Bạn đọc Võ Văn Tấn (Châu Thành Thánh Địa) vấn: BBT vui lòng cho biết ý nghĩa đoạn:
khi
Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo,
thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả
Ngọc-Hư Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo
rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết
liệu.
Hồi đáp. Bản PDF:
TÌM
HIỂU Ý NGHĨA VIỆC ĐẠI TỪ PHỤ TRỞ PHÁP.
BBT
hiểu sao nói vậy.
Hội Thánh chưa kiểm duyệt.
Bạn
đọc Võ Văn Tấn (Châu Thành Thánh Địa) vấn: BBT vui lòng cho biết ý nghĩa đoạn:
khi
Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo,
thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả
Ngọc-Hư Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo
rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết
liệu.
Hồi
đáp.
Xin
hoan nghênh bạn Võ Văn Tấn đã gởi câu hỏi rất đặc biệt.
Trước
khi trả lời BBT có gợi ý sau: Theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải về Quyền hành Nữ
Đầu Sư: Nữ Đầu Sư quyền như Nam phái, song điều đình bên Nữ phái mà thôi …
Nhưng
theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải về Đầu Sư Nam phái: … dầu cho một người
trong ba mà chịu vâng mạng thì Luật-Lệ ấy cũng phải buộc ban hành. …
Sau
đó Pháp Chánh Truyền dạy: Như luật lệ nào của Giáo-Tông truyền dạy mà cả ba
đều ký tên không tuân mạng, thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo-Tông …
Đối
chiếu ta thấy Pháp Chánh Truyền Nữ phái không ban cho Nữ Đầu Sư quyền trong việc
ban hành luật như nêu bên trên, Cho nên câu: Nữ Đầu Sư quyền như Nam phái,
song điều đình bên Nữ phái mà thôi … không có nghĩa giống 100% với nhau.
Gợi ý trên với hàm ý vấn đề bạn nêu ra không phải là một bài toán đơn giản mà
là cả một phương trình nên cần sự trầm tư, mặc khải để cảm nhận, hiểu và tìm ẩn
số.
Lại
xin mượn câu chuyện của ông Galileo (1564-1642) để dẫn nhập. Khi ông tiếp nối
công trình thiên văn học của nhà bác học Copernicus để chứng minh thuyết Nhật
Tâm thay cho thuyết Địa Tâm thì ông bị Tòa đạo của nhà thờ bắt tội vì sự hiểu
của ông quá sức của nhà thờ. Ông bị buộc phải tuyên bố những hiểu biết của ông
là dị giáo và cam kết từ bỏ. Nhưng sau đó sự thật đã xác nhận là ông đã đúng.
Câu trả lời của BBT cũng không có sự đối chiếu nào từ Hội Thánh Cao Đài, nên có
bị phản đối cũng là bình thường, khi khôi phục lại Hội Thánh Cao Đài thì vấn đề
sẽ được giải quyết thỏa đáng, còn đây chỉ là hiểu sao nói vậy.
BBT
chia làm 3 bước trích văn liên quan, phân tích để hiểu và mở rộng.
I/-
Các trích văn.
Để
có ý niệm về việc trở pháp của Đại Từ Phụ cần lưu ý các mốc thời gian và nội
dung trích dẫn sau:
1/-
Pháp Chánh Truyền Chú Giải 02-4-1931.
Theo
Pháp Chánh Truyền Chú Giải (02-4-1931), Thầy tách hai quyền chính trị và luật
lệ ra trên nguyên tắc việc tách nầy là vẫn giữ nguyên.
Nhưng
đến ngày 23-12-1931 Đức Chí Tôn dạy lập ra Chánh Trị Đạo (Ba Hội Lập Quyền Vạn
Linh) để cho quyền của Thánh Thể được trọn vẹn: Thầy đã ban quyền-hành
Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp. Vậy
thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp
một.
2/-
Ngày 23-12-1931 Đức Chí Tôn dạy lập ra Chánh Trị Đạo
Tây-Ninh
(Thảo-xá Hiền-Cung), ngày 23 Décembre 1931.
…Các
con phải nhớ rằng toàn Thế-giới Càn-khôn, chỉnh có hai quyền: trên là
quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, dưới là quyền-hành của sanh-chúng. Thầy đã lập
hình-thể hữu-vi của Thầy, nghĩa là Hội-Thánh của Đại-Đạo ngày nay rồi thì Thầy
cũng phải ban quyền-hành trọn-vẹn của Thầy cho hình-thể ấy, đặng đủ phương
tận-độ chúng-sanh, còn các con cả thảy đều đứng vào hàng sanh-chúng, dưới
quyền-hành chuyển thế của đời, nghĩa là toàn nhơn-loại đồng quyền cùng Thầy, mà
tạo-hóa vạn-linh vốn là con-cái của Thầy, vậy thì vạn-linh cũng có thể đoạt-vị
vào hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng.
Trong
quyền-hành ấy có nhiều đẳng-cấp, nên khỏi phải chịu phẩm Người: ấy vậy Người là
chủ-quyền của vạn-linh. Thầy nói rõ: quyền Chí-Tôn là Thầy, quyền Vạn-linh là
sanh-chúng, ngày nào quyền-lực Chí-Tôn đặng hiệp một cùng Vạn-linh thì Đạo
mới ra thiệt-tướng. Thầy đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa
làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của
Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một. Còn cả nhơn-loại
thì là quyền lực Vạn-linh. Quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, duy có quyền-hành
Vạn-linh đối-phó mà thôi.
