TUYÊN BỐ CHUNG
Ngày 16 Tháng 1,
2014.
Chúng tôi, các tổ chức và cá nhân ký tên
dưới đây, cùng góp tiếng nói và nỗ lực tập thể để yểm trợ Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra
Tấn Ở Việt Nam. Mục đích của chiến dịch là vận động cho việc đối xử nhân đạo với
các nguời bị giam và tù nhân ở Việt Nam và loại bỏ các hành vi tra tấn và các hình
thức lạm dụng khác ở các nhà tù, trại giam, đồn công an, trung tâm cải tạo và
các nơi giam giữ người ở Việt Nam.
Quyền không bị tra tấn là một
trong những quyền con người cơ bản và phân minh nhất. Lệnh cấm tra tấn là tuyệt
đối và không bao giờ có thể biện minh trong bất kỳ tình huống nào. Không có giới
hạn về quyền không bị tra tấn; nó không thể bị đình chỉ trong thời gian chiến
tranh, khi an ninh quốc gia bị đe doạ, hoặc trong trường hợp khẩn cấp công cộng
nào khác.
Nhiều trong số các biện pháp bảo vệ cơ bản
chống lại tra tấn và các hành vi lạm dụng khác đối với tù nhân và người bị giam
giữ, cũng như các chế độ bảo vệ nguyên tắc đúng thủ tục, được ghi nhận trong
Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là một thành
viên nhà nước. Trước diễn tiến Việt Nam được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền Liên
Hiệp Quốc và sự việc Việt Nam ký Công Ước Chống Tra Tấn Và Các Hình Thức Đối Xử
Và Trừng Phạt Tàn Ác, Vô Nhân Đạo, hay Hạ Nhân Phẩm vào tháng 11 năm 2013, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam chứng minh cam kết
tôn trọng nhân quyền bằng cách từng bước nhanh chóng bãi bỏ việc sử dụng tra tấn
ở Việt Nam.
Chúng tôi sẽ đánh giá sự tiến bộ của Việt
Nam trong việc loại bỏ tra tấn bằng cách kịp thời thực hiện các mốc điểm quan
trọng sau đây:
1. Nhanh chóng phê chuẩn Công Ước Chống
Tra Tấn và ký và phê chuẩn Nghị Định Thư Bổ Túc, là hiệp ước bổ sung Công Ước
Chống Tra Tấn và tăng cường nhiệm vụ ngăn ngừa tra tấn.
2. Cấm các hành vi giữ tù nhân và những
người bị giam trong thời gian dài trong trại giam biệt lập và biệt giam, không
chỉ tạo điều kiện và duy trì sự tra tấn người bị giam mà trong một số tình huống
còn tự nó là tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo hay hạ nhân phẩm.
3. Cam kết cho một thời khoá biểu qua đó
chính quyền cho phép việc giám sát độc lập mọi nhà tù, trung tâm cải tạo, và
các nơi giam giữ khác ở Việt Nam bởi các tổ chức kiểm tra quốc tế và trong nước
để điều tra những cáo buộc về lạm dụng thể xác và tra tấn đối với các tù nhân
và các người bị giam giữ, và thực thi cấm tuyệt đối các hành vi lạm dụng bởi công
an, nhân viên an ninh, nhân viên nhà tù và trại giam, và các tù nhân khác.
4. Chấp nhận các chuyến thăm thị sát c ủa
Báo Cáo Viên Đặc Biệt của Liên Hiệp Quốc về Tra Tấn, Nhóm Công Tác LHQ về Giam
Giữ Tuỳ Tiện và các giới chức của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế, với quyền tiếp cận
không bị ngăn cản các nhà tù, trại giam cơ sở tâm thần, trung tâm cai nghiện,
khám đường, các nhà tạm giữ của công an, và những nơi giam giữ khác.
5. Phê chuẩn và thực hiện Công Ước Của Tổ
Chức Lao Động Quốc Tế Số 105 (Xoá Bỏ Lao Động Cưỡng Bức), cấm lao động cưỡng bức
hay bắt buộc đối với tù nhân chính trị hay vì phân biệt chủng tộc, xã hội, quốc
gia, hay tôn giáo; và công bố một danh sách của tất cả các hình thức lao động
liên quan đến các tù nhân và người bị giam giữ, các sản phẩm nào được chế biến
bằng sức lao động của người bị giam giữ hay tù nhân, và các công ty có sản phẩm
được chế biến bằng sức lao động của người bị giam giữ hay tù nhân.
