng linh hồn tinh tấn; phải tập tành chí Thánh, Tiên, Phật, mới phò cơ dạy đạo cả chúng sanh. Kẻ phò cơ chấp bút cũng như Tướng-Soái của THẦY để truyền đạo cho thiên hạ. Các con đừng tưởng việc bút cơ là việc tầm thường…. khi Đức Hộ Pháp cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng (Quyền Chí Tôn tại thế) thì được thiêng liêng chỉ dạy tạo ra Cây Cân Công Bình. Chứng tỏ Ngài đáp ứng được điều kiện của đồng tử theo lời dạy của Đức Chí Tôn trên đây nên mới được dạy. Đó là cách thiêng liêng nhìn nhận việc hành đạo của Ngài (Hành bất ngôn chi giáo là vậy).

Kiểm chứng 2: Công quả tín nhiệm. Đức Hộ Pháp được dạy thì chỉ lại cho công quả thực hiện. Công quả tín nhiệm Ngài nên làm theo sự chỉ dạy của Ngài. Lưu ý người làm công quả khi tạo tác Tòa Thánh phải tự nguyện và trường chay khác với làm công nhật lãnh lương. Làm công nhật lãnh lương thì chủ bảo sao làm vậy, không làm chủ đuổi việc, kêu người khác. Người công quả thì họ tin tưởng, kính phục họ mới làm.

Kiểm chứng 3: Hội Thánh và nhơn sanh nhìn nhận, tín nhiệm nên Cây Cân Công Bình (thể pháp) mới tồn tại đến ngày nay và được hiền huynh nhắc đến là một ví dụ điển hình.

Kết luận. Đức Chí Tôn cầm Cân Công Bình, Ngài đã nhìn nhận (kiểm chứng 1), công quả tín nhiệm (kiểm chứng 2), Hội Thánh và nhơn sanh tín nhiệm (kiểm chứng 3). Cái ý nghĩa ngón tay chỉ xuống có nghĩa là kiểm chứng được ngay trên mặt thế nầy là như vậy.

   Vấn 2/- Đơn cử là HT TTTN đồng thuận chính sách Độc Tài của HP Phạm Công Tắc và HP củng ngang nhiên nắm quyền cả hai Đài Hành Pháp (CTD) và Bảo Pháp (HTĐ). Cho dù về phần tình có hợp cho mấy thì về phần LÝ nó sai hoàn toàn. Thầy dạy, nếu một ngày nào trên thế gian này còn một cảnh bất Công (bình), thì Đạo chưa thành. 

Hồi đáp.

2.1/- Đơn cử là HT TTTN đồng thuận chính sách Độc Tài của HP Phạm Công Tắc và HP củng ngang nhiên nắm quyền cả hai Đài Hành Pháp (CTD) và Bảo Pháp (HTĐ).

Hồi đáp.

Nội dung về Đức Hộ Pháp Tôi đã căn cứ vào Thiên Thơ, lịnh của Ngọc Hư Cung, PCT CG, Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh và kiểm chứng từ Thiêng Liêng, Hội Thánh, Quyền Vạn Linh công nhận và đã hồi đáp nên không phải lập lại nữa, hiền huynh vui lòng đọc lại. Xin chia sẻ bài thi trong TNHT Q2 trang 223, bản in 1972:

Bắt ấn trừ yêu đã tới kỳ,
Ngọc Hư định sửa mối Thiên-thi.
Cửu-Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiêp-Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua bể khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền hành từ đấy về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì.

Gọi là chia sẻ vì Tôi nghe phụ thân và các chú bác bàn luận bài thi nầy từ khi còn niên thiếu, rồi lớn lên nền đạo bị khảo đảo kinh hồn, học đạo hơn 30 năm nay đến giờ mới tự tin để thưa chuyện với hiền huynh. Bài thi nầy nếu để mồ côi rồi cố tìm hiểu ý nghĩa thì càng thêm rối trí, vì không hiểu sử dụng 02 câu: Cửu-Trùng không kế an thiên hạ, Phải để Hiêp-Thiên đứng trị vì như thế nào trong hiện tại và tương lai. Bởi vì Cửu Trùng Đài cầm quyền hành pháp mới có quyền hành chánh, nhân sự Cửu Trùng Đài hùng hậu, có thánh danh sao lại không kế an thiên hạ? Hiệp Thiên Đài cầm quyền tư pháp, nhân sự lại ít làm sao đứng trị vì?