3/-
Nội Luật Thượng Hội.
Ngày 27-02-1932 Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp lập ra Nội
Luật Thượng Hội.
(Ngày
22-12-1934 Đức Hộ Pháp ban hành Luật Lệ Chung Các Hội, Nội Luật Hội Nhơn Sanh,
Nội Luật Hội Hội Thánh.)
4/-
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2 ngày 12-2-1933: Đức Bà Bát Nương dạy: Em an dạ, từ đây đã quan
kiến sự kết-cuộc của Chí-Tôn đã định trước. Em nhớ lại, khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài
cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao
quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài. Cả Ngọc-Hư Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều
ngạc-nhiên sự lạ. Đại-Từ-Phụ phổ-giáo rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn,
ngày sau sẽ rõ thánh-ý Người quyết liệu.
Đức
Bà Lục Nương dạy: Khi mơi nầy em đặng tin lành: Ngọc-Hư lo chuyển pháp. Cả
Thiên-thơ hủy phá, sửa-cải pháp chơn-truyền. Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật vui
mừng chẳng xiết, Diêu-Trì Từ-Mẫu đẹp dạ không cùng,
5/-
Châu Tri số 21 của
Văn Phòng Nội Chánh ngày 16-12-1934 dạy:
Hội
Thánh xin cho toàn đạo hay rằng:
Chiếu
theo tờ vi bằng kỳ nhóm Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài tại Toà Thánh ngày
26-10- Giáp Tuất (dl:02-12-1934) thì quyền hành Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
đều giao cho Đức Hộ Pháp cầm, ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải
kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm
quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị.….
Sự
xây trở trong nền Chánh Trị của Đạo chẳng qua là vì Thiên Thơ tiền định, đến
lúc Chí Tôn chuyển thế thì tức nhiên phải có chuyển pháp, điều ấy nếu ráng
kiếm hiểu thì cũng không chi lạ.
Hội
Thánh chỉ ước mong cho chư Hiền Huynh và chư Hiền Tỷ biết rằng dầu Hiệp Thiên
Đài hay Cửu Trùng Đài đều là người của Hội Thánh, còn sự hiệp nhứt của nhị
Đài là phương thuốc hay đương thời, xin chư Hiền Huynh và chư Hiền Tỷ ráng
tận tâm đôi lúc nữa thì sẽ thấy điều vui mừng chung trước mắt và hiểu rõ thiên
ý của Đức Chí Tôn buổi nầy.
6/-
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2 ngày 13-12-1935. Đức Lý Giáo Tông dạy:
Cười.
Lão chẳng nói rõ, hiền hữu cũng thấy hiển nhiên rằng từ thử, thảng Lão có muốn
nên cho Đạo đi nữa thì cũng không thi thố chi đặng với một Hội Thánh hữu hư vô
thiệt, như vậy có phải? May thay! Do Thiên Thơ một mặt chẳng chi dời đổi trở
ngăn, nên may ra nữa từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.
II/-
Phân tích.
Theo
BBT trước hết phải tìm hiểu để có khái niệm về việc Hiệp Thiên Đài lập thành
chánh giáo khác hay đồng với việc Đức Chí Tôn lập thành chánh giáo? Ngọc Hư
Cung giao cho Hiệp Thiên Đài lập thành chánh giáo có những thành tố căn bản
nào? Có đúng là thành tố căn bản ấy cầm số mạng nhơn sanh hay không? Nghĩa là
có chi phối, ảnh hưởng đến cả nhơn sanh, quyết định con thuyền đạo đi về đâu
hay không? Những thành tố căn bản ấy do Ngọc Hư Cung định cho Hiệp Thiên Đài
nắm giữ, rồi Đức Chí Tôn trở pháp giao lại cho Cửu Trùng Đài.
1/-
Đức Chí Tôn lập chánh giáo và Hiệp Thiên Đài lập thành chánh giáo.
Theo
BBT hiểu Đức Chí Tôn lập Đạo là lập nên chánh giáo bao gồm thể pháp và bí pháp.
Nghĩa là cả phần hữu hình và vô vi, cả sắc tướng và vô sắc tướng đều do Đức Chí
Tôn lập ra. Nhưng Đức Chí Tôn không có nhơn thân phàm ngữ nên phải lập Hội
Thánh để thay mặt cho Đức Chí Tôn dìu dẫn nhơn sanh. Hội Thánh Cao Đài là phần
hữu hình của Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài.
Trong
lời dạy: khi Ngọc-Hư định cho Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập
thành chánh-giáo, thì Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài… đã
xác định là phần hữu hình của cả hai đài.
