Sự không hiểu nhau giữa Hành Chánh và Phước Thiện nơi địa phương đã xảy ra năm 1936. Đến năm 1938 Đạo Luật Mậu Dần ra đời, nhưng sự không hiểu nhau vẫn còn tiếp tục. Theo Đạo Luật Mậu Dần (1938) HÀNH CHÁNH có 17 điều, Hội Thánh lấy Điều 10&11 ra làm Chương PHƯỚC THIỆN. Điều 14 làm Chương PHỔ TẾ, Điều 15 làm Chương TÒA ĐẠO. Như vậy Hành Chánh cầm quyền điều hợp, Phước Thiện, Phổ Tế, Tòa Đạo cầm quyền điều hành. Căn cứ vào Đạo Luật Mậu Dần để sắp xếp và ra công văn hướng dẫn cụ thể thì mới yên.
Văn Phòng |
ĐẠI
ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ |
KHAI PHÁP
HTĐ, Chưởng Quản Phước Thiện.
Cùng Chức sắc
Thiên phong, Chức việc và toàn Đạo nam nữ.
Kính chư Hiền
huynh, Hiền hữu, Hiền tỷ, Hiền muội,
Bần tăng có dịp mục kiến một bức thơ của Đầu Tỉnh Đạo An Giang,
gởi về cho Hội Thánh bày tỏ nhiều điều khó khăn, làm trở ngại trong sự giao
thông giữa Chức sắc bên Chánh trị đạo (CTĐ) và Chức sắc bên Phước Thiện (HTĐ)
và cầu xin Hội Thánh xét nét rồi ra lịnh cho hai đàng được thân thiện, liên lạc
cùng nhau, hầu đìu dắt nhau đi trên con đường thương sanh lẫn ái.
Vả chăng, Đạo chúng ta có Chơn truyền, có Luật pháp.
Chơn truyền là cả Thánh giáo của Chí Tôn và Pháp Chánh, tức là Thiên
luật (Code divin).
Luật pháp là giáo điều của Hội Thánh, nghĩa là tất cả luật lịnh
của Hội Thánh tư truyền, hiệp với Tân Luật và cả Đạo Nghị Định, tức là Thế luật
(Code apostolique).
Cả chúng ta là người Đạo, tức là môn đồ của Chí Tôn, phải giữ hai
phương diện, đều có hữu thệ:
Một là phải tuân y Chơn truyền Luật pháp, để làm phương châm hành
đạo về mặt phổ thông nền chơn giáo của Chí Tôn, phải tương thân tương ái cùng
nhau, dìu đường sanh chúng, phổ hóa quần linh, hầu giác mê cho nhơn sanh qui
bổn thiện, được hiểu thấu giáo lý sỉêu việt gồm cả tôn chỉ của Đạo, phải tuân
mạng lịnh theo đẳng cấp trật tự mà tu hành;
Hai nữa, nếu ta là Chức sắc lãnh phần cai trị trong Đạo, nghĩa là
bậc Thiên phong của Hội Thánh thì trách nhậm phải tuân y Luật pháp Chơn truyền đặng
thực hành cho Đạo ra chơn tướng cứu thế độ đời, tùy khuôn mẫu luật pháp chơn
truyền ấy mà làm cho nhơn sanh hưởng hòa bình hạnh phúc.
Hạng Chức sắc nầy lại còn thêm trọng thệ, ngoài giới răn điều luật
của Đạo, còn phải khép mình theo khuôn khổ đẳng cấp trật tự, không phép phản
phúc nhau, thực hành chủ nghĩa thương yêu vô tận đặng làm cho rạng danh Đạo.
Nói rõ, chúng ta có 2 phận sự:
Phận sự chung là người giữ Đạo chính chắn, không phân biệt Chánh
trị Đạo hay là Phước Thiện, cứ tùng theo Luật Pháp Chơn Truyền mà cảm hóa nhơn
sanh, dìu dắt đến bậc chí thiện, không thiên lệch bên nào, chánh trị hay là hóa
dân vẫn đồng một thể, cũng cốt yếu dìu dắt chúng sanh đi thung dung trên con
đường lành cho cùng tột đặng phục hồi bổn thiện. Ai được bổn thiện phát minh
thì được cảm khít nhơn tâm, thấp thì làm cho gia đình thiện hành gia pháp, cao
thì giúp xã hội quốc gia thiện hành quốc chánh, còn tốì đại thì làm cho toàn
thiên hạ đặng thiện giao hiệp chủng thế giới đại đồng.
