Trang

Thứ Hai, 19 tháng 12, 2016

2127. Tại sao vận động cùng lúc cho 3 dự luật nhân quyền?

Cơ hội để chúng ta giành thế chủ động Muốn chủ động, phải làm đúng việc, đúng cách và phát triển nội lực
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 18 tháng 12, 2016
Đầu năm 2015, BPSOS đề ra kế hoạch tổng vận động Quốc Hội Hoa Kỳ cho 2015-2016, với những mục tiêu cụ thể. Trong đó, một mục tiêu là vận động Quốc Hội thông qua 3 dự luật sau đây:
(1)    HR 1150 - Frank R. Wolf International Religious Freedom Act of 2015
(2)    S 284 - Global Magnitsky Human Rights Accountability Act
(3)    HR 2140 - Vietnam Human Rights Act of 2015

Đến nay HR 1150 đã được thông qua và được Tổng Thống ký ban hành. S 284 (trước đây là HR 624) đã được Quốc Hội thông qua nhưng chưa được ký ban hành bởi Tổng Thống. Dự luật Nhân Quyền Cho Việt Nam mới chỉ được Hạ Viện thông qua và phải bắt đầu lại trong năm 2017-2018.
Tại sao chúng tôi lại thúc đẩy cho cả 3 dự luật này mà không chỉ 1 hay 2?
Tác dụng bổ trợ
Nếu vận động thành công cho cả 3 dự luật, chúng ta sẽ có đầy đủ công cụ cần thiết để giúp người dân ở Việt Nam giành thế chủ động, và dồn chế độ vào thế bị động, trong cuộc đấu tranh đòi nhân quyền và dân chủ. Tổng hợp lại, 3 dự luật này sẽ:
(1)    Bao hàm tất cả các lĩnh vực nhân quyền được quốc tế công nhận và hơn thế (bao gồm cả vấn đề cưỡng đoạt tài sản và tham nhũng lớn);
(2)    Đòi hỏi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ phải báo cáo chi tiết các vi phạm trong từng lĩnh vực nhân quyền;
(3)    Đòi hỏi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhận diện các thành phần thủ phạm, bao gồm giới chức chính quyền, các đảng viên cộng sản, và các tác nhân ngoài chính phủ;
(4)    Tạo căn cứ cho sự chế tài cá nhân những thủ phạm và chế tài tập thể cả chế độ nếu có sự bao che hay dung túng cho thủ phạm.
Đứng riêng, mỗi dự luật có tác dụng nhất định, cần nhưng chưa đủ. Bảng dưới đây tóm tắt tác dụng của mỗi dự luật.



Luật bảo vệ tự do tôn giáo được tăng cường bởi HR 1150
S 284
HR 2140
Lĩnh vực nhân quyền
Tự do tôn giáo hay niềm tin
Bao quát mọi lĩnh vực nhân quyền được quốc tế công nhận, cưỡng đoạt tài sản, tham nhũng lớn
Bao quát mọi lĩnh vực nhân quyền được quốc tế công nhận
Báo cáo vi phạm
BNG phải báo cáo chi tiết về từng vụ vi phạm, lập danh sách tù nhân tôn giáo
BNG không có trách nhiệm báo cáo. Tổng Thống báo cáo việc xử lý các thủ phạm trong danh sách đề nghị do Quốc Hội hay bộ phận nhân quyền của BNG cung cấp.
BNG phải báo cáo chi tiết về các vụ vi phạm, lập danh sách nạn nhân kể cả tù nhân lương tâm, và báo cáo mức thực hiện thể chế pháp trị ở Việt Nam.
Nhận diện thủ phạm
BNG hàng năm phải nộp cho Quốc Hội danh tính các thủ phạm liên quan đến từng vụ vi phạm.
Quốc Hội phối hợp với các tổ chức nhân quyền để lập danh sách đề nghị chế tài. Bộ phận dân chủ, nhân quyền và lao động của BNG cũng có thể lập danh sách đề nghị chế tài.
Không đòi hỏi báo cáo thủ phạm.
Biện pháp trừng phạt
Cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với các thủ phạm và thân nhân trực hệ.
Áp dụng một hay nhiều trong 15 biện pháp chế tài, từ nhẹ đến nặng, đối với quốc gia trong danh sách CPC. Các quốc gia chưa ở trong danh sách CPC nhưng có sự vi phạm nặng nề thì phải “theo dõi đặc biệt”. Sau 2 năm nếu vẫn không cải thiện, quốc gia ấy tự động “rớt” xuống danh sách CPC.
Cấm nhập cảnh Hoa Kỳ đối với cá nhân các thủ phạm (thân nhân không bị ảnh hưởng); đóng băng tài sản của họ ở Hoa Kỳ.
Đóng băng các khoản viện trợ (ngoại trừ các viện trợ nhân đạo) cho Việt Nam ở mức của năm 2015. Tăng mức viện trợ theo tỉ lệ thuận với mức cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.