Nghĩa
là Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, chỉ
là phần hữu hình nghĩa là rất khiêm nhượng so với Đức Chí Tôn lập thành chánh
giáo, nói theo khái niệm về tập hợp thì câu: Hiệp-Thiên-Đài cầm số-mạng
nhơn-sanh, lập thành chánh-giáo, là một tập hợp con của của tập hợp Đức
Chí Tôn lập thành chánh giáo. Trường hợp này cũng giống như quyền hành Nữ Đầu
Sư và Nam Đầu Sư từ Pháp Chánh Truyền Chú Giải. Chánh giáo của Đức Chí Tôn dĩ
nhiên là tất cả những lời dạy của Thầy và các Đấng Thiêng Liêng được Hội Thánh
Cao Đài đúc kết trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Chánh giáo của Đức Chí Tôn còn là
các lời dạy trong các đàn cơ tại Cung Đạo trong Đền Thánh. Chánh giáo của Ngọc
Hư Cung giao cho Hiệp Thiên Đài lập thành chỉ là những thành tố mà Đức Chí Tôn
giao cho Hội Thánh Cao Đài (là phần hữu hình).
2/-
Chánh giáo của Ngọc Hư Cung giao Hiệp Thiên Đài lập là những gì?
Đức
Chí Tôn cầm quyền tối thượng trong nền đạo trong suốt chu kỳ 700.000 năm, Bát
Quái Đài vẫn là linh hồn của đạo, vẫn cầm quyền thiêng liêng của đạo, ý nghĩa
lời dạy “không giao chánh giáo cho tay phàm” là như vậy. Nhưng
Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng là vô vi, không có nhơn thân phàm ngữ nên
phải lập ra Thánh Thể của Ngài là Hội Thánh Cao Đài.
Hội
Thánh là Thánh Thể của Đức Chí Tôn, lập thành là triều đình để cầm số mạng nhơn
sanh. Kinh Nhập Hội dạy:
Trên
Bạch Ngọc Chí Tôn cao ngự
Gữa Tây phương nắm giữa Thien Điều
dưới Ngọc Hư kể bao nhiêu
Thiêng liêng các Đấng lập triều trị dân.
Một
nuôi nấng tinh thần tinh khiết,
Hai dạy răn cho biết tội tình.
Ba lo trị thế thái bình,
Cộng chung pháp luật thiên đình chí công.
Theo
Pháp Chánh Truyền Chú Giải và Luật Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh Đức Chí Tôn giao
cho Thánh Thể quyền lập luật để tu và quyền về Chánh Trị Đạo. Đức Chí Tôn cấm
sửa đổi Pháp Chánh Truyền dưới mọi hình thức, còn luật và chánh trị đạo thì
giao cho Quyền Thánh Thể và Quyền Thế lập để tu, tùy vào tài nguyên và môi
trường trong xã hội lập ra theo luật cung cầu. Hội Thánh Cao Đài thay mặt cho
Đức Chí Tôn dìu dẫn nhơn sanh trên đường lập công bồi đức theo pháp điều Tam Kỳ
Phổ Độ (thực hành tam lập: lập công, lập đức, lập ngôn) nên được Đức Chí Tôn
giao quyền lập ra hai thành tố cơ bản của chánh giáo là luật lệ và chánh trị
trị đạo. Ngọc Hư Cung giao cho Hiệp Thiên Đài cầm quyền lập ra luật lệ đạo và
chánh trị đạo.
Quyền Thánh Thể và Quyền Thế được giao hai nhiệm vụ:
lập luật để tu và quyền về chánh trị đạo để cầm số mạng nhơn sanh lập thành
chánh giáo thì Ngọc Hư Cung giao cho Hiệp Thiên Đài sau đó Đại Từ Phụ trở pháp
giao cho Cửu Trùng Đài cũng là giao hai quyền lập luật và chánh trị đạo.
Dẫn
chứng: Khi Đức
Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đăng tiên thì Hội Thánh công cử Đức Hộ Pháp
cầm luôn quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài. Đức Hộ Pháp cầm Quyền Chưởng Quản Nhị
Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là cầm quyền Chí Ttôn tại thế. Do vậy Đức
Hộ Pháp mới có đủ quyền để lập ra luật lệ trong đạo và quyết định đường hướng
chánh trị đạo. Vi bằng Hội Quyền Vạn Linh Đinh Sửu (1937) là một trong những cơ
sở vẵng chắc để hiểu như thế.
Từ
nguyện ước của chúng sanh trong Hội Quyền Vạn Linh năm 1937 Đức Ngài dạy Hội
Thánh lập ra Đạo Luật Mậu Dần (1938) và dâng lên cho Quyền Chí Tôn phê chuẩn,
cho nên Đức Hộ Pháp tuyên bố: Ngày nay trong nền Đại Đạo của Đức Chí Tôn đã
có cho Hội Thánh một bộ Đạo-Luật nữa.
Vậy
từ đây, mỗi năm sau khi tom góp các nguyện ước của Quyền Vạn Linh rồi, thì mỗi
cơ quan trong nền chánh trị đạo cũng do theo để mà định Luật cho Hội Thánh thi
hành hầu cho khỏi điều khỏi phản khắc.
(Trang 6)
3/-
Luật và Chánh Trị Đạo cầm số mạng nhơn sanh: Đạo Cao Đài là một tôn giáo pháp quyền và phân định rõ
ràng pháp và luật. Pháp đứng trên luật và luật phải tùng pháp, không có một
luật nào, một qui định nào được trái với pháp. Chữ pháp trong bài nầy theo
nghĩa là pháp luật, là khuôn thước của đạo; không bàn đến pháp trong Đạo Pháp
Vô Biên.
