TỐI MẬT: Thông Báo 145 ngày 15-6-1998 của Ban Chấp Hành TW đảng cộng sản Việt Nam về TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO TRONG CÁC TÔN GIÁO.
(Giao cho Ban tổ chức Trung ương và Ban Dân vận Trung ương tổng kết việc xây dựng Đảng ở vùng tôn giáo, bao gồm: sinh hoạt đảng, kết nạp đảng, quản lý đảng viên là người có đạo; đề xuất để Bộ Chính trị quy định về việc sinh hoạt đảng và kết nạp đảng đơn tuyến trong một số trường hợp đặc biệt.)
BẢN VI TÍNH
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG
SẢN VIỆT NAM
*
------------------------------------------
Số 145-TB/TW Hà
Nội, ngày 15 tháng 6 năm 1998
TỐI
MẬT
THÔNG BÁO
kết
luận của Bộ Chính trị
về
tăng cường lãnh đạo công tác tôn giáo
trong
tình hình mới
------
Ngày
03 tháng 04 năm 1998, sau khi nghe Ban chỉ đạo Trung ương tổng kết Nghị
quyết 24-NQ/TW (khóa VI) về “Tăng cường lãnh đạo công tác tôn giáo
trong tình hình mới” báo cáo quá trình tổng kết và những đề xuất
nêu trong tờ trình ngày 15-3-1998, Bộ chính trị đã thảo luận và kết
luận:
1- Tán
thành về cơ bản nội dung bản báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị
quyết 24 và phương hướng, nhiệm vụ công tác tôn giáo thời gian tới mà
Ban chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 24 chuẩn bị.
Việc
tổng kết Nghị quyết 24 đã được tiến hành nghiêm túc, do cấp ủy chủ
trì, tiến hành trong phạm vi cả nước. Thông qua việc tổng kết Nghị
quyết 24, công tác tôn giáo của hệ thống chính trị được kiểm tra, bổ
khuyết và nâng lên một bước.
2- Hơn
7 năm triển khai thực hiện, các quan điểm, chủ trương về công tác tôn
giáo của Đảng đề ra trong Nghị quyết 24 NQ/TW đã được thực tiễn kiểm
nghiệm là đúng đắn, phù hợp với công tác quần chúng của Đảng trong
thời kỳ mới. Nghị quyết 24 đi vào cuộc sống, làm cho sinh hoạt tín
ngưỡng, tôn giáo trong xã hội được bình thường, ổn định, phù hợp
với chính sách, pháp luật. Đời sống vật chất và tinh thần của đồng
bào các tôn giáo được cải thiện. Đông đảo tín đồ, chức sắc các tôn
giáo hưởng ứng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, biểu lộ lòng yêu nước, gắn bó với
dân tộc và chế độ, hăng hái tham gia công cuộc đổi mới, củng cố khối
đại đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy vậy, trong quá trình thực hiện Nghị quyết
24-NQ/TW còn những khuyết điểm, yếu kém: một số cấp ủy, một bộ
phận cán bộ, đảng viên chưa quán triệt sâu sắc các quan điểm của
Đảng; còn thành kiến với tôn giáo, nặng nhấn mặt tiêu cực, thiên về
dùng biện pháp hành chính để hạn chế các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn
giáo; chậm thể chế hóa các chính sách của Đảng về tôn giáo thành
quy định của Nhà nước. Trong xử lý những vấn đề cụ thể liên quan
đến tôn giáo còn cứng nhắc, thiếu vận động, thuyết phục quần chúng;
chưa phân biệt rõ giữa tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín, giữa sinh hoạt
tín ngưỡng tôn giáo bình thường với hành vi lợi dụng tôn giáo để có
những hoạt động vi phạm pháp luật. Còn những biểu hiện hữu khuynh,
né tránh, buông lỏng quản lý. Coi nhẹ xây dựng lực lượng cốt cán và
cơ sở chính trị, kết nạp đoàn viên, hội viên là giáo dân vào các
đoàn thể. Công tác xây dựng cơ sở đảng trong vùng đồng bào có đạo
còn nhiều hạn chế. Tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo chậm kiện
toàn, chưa đáp ứng kịp yêu cầu công tác tôn giáo trong thời kỳ mới.
3- Bộ
Chính trị nhấn mạnh cần tiếp tục quán triệt các quan điểm chỉ đạo
của Nghị quyết 24 trong thời kỳ mới nhằm làm tốt hơn nữa công tác
tôn giáo, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân phấn đấu vì
mục tiêu “ dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.
4- Tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo: sửa
đổi và bổ sung nghị định của Chính phủ về hoạt động tôn giáo; chuẩn
bị soạn thảo Pháp lệnh về tôn giáo để Ủy ban Thường vụ Quốc hội
ban hành làm cơ sở cho công tác quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho
các tôn giáo sinh hoạt bình thường theo đúng quy định của pháp luật.
Chủ
trương cụ thể đối với một số lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo:
-
Nhà nước xem xét cho phép giáo hội
hoặc hệ phái tôn giáo hoạt động với điều kiện: tổ chức tôn giáo ấy
có đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc; có tôn chỉ, mục đích
và điệu lệ phù hợp với pháp luật, có tổ chức bộ máy hành đạo và
nhân sự chủ chốt đáp ứng yêu cầu nói trên.
-
Các dòng tu, các tổ chức hội đoàn
tôn giáo muốn thành lập phải đăng ký xin phép cơ quan quản lý có
thẩm quyền của Nhà nước; chỉ được hoạt động với nội dung và mục
đích tôn giáo thuần túy, không được lợi dụng tôn giáo để có những
hoạt động trái pháp luật, phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
-
Tôn trọng các hình thức thờ cúng,
tín ngưỡng dân gian phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc và
nếp sống mới lành mạnh, tiến bộ của nhân dân. Bài trừ mê tín dị
đoan.
-
Ngăn chặn các hình thức tín ngưỡng,
tôn giáo mới phát sinh hoặc du nhập trái với đạo lý, truyền thống
và phong tục tốt đẹp của dân tộc. Xử lý nghiêm những người có hành
vi truyền đạo trái phép. Nghiêm cấm việc tổ chức, thành lập hoặc du
nhập các hifnht hức tín ngưỡng, tôn giáo có tính chất phản động.
-
Hoạt động tài chính của các tôn
giáo được quản lý theo quy định của pháp luật. Tổ chức quyên góp
trong tín đồ của giáo hội phải xin phép Nhà nước. Nghiêm cấm các
hình thức cưỡng ép quần chúng đóng góp sức người, sức của.
-
Khuyến khích chức sắc, nhà tu hành
và tín đồ các tôn giáo hoạt động nhân đạo, từ thiện trong khuôn khổ
các chủ trương chung, tham gia vào việc thực hiện các chương trình kinh
tế - xã hội, các phong trào của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể,
các tổ chức xã hội. Đấu tranh với
hành vi ngăn cản chức sắc, tín đồ hoạt động vì lợi ích xã hội và
thực hiện các nghĩa vụ công dân.
-
Các tôn giáo có đất đai, nơi thờ tự
và những cơ sở vật chất cần thiết khác để phục vụ hoạt động tôn
giáo bình thường, chính đáng phải được quản lý theo quy định của
pháp luật hiện hành. Những tài sản, đất đai, cơ sở vật chất các tôn
giáo đã hiến nhượng và được sử dụng vào công ích thì về nguyên tắc
không đặt vấn đề trả lại. Nhà nước xem xét nhu cầu tín ngưỡng, tôn
giáo chính đáng của quần chúng và điều kiện hoàn cảnh cụ thể của
từng nơi để có giải pháp phù hợp hoặc cho xây dựng mới trong từng
trường hợp cần thiết, không ảnh hưởng tới quy hoạch về kinh tế, văn
hóa, xã hội ở địa phương sở tại.
-
Hoạt động đối ngoại của các tôn
giáo phải tuân thủ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, bảo vệ
lợi ích Tổ quốc, giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia, không để
các thế lực từ bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nhân dân
ta hoặc lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân
Việt Nam.
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền đối ngoại trên lĩnh vực tôn giáo.
-
Chính phủ cho lập đề án thành lập
nhà xuất bản chuyên trách việc xuất bản kinh sách và văn hóa phẩm
khác của tôn giáo, do Ban Tôn giáo Chính phủ trực tiếp phụ trách và
đề án ra tạp chí chuyên nghiên cứu và thông tin về tôn giáo do một cơ
quan nghiên cứu khoa học của Nhà nước đảm nhận nhằm phục vụ cho công
tác chỉ đạo, nghiên cứu và đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo.
