Trang

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

2170. BÀ BÌNH: CÁ ĂN HAI MANG CHO TỚI CHẾT...

11.233. Bà Nguyễn Thị Bình hỏi về ‘số đông Đảng viên’

Posted by adminbasam on 05/01/2017
BBC. 5-1-2017.
Nhân năm mới 2017, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình đất nước và ‘phương thức lãnh đạo’ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong bài ‘Một vài suy nghĩ về xây dựng Đảng’ đăng trên báo Nhân Dân hôm 03/01/2017, bà không bắt đầu bằng lời ca ngợi chung chung về thành tựu Việt Nam đạt được mà nêu ra các khó khăn:
Bà Nguyễn Thị Bình ký văn bản Hiệp định Paris 1973 trong cương vị Bộ trưởng Ngoại giao CP CMLT Nam Việt Nam. Ảnh: Getty Images

Bà Nguyễn Thị Bình ký văn bản Hiệp định Paris 1973 trong cương vị Bộ trưởng Ngoại giao CP CMLT Nam Việt Nam. Ảnh: Getty Images
 “Năm 2016, đất nước ta gặp rất nhiều khó khăn, chủ quan và khách quan.”
“Nếu năm 2017, không vượt được những thách thức to lớn, ta có nguy cơ bị thụt lùi; và thành tựu quan trọng của 30 năm đổi mới sẽ mất ý nghĩa của nó.
Bà đặc biệt tỏ ý lo lắng về con số đông đảo đảng viên Cộng sản không đi cùng chất lượng.
“Hiện nay số đảng viên của ta có lẽ đông đứng thứ hai trong các Đảng Cộng sản, chỉ sau Trung Quốc.”
“Nếu số đông đảng viên là những người đúng tiêu chuẩn như Điều lệ Đảng đề ra, những công dân tốt, gương mẫu, những cán bộ có trách nhiệm, làm việc vì đất nước, vì nhân dân, v.v… thì chắc chắn tình hình của đất nước tốt hơn nhiều so với hiện nay.”
“Vừa qua, có phải ta chú trọng phát triển về số lượng, không quan tâm đầy đủ về các tiêu chuẩn cần có của đảng viên.”
Bà thẳng thắng đặt câu hỏi về “chính sách cán bộ của ta cũng có sơ hở để cho nhiều người không tốt, cơ hội, tìm cách vào Đảng để vào các cơ quan lãnh đạo hay quản lý của Đảng, Nhà nước”.
Thời gian qua, dư luận Việt Nam chú ý đến một số vụ “quan chức Đảng” được phong hoặc bổ nhiệm mà ngay cơ quan của họ không biết.
Điển hình là một vụ phó tại Ban Chỉ đạo Miền Tây, ông Vũ Minh Hoàng, nhận chức khi còn đi học ở nước ngoài.
h1
Chủ tịch Mao Trạch Đông của TQ đón Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình và Đại sứ Nguyễn Văn Quang tại Trung Nam Hải, Bắc Kinh. Ảnh: Getty Images
Một nhân vật khác, hiện đang bị truy nã, ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Phó Chủ tịch Hậu Giang, từng được ‘cơ cấu’ để lên làm thứ trưởng.
‘Tình đồng chí’ từng một thời được ca ngợi nay bị thách thức qua các vụ như tại Yên Bái hồi tháng 8/2016 khi chỉ trong một ngày ba cán bộ tỉnh, gồm cả bí thư tỉnh ủy và chủ tịch ủy ban nhân dân thiệt mạng vì nổ súng.
Hiện tượng ‘chạy chức chạy quyền’, đưa con cháu vào bộ máy cũng được nói đến công khai.
Tuy không đề cập cụ thể đến các trường hợp trên, bà Nguyễn Thị Bình đề nghị “chủ trương về phát triển Đảng cũng cầm xem xét và chấn chỉnh”.
Về quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền với xã hội và nhân dân, bà Bình viết:
“Những lễ hội rầm rộ, những lễ kỷ niệm lớn gây tốn kém, một số dự án cao xa, v.v… một số địa phương và ngành đề xuất, cho thấy Đảng chưa làm cho mọi người hiểu tình hình khó khăn nghiêm trọng của đất nước, mà mỗi người đều có trách nhiệm của mình.”
Theo bà, vấn đề là nằm ở “phương thức lãnh đạo của Đảng”.
“Từ lâu, các đồng chí lãnh đạo cũng đã nêu ra phương thức của Đảng là “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, nhưng đến nay chưa được thể chế hóa, chưa có một văn bản nào quy định rõ ràng về phương thức lãnh đạo nói trên.”
“Có phải đó là một nguyên nhân quan trọng làm chủ trương của Đảng không được quán triệt và thực hiện nghiêm túc?” Nguyên Phó Chủ tịch nước đặt câu hỏi.
“Thiếu những quy định rõ ràng về sự phân công trách nhiệm nên có những lỗ hổng, không xác định được ai là người chịu trách nhiệm để có biện pháp khắc phục.”
‘Tôi mong xã hội tốt đẹp hơn’
Bà Nguyễn Thị Bình nguyên là Bộ trưởng Ngoại giao của chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam và đã tham gia đàm phán hiệp định Paris năm 1973.
Sau năm 1975, bà tiếp tục được trọng dụng và giữ chức Phó Chủ tịch nước từ năm 1992 đến 2002.
Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt hồi 2008, bà Nguyễn Thị Bình đã chia sẻ nhiều ưu tư về xã hội và giáo dục Việt Nam.
Giải thích vì sao dù đã nghỉ hưu khỏi các chức vụ cao bà vẫn chăm lo cho Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, mà khi đó bà là Chủ tịch, bà Bình nói:
“Khi nhận thức đó là việc phải làm, cho đất nước, cho bản thân mình, thì không cứ gì hồi trẻ đã làm, bây giờ không tiếp tục làm. Tôi vẫn hăng hái như thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp.”
“Dĩ nhiên sự hăng hái của mình bây giờ vì mục tiêu khác. Đã độc lập, thống nhất, tôi mong nhân dân được hạnh phúc hơn, xã hội tốt đẹp hơn.”
h1
Bà Nguyễn Thị Bình nói chuyện với ông Jacques Chirac. Ảnh: Getty Images
Một cuốn từ điển về những phụ nữ quốc tế (The Northeastern Dictionary of Women’s Biography của Jennifer S. Uglow và Maggy Hendry) có mục riêng về bà Nguyễn Thị Bình.
Tài liệu này viết bà sinh năm 1927 tại Sài Gòn trong một gia đình tư sản và là cháu của nhà cách mạng Phan Chu Trinh.
Bà bị thực dân Pháp cầm tù từ 1951 đến 1954 và sau đó đóng vai trò quan trọng trong Hòa đàm Paris, chấm dứt chiến tranh ở Nam Việt Nam, cuốn từ điển viết.
Các nguồn chính thống hiện ở Việt Nam như Tạp chí Cộng sản (23/01/2013) thì nói bà Nguyễn Thị Bình tên thật là Nguyễn Thị Châu Sa, sinh ra tại Điện Bàn, Quảng Nam “trong gia đình cách mạng”.
Các báo này ca ngợi bà là “nhà ngoại giao nhân dân” của chính quyền Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Xem thêm: