Bản vi tính & pdf.
Nguyêt san Thông Liên do Khối Nhơn Sanh và Hội Thánh Em Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ biên soạn và phát hành vào ngày 20 hàng tháng.
BBT đính kèm link đến file pdf theo đề nghị một số bạn đọc để in ra phổ biến.
https://drive.google.com/file/d/1hr_koy7Knz6LdFdOmS6sdGD-rCls0Ark/view
MỤC LỤC
1/-
Lời Thuyết Đạo Đức Hộ Pháp. T 3.
2/-
Thi văn dạy đạo. T 6.
3/-
Chương trình hành đạo. T 7.
4/-
Vi bằng 16/97 (18-2-2022). Trả lời chất vấn: sử dụng chung Đền Thánh,
Báo Ân Từ… với chi phái 1997. T 15.
5/-
Thi văn dạy đạo T 21.
6/-
Tin hợp tác T 22.
Hết.
LỜI THUYẾT ĐẠO ĐỨC
HỘ PHÁP.
Ngày 15 - 8 - Quí Dậu (dl 4 - 10 - 1933).
Tại Đền Thánh.
TRÍCH ĐOẠN.
Lại nữa, Đạo chia ra ba quyền đặc biệt:
* Quyền Nhơn sanh: là từ phẩm Lễ
Sanh, Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự, Thông Sự và cả phái viên toàn đạo hiệp đồng
định luật lịnh phục hành Thể pháp. Chánh Phối Sư phái Thượng làm Chủ tọa. Hội
nầy có hai vị Chức sắc Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài dự hội.
* Quyền Hội Thánh: là Hiệp Thiên
Đài thì Thập nhị Thời Quân, Cửu Trùng Đài thì từ phẩm Chánh Phối Sư, Phối Sư,
Giáo Sư và Giáo Hữu thì vâng luật pháp thi hành chánh trị, Chánh Phối Sư phái
Thái làm Chủ tọa hội nầy.
* Quyền Thượng Hội: là HTĐ thì Hộ
Pháp. Thượng Phẩm, Thượng Sanh; Cửu Trùng Đài thì Giáo Tông, Chưởng Pháp và Đầu
Sư, cầm luật pháp điều hòa đạo mạch. Thượng Hội không quyền sửa trị, duy thi
hành luật lịnh Chí Tôn, kỳ dư khi nào Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh phản khắc cùng
nhau làm nền Đạo chinh nghiêng nguy hiểm thì Đầu Sư mới đặng thống quyền
nắm Đạo pháp thi hành chánh trị. (Quyền Thống nhứt phải có đủ quyền Vạn linh và
quyền Chí Tôn hiệp đồng ban cho mới đặng). Hội nầy của quyền Chí Tôn (là Giáo
Tông và Hộ Pháp) làm Chủ tọa.
Trừ hai vị Đại Thiên phong là Giáo Tông và
Hộ Pháp đã thay quyền Chí Tôn tại thế ra, cả ba Hội công đồng mới có quyền Vạn
linh đủ phép.
Ấy vậy, Đạo có Quyền Vạn
linh chớ không có Hội Vạn linh.
Chư Đạo hữu lưỡng phái biết đặng luật nầy
thì sao cũng buồn cười cho Hội Vạn linh của Quyền Ngọc Đầu Sư buổi nọ! (Ngọc
Trang Thanh, Lê Bá Trang).
Vậy
thì Hội Nhơn sanh là một quyền lực của Vạn linh, nếu không phân trách nhậm công
bình, thiếu phương thế mong chi giữ pháp.
Ôi!
Nhiều Đạo đã khi rẻ chúng sanh và chúng sanh chê Đạo cũng bởi thiếu cơ quan nầy
mà chớ.
Bần đạo nhớ lại khi ban hành Pháp Chánh
Truyền thì làm cho nhiều vị Thiên phong Cửu Trùng Đài thất chí, nhứt là Cụ Lớn.
Bần đạo mới nói trên đây, đã sai một vị
kia ra lập phái đặng kích bác chơn truyền, hầu đánh đổ quyền hành Chánh
Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự, nghĩa là quyền nhơn sanh cho tận diệt. May thay
có Chí Tôn phò trợ nên không kết quả chút nào và nghe ra Chi phái ấy ngày nay
đã tan tành rời rã.
Bần đạo nghĩ cũng nực cười vì họ cũng có
thế dỗ dành cho tín đồ lầm lạc, thật là họ dụng phản gián mưu sâu đặng xúi nhơn
sanh tự vận.
Đảng phái ấy đã cả gan dám lột cổ pháp và
cổi sắc lịnh một vị Trị Sự đương bận hành lễ, liệng trước mặt của đông người,
mà sao nhiều vị tín đồ cũng không hiểu nghĩa.
Bần đạo khổ thân nhọc trí, càng lo bảo hộ
quyền thế của mỗi người, càng bị nhiều kẻ đồ mưu xúi người ơn đem trả oán.
Thiệt tâm lý của người đời rất nên ghê gớm.
Đạo là Đạo, mà ai cũng Đạo.
Thể pháp (nghĩa là ngoại dung) thì buộc,
nào là phẩm, nào là quyền hành, chớ trước Bí pháp (nghĩa là nội dung) cả con cái
của Chí Tôn đồng một bực.
Không phân lớn nhỏ, chẳng kể sang hèn,
hình tướng Chí Linh vẫn đồng một thể.
Chúng ta chưa hề đã để ý định cho mình mẩy
tay chơn của châu thân ta mỗi phần giá, vì lớn nhỏ cũng đồng cốt nhục, dầu
trọng khinh cũng cùng một thể thân, lễ nghi kia để dỗ mắt phàm, phẩm vị nọ giục
ham bụng thế.
Chí Tôn đã dạy rằng, phải tùy theo phong
hóa của các sắc dân sanh mà truyền giáo, thì người cũng tùy Nhơn đạo lập chơn
truyền, bởi ta tham trọng thế lớn quyền, Thầy mới tạo ngôi Tiên vị Phật.
Đại Từ Phụ một hôm kia than cùng Bần đạo
rằng : Thầy không phương nào đến cùng các con khác hơn cơ bút. Thầy còn phải
trụ tinh ba chơn truyền của Ngũ Chi Đại Đạo lại mà làm cho chúng sanh hiểu Đạo
đặng dễ dàng nên phải dụng bút cơ giáo hóa.
Hễ mọi điều chi có hữu ích thì có hữu hại.
“Sau nầy Thầy e cho cơ bút sẽ
hại cho nhơn sanh mê tín dị đoan cũng bởi vì ưa ham phẩm vị. Nào là thành Tiên
hiển Phật, nào là xưng Thánh hô Thần, xúi tục tánh ham gần mộng mị.”
Lời tiên tri nầy ngày nay kết
quả.
Ta
thử thầm hỏi lấy tâm ta rằng: Đại Từ Phụ muốn cho ta ra phận sự gì? Nó ắt trả
lời: Thế thì Thầy muốn cho ta thiện niệm thiện hành, thiện tu thiện giáo, đặng
nêu gương cảm hóa người đời, còn làm trái hẳn tôn chỉ cao thượng của Thầy mà
gieo ác thì là kế Quỉ vương giục loạn.
Hành đạo là khó, mà bảo chơn lại càng khó,
bởi đó mà phận sự của Hội Thánh rất nên yếu trọng. Nầy là mặt luật, nọ là nhơn
tâm, vẫn đôi bên phản khắc. Nếu muốn đắc nhơn tâm phải phế vong mặt luật, còn
như thi hành chánh luật ắt là thất nhơn tâm, hỏi Hội Thánh phải hành pháp thể
nào đặng vừa lòng công chúng?