Không để bài thi trên mồ côi, vậy phải đưa cái gì vào để hiểu và hiểu đúng?

2.1.1/- Xin thưa phải để bài thi trên với bài trong TNHT Q2 ngày 12-2-1933: Đức Bà Bát Nương dạy về trở pháp: Em an dạ, từ đây đã quan kiến sự kết-cuộc của Chí-Tôn đã định trước. Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài

Thiển ý bài Đường thi dạy trước và Hội Thánh Cao Đài căn cứ vào đó giao cho Hiệp Thiên Đài cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo, rồi mới có bài dạy ngày 12-2-1933 chuyển pháp, tất cả đều nằm trong Thiên Thơ:

Bắt ấn trừ yêu đã tới kỳ,
Ngọc Hư định sửa mối Thiên-thi.
Cửu-Trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiêp-Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua bể khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền hành từ đấy về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì.

 Là Ngọc Hư Cung định cho Hiệp Thiên Đài cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo như Bà Bát Nương dạy: Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Đức Bà Bát Nương dạy: Em nhớ lại có nghĩa là chuyện đã qua mới nhớ lại, vậy bài Đường Thi dạy trước và Hội Thánh thi hành rồi sau đó mới dạy bài Đại Từ Phụ trở pháp ngày 12-2-1933.

2.1.2/- Châu tri số 21, ngày 16-12-1934 (trích nội dung cần).

Chiếu theo tờ vi bằng kỳ nhóm Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài tại Toà Thánh ngày 26-10- Giáp Tuất (dl:02-12-1934) thì quyền hành Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài đều giao cho Đức Hộ Pháp cầm, ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị.

Sự xây trở trong nền Chánh Trị của Đạo chẳng qua là vì Thiên Thơ tiền định, đến lúc Chí Tôn chuyển thế thì tức nhiên phải có chuyển pháp, điều ấy nếu ráng kiếm hiểu thì cũng không chi lạ.

Nhận xét: Hội Thánh hiểu bài Đường thi nên thực hiện.

2.1.3/- TNHT Q2, Đức Lý Giáo Tông dạy ngày 18 tháng 10 năm Ất-Hợi (13 Novembre 1935).

 Hộ-Pháp, hèn lâu Lão không đến chuyện vãng cùng nhau đặng, một là vì không cơ-bút, hai là vì Thiên-thơ biến-chuyển, Lão có đến cũng chẳng ích gì. Nay vì lễ Ðạo-Triều, nên đến chúc-mừng chư Hiền-hữu. Lão để lời cám ơn Hộ-Pháp đã chịu lắm phen nhọc-nhằn khổ-não làm cho Ðạo ngày nay đặng ra thiệt tướng. Lão chỉnh thẹn có một điều là Lão chưa giúp hay vào đó. Lão đa tạ, đa tạ.

(Hộ-Pháp bạch....................................)

 - Cười, Lão chẳng nói rõ, Hiền-hữu cũng thấy hiển-nhiên rằng từ thử, thảng Lão có muốn nên cho Ðạo đi nữa thì cũng không thi thố chi đặng với một Hội-Thánh hữu -hư, vô-thiệt, như vậy có phải? May thay! Thiên-thơ do một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.

(Hộ-Pháp bạch: Thiên-thơ đã đổi, đệ-tử xin giao quyền hành của Quyền-Giáo-Tông lại cho Ngài đặng Ngài đủ oai cầm Thiên-thơ vững chặt).

- Cuời, Lão e cho, một là Lão đã cho, không lẽ lấy lại, hai là hành-pháp thì dễ, hành-hình thì khó, không có nửa quyền trị thế của Lão nơi tay thì Hộ-Pháp có thế nào điều hành Hội-Thánh cho đặng. Ấy vậy cứ để y.

