Nơi Hồi giáo và Thiên chúa giáo là
bạn
Quinn
Hargita iBBC Travel
8 giờ
trước
Mặc dù đó là lần đầu tiên tôi gặp gỡ
Hasib Buba nhưng tôi đã một số lần nghe giọng nói của ông vang vọng trên khắp
những con đường và con ngõ ngoằn ngoèo của Berat, một thành phố nhỏ ở vùng
trung nam Albania.
Cải
đạo
Với mái tóc đen sẫm chẻ hai gọn
gàng, bộ râu quai nón được chăm chút cẩn thận và chiếc áo sơ mi có cài nút ở cổ
áo trông vừa vặn với thân hình mảnh khảnh, nhà lãnh đạo tôn giáo 25 tuổi này
cho biết với tư cách là một ‘muezzin’, một trong những trách nhiệm của ông là
phát lời ‘adhan’, tức lời kêu gọi các tín đồ cầu nguyện được phát ra từ ngọn
tháp hình chóp của thánh đường năm lần một ngày.
Image
copyrightJILL CONWAYImage captionHình ảnh các nhà thờ Thiên chúa
giáo đứng cạnh thánh đường Hồi giáo không phải là điều hiếm thấy trên các đường
phố Albania
Ông chính là hình ảnh của một tín đồ
Hồi giáo thuần thành. Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên khi biết rằng thật ra điều đó
không phải lúc nào cũng đúng.
“Thật ra tôi được dưỡng nuôi để trở
thành người Thiên chúa giáo,” Buba giải thích, “và tôi đi theo tín ngưỡng đó
trong nhiều năm. Khi tôi lớn lên, tôi đã có một cuộc tranh cãi với một người
bạn theo đạo Hồi. Cuộc tranh luận kéo dài hàng tháng trời và để chuẩn bị trước
cho cuộc tranh luận, tôi đã bắt đầu tìm hiểu về đạo Hồi. Tôi đã học tất cả
những gì tôi có thể học được về đạo Hồi.”
“Cuối cùng, tôi đã thắng bạn trong
cuộc tranh luận. Tuy nhiên khoảng thời gian đó đã khiến tôi phải đặt câu hỏi về
đức tin của mình. Những câu trả lời mà tôi tìm thấy trong đạo Hồi có ý nghĩa
hơn đối với tôi, do đó tôi đã cải đạo,” ông cho biết.
Mặc dù quyết định cải sang đạo Hồi
có lẽ khiến nhiều người kinh ngạc, sự thật là từ lâu Albania đã được xem là đất
nước của sự hòa hợp và khoan dung tôn giáo.
Chấp
nhận sự khác biệt
Tôn giáo chính của đất nước này là
Hồi giáo và Thiên chúa giáo với tín đồ Hồi giáo chiếm hơn phân nửa dân số.
Tuy nhiên vẫn có sự thống nhất giữa
người dân trong nước. Các nhà thờ và các thánh đường thường nằm trên cùng con
đường và hôn nhân giữa những cặp khác tôn giáo được chấp nhận rộng rãi trong
nền văn hóa địa phương.
Berat là trường hợp đặc biệt đáng
chú ý. Bảo tàng Onufri ở đây có trưng bày Ikona Burimi Jetëdhënës (tức Biểu
tượng Nguồn tạo ra Sự sống).
Tác phẩm nghệ thuật của người
Albania được sáng tác từ thế kỷ 18 này phác họa một cảnh trong Thiên chúa giáo
trên khung nền có những tháp vòm của thánh đường Hồi giáo nhô lên. Tác phẩm
được ca ngợi như biểu tượng của tinh thần hòa hợp tôn giáo nổi tiếng ở đất nước
này.
Image
copyrightGENT
SHKULLAKU/GETTYImage captionHồi 2014,
Giáo hoàng Francis đã khen ngợi Abania về sự khoan dung tôn giáo ở nước này
Trong chuyến thăm đến Albania vào
năm 2014, Giáo hoàng Francis, người đứng đầu Giáo hội Thiên chúa giáo La Mã đã
khen ngợi sự khoan dung tôn giáo ở quốc gia Balkan này.
Ngài nói rằng đó là tấm gương cho
thế giới học theo. Trong bài giảng ở Tirana, Giáo hoàng Francis đã ca ngợi ‘sự
chung sống hòa bình’ của các tôn giáo ở Albania và nói rằng “điều này đặc biệt
đáng khen trong thời đại ngày nay khi mà niềm tin tôn giáo đích thực đã bị các
nhóm cực đoan hiểu sai và sự khác biệt tôn giáo bị bóp méo.”
Tò mò muốn biết vì sao người dân
Albania vẫn thống nhất, tôi đã hỏi Buba về vấn đề này.
“Ở Albania luôn có sự chấp nhận
những gì thuộc về người khác. Nếu anh nhìn xuyên suốt vào lịch sử đất nước thì
anh sẽ thấy sự hòa hợp ở trong từng thế kỷ. Ngay cả trong thời kỳ Đế chế
Ottoman cũng vậy. Nhiều người cho rằng đó là nhờ vào chủ nghĩa cộng sản nhưng
tôi không tin. Nếu chúng ta nhìn vào thời kỳ lịch sử trước đó thì điều đó là
không đúng.”