Phải theo công chúng bỏ chơn truyền hay là
nắm chơn truyền đặng hành quyền cùng công chúng?
Phải quấy để lòng người suy gẫm, Bần đạo
không minh luận ra đây.
Sự vừa lòng công chúng đã hại nhiều tôn
giáo chơn chánh qui phàm, chúng ta nên noi gương ấy mà tùng theo, hay là phải
tìm đường xa lánh?
Còn như không vừa theo công chúng, người
chê bai xa lánh Đạo mới sao?
Thật là khổ! Phải cho có đủ khôn
ngoan trí thức thiêng liêng mới tìm thấy trung dung Đại Đạo.
Hạng phẩm và trách nhậm đặc biệt phân minh
của Hội Thánh có nên để cho rối loạn cùng chăng?
Nếu trật tự không vững gìn, dầu Chí Tôn có
cho Hội Thánh quyền hành cao trọng thể nào, Đạo rẻ giá bất năng vô ích.
Hỏi những tay đã đồ mưu phá tiêu pháp luật
ở nội tâm muốn tính điều gì? Bần đạo tưởng chắc cả thảy Đạo hữu lưỡng
phái nam nữ đều đồng ý đồng thinh mà
trả lời rằng: Họ quyết chắc tìm phương diệt Đạo.
Thật
phải vậy đó chút. Hễ phá pháp luật là phá giá trị của Hội Thánh, mà Hội Thánh
mất giá trị thì Đạo phải điêu tàn tiêu diệt. Bần đạo tưởng muốn hại Đạo, không
có thế nào hay hơn là phá tiêu pháp luật.
Hiệp Thiên Đài là cơ quan bảo thủ chơn
truyền có nên để cho Chức sắc lộng quyền phá tiêu pháp luật hay không?
Bần đạo để cho chúng sanh định lý mà trả lời giùm, chớ ngòi bút của kẻ biết tu
chẳng nỡ để câu ác luận. Chức sắc Thiên phong cốt để thi
hành luật pháp, chớ chẳng phải nương chánh giáo đặng làm quyền. Hễ vị nào lập
thế lực riêng thì vị ấy tự nhiên lộng pháp.
……
HẾT TRÍCH.
Hảo Nam Bang! Hảo Nam Bang!
Tiểu quốc tảo khai hội Niết-Bàn.
Hạnh ngộ Cao-Đài truyền Đại-Đạo,
Hảo phùng Ngọc-Đế ngự trần gian.
Thi ân, tế chúng thiên tai tận,
Nhược thiệt, nhược hư vạn đại an.
Chí bửu nhơn-sanh vô giá định,
Năng tri giác thế sắc cao ban.
Hữu vân, hữu vũ, hữu phong ba,
Nhựt-Nguyệt, âm-dương tứ quí hòa.
Thiên-Địa Càn-Khôn kiêm vạn lọai,
Nhơn-quần, thảo mộc cập chư hoa.
Ly-kỳ cảnh vật cao-nhơn thưởng,
Đáo để san hà thượng khách ca.
Ngã vấn chư nhu hà thủ tạo?
Kỉnh ngô vi chủ, Đạo như hà?
NGỌC ẩn thạch kỳ ngọc tự cao
HOÀNG Thiên bất phụ chí anh hào
GIÁNG ban phước hạnh nhơn đồng lạc
THẾ tạo lương phương thế cộng giao
GIÁO hóa nhơn sanh cầu triết lý
ÐỘ truyền thiên hạ ái đồng bào
NAM nhơn tỉnh cãm sanh cao khí
PHƯƠNG tiện tu tâm kế diệt lao.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 1.
Thi văn dạy đạo.
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐẠO.
Khối
Nhơn Sanh (2005) và Hội Thánh Em Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (2018) hành đạo
trong thời kỳ Hội Thánh bị cốt. Nhiệm vụ của người Đạo Cao Đài là hiểu
đúng và làm đúng Thánh Lịnh 257 của Đức Hộ Pháp dạy: Công cử nhân
sự cầm quyền thiêng liêng của đạo; không công cử lên hàng phẩm Chức sắc.
Thánh
Lịnh 257 là cơ sở pháp lý, là ánh sáng soi đường đi đến mở Đại Hội
Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh để công cử nhân sự cầm quyền thiêng liêng
của đạo (quyền hành chánh trong tôn giáo).
Người
Đạo Cao Đài có hai việc phải tiến hành song song nhau như hai mặt của
một bàn tay:
1/-
Làm rõ bản sắc trong lành của đạo. Giới thiệu những tinh hoa, đặc sắc
của đạo về thiêng liêng và xã hội. Về thiêng liêng như Thiên Nhân Hiệp Nhất,
nguyên lý của thời Tam Kỳ Phổ Độ… Về
xã hội như tính cách QUỐC ĐẠO với tam quyền phân lập rất phân minh. Cách
lập pháp của đạo là lập quyền cho nhân loại. Tự do trong đạo đức, dân
chủ có nhân quyền thể hiện qua Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh. Công thức xây
dựng xã hội hòa bình, dân chủ, tự do. Đạo có Hành Chánh và Phước
Thiện để tự thăng bằng quyền lực theo tính Nhất Nguyên Đa Cực. Đạo mở
ra thời kỳ Đạo-Đời hòa nhập theo luật cung cầu từ đó xây dựng nền văn
minh mới: Văn Minh Tâm Linh hay Văn Minh Cao Đài Giáo. Những phương án mà
Hội Thánh Cao Đài đã thực hiện để xây dựng vùng Châu Thành Thánh Địa
là chứng cứ điển hình.
2/-
Làm rõ bản chất của chi phái 1997 là kẻ cắp, kẻ cướp, kẻ diệt Đạo
Cao Đài rồi lấy căn cước của nạn nhân ra xài trước quốc tế.
Khối
Nhơn Sanh và Hội-Thánh Em Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có hai mục tiêu: Không
cho chi phái 1997 chiếm dụng danh hiệu đạo và không cho chi phái 1997
chiếm đoạt Tòa Thánh Tây Ninh và các Thánh Thất, Điện Thờ… Mục tiêu
thứ nhất xem như đã đạt được.
Tháng
11-2021 BPSOS mở Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin Khu Vực Đông Nam Á
lần thư VII chủ đề ĐẠO CAO ĐÀI: THÁCH ĐỐ và TRIỂN VỌNG. Chúng tôi đã
trình chánh cơ sơ pháp lý là Quyết định 124 tại Điều 2 đã công nhận
quyền hành đạo của người Đạo Cao Đài 1926 tại Tòa Thánh Tây Ninh, Đền
Thờ Phật Mẫu… để đạt được mục tiêu thứ hai. Đoàn kết với đồng đạo
có cùng mục đích và việc làm thực hiện kế hoạch mở Đại Hội Nhơn
Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh để công cử nhân sự cầm quyền thiêng liêng của
đạo.
Nay
kính.
A/-
Phương hướng và kế hoạch hành đạo.
Tháng
11-2012 BPSOS tổ chức Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo và Niềm Tin Khu Vực Đông
Nam Á Lần Thứ VII, chủ đề ĐẠO CAO ĐÀI: THÁCH ĐỐ & TRIỂN VỌNG.
