Lộ trình dân chủ hoá Việt Nam 2017-2020
Ngày 1 tháng 1, 2017
Năm 2017 mở ra với niềm phấn khởi: Chúng ta đang có cơ hội hơn bao
giờ hết để đưa đất nước đến tự do và dân chủ trong một tương lai không quá xa. Muốn khai thác cơ hội này, chúng ta cần làm
đúng việc và đúng cách.
Về việc phải làm thì cách đây 6 năm chúng tôi 3 trọng tâm cho kế
hoạch 10 năm dân chủ hoá Việt Nam:
** Đẩy lùi chính sách đàn áp bằng cách ràng buộc chế độ vào
các cam kết quốc tế về nhân quyền và đe doạ trừng phạt các giới chức chính
quyền vi phạm những cam kết ấy;
** Tạo điều kiện cho người dân trong nước chủ động tham gia
các phong trào nhân quyền và dân chủ đang phát triển toàn Đông Nam Á hay toàn Á
Châu – Thái Bình Dương;
** Tạo không gian an toàn và yểm trợ cho các tập hợp của
người dân phát triển khả năng tự bảo vệ quyền của mình và bênh vực cho nhau khi
hữu sự.
Đến nay chúng ta đã đạt những thành tựu cụ thể cho 2 trọng tâm
đầu. Hoa Kỳ đã ban hành các
luật bảo vệ nhân quyền nói chung và tự do tôn giáo nói riêng, kèm với các biện
pháp trừng phạt nhắm vào cá nhân những thủ phạm đàn áp nhân quyền. Cũng trong
năm 2016, chúng tôi đã ồ ạt đưa tiếng nói của người dân ở trong nước đến các
diễn đàn dân chủ ở Thái Lan, Malaysia, Đông Timor, Philippines, Indonesia, Hàn
Quốc, Sri Lanka, và Hoa Kỳ.
Về cách làm, trong năm mới chúng tôi tiếp tục thúc đẩy 2
trọng tâm này và đặc biệt đẩy mạnh trọng tâm thứ 3: phát triển lực và thế cho
các cộng đồng của người dân ở Việt Nam. Công cuộc này đòi hỏi sự tiếp tay của
đông đảo người Việt thuộc mọi tầng lớp ở trong và ngoài ngước.
Các cộng đồng tôn giáo và sắc dân bản địa ở trong nước cần nhanh
chóng củng cố quy củ tổ chức, nghĩa là phải có mục tiêu cụ thể cho từng giai
đoạn, có những bộ phận chức năng chuyên biệt nhưng liên đới hữu cơ với nhau, có
nhân sự giỏi giang về điều hành và quản trị, và đặc biệt có đội ngũ nhân sự sẵn
sàng để báo cáo các vi phạm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Các cá nhân hoạt động nhân quyền ở trong nước cần tập hợp lại thành những tổ chức xã hội dân sự
chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực nhân quyền, để yểm trợ và nối kết các cộng
đồng kể trên theo từng lĩnh vực nhân quyền đặc thù. Các tổ chức xã hội dân sự
này cũng phải phát triển quy củ tổ chức.
Người Việt ở ngoài nước có thể góp phần một
cách quan trọng và hữu hiệu
qua công thức “nhóm kết nghĩa”: mỗi hội đoàn, mỗi cơ sở tôn giáo hay mỗi nhóm
thân hữu yểm trợ một cách tập trung và dài lâu cho một cộng đồng hay một tổ
chức độc lập ở trong nước về tinh thần, kỹ thuật, tài chính và quốc tế vận. Để
tìm hiểu thêm về “nhóm kết nghĩa”, xin vào trang http://machsongmedia.com.
Mục tiêu của chúng tôi là đến năm 2020, trên khắp đất nước sẽ có
1000 cộng đồng tôn giáo và sắc tộc với khả năng tự vệ bằng chính sức mình và nhờ vào sự hỗ trợ của các nhóm kết nghĩa ở
ngoài nước và, thông qua các tổ chức xã hội dân sự chuyên nghiệp, liên kết và
phối hợp với nhau ở trong nước theo từng lĩnh vực nhân quyền cũng như hợp tác
với các tổ chức nhân quyền quốc tế, các cơ quan chính quyền dân chủ và các cơ
chế Liên Hiệp Quốc. Khi ấy, tiến trình dân
chủ hoá sẽ tự nó lan nhanh một cách hoà bình, ổn định và khó đẩy lui.
Cũng như mọi năm kể từ 2012, năm nay chúng tôi
sẽ tổ chức Ngày Vận Động Cho Việt Nam ở Quốc Hội Hoa Kỳ và kêu gọi đồng hương
tham gia thật đông đảo. Thời điểm sẽ là cuối tháng 6. Mục tiêu của cuộc vận động năm nay là áp dụng các
biện pháp trừng phạt của luật Hoa Kỳ lên một số giới chức chính quyền Việt Nam,
đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt vì đàn áp tự do tôn giáo một
cách nghiệm trọng, và thông qua Luật Nhân Quyền Việt Nam. Nếu có câu hỏi hay có ý định tham gia, xin liên lạc với chúng
tôi tại: bpsos@bpsos.org.
Chúng tôi tiếp tục cần sự yểm trợ tài chánh của quý đồng hương cho
chương trình đào tạo và huấn luyện, can thiệp và bảo vệ đối với các cộng đồng
tôn giáo, cộng đồng sắc dân bản địa và tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, như chúng tôi từng làm trong 6 năm qua; xin gởi
cho: BPSOS/ACF; 6066 Leesburg Pike, Suite 100; Falls Church, VA 22041
USA. Mọi đóng góp được khai trừ thuế ở Hoa Kỳ.
Tôi tin rằng nếu làm
đúng việc và đúng cách, chúng ta sẽ hoàn tất lộ trình 10 năm dân chủ hoá Việt
Nam đúng hạn kỳ.
Trân trọng,
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS
Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS