Nội Luật Thượng Hội ban hành ngày 27-2-1932. Theo Điều 12, Nội Luật Thượng Hội sau ngày 25-12 hàng năm sẽ họp để định các việc. Ngày họp Thượng Hội thì đúng nhưng thành phần dự họp không như Nội Luật. Như vậy có phải do nơi Quyền Chí Tôn tại thế là Giáo Tông và Hộ Pháp cho phép chăng?
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2020/01/3039-thuong-hoi-noi-luat-1932.html#more
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
(Đệ Bát Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH.
THƯỢNG HỘI
Nhóm
tại Bửu điện ngày 28–22–Nhâm Thân (25–12–1932).
CÓ MẶT: CỬU TRÙNG ĐÀI:
Quyển Giáo Tông
Thượng Trung Nhựt. . . . . . . . . .Chủ tọa.
Quyền Ngọc Đầu
Sư Ngọc Trang Thanh. . . . . . . . . .Nghị viên.
Quyền Thượng Đầu
Sư Thượng Tương Thanh....Nghị viên.
Quyền Thái Đầu
Sư Thái Thơ Thanh. . . . . . . . . . . . .Nghị viên.
Nữ Chánh Phối
Sư Hương Thanh. . . . . . . . . . . . . . .Nghị viên.
GS Thượng Bảy
Thanh, thay mặt HTNG.........Từ Hàn.
CHỨNG KIẾN: HIỆP THIÊN ĐÀI:
Hộ Pháp Phạm
Công Tắc.
Thượng Sanh
Cao Hoài Sang.
Bảo Pháp Nguyễn
Trung Hậu.
Khai Pháp Trần
Duy Nghĩa.
Tiếp Pháp Trương
Văn Tràng.
Hiến Pháp Trương
Hữu Đức.
Khai Đạo Phạm
Tấn Đãi.
Hiến Đạo Phạm
Văn Tươi.
Tiếp Đạo Cao Đức
Trọng.
Bảo Thế Lê
Thiện Phước.
Khai Thế Thái
Văn Thâu.
Tiếp Thế Lê
Thế Vĩnh.
DỰ THÍNH:
GS Thái Trọng Thanh, Đầu Họ Đạo tĩnh
Tân An.
GS Ngọc Trọng Thanh, Đầu Họ Đạo
quận Trảng Bàng.
GS Thượng Chữ Thanh, Chủ nền Đạo
nơi Ai Lao.
MỞ HỘI HỒI 3 GIỜ CHIỀU
Ông Quyền Đầu Sư Ngọc Trang Thanh đứng dậy tỏ mấy điều sau đây:
Từ khi lãnh trách nhậm về phần chánh trị của Đạo đến nay là lần thứ nhứt,
Ngài mới đứng ra nói chuyện trọng hệ của Đạo. Cũng có một đôi khi muốn nói mà bởi
bị đau rồi chưa thiệt bình phục lại được như xưa, nếu phải nói năng chuyện chi
lâu lâu một chút thì thấy trong mình không yên và lại cũng chưa có dịp nào may
mắn lớn lao như hôm nay, có đủ Chức sắc.
Vì thấy nền Đạo không vững vàng, lại cũng bởi có được lịnh trước nên Ngài
phải tỏ ra các điều sau đây cho chư vị Chức sắc hai bên rõ:
Ngày mùng 1 tháng 7 năm ngoái (Tân Mùi) nhằm 14–8– 1931, Đức Lý Giáo Tông
có phán dạy Ngài như vầy:
“Nên hư của Đạo đều nơi tay Hiền
hữu, khá liệu lấy mà giữ gìn. Lão ở trong thân của Hiền hữu, Hiền hữu ở trong
thân của Lão. Lão đủ quyền hành mà xây chuyển Thiên thơ cùng chăng cũng do nơi
Hiền hữu, khá kính lịnh. Chí Tôn để lời mừng cho Hiền hữu.”
Đặng lịnh rồi thì cũng cứ hằng
ngày lo việc Đạo nơi Tòa Thánh và cũng suy nghĩ gần 1 năm mà tìm chưa ra mối
thi thố thế nào cho khỏi hư Đạo. Thời may đến ngày 13–7–1932 là ngày mùng 10 tháng
6 năm nay, Đức Chí Tôn giáng dạy và cho biết rằng nền Đạo sắp hư đây, lỗi nơi
Chức sắc lớn, cả thảy đều có tội, nên cần phải cầu nguyện từ đó tới Trung Nguơn,
cho Đức Lý Giáo Tông chỉnh đốn cơ mầu, sửa đương mối Đạo lại. Cầu nguyện thì
cũng có để lòng cầu nguyện mà phần riêng của Ngài thì ưu tư với ông Thượng
Chánh Phối Sư, đặng lo cho Chức sắc Hiệp Thiên Đài ở Sài Gòn về Tòa Thánh cho
đủ mà bàn tính hầu tìm phương cứu Đạo; sẵn dịp Chức sắc HTĐ ở Sài Gòn có gởi
một cái thơ hôm ngày 26–7–1932, xin 3 Chánh Phối Sư lo điều đình việc Đạo lại
làm sao cho mỗi Chức sắc có phương thi hành phận sự.
Ba Chánh Phối Sư bàn tính việc
hay xong rồi, mới cho Chức sắc HTĐ biết ngày về Tòa Thánh đặng lo thi hành. Kế
Ngài mắc đi lục tỉnh nên giao việc lại cho ông Thượng Chánh Phối Sư ở nhà sắp
đặt. Việc bàn tính của 3 Chánh Phối Sư như sau đây:
“Ngày 3–9–1932 nhằm mùng 3 tháng
8 An Nam, hội Chức sắc hai bên cho đủ, rồi lên Bửu điện làm lễ khẩn vái Đức Chí
Tôn 1 ngày hoặc 1 đêm cầu xin tha thứ, hứa tự hậu phải hiệp trí chung lo việc
Đạo cho khỏi lầm lỗi nữa, luôn dịp sẽ thỉnh cầu Đức Lý Giáo Tông giáng dạy thêm
cho chúng ta.
Khi đúng ngày kỳ hẹn, ông Quyền Ngọc Đầu sư về tới thấy đủ Chức sắc
HTĐ mà không rõ tại làm sao mà không thi hành việc đã bàn định. Nghe lại thì Đức
Hộ Pháp đồng ý cùng Đức Quyền Giáo Tông xin đình cho tới Rằm tháng 10 (nhằm
12– 11–1932) cho có đủ Chức sắc nhỏ lớn về sẽ định đoạt. Rằm tới rồi cũng không
thấy định chi được, dây dưa ra cho tới hôm nầy (24–12–1932) khi mãn lễ, Đức Hộ
Pháp giảng việc lập giáo bên Gia Tô rồi thì ông Quyền Ngọc Đầu Sư liền ra xin
mời Chức sắc hai bên nhóm lại giờ nầy đây.
Đến đây, Ngài mới đọc Thánh giáo
ngày mùng 1 tháng 7 năm Tân Mùi (14–8–1931), xin chư vị cắt nghĩa giùm một câu
trong 3 câu của Đức Lý Giáo Tông phán dạy:
Câu đầu câu chót hiểu được, câu
giữa không hiểu rõ.
Đức Hộ Pháp giải nghĩa rồi, Ngài
đọc tới Thánh giáo ngày 13–7–1932, cho một phần Chức sắc HTĐ và Bà Chánh Phối
Sư biết vì hồi giờ chưa nghe. Đọc luôn cái thơ của Chức sắc HTĐ lại cho Đức
Quyền Giáo Tông nghe giữa Hội.
Xong rồi Ngài nhắc chuyện Thánh
giáo lúc ban sơ có cho biết rằng Việt Nam và Pháp quốc là hai con hạnh phúc của
Đức Chí Tôn, hằng ngày phải khắn khít tình huynh đệ.