Trong phần hội luận có nhận định rằng: Hiện tình về tự do tôn giáo đã
có những biến đổi khá thuận lợi cho Đạo Cao Đài và tình hình chung:
sự quan tâm của quốc tế và sự phát triển và nâng cao ý thức trong nội
bộ các tôn giáo. Người tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo cần vận dụng
những thành quả đạt được để đi thẳng đến tương lai: xây dựng tôn giáo
theo pháp luật và giáo lý chơn truyền mà không nhứt thiết phải quay lại
quá khứ để giải quyết từng điểm một. Quá khứ đã là quá khứ, khi
tiến đến tương lai cần điểm nào thì lôi nó ra để làm rõ và vượt qua
chứ không quay lại để giải quyết toàn bộ.
Nhận
định trên đây rất phù hợp với đề xuất của chúng tôi về phương hướng
và kế hoạch hành đạo: Người Đạo Cao Đài đang bước vào một chặng đường
mới trong công cuộc khôi phục hành chánh tôn giáo. Các bài bản của chặng đường
trước đây vẫn phải tiếp tục nhưng phải có sự nâng cao, có thêm những bài bản
mới để khai thác các thành quả đạt được. Nếu không nhận ra những bài mới
hóa ra cuộc tranh đấu chẳng có thành quả gì hay tiến bộ chi hay sao?
Còn như chỉ biết cái mới mà bỏ hẳn cái đã qua thì cuộc tranh đấu trong
bao nhiêu năm qua là mất gốc hay sao? Phải tự biết mình, biết người và
biết thời thế thì mới đi được chắc và đi được xa.
Phần
tự biết mình là làm rõ bản sắc trong lành của ĐĐTKPĐ về pháp
luật, giáo lý, triết lý qua thể pháp… bộ phận nghiên cứu vẫn tiếp tục
biên soạn và trình bày trên Blog Khối Nhơn Sanh. Đạo Cao Đài truyền hiền
chớ không truyền tử. Theo đạo là theo pháp luật đạo, chẳng theo người
nào. Tìm hiểu bản sắc trong lành của đạo để tự biết mình có những
tài nguyên gì và vận dụng.
Bản
sắc trong lành của đạo là phần chìm của tảng băng, nếu không làm rõ
bản sắc trong lành của đạo thì việc tranh đấu cho đạo quyền thiếu
chiều sâu, dễ bị lệch lạc và thậm chí trái ngược với Pháp Chánh Truyền.
Nói có sách, mách có chứng: chủ trương phục quyền Hội Thánh Cao Đài,
Đại Hội Môn Đệ Chí Tôn hay các vị chỉ trích Phước Thiện 257 đã gây
ra chia rẽ là những bài học điển hình. Trong thời Hội Thánh bị cốt
thì quyền hạn và trách nhiệm của người Đạo (Bàn Trị Sự và Tín Đồ)
thu gọn trong Thánh Lịnh 257. Đưa ra những quyết sách, ngôn luận trái với
pháp luật đạo, trái với công văn Hội Thánh là tử huyệt của chính người
đạo.
Đức
Hộ Pháp dạy muốn phá đạo không chi hay hơn là phá tiêu pháp luật đạo
nên hành đạo, tranh đấu cho đạo quyền mà không hiểu, không tùng theo pháp
luật đạo thì đó cũng là một cách phá đạo. Đạo vốn có sẳn pháp luật
mà người đạo phải tuân theo, tự thân người đạo phải chấp hành. Không
thể đem những điều luật từ tổ chức khác để biện minh việc vi phạm
pháp luật đạo. Điều căn bản nhất là giới vọng ngữ phải tuân y,
phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình trong mọi hoàn cảnh.
Đức
Lý Giáo Tông dạy (1-8-1931): Trong trận trí binh nầy nếu không đủ tài
tình và oai dõng thì chẳng hề thắng đặng (TNHT Q2, T 83, bản in
1963). Thiêng liêng đã trí binh để dạy môn sinh lập thành Quốc Đạo thì
cũng trí binh để bảo toàn Quốc Đạo. Cho nên Đạo có Binh Thư Chiến Pháp
là Pháp Chánh Truyền, Tân Luật và các Luật lệ Hội Thánh. Có Kinh Thư
Chiến Lược là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo. Pháp
luật đạo là binh khí diệt tà quyền, người đạo noi theo đó mà thực
thi tam lập, xây dựng nhơn nghĩa trong xã hội.
Hiện
nay thiêng liêng đang điều binh, khiển tướng trong công cuộc bảo tồn Quốc
Đạo, tranh đấu cho đạo quyền, xây dựng lại hành chánh tôn giáo, lập lại
Hội Thánh Cao Đài. Đức Hộ Pháp khi về thiêng liêng vị thì oai quyền còn
lớn hơn khi mang xác phàm, cho nên việc chi phái 1997 phải ra khỏi Tòa
Thánh Tây Ninh là tất yếu.
Biết
mình là căn cứ vào Thánh Lịnh 257 thực hiện hành chánh và Phước Thiện
để làm chứng trước xã hội rằng Đạo Cao Đài do Đức Chí Tôn lập năm 1926
vẫn tồn tại. Xác định rằng: Chúng tôi theo đạo chứ không theo người nào
hết. Theo đạo thì lập ra Chương Trình Hành Đạo rồi căn cứ vào đó mà
thực hiện.
Phần
biết người là phải biết rõ về pháp lý của chi phái 1997,
họ không có mạng lịnh của Hội Thánh, đó là tử huyệt của họ. Cho nên
khi tranh đấu cho đạo quyền (thực hiện quyền hành đạo), phải lấy pháp
lý đạo làm căn bản. Người đạo phải am tường triết lý của Quốc Đạo,
am tường tài nguyên của đạo để áp dụng cho pháp lý theo từng thời điểm.
Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ là một tổ chức tôn giáo, có hiến chương năm 1965, danh
hiệu có 6 chữ. Có nơi hành đạo là Tòa Thánh Tây Ninh (hiến chương
1965), quyền hành đạo được xác định theo QĐ 124, Điều 2, ngày 4-6-1980.
Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ Cao Đài Tây Ninh là một tổ chức tôn giáo có hiến chương
năm 1997, danh hiệu có 10 chữ. Tổ chức nầy là một chi phái của Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ (theo kế hoạch 01, 27-5-1996).
Hai
tổ chức tôn giáo nầy khác nhau, công văn nhà nước ban hành cho chi phái
1997 thì có giá trị với chi phái. Công văn nào cũng không thay đổi được
sự thật về chi phái 1997: không có mạng lịnh của Hội Thánh Cao Đài,
cho nên đó là chi phái lập ra năm 1997. Hiên nay chi phái 1997 chiếm dụng
danh hiệu đạo và chiếm đoạt Tòa Thánh Tây Ninh của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Nhà nước có trách nhiệm trị an trong xã hội, trừng phạt kẻ vi phạm
pháp luật, nên nhà nước có trách nhiệm về hành vi phi pháp của chi
phái 1997. Lập trường ba không: không chống, không theo và không tham gia
chánh quyền là căn bản.
Do
công việc ngày một phát triển nên luôn luôn có những phát sinh và phải
phân tích mọi phương diện cho phù hợp với triết lý Quốc Đạo, pháp luật
đạo và với tài nguyên môi trường trong xã hội về khoa học kỷ thuật, trào
lưu nhân quyền, tự do tôn giáo. Làm rõ bản chất chi phái 1997 trước quốc
tế, phần nầy tiếp tục liên kết với BPSOS, các tổ chức xã hội dân sự
khác, các tôn giáo bạn và các hiền nhân quân tử như trước đây.