Pháp
của đạo do nơi Bát Quái Đài lập và cầm quyền không giao cho tay phàm. Theo Pháp
Chánh Truyền Chú Giải Hội Thánh Cao Đài chỉ có quyền lập luật, nội luật Ba Hội
Lập Quyền Vạn Linh cũng chỉ có quyền lập luật và đề xuất đường hướng Chánh Trị
Đạo. Pháp của Đạo do nơi Bát Quái Đài lập còn Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và
Cửu Trùng chỉ có quyền lập luật.
Từ
có pháp, môn đệ Đức Chí Tôn mới lập ra luật để tu. Có hai cách lập luật: Cách 1
là theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải (do Hội Thánh lập), Tân Luật là một ví dụ.
Cách hai là do Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh lập (Chánh Trị Đạo lập), Đạo Luật Mậu
Dần (1938) là một ví dụ. Như vậy luật đạo và chánh trị đạo quyết định vận mạng
của nền đạo. Nhơn sanh êm chơn nhẹ bước trên đường thực thi tam lập hay không
là do nơi luật đạo và chánh trị đạo. Nhơn sanh được đi trên con đường thoải
mái, êm tịnh hay bức xức gập ghềnh là do nơi luật lệ và chánh trị đạo.
Thí
dụ về thoải mái, êm tịnh:
Đức Hộ Pháp Cầm Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài lập ra Phước Thiện. Phước
Thiện có Thập Nhị đẳng cấp thiêng liêng với số lượng nhân sự không giới hạn
(Phước Thiện có quyền tuyển chọn cả người chưa nhập môn cầu đạo). Theo Đạo Luật
Mậu Dần (1938) Phước Thiện mỗi năm có Đại Hội Phước Thiện (sau khi Hội Quyền
Vạn Linh xong).
Điều
rất trọng hệ của Phước Thiện là lo về tài chánh cho Cửu Trùng Đài thể thiên
hành hóa, lo cho Thánh Thể Đức Chí Tôn không phải đi ăn xin để hành đạo. Bởi vì
đi ăn xin thì phải lệ thuộc vào người cho và ăn xin thì không đủ quyền chủ động
để thực hành chánh trị đạo.
Phước
Thiện lập ra Sở Lương Điền, Công Nghệ, Thương Mãi kể cả hệ thống ngân hàng tôn
giáo để lo cho con cái Đức Chí Tôn có cuộc sống ấm no. Con cái Đức Chí Tôn
nương vào Phước Thiện mưu sinh, không bị ám ảnh bởi cơm áo gạo tiền, được nghĩ
ngơi vào những ngày Sóc, Vọng, các ngày lễ trong tôn giáo, được ăn uống theo sự
chay lạc của tôn giáo (10 ngày chay trong tháng), không lo bị vô cớ đuổi việc …
nghĩa là lo cho con cái Chí Tôn sống trong một thế giới Cao Đài thực sự để xây
dựng nền văn minh mới, văn minh tâm linh do Đức Chí Tôn lập thành. Nếu không có
Phước Thiện thì con cái Chí Tôn phải lệ thuộc vào văn minh Thiên Chúa Giáo, nghĩa
ngày thứ Bảy và Chủ Nhật, không được nghỉ ngày Sóc-Vọng, không được nghỉ ngày
lễ của đạo thì mất quyền tự chủ làm sao tạo lập nền văn minh mới, làm sao tạo
lập Tiểu Thiên Địa của người Đạo Cao Đài. Không có Phước Thiện thì QUỐC ĐẠO của
Đức Chí Tôn không thể nên hình tướng.
Cái
trọng hệ của Phước Thiện là như thế nên khi Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung
Nhựt lập làng Từ Bi thì Pháp đã nhìn thấy con đường tự chủ, tự lực của đạo nên
ra lịnh bắt giam. Khi Ngài đăng tiên và thế của đạo đã mạnh Đức Hộ Pháp dạy mở
Hội Quyền Vạn Linh năm Đinh Sửu (1937) và đưa vào Đạo Luật Mậu Dần (1937). Đức
Hộ Pháp có bút phê dạy rõ: ngày nay Phước Thiện lập thành là QUỐC ĐẠO đã
nên hình.
Xét
về thể pháp là bí pháp thì Hành Chánh Đạo là thể pháp (ra trước và giới hạn số
lượng nhân sự, dành riêng cho người đạo) và Phước Thiện là bí pháp (ra sau và
không giới hạn số lượng nhân sự cũng như được thu nhận cả người chưa nhập môn).
Thí
dụ về bức xúc, gập ghềnh:
Tại Vi bằng Đại Hội Nhơn Sanh năm Giáp Dần (1974) trang 475, 476, 477 Hội Thánh
tự ý thay đổi Thánh Tượng Thiên Nhãn do Đức Chí Tôn ban cho mà không có một đàn
cơ nào dạy thay đổi và cũng không qua Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. Mẫu Thánh
Tượng thiên nhãn của Hội Thánh cũng chưa hoàn chỉnh, nên Đại Hội Nhơn Sanh
thỉnh cầu Hội Thánh xem lại, Hội Thánh chưa giải quyết xong thì bị cốt. Hậu quả
là hiện nay nhơn sanh phải thờ Thánh Tượng Thiên Nhãn chưa hoàn chỉnh của Hội
Thánh. (1)
Hội
Thánh Cao Đài ra lịnh bất nhất về Lễ Sanh Nhựt Đức Hộ Pháp đã gây nên sự bức
xúc, xáo trộn trong nhơn sanh dẫn đến những phản ứng thất khiêm cung nên nhiều
người đã bị Đức Hộ Pháp quở, trách.
