Xếp Phan Văn Khải có dạy: Tìm mọi cách để làm giàu cho nên thuộc hạ dùng chính sách để làm giàu. Rau nào sâu nấy có chi rằng lạ? BB Blog
11.273. NHỮNG CHÍNH SÁCH KỲ DỊ
Posted
by adminbasam on 09/01/2017
FB Luân Lê.
9-1-2017.
Những chính sách ban hành ra từ
trước đến nay khá nhiều và thường thì hầu hết chúng bị người dân phản đối, mặc
dù các quan chức vẫn thường nói người dân chúng ta “dân trí thấp”.
Thế nhưng, với trình độ dân trí
họ cho là như vậy, mà mỗi khi ban hành ra thì người dân lại chỉ trích và phản
đối một cách gay gắt chúng.
Vậy phải chăng trình độ của
người quản lý và điều hành, làm chính sách còn tệ hơn cả người dân mà với “dân
trí thấp”?
Đã có rất nhiều đề xuất ngu
ngốc đã từng được đưa ra để thảo luận: phụ nữ ngực lép không được đi xe máy;
phụ nữ quá 33 tuổi không được sinh đẻ; xe máy phải chính chủ khi lưu thông;
phải có hộ khẩu Hà Nội mới được mua nhà ở thủ đô và ngược lại; cấm xe biển chẵn
đi ngày lẻ và biển lẻ đi ngày chẵn; xe buýt nhanh BRT ở Hà Nội vừa triển khai
đã đổ bể; hệ thống đường đi bộ dưới mặt đất thì bỏ không; đề xuất bắt buộc mỗi
người phải hiến máu một lần một năm;…
Nhưng
những chính sách loại như vậy vừa đưa ra là người dân đã phản đối một cách
quyết liệt ngay tức thì và kèm theo một số lý luận khá hợp lý. Một số khác thì
cho rằng nó bất ổn mà không hẳn rõ vì sao mà cứ phản đối như một cách thể hiện
quan điểm phần nhiều là thiếu căn cứ mà dựa trên cảm tính cá nhân. Hoặc một số
chính sách đưa vào thực hiện trong thực tế thì đã thất bại ngay từ khi triển
khai. Bởi nó không có tính khả thi.
Ở Đức, Pháp, các nhà hoạch định
chính sách luôn có một bộ phận gọi là bộ phận đánh giá tính thực thi của các
chính sách khi được ban hành ra. Ví dụ, họ tính toán xem nếu đạo luật về chống
trốn thuế mà được đem vào thi hành trong thực tế thì có tốn kém hơn là số
người/số tiền đang bị trốn thuế hay không. Và nó có cần thiết để đem ra áp dụng
lúc này hay sẽ gây ra những tổn thất nhiều hơn là việc nó không nhất thiết tồn
tại. Và nhờ vào đó họ cân nhắc xem có cần đến việc ban hành một đạo luật nào đó
và đem áp dụng vào trong thực tế đời sống hay không. Nên họ không rơi vào tình
cảnh bị người dân phản đối hay đưa ra những đề xuất ngu ngốc như những người
quản lý, điều hành đất nước như ở xứ ta.
Chuyện con Rồng kỳ dị với các
bộ phận từ đầu đến đuôi là những con vật khác nhau, nó chỉ là một ví dụ đơn lẻ
nhưng là phản ánh toàn diện và tổng thể cách tư duy và điều hành nhà nước của
quan chức trong chính quyền. Nó méo mó và dị dạng, nó thiếu chất xám và chỉ
khoả lấp mang tính tạm thời.
Làm chính sách, phải có cái
nhìn bao quát, nắm được tình hình thực tế, tính đến khả năng thực thi khi áp
dụng, khả năng sống sót của một chính sách về sự lâu dài. Tất cả những cái đó
thì không thể thiếu ở một nhà lãnh đạo, một chính phủ điều hành đất nước mang
tính kỹ trị và có tầm nhìn hơn người khác.
Việc đưa ra đề xuất bắt buộc
người dân hiến máu mỗi năm một lần là một đề xuất vi phạm Hiến pháp về quyền
bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khoẻ, thân thể, được đảm bảo về nhân phẩm,
danh dự của con người.
Quyền được sống an toàn và mưu
cầu hạnh phúc là những quyền con người mà được bảo vệ bất khả xâm phạm từ bất
kể ai. Nhất là từ phía chính nhà nước của mình.
Những đạo luật, chính sách vi
hiến, trái luật vẫn được ban hành đầy rẫy và rất thường xuyên mà không ai kiểm
soát được, nó chính là kết quả vận hành của một chính phủ yếu kém, thiếu trí
tuệ và phẩm chất, không tôn trọng nhân dân của mình.
Có lẽ chúng ta đã quá quen với
việc thích ứng các chính sách và đạo luật hàm chứa nhiều rủi ro và đầy tính
cưỡng bách trong đó nên thành ra mỗi khi được phản kháng một điều gì đó mà có
thể khiến nó tạm ngừng thực thi thì đã cảm thấy vui mừng một cách thoả mãn. Nhưng
không nhìn sâu hơn cái gốc rễ vấn đề đó là lỗi ở thể chế và cơ chế vận hành của
bộ máy. Nên việc nổ bỏng thường sẽ cho ra những sản phẩm lỗi tiếp theo mà phần
lớn là không thể tiêu dùng được.
Ở xứ ta, họ thường ban hành
chính sách dưới ba dạng:
1. Đề xuất tiêu cực;
2. Đề xuất ít tiêu cực hơn;
3. Đề xuất gần như không khả thi.
1. Đề xuất tiêu cực;
2. Đề xuất ít tiêu cực hơn;
3. Đề xuất gần như không khả thi.
Khi ban hành ra, chắc chắn
người dân sẽ chỉ để tâm và phản đối đề xuất thứ 3 và có thể kèm theo phương án
thứ nhất. Và tạm chấp nhận cái thứ 2. Và cái còn lại này nó sẽ được đem thực
thi trên thực tế trong sự đồng tình mang tính chấp thuận trong tình cảnh ít có
lựa chọn khác cho người dân.
Và điều này được lặp đi lặp lại
trong suốt quá trình điều hành, quản lý đất nước, nên đa phần người dân là với
tâm lý “chấp nhận được” mặc dù biết nó có nhiều tiêu cực và chưa thoả đáng.
Vậy nên, bắt buộc phải thay đổi
gốc rễ của vấn đề, chứ không thể chỉ suốt ngày đi phản đối một vài chính sách
đơn lẻ được trưng ra rồi coi đó là thành quả của chúng ta.