Biết
thời thế là sao và biết để làm gì? TNHT Q 2, trang
95, bản in 1963. Ngày 16-7-Giáp Tuất (1937) Đức Thái Thượng Đạo Tổ dạy:
Hiền hữu chỉ biết hành động của người, mà chưa biết đến thiên thơ
của Đức Chí Tôn. Có biết thạnh suy mà chưa chịu biết để công linh đào
tạo thời thế, đặng dìu cắt chúng sanh cho kịp buổi.
Thiên
thơ của Đạo là Thánh Ngôn Hiệp Tuyển. Theo đó Đạo có thạnh suy bỉ thới;
trong lẽ Luân Chuyển Hóa Sanh các Đấng cho biết khi Chi pháp ra đi thì Đạo
Trời gặp vận suy. Khi ấy chức sắc chuộng quyền hơn chuộng đạo cho nên
nhơn sanh phải theo đạo chớ đừng theo người mà uổng cả kiếp sanh may
duyên gặp đạo.
Chức
sắc quốc nội tham quyền, tham áo mão bất chánh cho đến nước dám lập
ra chi phái 1997 ngay tại Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh (1997). Tham áo mão
cho đến nước đem banh vàng xanh đỏ vào Cung Đạo thay cho cơ bút để mặc
áo đỏ xanh vàng mà cũng có nhiều người bắt banh. Tham áo mão cho đến
nước đem cả quan chức nhà nước vào ngồi trong Đền Thánh phong thưởng.
Hiền
Tài Ban Thế Đạo ra hải ngoại là xứ có tự do tôn giáo nhưng lại phế
vong phận sự: Giúp Đạo Trợ Đời, bỏ mặc cho chi phái 1997 chiếm
Tòa Thánh Tây Ninh, chiếm danh hiệu của đạo rồi đi đăng ký độc quyền
danh hiệu đạo với Bộ Thương Mại Hoa Kỳ. Tham áo mão cho đến nước đua
nhau lên Quốc Sĩ rồi xưng là đại diện cho Hiệp Thiên Đài để gạt gẫm
nhơn sanh. Tham quyền hành cho đến nước dạy đàn em: Còn một mặt
Tín Đồ Hội Thánh cũng giữ quyền Hội Thánh rồi ra lịnh cho đàn
em phải lo phục quyền Hội Thánh. Tham quyền cho đến nước tạo số đàn
em chống lại Đạo Lịnh 01/1979, chống lại Hội Thánh Cao Đài để làm
tay chân cho mình. Chức sắc ra thủ đoạn đến nước thấy đàn em bất hòa
thì không chịu tìm hiểu căn cội để khuyên lơn mà im lặng, rồi kéo một
số về làm vây cánh cho cá nhân chức sắc. Người tranh đấu cho đạo quyền
bị lũng đoạn, bị suy yếu là do số chức sắc hải ngoại và quốc nội
không theo chi phái 1997 nhưng thông đồng nhau lôi kéo đàn em tạo ra nhóm
chống Đạo Lịnh 01/1979 mà ra. Ngày nay một số vị đã tỉnh thức nhưng không
chịu nhận trách nhiệm: nhận lỗi và tuyên bố sửa sai, thỉnh cầu những
nạn nhân thông cảm, tha thứ là vô trách nhiệm với hậu quả gây ra.
Hiểu
sự thành công hiển nhiên của chánh giáo chơn truyền đối với Bản án
ngày 20-7-1978 mà không cần phải quay về quá khứ, chỉ dùng đó làm bàn
đạp để tiến lên khôi phục hành chánh tôn giáo. Không cần quay lại năm 1978 Mặt Trận Tổ
Quốc Việt Nam ra Bản Án Hoạt Động Phản Cách Mạng Của Một Số Tên
Phản Động Trong Giới Cầm Đầu Giáo Phái Cao Đài Tây Ninh vào ngày 20-7-1978. Sau đó
Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Tây Ninh ra Quyết nghị ngày 13-12-1978, Điều III:
giải tán hành chánh tôn giáo từ trung ương đến địa phương.
Hội Thánh Cao Đài ra Đạo Lịnh
01/1979. Tại Điều II của Đạo Lịnh 01, Hội Thánh Cao Đài lập ra Hội Đồng
Chưởng Quản hành đạo tại Tòa Thánh Tây Ninh để điều hành cơ đạo từ
trung ương đến địa phương.
Năm 1980 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây
Ninh ra Quyết định 124, Điều II công nhận quyền hành đạo của Hội Đồng
Chưởng Quản tại Tòa Thánh, Báo Ân Từ, Hộ Pháp Đường, Giáo Tông Đường
và Trai Đường. Điều III ghi rõ Hội Đồng Chưởng Quản phải vận động để
toàn đạo thi hành. Toàn đạo là những người có Sớ Cầu Đạo theo mẫu
của Hội Thánh. Những vị có Sớ Cầu Đạo sau năm 1983 mà đúng mẫu của
Hội Thánh vẫn có đầy đủ tư cách của người Đạo Cao Đài 1926.
Đến năm 1983 Hội Đồng Chưởng Quản
của Hội Thánh Cao Đài lập ra từ Đạo Lịnh 01/1979 bị xóa trắng. Hội
Thánh Cao Đài bị cốt nên tất cả các tổ chức sau đó như: Hội Đồng Quản
Lý Hội Thánh Cao Đài (1983); Hội Đồng Chưởng Quản do Ủy ban tỉnh Tây
Ninh lập năm 1989 và cấp con dấu cho xài là không có mạng lịnh Hội Thánh.
Khi Hội Thánh bị cốt thì Thánh Lịnh 257 đương nhiên được khởi động.
Đến 1997 thì Chi phái 1997 ra đời.
Đến 2015 thì cơ quan Hiệp Thiên Đài
tái lập và ra công văn xác định ông Nguyễn Thành Tám đã lập chi phái
vào năm 1997. Chi phái 1997 đang chiến đoạt Tòa Thánh tây Ninh và các
Thánh Thất, Điện Thờ của Đạo Cao Đài.
Một số trang web như Hương Đạo Florida,
xếp chi phái 1997 vào diện Hội Thánh ngoài Pháp Chánh Truyền, không gọi
đó là chi phái 1997 (trong khi ủng hộ và có ý nâng cao Cơ Quan Hiệp
Thiên Đài lên Hội Thánh Hiệp Thiên Đài).
Các vị nầy phủ nhận và nhục mạ
Đạo Lịnh 01/1979 của Hội Thánh Cao Đài, nhưng lại nâng chi phái 1997 lên
ngang hàng với Phước Thiện, bởi vì Phước Thiện cũng không có trong Pháp
Chánh Truyền. Nhưng không có trong Pháp Chánh Truyền và bàng môn tả đạo
là hai việc hoàn toàn khác biệt. Theo Đạo Nghị Định thứ tám chi phái
1997 là bàng môn tả đạo; còn Phước Thiện ngoài Pháp Chánh Truyền nhưng
có trong thiên thơ và do Quyền Chí Tôn tại thế lập thành nên hoàn toàn
khác với chi phái 1997. Các vị nầy nâng chi phái 1997 lên ngang với Phước
Thiện và công khai bày tỏ ý định hòa giải với chi phái 1997. Các vị
nầy tự cho là không theo chi phái 1997, nhưng vẫn là đối nghịch với pháp
luật đạo.