Cây
Bồ Đề trước Đền Thánh do chính Đức Hộ Pháp dạy trồng và trực tiếp chỉ huy trồng
sau một thời cúng với lời dạy rõ ràng nên là một thể pháp. Hội Thánh Cao Đài
muốn di dời Cây Bồ Đề trước Đền Thánh vào Rừng Thiên Nhiên nên gây ra sự phản
ứng của người đạo mà rốt lại Cây Bồ Đề vẫn phải để tại vị trí cũ.
Nhơn
tâm bị xáo trộn là do nơi luật đạo và chánh trị đạo không làm đúng chức năng và
nhiệm vụ. Như vậy rõ ràng là luật đạo và chánh trị đạo cầm số mạng nhơn sanh,
quyết định vận mạng nhơn sanh.
4/-
Trở pháp: Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài.
Nội
Luật Thượng Hội do Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt và Đức Hộ Pháp ban
hành ngày 27-02-1932.
Điều
14: Sau khi hội Thượng Hội thì Giáo Tông và Hộ Pháp phải đình Hội lại 15
phút đồng hồ đặng hai người vào Ðại Ðiện mật nghị rồi phải trở ra cho Thượng
Hội hay những điều của hai đàng nhứt tâm quyết định.
Luật
định Giáo Tông và Hộ Pháp vào đại điện mật nghị 15 phút nhưng khi Hộ Pháp triều
thiên thì Giáo Tông vào có một mình và khi trở ra cũng chỉ có một mình Giáo
Tông tuyên bố đồng ý hay không đồng ý về luật lệ cũng như chánh trị đạo của Ba
Hội Lập Quyền Vạn Linh. Về hữu vi rõ ràng là chỉ có một mình Giáo Tông vào đại
điện trong 15 phút rồi trở ra, còn về tâm linh trong 15 phút nơi đại điện Giáo
Tông thông công với Hộ Pháp như thế nào (kể cả trước đó) là câu chuyện tâm linh
đặc biệt của Ngài nên thuộc về vô vi.
Thứ
nữa là thành phần trong Thượng Hội có: Giáo Tông là Hội trưởng, Hộ Pháp là Phó
Hội trưởng, 03 vị Chưởng Pháp, 04 vị Đầu Sư và Thượng Phẩm Thượng Sanh. Hộ
Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh đều về thiêng liêng vị nên Hội trưởng và các
nghị viên còn lại trong Thượng Hội là bên Cửu Trùng Đài.
Xét
về thành phần thực tế của Thượng Hội và quyền hạn của Giáo Tông rõ ràng là cả
về luật lệ và chánh trị đạo đều do Cửu Trùng Đài nắm giữ. Thiết tưởng ý nghĩa
câu: Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài đến
đây đã tương đối sáng tỏ.
(Lưu
ý là con đường lập luật theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải cũng là nhân sự của Cửu
Trùng Đài lập. Còn Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh thuộc về Chánh Trị Đạo nên có
quyền lập luật và xây dựng đường hướng chánh trị đạo)
Liên
hệ 1: Hiểu như vậy
hoàn toàn phù hợp với Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 2 ngày 13-12-1935. Đức Lý Giáo
Tông dạy:
Cười.
Lão chẳng nói rõ, hiền hữu cũng thấy hiển nhiên rằng từ thử, thảng Lão có muốn
nên cho Đạo đi nữa thì cũng không thi thố chi đặng với một Hội Thánh hữu hư vô
thiệt, như vậy có phải? May thay! Do Thiên Thơ một mặt chẳng chi dời đổi trở
ngăn, nên may ra nữa từ đây Lão có phương cầm quyền trị thế.
Bởi
vì Đức Lý Giáo Tông cầm quyền phong thưởng, răn phạt toàn bộ nhân sự Cửu Trùng
Đài.
Liên
hệ 2: Thầy dạy
Ngày 23-12-1931.
Thầy
đã ban quyền-hành Chí-Tôn của Thầy cho hai đứa làm đầu Hội-Thánh là Giáo-Tông
cùng Hộ-Pháp. Vậy thì quyền-hành Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông
cùng Hộ-Pháp hiệp một. Theo
điều 14 Nội Luật trên đây thì do nơi Hộ Pháp về thiêng liêng vị, trên thực tế
chỉ còn một mình Giáo Tông quyết định nên sẽ không có trường hợp quyền hành
Giáo Tông và Hộ Pháp phản khắc cùng nhau. Khi quyền Giáo Tông và Hộ Pháp không
có trường hợp phản khắc nhau thì đó là đạt được ý nghĩa đoạn: quyền-hành
Chí-Tôn của Thầy đặng trọn-vẹn khi Giáo-Tông cùng Hộ-Pháp hiệp một.
Cái
ảo diệu của chuyển pháp là Giáo-Tông và Hộ Pháp vẫn là 2 nhưng thực tế thể
thiên hành hóa quyền Chí Tôn tại thế chỉ có một mình Giáo-Tông.
Liên
hệ 3: Châu Tri số
21 của Văn Phòng Nội Chánh ngày 16-12-1934 dạy:
Hội
Thánh xin cho toàn đạo hay rằng:
Chiếu
theo tờ vi bằng kỳ nhóm Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài tại Toà Thánh ngày
26-10- Giáp Tuất (dl:02-12-1934) thì quyền hành Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài
đều giao cho Đức Hộ Pháp cầm, ấy là tuân theo thể pháp định cho Hộ Pháp phải
kiêm quyền hành Giáo Tông khi Giáo Tông qui vị, cũng như Giáo Tông phải kiêm
quyền hành Hộ Pháp khi Hộ Pháp qui vị …. Sự xây trở trong nền Chánh Trị của Đạo
chẳng qua là vì Thiên Thơ tiền định, đến lúc Chí Tôn chuyển thế thì tức nhiên
phải có chuyển pháp, điều ấy nếu ráng kiếm hiểu thì cũng không chi lạ.
Hộ
Pháp cầm Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng là việc đã
rõ ràng. Nhưng khi Hộ Pháp về thiêng liêng vị thì Giáo Tông không nắm quyền
Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng nhưng theo Điều 14 Nội
Luật Thượng Hội ta thấy ý nghĩa rõ ràng là Giáo Tông phải kiêm quyền hành Hộ
Pháp khi Hộ Pháp qui vị …
Châu
Tri trên đây dạy: … Sự xây trở trong nền Chánh Trị của Đạo chẳng qua là vì
Thiên Thơ tiền định, đến lúc Chí Tôn chuyển thế thì tức nhiên phải có chuyển
pháp, điều ấy nếu ráng kiếm hiểu thì cũng không chi lạ …. Muốn kiếm hiểu
thì phải liên tưởng (Phi Tưởng Thiên) để nối kết lại mới cảm nhận và hiểu được
ý nghĩa trên đây, còn như chấp ở văn tự thì khó mà hiểu được.
5/-
Ý nghĩa câu: Đại-Từ-Phụ
phổ-giáo rằng: Hay, hay không lẽ để phận hèn, ngày sau sẽ rõ thánh-ý Người
quyết liệu …
Cửu
Trùng Đài là xác của đạo, Hiệp Thiên Đài là chơn thần của đạo. Chức sắc Cửu
Trùng Đài trước khi thụ phong phải qua cơ bút từ Hiệp Thiên Đài. Hiệp Thiên Đài
ban quyền thì Chức sắc Cửu Trùng Đài mới có quyền. Nên Đại Từ Phụ trở pháp giao
cho Cửu Trùng Đài nhiệm vụ lập luật để cầm số mạng nhơn sanh. Chưởng Pháp là
người của Hiệp Thiên Đài nơi Cửu Trùng Đài nên cũng có quyền về luật lệ. Đó là
làm cho xác Chí Linh (Cửu Trùng Đài) thêm mãnh lực như Đức Bà Bát Nương dạy
trong đàn cơ đó:
Mầng
nhau vì thấy giúp nên nhau,
Mầng Đạo từ đây đẹp vẻ màu.
Mầng xác chí-linh thêm mãnh-lực,
Mầng thần chơn-lý đặng danh cao.
Mầng duyên nhân-loại đường tu vững,
Mầng phước nguyên-hồn chẳng chút hao.
Mầng Đạo từ nay nâng thế-giới,
Mầng nền chánh-giáo trở thanh-cao.
Sự
trở pháp ấy là điều phi thường nên: Cả Ngọc-Hư Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật
đều ngạc-nhiên sự lạ …
Cũng
trong đàn cơ trên Đức Bà Lục Nương cho biết thêm: Chư Thần, Thánh, Tiên,
Phật vui mừng chẳng xiết, Diêu-Trì Từ-Mẫu đẹp dạ không cùng, nhưng vì cái mừng
ấy mà làm cho Người đổ-lụy ngâm bài than nầy:
Vú
mẹ chưa lìa đám trẻ con,
Độ sanh chưa rõ phận vuông tròn.
Quyền cao Ngự-Mã là vinh bấy,
Phận mỏng Hiệp-Thiên biết giữ còn.
Lợt điểm Thánh tâm trần-tục khảo,
Vẻ tươi bợn thế nét dò-đon.
Thà xưa ví bẵng nay gìn vậy,
Lòng mẹ ngại-ngùng con hởi con!
III/-
Mở rộng.
Khi
tìm hiểu, phân tích để hồi đáp câu hỏi của bạn Võ Văn Tấn BBT nhận thấy có sự
liên quan rất đáng ghi nhận như sau.
1/-
Chừng nào đất dậy Trời thay xác.
Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển Q 1, Thi Văn Dạy Đạo bài đầu tiên:
Tròi
trọi mình không mới thiệt bần,
Một nhành sen trắng náu nương chân.
Ở nhà mượn dám mây xanh kịt,
Đở gót nhờ con hạc trắng ngần.
Bố-hóa người đời gây mối Đạo,
Gia ân đồ đệ dụng nền nhân.
Chừng nào đất dậy Trời thay xác,
Chư Phật Thánh Tiên xuống ở trần.
Pháp
Chánh Truyền Chú Giải (Hiệp Thiên Đài) dạy: Thầy cùng các Đấng Thiêng Liêng
không nhơn thân phàm ngữ … như vậy Trời không có xác làm sao thay xác. Còn
trong nhân gian ai cũng biết Trời là vô hình, vô ảnh thì làm sao có việc thay
xác? Vậy phải hiểu câu: Chừng nào đất dậy Trời thay xác, như thế nào?