2.1.4/- Nội Luật Thượng Hội. Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp ban hành ngày 27-02-1932.

Điều 14: Sau khi hội Thượng Hội thì Giáo Tông và Hộ Pháp phải đình Hội lại 15 phút đồng hồ đặng hai người vào Ðại Ðiện mật nghị rồi phải trở ra cho Thượng Hội hay những điều của hai đàng nhứt tâm quyết định.

Luật định Giáo Tông và Hộ Pháp vào đại điện mật nghị 15 phút nhưng khi Hộ Pháp triều thiên thì Giáo Tông vào có một mình và khi trở ra cũng chỉ có một mình Giáo Tông tuyên bố đồng ý hay không đồng ý về luật lệ cũng như chánh trị đạo của Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. Về hữu vi rõ ràng là chỉ có một mình Giáo Tông vào đại điện trong 15 phút rồi trở ra, còn về tâm linh trong 15 phút nơi đại điện Giáo Tông thông công với Hộ Pháp như thế nào (kể cả trước đó) là câu chuyện tâm linh đặc biệt của Ngài nên thuộc về vô vi.

Thứ nữa là thành phần trong Thượng Hội có: Giáo Tông là Hội trưởng, Hộ Pháp là Phó Hội trưởng, 03 vị Chưởng Pháp, 04 vị Đầu Sư và Thượng Phẩm Thượng Sanh. Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh đều về thiêng liêng vị nên Hội trưởng và các nghị viên còn lại trong Thượng Hội là bên Cửu Trùng Đài.

Xét về thành phần thực tế của Thượng Hội và quyền hạn của Giáo Tông rõ ràng là cả về luật lệ và chánh trị đạo đều do Cửu Trùng Đài nắm giữ. Thiết tưởng ý nghĩa câu: Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài đến đây đã tương đối sáng tỏ.

2.1.5/- Kết luận. Đức Bà Bát Nương dạy: Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả Ngọc-Hư Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết liệu.

Có nghĩa là sứ mạng của Hiệp Thiên Đài đã xong, nên giao lại cho Cửu Trùng Đài. Bài thi là chứng cứ lịch sử giai đoạn Đức Hộ Pháp Cầm Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng đã xong rồi sắp tới là thời kỳ của Cửu Trùng Đài, tất cả đều từ Thiên Thơ mà ra. Lời dạy Đức Lý Giáo Tông: May thay! Thiên-thơ do một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa, từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế  hoàn toàn ứng hợp với các trích đoạn trên.  Từ 12-2-1933 Cả Ngọc-Hư Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc-nhiên sự lạ đến tháng 7-2024 hậu tấn mới hiểu được chút ít, thiệt là đáng mừng, thiệt là đáng kinh sợ, xin cúi lạy mừng.

Trong trường của Thầy lớp ba được giao sách về học, lớp năm thì biết chút chút, lớp tám mới biết Phi Tưởng Thiên. Vui quá, mừng quá nên xin nói thêm đến lớp chín (Kinh Đệ Cửu Cửu) mới biết: Vùng thoại khí bát hồn vận chuyển, Tạo Hóa Thiên sanh biến vô cùng … Vùng Thoại Khí có nhiều nghĩa trong đó có nghĩa là bầu không khi đối thoại để tiến hóa theo luật của Bát phẩm chơn hồn mà đối thoại thì phải có văn hóa đối thoại mới tiến hóa theo Bát phẩm chơn hồn, không có văn hóa đối thoại (một người nói ngang ba làng cãi không lại, hay gàn bác sách, làm con cua bò ngang) quyết chí đi ngược với luật tấn hóa thì rất uổng cái điểm linh quang và tự do quyền Thầy ban cho. Đường đạo vô cùng vô tận, đường chân trời ngay trước mắt, nhưng đi không bao giờ tới, cho nên Kinh Nhập Học mà không có Kinh Học Xong nói hoài không hết, xin dừng phần nầy. Cười lớn chút nha…

2.2/- Hiền huynh viết: Cho dù về phần tình có hợp cho mấy thì về phần LÝ nó sai hoàn toàn là quyền tự do khi vấn.