Biết
để công linh đào tạo thời thế, đặng dìu cắt chúng sanh cho kịp buổi; có nghĩa là không thể ngăn cản
những Chức sắc, Bàn Trị Sự, những tổ chức nhân danh Đạo Cao Đài hành
đạo đối nghịch với pháp luật đạo, vô trách nhiệm. Nhưng có đủ quyền
trình ra những sự thật ra để rộng đường dư luận. Đủ quyền để xác định
rằng hiện nay phải căn cứ vào Thánh Lịnh 257 để công cử nhân sự cầm
quyền hành chánh tôn giáo, để nhơn sanh biết quyền của mình mà theo Đạo,
không theo người. Pháp luật đạo là binh khí diệt tà quyền. Nhứt vi u ám tất giai văn là như vậy.
Trong
hai mục tiêu tranh đấu cho đạo quyền: Không cho chi phái 1997 chiếm dụng
danh hiệu đạo và không cho chi phái 1997 chiếm đoạt Tòa Thánh Tây Ninh
thì mục tiêu thứ nhất xem như đã thành công.
Trong
thế giới phẳng hiện nay khi đã phanh phui được âm mưu của chi phái 1997
là giết chết Đạo Cao Đài 1926 rồi chiếm đoạt căn cước của nạn nhân
ra sử dụng thì việc chi phái 1997 ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh chỉ còn
là thời gian sớm tối mà thôi. Để đạt mục tiêu thứ 2 chúng tôi phân ra
hai diện: Chính người đạo phải làm và phần tìm kiếm hỗ trợ. Hai việc
nầy liền nhau như hai mặt của một bàn tay.
I/-
Chính người đạo phải làm.
1/-
Yêu cầu nhà nước thực thi QĐ 124 ngày 4-6-1980 của Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Tây Ninh tại Điều II. Ký tên khởi kiện ra Tòa án đòi quyền
hành đạo theo Điều II. Trong thời gian chờ giải quyết rốt ráo yêu cầu
thi hành từng phần của QĐ 124: người Đạo Cao Đài 1926 phải có nơi hành
đạo trong Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Phối hợp với Đơn Khởi Kiện năm 2009.
2/-
Ủng hộ và hỗ trợ địa phương công cử Bàn Trị Sự, sử dụng Sớ
Cầu Đạo chính thức theo mẫu Hội Thánh, đổi Sớ Cầu Đạo cho nhân sự
chi phái 1997 quay về. Lưu ý rằng khi Hội Thánh bị cốt thì Hội Thánh
Em đủ quyền ký Sớ Cầu Đạo Thiệt Thọ cho người nhập môn theo luật định.
Định từ Hội Thánh Em đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa và quyền hành đạo
nơi địa phương của Bàn Trị Sự. Thánh Lịnh 257 dạy rõ Hội Thánh Cao Đài
không bao giờ bị tuyệt là nhờ có Hội Thánh Em. Phối hợp các địa phương
lập bộ đạo.
Ủng
hộ các Thánh Thất, Điện Thờ, cơ sở tôn giáo trong nước thực hiện
tinh thần Phước Thiện, liên kết lại tạo thế và lực để mở Đại Hội
Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Theo hiến chương 1965 hành chánh tôn giáo có 05 cấp. Cấp cao nhất
tại các địa phương là Trấn Đạo. Ủng hộ người Đạo Cao Đài tại Hoa Kỳ vận dụng
Thánh lịnh 257 để lập ra Trấn Đạo Hoa Kỳ. Như vậy là thể hiện quyền tự chủ khi hành đạo để binh vực
cho quyền hành đạo của người Đạo Cao Đài tại Việt Nam, thêm sức đối phó với chi
phái 1997.
Phần
nâng cao bao gồm: thứ nhất đối với các cấp hành chánh tôn giáo: vận động treo
bảng Văn phòng Đầu Hương Đạo hay Đầu Tộc Đạo để thể hiện sự công khai hành đạo,
chuẩn bị cho Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa Thánh Tây Ninh. Thứ hai: Khi đề cập đến
nhân sự chi phái 1997 chỉ gọi bằng thế danh, bởi vì họ bắt banh mà có rồi mạo
nhận thánh danh, sự thật là chi phái 1997 không có thánh danh. Thứ ba: hưởng ứng
các ngày lễ hay tưởng niệm về tự do Tôn giáo do Liên Hiệp Quốc phát động.
3/-
Liên lạc với Lãnh Sự Quán các cường quốc về tự do tôn giáo để tìm
kiếm sự quan tâm, ủng hộ và thể hiện sự công nhận Đạo Cao Đài để được tham dự
vào các quốc lễ hay các sự kiện về tôn giáo, văn hóa song song với các tôn giáo
bạn. Theo khuyến nghị số 4 trong Hồ Sơ về chi phái 1997 do BPSOS lập thành đệ
trình đến Chính phủ Hoa Kỳ và các chính phủ khác; các tổ chức nhân quyền.
4/-
Làm truyền thông phổ biến pháp luật và giáo lý đạo
để chứng minh chi phái 1997 không phải là Đạo Cao Đài và sự vi phạm của
chi phái 1997, giúp nhân sự chi phái 1997 hiểu mà không vi phạm quyền hành
đạo của người Đạo Cao Đài. Ủng hộ việc địa phương làm văn bản không
tín nhiệm chức sắc bắt banh đến hành đạo.
KNS
và HTE ĐĐTKPĐ thảo luận về giáo lý, pháp luật, thể pháp tôn giáo và
đúc kết qua các vi bằng. Phát hành Nguyệt San Thông Liên vào ngày 20 hàng
tháng. Tiếp tục thực hiện các video để làm rõ bản sắc trong lành của
đạo và sự thật về chi phái 1997 mạo
nhận là Đạo Cao Đài. Những công văn, chuyên đề hay văn bút liên quan đến
Đạo Cao Đài đã gây hiểu lầm trong xã hội sẽ được phản biện theo từng
vấn đề.
5/-
Lập Ban Công Quả liên lạc thường xuyên với BPSOS, các tổ
chức hoạt động cho nhân quyền, tự do tôn giáo, chính quyền và chính giới Hoa Kỳ.
Ban Phước Thiện 257 lo hỗ trợ chi phí đi lại khi hành đạo.
I/- Quốc tế vận.
1/- Duy trì và nâng cao kỹ
năng báo cáo vi phạm để vận động quốc tế. Công thức nối kết
trong ngoài để vận động quốc tế cần được nâng cao qua vận động thành lập Trấn
Đạo Hoa Kỳ.
2/-
Tiếp tục nhờ BPSOS giúp hay trong việc yêu cầu nhà nước Việt Nam thi
hành đúng QĐ 124, Điều II của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Tây Ninh (4-6-1980), qua đó
xác định QUYỀN HÀNH ĐẠO của người Đạo Cao Đài là quan trọng. Trong khi giải
quyết tính bất hợp pháp của chi phái 1997 đang chiếm đóng Tòa Thánh Tây Ninh và
khoản 300 Thánh Thất Cao Đài, phép thử là Đạo Cao Đài phải có một địa điểm
hành đạo chính thức tại Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh (theo Điều II, QĐ 124).
3/- Vận động quốc tế hỗ trợ cho đòi hỏi
xác đáng tại mục yêu cầu pháp lý và cho vụ kiện năm 2009 của một số Tín
Đồ Cao Đài tại Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc chi phái 1997 chiếm đóng
bất hợp pháp Tòa Thánh Tây Ninh và các cơ sở tôn giáo khác của Đạo Cao Đài. Tòa
án đã ngâm vụ kiện nầy trong 12 năm qua.
