Trang

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2022

4015. Đảng CSVN chống lưng chớ còn ai.

 Ai chống lưng thì biết quá rồi... BBT.

VNTB – Ai chống lưng cho bí thư và Phó chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản?

VNTB – Ai chống lưng cho bí thư và Phó chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản?

Định Tường

 

(VNTB) – Hai cán bộ cấp bí thư và phó huyện dám phá rối và xúc phạm Thánh Lễ tại Nhà thờ Vụ Bản, tỉnh Hoà Bình, ắt hẳn phải có thế lực nào đó chống lưng…

 

Xúc phạm tôn giáo

Theo tố cáo đích danh bằng văn bản của Văn phòng Toà Tổng Giám mục Hà Nội hôm 24-2-2022, thì hai cán bộ đó là Phạm Hồng Đức, Bí thư thị trấn Vụ Bản và Phạm Văn Chiến, phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản, tỉnh Hòa Bình (trích):

“Theo chương trình mục vụ của năm Truyền giáo, hồi 10 giờ sáng Chúa nhật, ngày 20/02/2022, Đức Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên đã dâng lễ tại Nhà thờ giáo xứ Vụ Bản, thuộc thị trấn Vụ Bản, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình. Thánh lễ tới phần rước Mình Thánh Chúa thì hai người trong trang phục bất xứng (một người mặc áo mưa và đội mũ bảo hiểm) xông thẳng lên cung thánh. Họ ngang nhiên đoạt micro ở giảng đài, yêu cầu giáo dân phải giải tán, bất chấp sự can ngăn của một số giáo dân và linh mục đồng tế. Được biết hai người này là Phạm Hồng Đức, Bí thư thị trấn Vụ Bản và Phạm Văn Chiến, phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản” (dừng trích)

Nếu những nội dung trên là đúng sự thật thì có thể khởi tố vụ án về tội phá hoại chính sách đại đoàn kết, trong đó vai trò được Hiến định “lãnh đạo toàn diện” của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Bí thư tỉnh Hòa Bình là ông Ngô Văn Tuấn.

Gián tiếp khiến Đảng đầy ‘bá đạo’ trong mắt dân chúng

Điều luật hình sự về tội danh này có số thứ tự là điều 116 của Bộ luật hình sự hiện hành.

Về tố tụng, hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là hành vi bằng lời nói hoặc việc làm cụ thể phá hoại chính sách đại đoàn kết, mà cụ thể là một trong những hành vi sau đây: (1) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị-xã hội;

(2) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; (3) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội;

(4) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế. Chia rẽ sự đoàn kết, ủng hộ của các nước, các dân tộc trên thế giới với dân tộc Việt Nam.

Chính sách đoàn kết quốc tế phản ánh đường lối đối ngoại của Nhà nước Việt Nam đã được quy định tại Điều 12 Hiến pháp năm 2013:

“Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào các công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.

Khi mối mọt nằm ngay trong nội bộ Đảng

Hai cán bộ Phạm Hồng Đức, Bí thư thị trấn Vụ Bản và Phạm Văn Chiến, phó Chủ tịch UBND thị trấn Vụ Bản, tỉnh Hòa Bình chính là mối mọt đang khiến thành trì xây dựng 92 năm qua của Đảng bị đe dọa.

Tội phạm này có cấu thành hình thức là tội phạm hoàn thành từ khi người phạm tội thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm. Hậu quả do hành vi phạm tội gây ra không phải là dấu hiệu định tội mà chỉ có thể là dấu hiệu xem xét quyết định hình phạt.

Còn mặt khách quan của tội phạm này được thể hiện ở một trong các hành vi sau: (1) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với lực lượng vũ trang nhân dân, với chính quyền nhân dân, với các tổ chức xã hội.

Gây chia rẽ là hành vi cố ý tạo ra hoặc lợi dụng, khoét sâu thêm sự bất đồng, thiếu nhất trí, mâu thuẫn, xung đột sẵn có về lợi ích, quan điểm, quan niệm, nhận thức và tình cảm giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Gây chia rẽ còn là hành vi tạo ra trạng thái tâm lý ác cảm, không thiện chí, bất hợp tác, thậm chí là thù hằn giữa một bộ phận người dân với lực lượng vũ trang nhân dân (nhất là với lực lượng Công an nhân dân), với các cơ quan, cá nhân lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(2) Gây thù hằn , kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Gây thù hằn là hành vi kích động mâu thuẫn, chia rẽ, hận thù giữa dân tộc thiểu số với dân tộc đa số hoặc giữa các dân tộc thiểu số với nhau. Gây kỳ rhị là hành vi tạo ra trạng thái tâm lý miệt thị, coi thường những dân tộc khác với dân tộc mình.

(3) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội.

Người phạm tội thường lợi dụng niềm tin vào tín ngưỡng, tôn giáo của một bộ phận quần chúng, những phức tạp của quá trình phát triển kinh tế xã hội và thiểu sót trong việc thực hiện chính sách tôn giáo để xuyên tạc, nói xấu, làm mất lòng tin, tạo nên sự chia rẽ, không đồng thuận, bất hòa giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo tôn giáo này với người theo tôn giáo khác, giữa người theo tôn giáo với chính quyền nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân.

Dấu hiệu chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội.

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp

Chủ thể của tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định là chủ thể bình thường và theo điều 12 Bộ luật hình sự, là người từ đủ 16 tuổi trở lên vì tội này không thuộc các tội mà tuổi chịu trách nhiệm hình sự có thể từ đủ 14 tuổi trở lên được liệt kê tại khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự.

Hành vi khách quan của tội phá hoại chính sách đoàn kết được quy định là các hành vi sau: (1) Hành vi chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội; (2) Hành vi gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; (3) Hành vi gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị – xã hội; hoặc (4) hành vi phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

Các hành vi trên xâm hại sự đoàn kết toàn dân, sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo và đoàn kết quốc tế.

Hành vi xâm hại có thể được thực hiện bằng lời nói hoặc việc làm. Chủ thể có thể bằng lời nói hay việc làm của mình tạo ra sự chia rẽ, gây mâu thuẫn trong các khối đoàn kết.

Khách thể ở đây là sự đoàn kết thống nhất bao gồm chính sách đoàn kết toàn dân, đoàn kết quân dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết các tôn giáo và đoàn kết quốc tế.

Việc xem xét trách nhiệm hình sự trong vụ việc kể trên là cần thiết, vì nếu nhà chức trách Việt Nam dừng lại ở xử lý dân sự thì càng củng cố thêm cáo buộc chính quyền Việt Nam năm thứ mười lăm liên tiếp bị Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) đề nghị chính phủ Mỹ đưa nước này vào danh sách “các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” (CPC) về tự do tôn giáo.