Hòa
hợp tôn giáo
Ý Buba nhắc đến giai đoạn từ năm
1944 cho đến 1992 khi Albania nằm dưới chế độ cộng sản hà khắc do nhà độc tài
Enver Hoxha sáng lập.
Trong suốt thời kỳ cộng sản, Albania
đã trở thành một quốc gia hoàn toàn biệt lập gần như không có liên hệ gì với
thế giới bên ngoài.
Vào năm 1967, Hoxha đã thắt chặt hơn
nữa ách cai trị của ông lên đất nước này với lệnh cấm tất cả các tôn giáo hoạt
động và tuyên bố Albania là đất nước vô thần đầu tiên trên thế giới.
Trong suốt thời gian này, các nhà
thờ Thiên chúa giáo và các thánh đường Hồi giáo bị quân đội chiếm đóng. Các cơ
sở tôn giáo hoặc là bị phá hủy hoặc là bị biến thành rạp chiếu bóng hay sàn
nhảy. Các giáo sỹ bị tước bỏ tất cả tước vị giáo phẩm, bị hạ nhục và trong một
số trường hợp còn bị bỏ tù.
Một số người cho rằng hành động loại
bỏ tôn giáo một cách thô bạo như thế đã dẫn đến kết quả là người dân Albania đã
phát triển não trạng thế tục và khiến cho đất nước không có bất cứ căng thẳng
tôn giáo nào do đức tin không phải là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống
của đa số người dân. Tuy nhiên Buba lại nghĩ khác.
Để chứng tỏ sự hài hòa tôn giáo ở
Albania, ông đã đưa ra ví dụ gần đây về làng Malbardh, một ngôi làng nhỏ ở miền
bắc Albania.
Một vài năm trước đây, ngôi làng này
đã xuất hiện trên các tít trên khắp các mặt báo khi mà cộng đồng Hồi giáo địa
phương gây quỹ để xây dựng lại nhà thờ Công giáo duy nhất trong làng vốn bị đập
bỏ cùng với nhiều công trình tôn giáo khác dưới thời cai trị của Hoxha.
Malbardh không phải là nơi duy nhất
có những câu chuyện như thế. Leskovik, một ngôi làng gần biên giới Hy Lạp, được
mọi người biết đến với nguyện đường chung được xây dựng từ đống đổ nát của một
thánh đường Hồi giáo bị phá hủy trong Đệ nhị Thế chiến.
Phế tích này được để yên trong suốt
thời cộng sản và giờ đây nguyện đường mới, nằm dưới tầng hầm của tháp vòm trước
đây, là nơi thường lui tới của cả tín đồ Hồi giáo và tín đồ Thiên chúa giáo để
cầu nguyện.
Image
copyrightGENT
SHKULLAKU/GETTYImage captionTín đồ
thuộc mọi tôn giáo đều cùng nhau tham dự các sự kiện tôn giáo như lễ Ngày Nước
Thiêng của người Thiên chúa giáo
Những câu chuyện như vậy đặc biệt có
ý nghĩa trong thời đại ngày nay. Với nỗi sợ các nhóm cực đoan tôn giáo ngày
càng lớn, dường như hậu quả của việc chia rẽ tôn giáo sẽ ngày một nghiêm trọng
hơn.
“Tiếp
xúc với nhau”
“Tôi nghe có người nói rằng họ sẽ
xây dựng bức tường và cấm tín đồ một số tôn giáo vào nước họ,” Buba nói.
“Điều này chỉ càng làm sinh ra thù
hận và thiếu hiểu biết. Nguyên do Albania có sự hòa hợp tôn giáo là chúng tôi
tiếp xúc với nhau. Chúng tôi tranh luận, bàn cãi và chúng tôi tìm hiểu về những
người xung quanh mình.”
Trong khoảng thời gian hai năm tôi ở
Albania, tôi đã trực tiếp chứng kiến những gì mà Buba nói.
Có nhiều sự kiện tôn giáo của đạo
Hồi và đạo Thiên chúa mà các tín đồ của của hai tôn giáo đều tham dự. Chẳng hạn
như Ngày Nước Thiêng, một ngày lễ của Thiên chúa giáo khi mà những người dự hội
lặn xuống kiếm một cây thánh giá. Lễ hội này dành cho tất cả mọi người và qua
nhiều lần tổ chức đã có nhiều tín đồ Hồi giáo chiến thắng.
Tương tự, Buba giải thích rằng một
điều rất đỗi bình thường là các tín đồ Thiên chúa giáo tham gia vào các buổi
tiệc tùng chè chén trong ngày lễ Eid của đạo Hồi vốn đánh dấu sự kết thúc tháng
nhịn ăn Ramadan.
Bằng cách tiếp xúc với nhau thường
xuyên và có ý nghĩa như vậy, người Hồi giáo và Thiên chúa giáo ở Albania đã tạo
ra một cộng đồng mạnh dựa trên sự thấu hiểu và tôn trọng.
Khó mà nói được rằng liệu thế giới
có thật sự nghe theo lời khuyên của Buba và làm theo tấm gương của Albania hay
không, nhưng thật đáng chú ý khi mà một quốc gia nhỏ bé ở vùng Balkan nơi mà
khi trẻ em lớn lên chúng đều nghe tiếng kêu thúc giục người Hồi giáo đi cầu
nguyện và tiếng chuông nhà thờ ngân từ bên ngoài.
Đối với họ, sự hài hòa và sự chung
sống đã trở thành tự nhiên như hơi thở.