B/-
Cơ sở xây dựng phương hướng và kế hoạch.
Có
02 cơ sở chính và ba bài tham luận trình bày trong hội luận tháng
11-2021:
I/-
02 cơ sở chính.
1/-
Những khổ nạn của Đạo Cao Đài sau 1975.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/10/3583-bai-thi-cua-nguoi-ao-cao-ai-1926.html#more
2/-
Những nỗ lực tranh đấu cho đạo quyền.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/11/3621-nhung-no-luc-tranh-au-cho-ao-quyen.html#more
Cả
hai phần trên sẽ được cập nhật bằng cách thêm vào một số chi tiết
cho đầy đủ nhưng không bớt ra vì tất cả đều là sự thật.
II/-
Ba bài trình bày trong hội luận tháng 11:
1/-
Bài trình bày của Chánh Trị Sự Nguyễn Hữu Khanh, Quyền Đầu Tộc Đạo
Phù Mỹ.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/12/3642-bai-phat-bieu-cua-chanh-tri-su.html#more
2/-
Bài trình bày của Chánh Trị Sự Trần Quốc Tiến và Chánh Trị Sự Lê Văn
Một.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/12/3643-bai-phat-bieu-cua-cts-tran-quoc.html
3/-
Bài trình bày của Phó Trị Sự Nguyễn Hồng Phượng.
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/12/3644-pts-nguyen-hong-phuong-phuong.html
Chương
trình hành đạo nầy sẽ được cập nhật khi có những đột phá hay diễn
tiến mới.
TẠM
DỪNG.
Nam
Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. |
VI BẰNG
(Tóm
lược cuộc họp 18/2/2022)
Khối
Nhơn Sanh và Hội Thánh Em ĐĐTKPĐ mở
phiên họp ngày thứ Sáu, ngày 18/1/Nhâm Dần (DL: 18/2/2022), lúc 19giờ 30.
Họp qua
Gotomeeting.
Đề Tài: Đồng đạo chất vấn: Hiện nay có một số
thành viên của Khối Nhơn Sanh (KNS) và Hội Thánh Em Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (HTE
ĐĐTKPĐ) đang phổ biến việc tới đây sẽ sử dụng chung Tòa Thánh Tây Ninh, Báo Ân
Từ và các cơ sở của Đạo Cao Đài (1926) chung với chi phái 1997 khi hành đạo.
Vậy các nhân sự đó và chủ trương như vậy có phải là của quý vị hay không? Sự thật
như thế nào?
I/- Thành phần dự họp.
1/- Chủ tọa: Phó Ban Chấp Hành CTS Lương
Thị Nở.
2/- Người điều hành: PTS Nguyễn Thị Kim Thùy.
3/- Lập vi bằng: CTS Trần Quốc Tiến.
4/-Thành viên dự họp:
CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng ban kiểm soát luật)
CTS Nguyễn Thành Phương, CTS Lê
Văn Một, CTS Võ Văn Lực, CTS Nguyễn Thị Thu Cúc. PTS Lương Văn Dương, PTS
Nguyễn Thị Kim Thùy.
Đạo Hữu nam nữ: Nguyễn Thị Chợ, Mari Dung, Trương Văn Mai, Ngọc Bích, Tư Tùng.
5/- Đọc Kinh Nhập Hội: (Út Cam)
II/-
Nội Dung:
A/- Xác định nhân sự:
KNS lập
năm 2005 để tranh đấu cho đạo quyền; chủ trương lấy văn bản Hội Thánh làm gốc. Sau
sự kiện Gốc Bồ Đề 17-3-2008 Đạo Hữu Dương Xuân Lương bị truy nã nên KNS có bầu
CTS Hứa Phi làm Trưởng Ban Đại Diện để tiếp tục công việc của KNS. Đến Trung
Thu năm Mậu Tý (14-9-2008) do CTS Hứa Phi vắng mặt trong cuộc tranh đấu và gian
xảo với đầy dủ bằng chứng, do vậy KNS mở phiên họp giải tán Ban Đại Diện
(14-12-2008).
(https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2015/09/658-hoi-ong-lien-ton-vn-can-lam-ro.html#more)
Sau khi
KNS bất tín nhiệm CTS Hứa Phi, hiền tỷ Lễ Sanh Lê Hương Muội (Thánh Thất
Moutain View, TX, Hoa Kỳ) kết hợp với CTS Hứa Phi, kéo thêm CTS Nguyễn Kim Lân
và CTS Nguyễn Bạch Phụng (Vĩnh Long) lập ra Khối Nhơn Sanh năm 2008 với chủ
trương chống lại Đạo Lịnh 01/1979 của Hội Thánh. Nhóm nầy nhiều lần xưng là Đại
diện Giáo Hội Chơn Truyền. Tại sao các vị không lấy tên khác mà phải xài tên
KNS mà lại có lập trường trái hẳn với KNS?
(https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2014/11/93-xung-giao-hoi-cao-ai-la-phan-loan.html)
KNS lập
năm 2005 không liên quan gì đến KNS lập năm 2008 của CTS Hứa Phi và hiền tỷ Lễ
Sanh Lê Hương Muội và có lập trường khác hẳn nhau về Đạo Lịnh 01/1979. Hiện nay
CTS Hứa Phi vẫn tiếp tục chống lại Đạo Lịnh 01/1979 là một bằng chứng.
(https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2015/09/658-khuc-phim-gian-xao-cua-ong-hua-phi.html#more)
Năm
2018 KNS và đồng đạo hải ngoại có thành lập HTE ĐĐTKPĐ hiền tỷ Lễ Sanh Lê Hương
Muội có tham gia vào đó nhưng sau hiền tỷ rút lui. Năm 2021 Hiền tỷ và quý vị
nơi đó ra công văn không hợp tác với KNS và HTE ĐĐTKPĐ. Do vậy từ tháng 11-2021
tất cả những vị nào hợp tác với Hiền tỷ Lễ Sanh Hương Muội đều không còn là
thành viên của KNS và HTE ĐĐTKPĐ.
Hiện
nay có nhiều rất nhiều nhân sự xuất phát từ KNS lập ra năm 2005 tách ra lập
thành những nhóm Cao Đài khác là một sự thật. Các nhóm nầy có cách hành đạo
khác với KNS. Do vậy ngày 14-2-2022 chúng tôi đã công bố Chương Trình Hành Đạo
để quý vị quan sát và kiểm soát. Trong đó có đoạn: Trong khi giải quyết tính bất hợp pháp của chi phái 1997 đang chiếm đóng
Tòa Thánh Tây Ninh và khoản 300 Thánh Thất Cao Đài, phép thử là Đạo Cao Đài
phải có một địa điểm hành đạo chính thức tại Nội Ô Tòa Thánh Tây Ninh (theo
Điều II, QĐ 124).
Về ý nghĩa hoàn toàn khác với việc sử dụng
chung Tòa Thánh Tây Ninh, Báo Ân Từ hay các Thánh Thất Điện Thờ với chi phái
1997.
B/- Đối
chiếu & trình bày lập trường.
1/- ĐĐTKPĐ
& chi phái 1997 là 2
tổ chức tôn giáo khác nhau, chúng tôi làm rõ như sau:
1.1/- Khác biệt về danh hiệu, thời gian và
nguồn gốc.