Phận sự đặc biệt riêng của chúng ta là cả quyền hành của Hội Thánh
nấy trao cho chúng ta, tùy theo tài đức của mỗi người đặng làm một việc gì có
tánh cách khác nhau, chớ kỳ trung, dầu bên CTĐ (Chánh trị) hay bên HTĐ (Phước
Thiện) hay là còn chi đi nữa, cũng chung nhau một hình thể của Chí Tôn tại thế.
Chánh trị thì chuyên phần tấn hóa về tâm lý, Phước Thiện thì lo
sanh hoạt cho thi hài. Ai làm nên hữu ích chung cho Đạo, cho nhơn quần xã hội,
ai thương yêu và nhơn đức với người thì ta cứ tán thành cho họ làm nên.
Còn thuyết sùng bái chiêm ngưỡng, thờ phượng Đức Chí Tôn và các
Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật, thì chúng ta là Đạo, đều phải lo chú trọng.
Nói tóm: Cả Đạo hữu, dầu cho Chức sắc Thiên phong, Chức việc hay
là tín đồ bất phân hạng nào, cũng phải đến Thánh Thất sở tại mà làm phận sự,
nghĩa là phải đến nhà thờ chung mà cúng kiếng, chiêm ngưỡng, sùng bái, nhứt là
hai ngày sóc vọng, cùng các ngày lễ cả, không đặng viện vì lẽ gì mà vắng mặt,
trừ ra khi có việc cần yếu, hoặc bịnh hoạn, mới nên vắng mặt mà thôi.
Thánh Thất là nơi chúng ta được tự do cúng kiếng đông đảo, hay là
nơi hội họp bàn tính việc Đạo, còn Sở Phước Thiện là nơi làm ăn sinh hoạt.
Đã nói rằng cơ sở Phưđc Thiện thì phải hiểu nó có tính cách đặc
biệt chú trọng về mặt Phước Thiện mà thôi, không nên hiểu lầm là đâu có bàn thờ
Thầy là Thánh Thất, là chùa chiền, là đền thờ để sùng bái. Thoảng như có thờ
phượng đi nữa, thì Hội Thánh cũng kể như là việc thờ phượng ấy theo cách nhà tư
mà thôi. Hội Thánh không bao giờ để cho Nhà Sở Phước Thiện nào được tự do hội
hiệp cúng kiếng đông đảo nữa, duy có được hội hiệp thương lượng về phương diện
tính toán làm ăn mà thôi.
Đôi đàng có tính cách riêng, song cũng đồng thờ một chủ nghĩa là
làm lành đặng truyền cho người được lành. Chánh trị
tỷ như cây đại thọ nhành lá sum sê, Phước Thiện tỷ như nguồn nước để dưỡng nuôi
cây đại thọ, cây phải nhờ nước mà sống được tươi tốt nhành lá sum sê, còn nước
cũng phải nương tàn cây che mát khỏi bị nắng rứt khô khan. Ấy vậy, hai
bên phải tin cậy nhau, phải mật thiết cùng nhau, thương yêu nhau, nương thân
nhau, dìu dẫn nhau, mà gầy nên phận sự.
Lời Thông cáo nầy phải công bố cho toàn đạo nam nữ, nhứt là các sở
Lương điền Công nghệ thuộc về PT, đặng thấu đáo mà thi hành y nhứt luật hầu
tránh điều trở ngại về sau.
Tòa Thánh Tây
Ninh, ngày 10–6–Đinh Sửu (dl 17–7–1936)
TRẦN DUY
NGHĨA
(ấn ký)
(Đức Hộ Pháp phê
chuẩn)
Xin mời xem thêm:
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/10/3550-bien-su-thanh-that-california.html#more
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2021/10/3555-so-o-to-chuc-thanh-that-toc-ao.html#more