Người đời mà nhượng nịnh là người gì, nói thử? Tà gian mới trúng.
Đàn cơ ngày 21-9-Quí Dậu (DL:
8-11-1933).
Tại Phạm Nghiệp.
Đức Nhàn Âm dạy đạo.
Phò loan: Hộ Pháp – Tiếp Đạo.
Hầu đàn: Q. Giáo Tông, Tiếp Thế, Ngạn Sơn (Giáo Sư Thượng Chữ
Thanh), Giáo Hữu Hương Nhiều.
NHÀN ÂM ĐẠO SĨ
Hỷ chư quí vị,
Có cơn biến ắt có thế bình, Bần đạo khuyên vững
tâm thành, đừng rối trí. Cơ quyết thắng, Ngọc Hư đã sẵn định, có chiến đấu mới có mưu tận diệt tà gian, mặt anh hùng giữa
chốn chiến tràng, hễ nhăn mặt mất gan hào kiệt.
Ngạn Sơn! Bần đạo rất buồn cười cho thái độ thối tâm của hiền đệ. Bần đạo
hỏi: Trước kia là ai mà dám để chí vị quốc vong xu, còn nay gặp đứa thất phu lại
ngại ngùng chiến đấu. Trả lời.
Ngạn Sơn bạch: – Thưa Ngài, vì Anh Cả bảo dụng từ bi mà đối
với người.
– Không sợ chi nữa mà mượn tiếng từ bi, khá nói
thiệt.
Ngạn Sơn bạch: – Chớ còn phần tôi thì không sợ chi hết, nếu
gặp việc phải thì đi tới cùng, chẳng nhượng những kẻ làm quấy.
À! Cười... Xin nghe:
Trảm quỉ Phật còn phải xuống đao,
Lẽ nào người nhượng nịnh hay sao?
Đài sen trừ phép ma da trước,
Con gậy khử hồ quỉ mị sau.
Nặng chở con thuyền tua rộng lớn,
Thiệt tài trí để khá cao sâu.
Nắm gươm thần huệ tay đưa vững,
Mong mỏi xua quân phá Pháp lầu.
Đọc lại rồi giải nghĩa
cho Bần đạo nghe.
1/- Phật là một Đấng đại
từ đại bi, mà gặp quỉ còn xuống tay trảm thủ thay!
2/ Người đời mà nhượng
nịnh là người gì, nói thử.
Thưa: là người khiếp nhược.
– Không trúng.
Thưa: là người bất chánh.
– Tà gian mới trúng.
3/ Là
Thích Ca trừ quỉ đó.
4/ Khương Tử Nha trừ Đắc Kỷ.
5/ Lãnh
trách nhiệm lớn chừng nào là phải lo.
6/ Nếu là thiệt tài
thì trí để phải cao sâu.
7/ Cầm giềng mối Đạo
phải nắm cho vững vàng.
8/ Pháp lầu là gì? Cười...Hớn Bái Công giúp Tôn Tẫn phá Pháp lầu của Hải Triều,
nghĩa là đáng chơn mạng. Lê Tôn quân tổng luận coi.
Tiếp Thế bạch: …………………………
Phải chơn mạng là vì
cao sâu, nên kiếm hiểu.