Tóm lại, HR 1150 đòi hỏi BNG báo cáo chi tiết về các vụ vi phạm, nhận diện thủ phạm, và có biện pháp chế tài cá nhân và chế tài tập thể. Tuy nhiên, HR 1150 chỉ giới hạn vào tự do tôn giáo hay niềm tin, và các biện pháp chế tài tương đối lỏng lẻo.  Sự chế tài lỏng lẻo này được củng cố bởi S 284 bằng biện pháp đóng băng tài sản các thủ phạm.
Mặt khác, S 284 giải quyết phần nào phạm vi áp dụng giới hạn của HR 1150: các biện pháp chế tài của S 284 áp dụng cho các vụ vi phạm nhân quyền nói chung; không những thế, nó còn áp dụng luôn cho các trường hợp cưỡng đoạt tài sản hay tham nhũng lớn. Tuy nhiên, S 284 lại không đòi hỏi Bộ Ngoại Giao báo cáo vi phạm hay nộp danh sách thủ phạm. Đó là lý do cần HR 2140, Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam. Nếu thành luật, HR 2140 sẽ đòi hỏi Bộ Ngoại Giao báo cáo chi tiết các vụ vi phạm thuộc các lĩnh vực nhân quyền mà luật HR 1150 không bao hàm.
Kế hoạch cho năm 2017-2018
BPSOS sẽ vận động cho Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vào đầu năm 2017, với 2 thay đổi sau đây:
(1)    Bổ sung ngôn ngữ của dự luật để đòi hỏi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ báo cáo cho Quốc Hội thông tin đầy đủ về thủ phạm, kể cả các giới chức chính quyền, các cán bộ đảng và các tác nhân ngoài chính phủ, liên can đến các vụ vi phạm thuộc mọi lĩnh vực nhân quyền. Điều này sẽ là cơ sở để áp dụng các biện pháp chế tài cá nhân của S 284 đối với họ.
(2)    Bỏ ngôn ngữ về chế tài, để tăng triển vọng dự luật được Thượng Viện thông qua. Phần chế tài này đã gây khó khăn cho dự luật ở Thượng Viện. Chúng ta sẽ chỉ cần Bộ Ngoại Giao báo cáo vi phạm và nêu danh tính thủ phạm, để làm cơ sở áp dụng các điều khoản chế tài trong S 284.
Khai thác các thành quả lập pháp
Các luật Hoa Kỳ về nhân quyền kể trên tự chúng không là giải pháp cho tình trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng đang diễn ra ở Việt Nam. Chúng là những công cụ đầy tiềm năng mà người dân và những người hoạt động nhân quyền có thể dùng để từng bước giành thế chủ động và đẩy lùi sự đàn áp của chế độ. Muốn vậy, chúng ta phải làm đúng việc, làm đúng cách và phát triển nội lực qua các công tác cụ thể dưới đây:
(1)    Lập hồ sơ các vụ vi phạm nhân quyền mang tính cách trầm trọng, với thông tin đầy đủ về các thủ phạm là giới chức chính quyền, cán bộ đảng cộng sản hay tác nhân ngoài chính phủ;
(2)    Lập danh sách các người đang bị án tù vì lý do tôn giáo hay niềm tin, hay vì thực thi các nhân quyền khác;
(3)    Huấn luyện đội ngũ những người chuyên thu thập thông tin và viết báo cáo vi phạm theo tiêu chuẩn quốc tế;
(4)    Tạo nội lực cho từng cộng đồng “cơ sở” (ở cùng địa phương hay trong cùng tổ chức) để đối tác với chính quyền Hoa Kỳ và tự vệ trước các hành vi đàn áp của chính quyền Việt Nam;
(5)    Vận động Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp chế tài cá nhân và tập thể dựa vào các báo cáo vi phạm nhân quyền do chúng ta cung cấp.
Trong những bài tới, tôi sẽ giải thích “nhóm kết nghĩa”, công thức để thực hiện cả 5 công tác này.
Vì trang Mạch Sống bị chặn bởi tường lửa ở Việt Nam, tôi kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước tiếp tay phổ biến bài này và các bài liên quan đến người dân ở Việt Nam. Xin cảm ơn.
Bài liên quan:
TT Obama ký ban hành luật tăng cường bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1167-2016-12-17-19-04-16.html
Thành công lớn về quốc tế vận: Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua luật chế tài người vi phạm nhân quyền
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1162-2016-12-08-20-17-14.html
"Nhóm kết nghĩa": Công thức để gieo mầm dân chủ cho Việt Nam
http://www.machsongmedia.com/vietnam/danchu/1159-2016-11-26-23-17-36.html