Đến đây, vì mệt nên Ngài xin phép ngồi xuống đặng cắt nghĩa vì sao
mà nền Đạo không vững, vì sao Chức sắc không hiệp được, theo lời Ngài mới hứa hồi
hôm nầy với chư vị Chức sắc hai bên. Ngài nói: Phàm con người sanh ở đời, đừng
nói chi cho nhiều, chừng hai ba người, dầu nam nữ chi cũng vậy, nếu muốn chung hiệp nhau cho lâu dài mà lo một việc chi hoặc nhỏ
lớn thì trước hết cần phải cho thiệt tình với nhau, rồi phải thương và cho có
trí mới được. Nay đây, anh em chị em chúng ta hội hiệp lại cả ngàn
cả muôn, nếu mà không có lòng thiệt với nhau thì không thế nào gần lâu được, không
thế gì làm nên được. Ngài xin chư vị nghe đọc vài cái thơ của Đức Quyền Giáo
Tông gởi cho 4 Chánh Phôi Sư thì rõ vì sao không hiệp.
Thơ trước đề ngày 8–11–1932 nhằm
11 tháng 10 năm nay gởi quở trách ông Thượng Chánh Phối Sư đã không nghe lời mà
lại còn khi Người là phàm, lời thốt ra trong thơ có gia giảm, có gay gắt nhau.
Người không vừa lòng, viết thơ quở trách nặng nề như vậy, thì còn có thương chi
nữa mà gần, người bị quở bị lời gay gắt như vậy, uất ức còn chi vui gì đâu mà
lo phận sự, buồn chán thêm phát bịnh thì có.
Đức Quyền Giáo Tông tỏ rằng: Khi
viết cái thơ ấy rồi, thì có Đức Hộ Pháp xem trước. Đức Hộ Pháp nói: chẳng có
phạm luật chi hết nên mới gởi cho 3 Chánh Phối Sư Quyền Đầu Sư và Nữ Chánh Phối
Sư. Ngài tỏ thêm rằng: Kỳ nầy, Đức Chí Tôn giáng lập Đạo khác hẳn hơn các kỳ
trước, có nhiều Thánh Ngôn chỉ bảo đành rành nên Ngài do theo đó mà sắp đặt mọi
việc, nhưng có lắm việc mà ông Thượng Chánh Phối Sư không khứng vui lòng làm y
theo, “khinh khi là phàm”, nên buộc Ngài phải nói ra như vậy.
Ông Quyền Ngọc Đầu Sư trả lời
rằng: Không phải nói có phạm hay là không phạm luật pháp nào hay là giả dối
chi, chỉ nói có chữ thương cùng không mà thôi. Nội một cái thơ đó cũng đủ thấy
Đức Quyền Giáo Tông không có lòng thương tưởng em út, nên vậy rồi, ai biết được
cũng buồn hết.
Ngài nói tiếp: Lại lúc ban sơ có Thánh giáo dạy rằng: khi Thượng
Chánh Phối Sư về thì phải giao cho người thay thế, điều đình mối Đạo, mà hồi giờ
hơn cả năm rồi, có
thiệt giao chi đâu. Mới hồi tháng 7–1931, Đức Quyền Giáo Tông có viết một cái
thơ cho chánh phủ biết rằng việc Đạo tại Nam Kỳ ngày nay giao cho Thượng Tương
Thanh coi sóc. Viết thơ nói vậy rồi, cũng tự ý Quyền Giáo Tông muốn làm gì thì
làm một mình.
Thượng Chánh Phối Sư không hay
biết. Như hôm tháng 4–1932, một mình Quyền Giáo Tông viết thơ thẳng cho Ghánh
phủ, thưa bỏ cái nầy, không nhìn cái khác, làm cho nhà nước lưỡng lự sanh nghi,
không biết chắc ai là người cầm mối Đạo, rồi mới cho Thượng Chánh Phối Sư là
người bất tài bất lực.
Vì bởi ngày 31–8–1931, Thượng
Chánh Phối Sư có cho hay rằng kể từ ngày đó, người đã vâng mạng lịnh Chí Tôn ra
lãnh điều đình mối Đạo Tam Kỳ tại đây, hầu lo độ rỗi nhơn sanh, làm cho an bá
tánh, giúp Pháp quốc trong đường giáo hóa dân Nam; vậy xin từ đây, chánh phủ
chớ để lòng nghi ngại nữa.
Bởi vậy ông Quyền Ngọc Đầu Sư
tưởng chắc là vì mấy cớ trên đây làm cho Thượng Chánh Phối sư thất vọng, nên
không vui gì mà hành đạo nữa, rồi từ đó cứ làm cầm chừng cho qua ngày tháng,
chẳng khác người đợi thời.
Đức Quyền Giáo Tông nói: Nói vậy
thì chánh phủ cấm tôi hay sao?
Ông Quyền Ngọc Đầu Sư trả lời: Không phải nói ai cấm kiết gì, một
cái không đủ tin cậy cũng là khó cho mình tới lui mà lo lắng việc Đạo. Xin coi
thử lại việc Bà Chánh Phối Sư đi yêu cầu cho được một lời hứa của ông Thần-Sĩ
Outrey, ngày sau được tựu hội thong thả mà cúng kiếng là hết bao nhiêu khổ cực.
Sau nữa, mới hôm 22 tháng 12 nầy, cái thơ thứ nhì của Đức Quyền Giáo Tông gởi cho 3 Chánh Phối
sư cũng có lời xa gần cay đắng ở trỏng. Xin chư vị nghe qua rồi thầm nghĩ thử
coi, Thư vậy rồi làm sao mà hiệp hòa lâu đặng mà lo trả nợ cho Thầy cho hết
(Đọc thơ số 18 ngày 22–12–1932).
Bởi vậy cho nên ngày nay Ngài mời
đủ Chức sắc lại đây là có tỏ ý ra cho hết những lời nói nãy giờ, đặng rồi Ngài
xin sắp đặt việc Đạo lại như sau đây, coi như có vừa lòng chư vị thì để, bằng
không thì sửa cải lại.
Ngài Quyền Ngọc Đầu Sư nói: Đạo
một ngày một thêm lớn, mà Đức Quyền Giáo Tông nay có mòi mỏi mệt, ngoài thì chưa
phục nhơn tâm được nửa phần, trong thì Chức sắc lớn không được hòa thuận, rồi
không ai để trọn tấc lòng mà làm nên danh thể cho Đạo. Vậy theo ý Ngài thì nên:
Thứ nhứt: là Giao cho Quyền Giáo Tông trọn
phần dạy dỗ nữ phái theo cho kịp nam.
Thứ nhì: để cho Quyền Giáo Tông cũng trọn
quyền điều đình việc xuất dương với Hội Thánh Ngoại Giáo, vì việc nầy phải tốn
kém nhiều mà một mình Anh Cả chúng ta đi lo cho đủ số thì cũng là đủ mệt rồi.
Thứ ba: Thượng Chánh Phối Sư vì lắm công
trình với Đạo, lại có được lời hứa của Chí Tôn, nên nay phải lãnh Đầu Sư Thiệt
thọ, cầm trọn quyền điều đình mối đạo tại Nam Kỳ, cần nhứt phải giao thiệp mà
lo cho được lòng tin cậy của chánh phủ.
Thứ tư: đem Thượng Hóa Thanh về lãnh
Quyền Chánh Phối Sư, hiệp với Thái, Thượng và Ngọc Chánh Phối Sư mà phụ giúp
Đầu Sư, lo thi hành các việc trong việc ngoài của Đạo.
Thứ năm: Đầu Sư lãnh việc hành chánh rồi,
thoảng có việc chi cần yếu thì cũng còn phải do Quyền Giáo Tông và Chức sắc HTĐ
đặng thi hành cho tròn Thánh ỷ.