Đạo Cao Đài do
Thượng Đế lập thành năm 1926. Năm 1965 có pháp nhân theo hiến chương 1965: Danh
hiệu tại Điều 1: ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ nói tắt là (Đạo CAO-ĐÀI). (Danh
hiệu đầy đủ 6 chữ, nói tắt 3 chữ.) Điều 2: Hội Thánh Cao Đài đặt địa điểm
Trung Ương tại Tòa Thánh Tây Ninh. Điều 19. TÒA THÁNH Trung ương (Tây
Ninh) là nguồn gốc khai sáng Đai-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Điều 27. Hiến Chương nầy sẽ
là Luật căn bản thống nhứt đối với tất cả chi phái Cao Đài nào ngày sau chấp
nhận ký tên.
Năm 1974 Tòa
Thượng Thẩm Sài Gòn mở phiên tòa xử vụ kiện tranh chấp quyền sở hữu đất Nội Ô
Tòa Thánh Tây Ninh. Tòa phán quyết quyền sở hữu là của Hội Thánh Cao
Đài.
Ngày
4-6-1980 Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh công nhận QUYỀN HÀNH ĐẠO của người
Đạo Cao Đài tại Quyết định 124, Điều 2: Những cơ sở tổ chức hành đạo Cao
Đài Tây Ninh được tiếp tục hành đạo theo chánh sách tôn giáo của
Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định gồm: Trong nội ô là Tòa Thánh Tây Ninh, Báo
Ân Từ, Hộ Pháp Đường, Giáo Tông Đường… Ở cơ sở là Thánh Thất và Điện Thờ.
Chi
phái 1997 do một số người phản loạn chơn truyền xin với nhà nước Việt Nam lập
ra năm 1997.
Ngày 9-5-1997 Ban
Tôn Giáo chính phủ ra Quyết định số 10 công nhận pháp nhân của tổ chức tôn giáo
có danh hiệu tại Điều 1: ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ CAO ĐÀI TÂY NINH gọi tắt là
ĐẠO CAO ĐÀI TÂY NINH. (Tên đầy đủ có 10 chữ, gọi tắt 5 chữ.) Điều 4: Trụ
sở của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Cao Đài Tây Ninh đặt tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Hiến chương 1997 không có điều nào như điều 19 và điều 27 của pháp nhân 1965. Tổ
chức tôn giáo ra đời ngày 9-5-1997 không có mạng lịnh của Hội Thánh Cao Đài nên
đó là chi phái 1997. Ban Tôn giáo cho phép chi phái 1997 lấy Tòa Thánh Tây Ninh
của Đạo Cao Đài làm trụ sở là phi pháp và vi phạm Quyết định 124. Chi phái 1997
hiện đang ăn cắp danh hiệu (ăn cắp căn cước) của Đạo Cao Đài để xài và chiếm
đoạt Tòa Thánh Tây Ninh của Đạo Cao Đài.
1.2/-
Khác biệt về niềm tin: Cơ bút và bắt banh
Việc phong thưởng
cho nhân sự tôn giáo vào hàng phẩm chức sắc do Thượng Đế và các Đấng Thiêng
Liêng quyết định bằng cơ bút tại Cung Đạo. Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng
của Đạo Cao Đài 1926 hiện hữu qua cơ bút tại Cung Đạo.
Chi phái 1997
phong thưởng hàng phẩm chức sắc bằng cách dùng banh sơn màu vàng xanh đỏ rồi
cho nhân sự vào bắt banh tại Cung Đạo trong Đền Thánh. Thượng Đế và các Đấng
Thiêng Liêng của chi phái 1997 hiện hữu qua banh vàng xanh đỏ tại Cung Đạo.
1.3/-
Khác biệt về cách thờ phượng.
Đạo Cao Đài 1926
có Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo phát hành lần đầu tiên năm 1936, Chi phái 1997
không có kinh nên lấy về và sửa đổi xài. Cụ thể là: Thiên bàn của Đạo Cao Đài
1926 khác với thiên bàn của chi phái 1997. Bàn thờ Hộ Pháp của Đạo Cao Đài 1926
khác với Bàn thờ Hộ Pháp của chi phái 1997.
1.4/-
Khác biệt về tổ chức.
Đạo Cao Đài 1926
có 3 Hội Thánh: Hội Thánh Cửu Trùng Đài, Hội Thánh Hiệp Thiên Đài và Hội Thánh
Bát Quái Đài. Chi phái 1997 chỉ có Cửu Trùng Đài.
Hội Thánh Cao Đài
có Thánh vệ và Bảo Thể để giử gìn trật tự, khi hành đạo phải mặc đạo phục. Chi
phái 1997 lập ra trật tự áo cụt là thành phần dùng bạo lực như xã hội đen.
Một phẩm Chức việc
của Đạo Cao Đài 1926 cũng phải trả lại quyền đời để trọn tâm lo cho đạo. Chi
phái 1997 có rất nhiều chức sắc tham gia vào quyền đời. Ồng Nguyễn Thành Tám là
dân biểu Quốc hội, ông Lê Phương Hồng ra ứng cử dân biểu Quốc hội …
2/-
Tuân theo Đạo Nghị Định thứ 8 (1934).
Ðiều thứ
nhứt: - Những Chi Phái nào do bởi
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ làm gốc lập thành mà không do nơi mạng lịnh Hội Thánh,
thì cả chúng sanh chẳng đặng nhìn nhận là của Chí Tôn và phải định quyết là
Bàng Môn Tả Ðạo.
Đạo Nghị Định thứ
8 do Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập thành nên đó là Quyền Chí Tôn Vô Vi
(trên cả Quyền Chí Tôn Tại Thế trong Nội Luật Thượng Hội).
Đạo Nghị Định thứ
8 dạy rõ: chẳng đặng nhìn nhận là của Chí
Tôn và phải định quyết là Bàng Môn Tả Ðạo. KNS và HTE ĐĐTKPĐ lấy văn bản
Hội Thánh làm gốc nên phải tuân y. Phần chúng tôi không bao giờ sử dụng chung
Tòa Thánh Tây Ninh, Báo Ân Từ… với chi phái 1997.
Trên thực tế có
nhiều chức sắc Hiệp Thiên Đài đến cúng chung với chi phái 1997 cho đến năm 2015
thì bị chi phái 1997 đuổi không cho cúng trong Đền Thánh. Do vậy vào tháng
10-2015 quý chức sắc tái lập Cơ Quan Hiệp Thiên Đài (14-10-2015), đến
22-10-2015 chi phái 1997 đóng của Văn phòng Hiệp Thiên Đài và đuổi ra khỏi Nội
Ô Tòa Thánh Tây Ninh. Cơ quan Hiệp Thiên Đài ra Thông Báo ngày 30-10-2015 nói
rõ ông Nguyễn Thành Tám lập thành chi phái năm 1997. Đó là sự thật về việc cúng
chung với chi phái 1997.
3/
Phép thử là nhà nước Việt Nam thực
hiện QĐ 124 tại Điều 2 và Điều 3 như thế nào.
Ngày
4-6-1980 Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh công nhận QUYỀN HÀNH ĐẠO của người
Đạo Cao Đài tại Quyết định 124, Điều 2: Những cơ sở tổ chức hành đạo Cao
Đài Tây Ninh được tiếp tục hành đạo theo chánh sách tôn giáo của
Nhà nước CHXHCN Việt Nam quy định gồm: Trong nội ô là Tòa Thánh Tây Ninh, Báo
Ân Từ, Hộ Pháp Đường, Giáo Tông Đường… Ở cơ sở là Thánh Thất và Điện Thờ.
Quyết
định 124, điều 2 giao quyền hành đạo nên người Đạo Cao Đài 1926 căn cứ theo đó
để thực hiện quyền hành đạo, (không đặt vấn đề gì khác ngoài QUYỀN HÀNH ĐẠO).