Diễn
văn trong Pháp Chánh Truyền Chú Giải: … lập thành Hội Thánh làm hình thể
thiêng liêng của Thầy …
Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển Q 2: Tây-Ninh (Thảo-xá Hiền-Cung), ngày 23 Décembre 1931.
…Các
con phải nhớ rằng toàn Thế-giới Càn-khôn, chỉnh có hai quyền: trên là
quyền-hành Chí-Tôn của Thầy, dưới là quyền-hành của sanh-chúng. Thầy đã lập
hình-thể hữu-vi của Thầy, nghĩa là Hội-Thánh của Đại-Đạo ngày nay rồi thì Thầy
cũng phải ban quyền-hành trọn-vẹn của Thầy cho hình-thể ấy, đặng đủ phương
tận-độ chúng-sanh,
Vi
bằng kỳ Hội Nhơn Sanh năm 1937 (Đinh Sửu) (Đức Hộ Pháp chủ tọa) dạy rõ: Chúng
ta còn chịu một điều xôn xao náo nhiệt là họ sẽ nói rằng: Giao
quyền phong thưởng của Chí Tôn lại cho quyền Vạn Linh là phàm.
Chúng ta chẳng lạ cho cái phàm của nó đó là đem 3117 người phàm đặng làm
cái xác Thánh của Ngài là Hội Thánh. Thay vì chúng ta nói nó một
lần phàm mà thật ra 3117 lần phàm…
Qua
3 trích văn trên thiết tưởng đã đủ để hiểu Hội Thánh Cao Đài là Thánh Thể của
Đức Chí Tôn. Như vậy Trời thay xác có nghĩa là thay Thánh Thể của Đức Chí Tôn.
2/-
Thay xác Trời như thế nào?
Khi
mới lập Đạo Đức Chí Tôn căn cứ tiền căn, cựu kiếp của các Đấng Thiêng Liêng
tình nguyện hạ phàm để công quả cho Thầy mở đạo. Thầy và Đức Lý Giáo Tông phong
các vị ấy vào các phẩm Đại Thiên Phong như Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư,
Chánh Phối Sư, Phối Sư … bên Cửu Trùng Đài, bên Hiệp Thiên Đài như Hộ Pháp,
Thượng Phẩm, Thượng Sanh, Thập Nhị Thời Quân… đó là Hội Thánh do Thiên Thượng
lập ra. Hội Thánh do Thiên Thượng lập thành đã xây dựng nên thể pháp căn bản
cho tôn giáo. Đến khi Tòa nhà thể pháp đã vững vàng thì rút dàn trò ra, Họi
Thánh xin ngưng cơ bút cầu phong, cầu thăng (1978) và đến năm 1983 Hội Thánh do
Thiên Thượng lập ra bị cốt (Giải Thể Phật theo nghĩa vãng).
Thể
pháp tôn giáo bao gồm cả hệ thống pháp luật đạo, theo Nội luật Ba Hội Lập Quyền
Vạn Linh và Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp thì nhơn sanh sẽ căn cứ vào Luật Lệ
Chung Các Hội, Nội Luật Hội Nhơn Sanh để mở Đại Hội Nhơn Sanh công cử nhân sự
cầm quyền hành chánh tôn giáo và lập lại Hội Thánh Cao Đài.
Đại
Hội Nhơn Sanh công cử của nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo là chính danh
trước đồng đạo và xã hội, từ đó mới khôi phục lại nhân sự của Hội Thánh Cao Đài
và dâng lên cho thiêng liêng định quyết. Đó là Hội Thánh do Thiên Hạ căn cứ vào
thể pháp để lập ra. Thiên hạ phải minh bạch về luật lệ, cách thức và giải thích
tường tận phương pháp, thể thức nên là (Giải Thể Phật theo nghĩa lai).
Trời
thay xác nghĩa là Hội Thánh do Thiên Thượng lập thành đã giải thể rồi nên thay
bằng Hội Thánh do Thiên Hạ lập thành.
3/-
Hội Thánh do Thiên Hạ lập thành do nơi Cửu Trùng Đài.
Nội
Luật Hội Nhơn Sanh Điều thứ nhứt: Hội Nhơn Sanh sắp đặc như sau nầy:
I/-Thượng
Chánh Phối Sư … Nghị Trưởng.
II/-
Nữ Chánh Phối Sư … Phó Nghị Trưởng.
III/-
Lễ Sanh, Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự, Phái Viên: ... Nghị Viên.
VI/-
Một Nghị Viên Nam; và một Nghị Viên Nữ … Từ Hàng.
V/-
Hai Nghị Viên Nam và hai Nghị Viên Nữ …. Phó Từ Hàng.
Điều
thứ ba: Một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài đến chứng kiến và bảo thủ Luật Lệ không
cho Hội phạm đến.
Chức
sắc Hiệp Thiên Đài không tham gia thảo luận hay biểu quyết trong Đại Hội Nhơn
Sanh.