Như vậy
thì nền Đạo mới vững vàng, trong được an hòa, ngoài được lòng chánh phủ thương
tưởng, hết để ý nghi nan chúng ta tựu hội làm chuyện gì khác hơn là việc Đạo,
rồi mới dám để cho thong thả cất Thất thờ phượng, cúng kiếng đông đảo như bên
Thoàn xưa nay vậy, thì nền Đạo làm sao không tấn phát. Rồi Ngài nói tỷ như vầy:
Trên thì có Đức Chí Tôn là Ông Cha chung, dưới thì có Pháp Triều là anh cả, nay
còn ở xa ở đây Chánh phủ Đông Pháp là Anh Hai, hằng ngày gần gũi chăm nom bảo
bọc chúng ta, nếu chúng ta không biết hạ mình mà tôn kính, không để hết tấc
lòng thành thật, thì tự nhiên khó nỗi chịu đời, thoảng có việc chi phải tới lui
yêu cầu cho tới chỗ thì việc cũng đã xảy ra rồi, chi bằng phải nhớ trọng người
như Trời như Phật thì mới là vừa ý Chí Tôn, đã nhiều phen dạy bảo, phải ráng ở
sao cho được vậy, lại cũng đừng quên phận sự chúng ta phải lo độ người Tây ở
đây, là bực anh, mà cũng là con cưng nhứt của Đức Thượng Đế.
Đức Quyền
Giáo Tông đáp lại rằng: Việc ấy có gởi thơ cho ông Thượng Chánh Phối Sư cậy
người tỏ cho Chánh phủ hay, đặng phòng ngừa việc khó khăn về sau, vì nhiều Chức
sắc nay phản với Tòa Thánh, nghe lại thì có lo về quốc sự, nên sợ một ngày kia,
người ta làm rối loạn mà liên can đến nền Đạo. Cũng có nhắc nhở đôi ba phen mà
ông Thượng Chánh Phối Sư không khứng làm phận sự, nên buộc lòng phải viết thơ
cho Chánh phủ mà ngăn ngừa những điều rắc rối về sau.
Ông Thượng Chánh Phối Sư xin tỏ cho Đức Quyền Giáo Tông hay rằng:
Từ khi Ngài về Tõa Thánh mà lãnh
phận sự thì chẳng có việc nào mà chẳng vâng lịnh Anh Cả, hoặc học hỏi, hễ việc
nào Anh Cả dạy, làm được thì làm liền, bằng làm không được thì đều có tỏ miệng
lại cho Anh cả biết, vì tánh Ngài không chịu viết thơ từ nhiều, đã mất ngày giờ
lại còn để dấu ngày sau cho người dị nghị.
Qua việc Giáo Sư Thượng Chữ Thanh
đi giải hòa miệt Hậu Giang thì ông Quyền Ngọc Đầu Sư nói: vị Thiên phong nầy
thiệt có lòng lo sợ cho nền Đạo ngửa nghiêng thêm nữa, nên có đi lo chuyện giải
hòa rồi có đem về 1 bổn tờ. Bổn tờ nói hòa, mà ai hòa với ai đâu không rõ, tờ
đem về đây, có Chức sắc lớn của Tòa Thánh ký tên vô thì Ngài không hiểu nghĩa
sao vậy. Quyền Giáo Tông ký tên nhận dấu 1 cái tờ vi bằng, đọc ra thì hiểu rằng
mấy vị ký tên vô đó là hứa sẽ giải hòa cho ai bất bình việc gì, ở đâu không
biết. Thượng Chánh Phối Sư về dưỡng bịnh tại Bến Tre, không biết nghĩ làm sao,
rồi cũng viết đại vô mấy hàng chữ không ăn thua chi hết với lòng tờ, rồi cũng
ký tên, song không có nhận mộc.
Ông Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu tỏ
rằng: Vì có nhiều điều thất nhơn tâm nên một phần đông Đạo hữu phải bất bình mà
xa Tòa Thánh.
Đức Hộ Pháp mới giải nghĩa bài
Thánh Ngôn ngày mùng 1 tháng 7 năm ngoái (14–8–1931) của Đức Lý phán dạy ông
Ngọc Trang Thanh: “Nên hư của Đạo... (đoạn nầy có chép ra rồi, xin coi phía
trước).