Nhưng Tôi khẳng định là Tôi căn cứ trên pháp và luật của đạo để hồi đáp. Tôi không dùng tình, không dụng cảm xúc làm căn bản mà dùng pháp luật đạo làm căn bản để minh lý. Tôi sẵn lòng học hỏi với những vị chỉ ra phần hồi đáp sai tại đâu, sai thế nào đối với pháp luật đạo. Thỉnh thoảng có nói vui để phần hồi đáp tươi tắn vì e rằng nói pháp luật hoài khô khan quá chớ chẳng hề có ý nào là xin thông cảm bỏ qua. 

Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền để xây dựng và bảo vệ nhân quyền, Đạo có pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền không cầm binh khí mà dùng tình là cầu cạnh thiên hạ là thất sách, còn tệ hơn là hạ sách.

Đức Lý Giáo Tông dạy ngày 1-8-1931 (TNHT Q2): …Lão hạ mình bỏ quyền Nhứt Trấn lãnh việc Giáo Tông mà lập vị cho đoàn em bước tới. Lão đã lắm phen thấy điều khó khăn mắc mỏ của phần ấy nên ra tay dục loạn đặng phân rõ chánh tà hầu giúp phương cho Hội Thánh trừ khử…

Ngày nay đã hành chánh thì cũng nên lập mình cho đủ tư cách một người cầm sanh mạng của nhơn loại …Hiền hữu biết rằng trong trận trí binh nầy, nếu không đủ tài tình oai dõng thì chẳng hề thắng đặng…

Thầy thả một lũ hổ lang chung quanh chúng ta và hằng xúi nó cắn xé chúng ta nhưng Thầy cho chúng ta một bộ thiết giáp mà hổ lang không sao thấy được, ấy là đạo đức. Thầy dạy giữ bộ thiết giáp ấy cho đến ngày hội hiệp cùng Thầy. Vậy bộ thiết giáp ấy là gì? Người thì bảo là bộ đạo phục Thầy ban cho, nhưng trên thực tế biết bao nhiêu người mặc đạo phục (có Chức sắc nữa) chạy theo vật chất làm tôi tớ cho quỉ vương quay lại cắn xé đồng đạo. Người thì bảo tụng kinh cầu nguyện, nói lời hiền lành cho vừa lòng hết mọi người, ta có quyền quan sát và nhận định xem các vị muốn làm vừa lòng hết mọi người ấy đi về đâu, thật tình muốn làm vừa lòng hết hay có mưu đồ riêng. Theo sự hiểu của Tôi bộ thiết giáp đạo đức của Thầy ban là pháp luật đạo. Bởi vì pháp của đạo phát xuất từ Thượng Đế, từ Bát Quái Đài, luật của đạo phát xuất từ lương tâm của người đạo nên pháp luật đạo có Thiên Thượng và Thiên Hạ có Bác Ái – Công Bình, pháp luật đạo chính là đạo đức là bộ thiết giáp Thầy ban mà hổ lang không sao thấy đặng, bỏ pháp luật đạo là chịu dưới phép tà thần.

Kinh Cầu Hồn Khi Hấp Hối, câu 12 dạy: Xét câu minh thệ gởi mình cõi thăng … câu Minh Thệ dạy: … ... Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng Chư Môn-Đệ, gìn luật lệ Cao-Đài, … thăng là về với Thầy mà về được, về tới nơi chính là biết hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài.

Thánh ngôn dạy: Giữ bộ thiết giáp (đạo đức) ấy cho đến ngày hội hiệp cùng Thầy. Kinh dạy Xét câu minh thệ gởi mình cõi thăng mà câu minh thệ là Thề rằng: Từ đây biết một Đạo Cao-Đài Ngọc-Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng Chư Môn-Đệ, gìn luật lệ Cao-Đài, đem ra đối chiếu, phân tích là cơ sở để hiểu bộ thiết giáp (đạo đức) Thầy ban chính là gìn pháp luật đạo. Thiển nghĩ học đạo, hành đạo lấy pháp luật đạo làm khuôn thước là thượng sách.