Như
vậy chỉ có nhân sự Cửu Trùng Đài trong Đại Hội Nhơn Sanh và quyết định việc
công cử nhân sự cầm quyền hành chánh tôn giáo, khôi phục lại Hội Thánh Cao Đài
mà khôi phục lại Hội Thánh Cao Đài chính là cầm số mạng nhơn sanh. Đó cũng
chính là ý nghĩa câu: Đại-Từ-Phụ lại trở pháp,
giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài … (2)
Lại
cũng ứng hiệp với lời Đức Lý Giáo Tông dạy: Cười. Lão chẳng nói rõ, hiền hữu
cũng thấy hiển nhiên rằng từ thử, thảng Lão có muốn nên cho Đạo đi nữa thì cũng
không thi thố chi đặng với một Hội Thánh hữu hư vô thiệt, như vậy có phải? May
thay! Do Thiên Thơ một mặt chẳng chi dời đổi trở ngăn, nên may ra nữa từ đây
Lão có phương cầm quyền trị thế.
Chú
thích:
(1)/-
Thánh Tượng Thiên Nhãn chưa hoàn chỉnh.
Tt
Tt
(2)/-
Một nghi vấn trong tương lai:
Theo Pháp Chánh Truyền Chú Giải liên quan đến phẩm Chưởng Pháp Thầy dạy: Chưởng
Pháp cũng là Giáo Tông, mà còn trọng hệ hơn là vì người thay mặt cho Hộ Pháp
nơi Cửu Trùng Đài….
Ngài
Bảo Văn Pháp Quân thỉnh giáo Đức Hộ Pháp đại ý: Ngọc Chưởng Pháp và Thái
Chưởng Pháp mặc sắc phục theo phái, nhưng vì sao Thượng Chưởng Pháp mặc áo
trắng mà không mặc theo phái Thượng? Đức Hộ Pháp trả lời: Đó là sở định
của Đức Chí Tôn Bần đạo cũng không hiểu?
Theo
thiển ý là do chưa đến lúc nên Đức Hộ Pháp chưa trả lời mà thôi, Ngài nắm thiên
điều sao lại không biết, nhưng muốn dành lại cho hậu tấn động não, tìm tòi như
lời dạy: Bần đạo thuyết đạo luôn để một khoản trống cho con cái của Chí Tôn suy
nghĩ (trích ý).
Tìm
hiểu thể pháp của đạo về ấn và đạo phục ta thấy:
-/-
Ấn của ba vị Chưởng Pháp hiệp lại là ấn của Hộ Pháp.
-/-
Thượng Chưởng Pháp cả đại phục và tiểu phục đều màu trắng, đạo phục của chức
sắc Hiệp Thiên Đài cũng toàn màu trắng (chỉ có Đức Hộ Pháp là khác về đại phục
và tiểu phục màu vàng). (a)
Nay
tìm hiểu về việc Đại Từ Phụ trở pháp giao quyền ấy cho Cửu Trùng Đài BBT xin
nêu ra một nghi vấn:
Vậy
có thể là Thượng Chưởng Pháp trở về cầm quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài và Chi
Pháp, Thái Chưởng Pháp cầm quyền Chi Đạo và Ngọc Chưởng Pháp cầm quyền Chi Thế
cho cho trọn vẹn câu: Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho
Cửu-Trùng-Đài … hay chăng?
Ba
vị Chưởng Pháp vẫn là nhân sự Cửu Trùng Đài nhưng hành quyền như Hiệp Thiên Đài
thay mặt cho Hộ Pháp trong Thượng Hội đem sanh khí đến cho Cửu Trùng Đài như
thể pháp ở Nghinh Phong Đài chăng?
Đây
chỉ là một nghi vấn mà câu trả lời sẽ có khi khôi phục lại Hội Thánh Cao Đài.
(a)/-
Chú thích trong chú thích:
Có kiến giải rằng đạo phục Giáo Tông cũng màu trắng, vậy Thượng Chưởng Pháp sẽ
lên Giáo Tông. Nhưng theo PCT thì phẩm Giáo Tông do 03 vị Đầu Sư và 03 vị
Chưởng Pháp có quyền tranh cử, sau đó Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng
Đài và chư Tín Đồ đồng tâm công cử. Khi công cử là do nơi số thăm quyết
định, không chắc rằng Thượng Chưởng Pháp lúc nào cũng lên phẩm Giáo Tông “nếu
Thượng Chưởng Pháp đương nhiên lên Giáo Tông thì không phù hợp với việc dạy
công cử”. BBT không bác bỏ mà chỉ nêu ý kiến.
Kiến
giải Thượng Chưởng Pháp cầm quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài là chưa có trong
PCT CG khác ý nghĩa với kiến giải không phù hợp với PCT CG. Kiến giải chưa có
trong PCT mà căn cứ vào Thiên Thơ có thể đúng, còn kiến giải không phù hợp với
PCT xin quý vị tự trả lời.
Tại
sao kiến giải chưa có trong PCT mà có cơ sở từ Thiên Thơ có cơ may đúng? Bởi vì
Đức Hộ Pháp có dạy sau nầy còn nhiều cơ quan trọng yếu của đạo cũng xuất phát
từ Thiên Thơ mà ra.
Câu
Đại-Từ-Phụ lại trở pháp, giao quyền ấy cho Cửu-Trùng-Đài … cũng
từ Thiên Thơ và BBT liên tưởng như thế, thời gian sẽ trả lời xin chớ vội tin./.
HẾT.