Sáu Đạo Nghị Định của Đức Lý Giáo Tông ra trước bài Thánh Ngôn ấy,
trong Đạo Nghị Định ấy đã phân phát và chỉ rõ quyền hành đặc biệt của
mỗi vị. Phần của ngọc Chánh Phối Sư thì làm Chủ Trưởng Chức sắc nam phái, lo xử
đoán, trị về hình, đã làm Bồi Thẩm, tra hỏi Chức sắc phạm tội khi giải đến Tam
Giáo Tòa, lại còn làm Chưởng Lý mà buộc tội nữa. Ấy vậy thì cả quyền hành nắm
nơi tay, công bình chánh trực thì Đạo mới nên, còn vị nể bất minh vì nơi mình
mà làm ra thì làm hư nền Đạo.
Còn về câu: Lão ở trong thân của
Hiền hữu, mà Hiền hữu lại ở trong thân của Lão, là Đức Lý Giáo Tông có ý cho
hiểu rằng: quyền hành thưởng phạt thì giao trọn cho ông Ngọc Chánh Phôi Sư. Từ
thử đến chừ, có vẻ bất hòa với nhau là vì quyền hành không đặc biệt.
Rồi Đức Hộ Pháp hỏi Đức Quyền
Giáo Tông ngày nay nên ưng chịu lãnh một quyền hành Giáo Tông mà thôi chăng?
Vì đã lãnh quyền hành Giáo Tông
mà lại lãnh thêm quyền hành Đầu Sư nữa, vậy thì nắm quyền thống nhứt nơi tay.
Hai quyền hành đó khắc với nhau. Đức Hộ Pháp lại hỏi Quyền Giáo Tông, như một
vị quan được bổ tạm thế quyền hành cho một vị quan trên thì có phải hết các cựu
quyền của mình chăng, nghĩa là phải hành chánh theo trách nhậm tạm thời của
mình đó chăng?
Đức Quyền Giáo Tông trả lời rằng:
Phải theo trách nhậm tạm thời của mình mà thôi và 3 Chánh Phối Sư cũng đồng một
ý.
Đức Quyền Giáo Tông nối tiếp: Từ khi làm Đạo đến bây giờ, thì chỉ
vâng theo Thánh giáo, chẳng dám làm khác chút nào, với do y Pháp Chánh Truyền,
Tân Luật, Ngài cũng vui lòng mà giao quyền hành Đầu sư cho 3 vị Quyền Đầu Sư, nhưng mà
vì việc trọng hệ nên Ngài xin cầu hỏi nơi Đức Lý Giáo Tông dạy bảo cho rành rẽ.
Đức Hộ Pháp hỏi đến Ba vị Chánh
Phối Sư, Quyền Đầu Sư, có khứng lãnh một chức mà thôi trong hai chức, đương
quyền bây giờ, thì Thượng Chánh Phối sư trả lời như vầy:
Thầy hay là Đức Lý Giáo Tông giao
phận sự chi hay chức chi, tôi lãnh chức ấy mà thôi, ngoài ra, tôi không để ý
riêng nơi đâu hết. Nghĩa là tôi đợi chừng nào có Thầy dạy làm sao, tôi sẽ tuân,
chớ bây giờ tôi cứ giữ chức Chánh Phối Sư của Thầy phong đó thôi, không trông
chi khác nữa.
Ông Quyền Ngọc Đầu Sư trả lời:
Chức nào thì phải lãnh một chức mà thôi. Nếu như ngày nay đây, là gồm 2 chức:
Chánh Phôi Sư và Đầu Sư, thoảng muốn cầm 2 quyền một lượt, không nói việc lạm
dụng làm chi, 2 quyền một lượt thì cũng là khó nỗi cho Giáo Tông thi hành được
phận sự. Rồi Ngài hỏi lại: Xin cho biết việc Đạo từ nầy về sau có thi thố được
theo cách Ngài đã bàn định đó không?
Đức Hộ Pháp trả lời:
Việc xin đó cũng có thế cho là
chánh đáng, lại Quyền Ngọc Đầu Sư có lòng lo cho Đạo dễ bề đi tới, song bởi
không có do hết theo pháp luật của Đạo thì cũng tỷ như là “un Coup d’État”,
nghĩa là lấy một việc của một Chức sắc có quyền hành lớn lao trong Đạo sắp đặt
theo ý riêng mình, không trọn gìn luật pháp, đem ra thi hành thì tưởng Thượng
Hội chưa y phê được.