2.3/- Câu vấn: Thầy dạy, nếu một ngày nào trên thế gian này còn một cảnh bất Công (bình), thì Đạo chưa thành. 

Hồi đáp.

Đạo là gì?

Sao gọi Đạo?

Đạo, tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu vị. Đạo là đường của các nhơn phẩm, do theo mà lánh khỏi luân hồi. Nếu chẳng phải do theo Đạo, thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Đạo, nghĩa lý rất sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa huyền bí khác cho đích xác đặng.  (Thầy dạy tại Tây Ninh, Chùa Gò Kén năm Bính Dần, 1926. TNHT Q2, trang 119, bản in 1972),

Bát phẩm chơn hồn luân chuyển hóa sanh miên viễn trong trường công quả của Đức Chí Tôn để lập vị mình thì trước qua sau tới, không bao giờ dừng lại. Trên đường luân chuyển hóa sanh không có dối làm sao biết thiệt, không có thiệt làm sao biết dối. Không có bất công thì lấy gì đối chứng với công bằng. Đạo Đức Kinh dạy người không lành là của cải của người lành, không biết điều ấy, tuy trí nhưng đại mê.

Theo Tôi hiểu câu: Thầy dạy, nếu một ngày nào trên thế gian này còn một cảnh bất Công (bình), thì Đạo chưa thành có nhiều tầng nghĩa.

/- Mỗi người phải tự xét trong lương tâm mình để cư xử theo luật công bằng, phải xét mình để không vô tình tạo cảnh bất công cho người khác.

/- Người đạo cảnh giác với những kẻ ẩn dương nương phật để hà hiếp nhơn sanh tạo bất công ngay trong cửa đạo với mưu đồ bất chánh.

/- Mở rộng ra Thầy dạy chúng ta phải quan tâm đến những bạn đồng sanh bị cường quyền áp bức, bị kẻ gian xảo đè nén trong xã hội.

/- Phải học đạo của Thầy để đem công lý đánh đổ cường quyền trong bản thân mình, trong tôn giáo lẫn xã hội. Đó là Thầy nung đúc môn đệ học hỏi, thực thi tam lập (lập công, lập đức, lập ngôn) để phụng sự nhơn sanh.

/- Thầy đưa ra phép thử cho nhơn sanh nhận biết người có ý chí, có lòng đạo đức vận dụng lời dạy ấy làm phép hằng tâm trên đường phụng sự đồng thời nhận diện những người sống đạo bằng cái lỗ miệng đem lời dạy ấy ra hát hò khi có dịp.

Trong qui luật của âm dương thì đạo biến hóa vô cùng, như đường chân trời trước mắt chúng sanh vậy, càng đi tới thì đường chân trời càng lùi xa. Nhưng khi bước đi trên con đường đạo thì phần đường đi được chính là thành quả của hành giả. PCT CG dạy ráng phân biệt đường đạo (chung) và phần đạo (riêng) là như thế.

Hiểu như vậy thì nền đạo vẫn hoàn thành từng giai đoạn mà không bao giờ hoàn tất. Nhơn sanh thực thi tam lập (lập công, lập đức, lập ngôn) đến đâu là phần phước của mỗi kiếp sanh. Lớp nhơn sanh nầy ra trường (thành đạo) thì lớp nhơn sanh khác nhập trường (học đạo và hành đạo), trường thi của Thầy lúc nào cũng có người ra trường và có người nhập trường. Cũng như khách đi qua con đường rồi thì con đường vẫn còn đó, khách chưa bước lên đi nữa thì con đường vẫn hiện hữu.