6. Thực hiện và tuân thủ những biện pháp bảo
vệ cơ bản chống tra tấn và các lạm dụng khác nhắm vào tù nhân được ghi nhận
trong Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự Và Chính Trị (ICCPR) mà Việt Nam là
thành viên. ICCPR cấm giam giữ tuỳ tiện và tra tấn, và bảo vệ quyền của những
ai bị tước đoạt tự do, bao gồm quyền được nhanh chóng tiếp cận tư vấn pháp lý
và xét xử công bằng.
7. Công bố danh bạ ghi tên và địa điểm của
tất cả những người bị giam trước khi xét xử, cũng như danh sách của những người
bị kết tội và tuyên án, và những cáo buộc hoặc lý do liên quan đến việc bị giam
giữ hoặc phạt tù.
8. Thành lập một cơ chế độc lập cho phép
tù nhân nộp đơn khiếu nại mà không bị phát hiện bởi các người gác tù chịu trách
nhiệm trực tiếp cho họ, cùng với những quy định để bảo vệ những người bị giam
khi bày tỏ các quan ngại hay khiếu nại mà không bị trả thù bởi giới thẩm quyền
của nhà tù hay những cá nhân hành động thay cho họ.
9. Bạch hoá con số các cán bộ chấp pháp bị
điều tra, buộc tội, truy tố, hoặc đưa ra công lý liên quan đến tra tấn hoặc lạm
dụng người bị giam hay tù nhân.
10. Cam kết cho một thời khoá biểu để bãi
bỏ các luật trừng phạt sự thực thi ôn hoà các quyền về tự do phát biểu, lập hội,
hội họp, và tôn giáo, bao gồm cả các pháp luật về an ninh quốc gia và trật tự
công cộng, niềm tin và sinh hoạt tôn giáo, và giam giữ hành chính.
Các tổ chức xã hội dân sự và các công dân
đóng vai trò giám sát quan trọng để theo dõi giám sát tra tấn và ngược đãi những
người bị giam và tù nhân ở Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức nhân quyền
quốc tế, các chính quyền liên quan, và các đối tác phát triển của Việt Nam hãy
hỗ trợ và bảo vệ những người ủng hộ can đảm đã dấn bước để báo cáo các vụ tra tấn
và các hình thức lạm dụng khác đối với những người bị giam giữ và những tù nhân
ở Việt Nam, và đặt trách nhiệm với giới thẩm quyền Việt Nam trong việc thực hiện
Công Ước Chống Tra Tấn.
Chiến Dịch Xoá Bỏ Tra Tấn Ở Việt Nam hoan
nghênh sự tham gia của các tổ chức và cá nhân quan tâm trong và ngoài Việt Nam.
Để tham gia chiến dịch, xin ghi danh qua địa chỉ email:
CATVN2014@gmail.com.
Association of Con Dau Parishioners, USA
Boat People SOS (BPSOS), USA & Asia
Christian Solidarity Worldwide, UK
Coalition to Abolish Modern-day Slavery in
Asia (CAMSA), USA, Canada & Germany
Committee for Religious Freedom in
Vietnam, USA
Council of Indigenous Peoples in Today’s
Vietnam, USA
Dignity International, Malaysia
Forum Vietnam 21, Germany
Guarantee Living-Wage Job Opportunities,
USA
Hoa Hao Buddhist Congregation (Overseas),
USA
Hmong National Development, USA
International Office of Champa, USA
Khmer Krom Foundation, USA
Lantos Foundation for Human Rights &
Justice, USA
Montagnard Human Rights Organization, USA
Nguyen Kim Dien Priests Group, Vietnam
Organization of Overseas Vietnamese for
the Protection of Human Rights in Vietnam, Germany
Pax Romana-ICMICA
United CaoDai TayNinh Holy See Overseas,
USA
The Vietnamese American Community of
Washington,D.C, Maryland & Virginia
Vietnamese Historical Association in
European Union, Switzerland
Vietnamese League for Human Rights in
Switzerland
Vietnamese Women for Human Rights