Sau khi chư vị Nghị viên để lời bàn tính các việc nói trên đây và
Đức Hộ Pháp tỏ rằng chư Chức sắc HTĐ đã ưng tái lãnh trách nhậm và đã
sắp đặt mọi việc thì Thượng Hội nghị định mấy vị Đại Thiên phong CTĐ đương
quyền, lãnh mỗi vị một chức mà thôi.
Về phần Quyền Giáo Tông thì chi
chi cũng nên cầu hỏi nơi Đức Lý Giáo Tông dạy bảo, mà ban hành theo cho khỏi
điều lầm lạc sơ sót, vì hễ là người thì thân phàm xác thịt, nếu lấy ý riêng ra
mà làm thì phải có điều trở ngại. Mỗi vị đương quyền lãnh một chức đặc biệt,
thì 3 ngôi Chánh Phối Sư sẽ trống. Vậy thì Quyền Giáo Tông chọn lựa trong mấy
vị Phối Sư đương quyền mà giao chức ấy. Thoảng như khiếm khuyết Phối Sư thì
chọn lựa trong hàng Giáo Sư, rồi đem trình ra cho 3 Đài là Hội Nhơn Sanh, Hội
Thánh và Thượng Hội công nhận theo phép. Việc nầy đình lại cho Đức Quyền Giáo
Tông một tuần, đặng Ngài chọn lựa người.
Hiện nay chưa có một vị Chưởng
Pháp nào, vả lại Chưởng Pháp là người của HTĐ qua CTĐ, cũng như Thượng Phẩm và
Thượng Sanh là người bên CTĐ bổ qua HTĐ, vậy thì HTĐ chọn lựa 3 Chức sắc của
mình nắm đỡ quyền hành Chưởng Pháp, chờ đến khi có người Đức Chí Tôn phong
thưởng hoặc được đắc cử thì giao lại.
Còn phần nữ phái, nay chưa có Nữ
Đầu Sư thì Nữ Chánh Phối Sư tùng quyền nơi Giáo Tông mà hành chánh.
Vì chư vị Đại Thiên phong nơi CTĐ
đều lãnh mỗi vị một quyền đặc biệt, và kể từ đây cứ tuân y Thánh giáo, Pháp
Chánh Truyền, Tân Luật mà hành chánh, thì hủy lời của ông Ngọc Chánh Phối Sư
Quyền Đầu Sư bàn định trựớc.
Ông Quyền Ngọc Đầu Sư nói, việc bàn định của Ngài như vậy là cũng
có do nơi Lục Đạo Nghị Định với trí muốn lo cho nền Đạo có đường đi tới, cho
đâu đâu cũng được vừa lòng mà lo cho thêm tấn phát, mà nay Thượng Hội có hủy
đi, lo thế khác, thì Ngài cũng không nói chi, miễn là khỏi làm việc bất minh
bất chánh thì thôi, và xin chư vị liệu lượng, trù nghĩ lại làm thế nào cho phù
hạp, cho nền Đạo được vững bền, thì Ngài cũng vui.
Lời của Thượng Hội: 3 vị Hội Trưởng Thượng Hội, Hội Thánh, và Hội
Nhơn Sanh phải lo lập Nội Luật cho cần kíp, hầu cho ai ai cũng hiểu rõ quyền
hành đặc biệt của 3 Đài nầy.
Muốn tránh cho khỏi sự bê trễ,
trong việc ban hành sắc lịnh của trên mà truyền cho dưới thì phải lập luật định
kỳ hạn trong mỗi việc phải thi hành. Thoảng như vị nào không muốn tuân Sắc lịnh
hay bê trễ phận sự, quá hạn kỳ mà không tròn phận sự thì đệ ra nội trị hay là
Tòa Tam Giáo.
Đến đây hết điều bàn tính, bãi
hội lúc 6 giờ tối.
Hội
Trưởng Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt.
Từ Hàn:
Giáo Sư Thượng Bảy Thanh.