Thí dụ như Đức Bà Bát Nương dạy: Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài

 Có nghĩa là giai đoạn của Ngọc Hư Cung giao Hiệp Thiên Đài cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo đã hoàn thành thì Đại Từ Phụ trở pháp giao quyền cầm số mạng nhơn sanh lập thành chánh giáo trong giai đoạn tiếp theo cho Cửu Trùng Đài. Đó là qui luật của tạo hóa, của âm dương cho nên trong Kinh Dịch quẻ 63 là Ký Tế (đã xong) thì lập tức đến quẻ 64 là Vị Tế (bắt đầu), vạn sự vạn vật hể Ký Tế là Vị Tế. Hoàn thành từng giai đoạn (Ký Tế) là bước vào giai đoạn mới, hoàn cảnh mới, trường lớp mới (Vị Tế) nên không bao giờ hoàn tất.

Lời kết: Thầy là Cha, Đức Lý Giáo Tông là Anh Cả. Cha và Anh Cả có lúc không đồng ý nhau đến nước Anh Cả từ nhiệm. Cha có buồn nhưng chấp nhận ý của Anh Cả và Đức Hộ Pháp nên dạy sắp đặt cho Anh Cả đăng điện tái thủ quyền hành để Ngài có đủ oai quyền cầm giềng mối đạo. Bài học của Cha và Anh Cả dạy chúng ta: khác ý nhau là có thật, nhưng phải tạo ra bầu không khí đối thoại để đạt tới một giải pháp và thuận hòa nhau để phụng sự cho đạo.

Rất cảm ơn hiền muội Victoria và hiền huynh đã tạo bầu không khí đối thoại để Bát phẩm chơn hồn luân chuyển hóa sanh. Hy vọng rằng Vùng thoại khi sẽ tiếp tục giúp ích cho chúng ta trải bước trên đường học đạo và hành đạo.

Nay kính.

Đạo Hữu Dương Xuân Lương.

Email liên lạc: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

WhatsApp: +1 469 642 4667.

Hết.

Ngần ngại từ đây hết hỏi đon,
Thân mình dầu tuyệt Đạo không mòn.
Phải duyên kêu khách ngoài ngàn dặm,
Lỡ hội đừng mong buổi cúi lòn.

Thâu.

Đức Lý Giáo Tông ban cho tiền bối Lê Thị Ngần.
Đạo Sử ngày 19-12-1926.

 

Phụ lục.

Trong phần nêu câu hỏi có nhắc đến câu hỏi của Dương Xuân Lương như sau:

1/ Lời dạy nào trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển dạy lập ra các nhánh (chi phái) của ĐĐTKPĐ?

2/ Các nhánh đó được ban cho Kinh gì khi hành đạo?

3/ Một tôn giáo có 2 phần Đức tin và tổ chức tôn giáo. Vậy nhánh của quý vị được dạy tổ chức tôn giáo như thế nào?

4/ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một cái nhánh do chính mình Thầy làm chủ (Đức Chí Tôn làm chủ), chính Đức Chí Tôn dạy lập ra Thể pháp như thế. Còn nhánh của quý vị do ai làm chủ? Lập thể pháp như thế nào?

Hết.

Do đâu có 4 câu hỏi trên?

Hiền muội Victoria tham gia diễn đàn hội luận với một số bằng hữu thuộc nhiều chi phái. Các vị có đề tài: SỰ PHÂN NHÁNH TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ hay ĐẠO CAO ĐÀI.

Do vậy Tôi có nhờ hiền muội làm nhịp cầu gởi đến quý vị các câu hỏi trên.

Chủ Nhật 30-6-2024 Tôi được hân hạnh mời tham gia diễn đàn, được tiếp đón rất thân tình, nồng hậu và ngõ lời mời tham gia vào những lần kế tiếp. Tôi rất vui nhận được lời mời như thế nên sẵn lòng đáp ứng.

Hiền huynh M, thuyết trình viên trả lời câu số 1: Thầy không dạy phân nhánh … cả diễn đàn không có ai phản đối câu trả lời trên …

Các câu hỏi và trả lời trong hội luận là một kỷ niệm đẹp, xin ghi lại tình cảm trân trọng lẫn nhau.

Kính.

Đạo Hữu Dương Xuân Lương.

Email liên lạc: hoabinhchungsong220513@yahoo.com

WhatsApp: +1 469 642 4667