5- Tăng
cường công tác vận động quần chúng tín đồ, chức sắc và nhà tu hành
các tôn giáo, nâng cao giác ngộ cho đồng bào các tôn giáo.
-
Ban Tư tưởng – văn hóa Trung ương, Bộ
văn hóa-thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, giải thích về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước trong đồng bào các tôn giáo. Biểu dương nhân tố tích cực, việc
làm sai trái, hành vi phạm pháp và các biểu hiện mê tín dị đoan
trong các hoạt động tôn giáo.
-
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn
thể, các tổ chức xã hội tăng cường hoạt động tham gia giáo dục quần
chúng tín đồ và xây dựng tổ chức cơ sở, chăm lo xây dựng lực lượng
cốt cán, phát triển lực lượng đoàn viên, hội viên trong đồng bào có
tôn giáo, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, vận động quần chúng
thực hiện nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.
-
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể phân công ủy viên ban chấp hành theo dõi, hướng dẫn và kiểm
tra các cấp của tổ chức mình làm công tác tôn giáo; đi sâu từng
chuyên đề, rút kinh nghiệm tiến hành công tác tôn giáo thiết thực,
hiệu quả.
6- Xây
dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh đáp ứng yêu cầu lãnh đạo nhiệm
vụ kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng ở các địa bàn có
nhiều đồng bào theo đạo.
Tiếp tục quán triệt và thực
hiện Thông báo số 76-TB/TW, ngày 20-06-1994 của Ban Bí thư Trung ương
Đảnh khóa VII về việc đảng viên có đạo được tham gia các sinh hoạt
tôn giáo. Khi tham gia sinh hoạt tôn giáo, đảng viên có nhiệm vụ tuyên
truyền vận động quần chúng có đạo và các chức sắc thực hiện tốt
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Giao cho Ban tổ chức Trung ương và
Ban Dân vận Trung ương tổng kết việc xây dựng Đảng ở vùng tôn giáo,
bao gồm: sinh hoạt đảng, kết nạp đảng, quản lý đảng viên là người có
đạo; đề xuất để Bộ Chính trị quy định về việc sinh hoạt đảng và
kết nạp đảng đơn tuyến trong một số trường hợp đặc biệt.
7- Kiện
toàn các bộ phận công tác tôn giáo của cấp ủy, chính quyền, mặt
trận và các đoàn thể.
-
Củng cố ban chỉ đạo công tác tôn
giáo ở tỉnh, thành, quận, huyện do đồng chí ủy viên thường vụ cấp
ủy phụ trách (theo Chỉ thị 66-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
khóa VII).
-
Thực hiện quy định phân công trách
nhiệm trong công tác tôn giáo giữa các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể để phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong
công tác tôn giáo của hệ thống chính trị.
-
Giao cho Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh chủ trì phối hợp với Trung tâm Khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia và Đại học quốc gia đào tạo đại học và sau đại học
chuyên ngành công tác tôn giáo, bồi dưỡng đội ngũ người làm công tác
tôn giáo của hệ thống chính trị.
8- Chính
phủ nghiên cứu trình với Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành một khoản
ngân sách nhà nước cần thiết cho công tác tôn giáo của các cấp ủy,
chính quyền, mặt trận và đoàn thể để vận động chức sắc, xây dựng
cốt cán trong các giáo hội.
9- Giao
cho Thường vụ Bộ Chính trị chủ trì, Ban Dân vận Trung ương phối hợp
các ban của Đảng chuẩn bị nội dung; Ban Tài chính-quản trị Trung ương
chuẩn bị về tài chính để mở Hội nghị tổng kết Nghị quyết 24-NQ/TW,
triển khai các chủ trương mới vê công tác tôn giáo trong thời gian tới.
Nơi nhận:
T/M
BỘ CHÍNH TRỊ
-
Các tỉnh ủy, thành ủy
-
Các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn,
đảng ủy trực thuộc Trung ương,
-
Lưu Văn phòng Trung ương.
Phạm Thế Duyệt