Pháp lý thừa kế quyền hành đạo.
Hội
Thánh Cao Đài ban hành đạo Đạo lịnh 01/1979 ngày 01-3-1979. Tại điều 2 qui định
thành lập Hội Đồng Chưởng Quản và địa điểm hành đạo là Tòa Thánh Tây Ninh. Phạm
vi hành đạo của HĐCQ lập năm 1979 là Tòa Thánh và các địa phương. Nguyên văn
Quyết định 124 tại điều 2: UBND Tỉnh thừa
nhận việc tổ chức Hội Đồng Chưởng Quản như hiện nay theo phương hướng
tích cực về đường lối tu hành thật sự như Thông Tri, Đạo Lệnh của Hội Đồng
Chưởng Quản đề ra. (Hết trích)
Nhà nước đã nhìn
nhận việc hành đạo của Hội Đồng Chưởng Quản theo Đạo Lịnh 01 ngày 01-3-1979.
Vậy SỚ CẦU ĐẠO do Hội Thánh Cao Đài cấp là chứng từ xác nhận nhân sự của Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Do vậy ai có SỚ CẦU ĐẠO là có đủ pháp lý để tiếp tục thực
hiện quyền hành đạo tại điều 2, Quyết định 124. Chúng ta căn cứ vào đó yêu cầu
nhà nước thi hành theo pháp lý QĐ 124.
Không liên quan
đến Hội Đồng Chưởng Quản 1989. Hội Đồng Chưởng Quản do Hội Thánh lập
năm 1979 đã bị xóa sổ vào năm 1983.
(https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/09/3539-vi-bang-6996-thao-luan-ve-quyet.html#more)
4/
Pháp lý và thực tế về giải pháp sử dụng chung.
Theo chúng tôi
hiểu giải pháp sử dụng chung Đền Thánh và Báo Ân Từ … có 2 nghĩa:
Thứ
nhất là nhân sự hai
bên cùng hiện diện trong một đàn cúng, dĩ nhiên là có sự phân công.
Xét về pháp lý đạo
là nhân sự Đạo Cao Đài 1926 không thực hiện đúng Đạo Nghị Định thứ 8 nên cúng
chung (liên hiệp) với chi phái 1997 là Bàng Môn Tả Đạo. Và cũng trái với Thông
báo của Cơ Quan Hiệp Thiên Đài ngày 30-10-2015.
Xét về pháp lý
theo QĐ 124 (4-6-1980) cũng không phù hợp vì ban hành QĐ 124 chi phái 1997 chưa
ra đời.
Trên thực tế một
số chức sắc Hiệp Thiên Đài đã cúng chung với chi phái 1997 và bị đuổi ra.
Thứ
hai là mỗi bên sử
dụng một thời gian.
Đền Thánh và Báo
Ân Từ được lập thành sau khi các chi phái tách ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh
(1934). Khánh thành năm 1955 khi đó chi phái 1997 chưa ra đời. Như vậy xét về
nguồn gốc tài sản thì đó là của danh hiệu 6 chữ Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ nói tắt
là Đạo Cao Đài (3 chữ).
Chi phái 1997 đang
chiếm Tòa Thánh Tây Ninh, nhưng cũng không dám sửa bảng hiệu theo danh hiệu chi
phái 1997. Nếu nhìn nhận cho chi phái 1997 có quyền sử dụng Đền Thánh, Báo Ân
Từ … là phủ nhận công lao của tiền nhân. Dùng danh nghĩa Đạo Cao Đài 1926 để
thông đồng, liên hiệp với kẻ chiếm đoạt cơ sở tôn giáo. Điều nầy trái với Đạo
Nghị Định thứ 8, trái với Lời Minh Thệ khi nhập môn cầu đạo nên chúng tôi hoàn
toàn không tán thành. Khoản phân chia thời gian sử dụng với chi phái 1997 cũng
không có trong QĐ 124 nghĩa là không có yếu tố pháp lý, nên chúng tôi không
tranh đấu để đạt được điều trái với pháp lý của QĐ 124. Mà chúng tôi tranh đấu
để QĐ 124 được thực thi từng phần cho đến khi được thực hiện đầy đủ.
Ai muốn phân chia
thời gian sử dụng chung Đền Thánh, Báo Ân Từ … với chi phái 1997 là quyền tự do
của họ. Chúng tôi khẳng định những người đi vận động cho giải pháp nầy không
phải là nhân sự của KNS và HTE ĐĐTKPĐ.
5/-
KNS và HTE ĐĐTKPĐ xác định: Sự
hiểu biết là quyết định.
KNS đã bị người
trong cùng tổ chức phản bội nhiều lần và trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn
nhưng vẫn tồn tại và phát triển là do có sự hiểu biết nên có tầm nhìn. Nhờ vậy nên
mới đưa vấn đề của Đạo Cao Đài bị chiếm dụng danh hiệu và cơ ngơi ra quốc tế.
Đơn Khởi Kiện năm 2009 có 2 nội dung: Thứ nhất: Không cho chi phái 1997 chiếm
dụng danh hiệu của đạo. Thứ hai: Không cho chi phái 1997 chiếm đoạt Tòa Thánh
Tây Ninh.
Mục tiêu thứ nhất
xem như đã đạt được; nay đến mục tiêu thứ hai chúng tôi yêu cầu có cơ sở hành
đạo theo pháp lý đạo và pháp lý QĐ 124 tại Điều 2 (không yêu cầu sử dụng chung).
Đây là một phép thử cho Nhà nước VN về việc thực hiện QĐ 124 đối với QUYỀN HÀNH
ĐẠO của người Đạo Cao Đài 1926 như thế nào.
Xin cảm ơn sự ủng
hộ của quý đồng đạo và xin tiếp tục hiệp đồng nhau mở Đại Hội Nhơn Sanh tại Tòa
Thánh Tây Ninh, công cử nhân sự cầm quyền thiêng liêng của đạo theo Thánh Lịnh
257 của Đức Hộ Pháp.
III/-Đọc
Kinh Xuất Hội: CTS Lương Thị Nở.
Kết
Thúc lúc 22 giờ
Trưởng BCH KNS (Đã ký) CTS Trần Quốc Tiến |
Phó BCH HTE ĐĐTKPĐ (Đã ký) CTS Lương Thị Nở. |
Tường quang nhứt khí chiếu minh đông,
Tam-giáo qui nguyên giữ cộng đồng.
Phật pháp khuyến nhơn qui mỹ tục,
Nho tông phục thế hưởng thuần phong.
Diệu huyền chơn Đạo tu tông hướng,
Mê hoặc tà mưu khả tự phòng.
Thế thượng giục tri Thiên-sứ đáo,
Tam-Kỳ Phổ-Độ lập kỳ công.
Đã từng muôn kiếp có tên ta,
Ta bởi Đạo Trời mở cửa ra.
Ra để rước người lành đến ở,
Ở chung một cõi lại chung nhà.
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Q 1.
Thi văn dạy đạo.
TIN HỢP TÁC BẢO VỆ TÀI SẢN ĐẠO.
Đạo Hữu Dương Xuân Lương có liên lạc với
BBT Nguyệt San Thông Liên cho biết rất sẳn lòng hợp tác để đưa ra quốc
tế vấn đề chi phái 1997 chiếm đoạt tài sản tôn giáo rồi đem ra kinh
doanh. BBT.
ẢNH CHỤP.