Tổng chưởng lý bang Washington Bob Ferguson (Hoa Kỳ): "Luật pháp rất hùng mạnh," ông nói. "Nó có khả năng buộc tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm, kể cả tổng thống Mỹ."
Đạo Cao Đài (Đức Hộ Pháp, ngày 05. 03. 1928): Dầu Hộ Pháp phạm luật
cũng bị đòi đến Toà Tam Giáo bên Cửu Trùng Đài thì Thiên phẩm mình dường như
không có, kể như một người Đạo hữu kia vậy. Còn Giáo Tông nếu phạm
tội cũng phải bị đòi đến Tòa Hiệp Thiên Đài thì cũng chẳng khác một người tín
đồ kia vậy...
TT Trump thề
lật ngược phán quyết 'nực cười’ của Thẩm phán liên bang
. VOA 04.02.2017.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy lên
tiếng sau khi một thẩm phán liên bang tạm thời đình chỉ sắc lệnh hành pháp của
ông cấm công dân từ một số nước Trung Đông nhập cảnh Mỹ. Ông gọi phán quyết này
là "nực cười" và tuyên bố sẽ lật ngược nó.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
The opinion of this so-called judge, which essentially takes
law-enforcement away from our country, is ridiculous and will be overturned!
Một thẩm phán liên bang Hoa Kỳ ở bang Washington thuộc vùng
tây bắc hôm thứ Sáu phán quyết tạm thời ngăn chặn sắc lệnh của ông Trump mà
theo đó đình chỉ vô thời hạn việc định cư người tị nạn Syria ở Mỹ và tạm thời
đình chỉ công dân từ bảy quốc gia với đa đa số dân là người Hồi giáo nhập cảnh
Mỹ. Chính phủ liên bang đã định danh bảy nước này là những nước đề ra nguy cơ
khủng bố cao.
Kể từ khi phán quyết được đưa ra, Cục Hải quan và Bảo vệ
Biên giới Hoa Kỳ cho hay hành khách có thị thực hợp lệ sẽ được phép nhập cảnh
Mỹ.
Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận với VOA hôm thứ Bảy
rằng những người có thị thực hợp lệ sẽ được phép vào Mỹ và cho biết cơ quan này
sẽ công bố thêm thông tin vào lúc sớm nhất có thể.
"Chúng tôi đã đảo ngược việc bãi bỏ thị thực tạm thời
theo Sắc lệnh 13769. Những người có thị thực chưa bị bãi bỏ trên giấy giờ có
thể du hành nếu thị thực hợp lệ," quan chức này nói. "Chúng tôi đang
làm việc chặt chẽ với Bộ An ninh Nội địa và đội ngũ pháp lý của chúng
tôi."
Tuân hành phán quyết của thẩm phán, Bộ An ninh Nội địa hôm
thứ Bảy cho biết họ sẽ ngưng đánh dấu lưu ý những hành khách đến từ một số quốc
gia bị sắc lệnh hành pháp của ông Trump nhắm mục tiêu.
Một số hãng hàng không lớn, bao gồm Air France, British
Airways và Emirates, bắt đầu cho phép hành khách từ bảy quốc gia bị cấm theo
sắc lệnh này lên máy bay bay tới Mỹ vào sáng thứ Bảy.
Tòa Bạch Ốc ra một thông cáo không lâu sau phán quyết này
nói rằng Bộ Tư pháp "vào thời điểm sớm nhất có thể" sẽ đệ trình
"yêu cầu trì hoãn khẩn cấp sắc lệnh quá đáng này." Ngay sau đó, Tòa
Bạch Ốc ra một thông cáo thứ hai không có từ "quá đáng."
Thông cáo này bênh vực sắc lệnh hành pháp của Tổng thống
Donald Trump là "hợp pháp và thỏa đáng."
Ông Trump sáng thứ Bảy viết trên Twitter rằng Mỹ sẽ
"gặp rắc rối lớn" nếu nước này "không còn có thể nói ai có thể,
và ai không thể" đi vào biên giới của mình.
When a country is no longer able to say who can, and who cannot , come in
& out, especially for reasons of safety &.security - big trouble!
Biểu tình khắp thế giới
Hàng ngàn người dân ở các nước khắp thế giới đã xuống đường
hôm thứ Bảy để phản đối sắc lệnh của ông Trump.
Tại London, một nhóm vài ngàn người tụ tập bên ngoài đại sứ
quán Mỹ cầm biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống ông Trump. Cuộc biểu tình được tổ
chức bởi một số nhóm chống kì thị chủng tộc và vận động cho người Hồi giáo. Sau
đó trong ngày, người biểu tình tuần hành từ đại sứ quán tại Quảng trường
Grosvenor tới Phố Downing.
Một cuộc tuần hành phản đối sắc lệnh
hành pháp của Tổng thống Donald Trump tại London, Anh, ngày 4 tháng 2, 2017.
Những cuộc biểu tình tương tự tại Paris và Berlin thu hút
những đám đông nhỏ hơn khoảng 1.000 người biểu tình mỗi nhóm.
Ở Úc, khoảng 1.000 người tụ tập tại thành phố Sydney ở miền
đông để phản đối sắc lệnh hành pháp và kêu gọi các nhà lãnh đạo Úc đóng cửa các
trung tâm câu lưu người tị nạn ngoài khơi nước này.
Một nhóm nhỏ khoảng 30 nhà hoạt động cũng tụ tập bên ngoài
đại sứ quán Mỹ tại Indonesia để phản đối lệnh cấm nhập cảnh.
Vài trăm người biểu tình tập trung tại thành phố
Philadelphia bên ngoài một tòa nhà nơi Phó Tổng thống Mike Pence diễn thuyết
trước một nhóm những luật sư có quan điểm bảo thủ.
Một cuộc biểu tình khác đã được lên kế hoạch diễn ra tại khu
nghỉ mát Mar-a-Lago của ông Trump ở bang Florida vào tối thứ Bảy.
Các bang kiện ông Trump
Tổng chưởng lý bang Washington Bob
Ferguson phát biểu trước báo giới hôm thứ Sáu sau buổi nghe án trong tòa án
liên bang ở thành phố Seattle, bang Washington, ngày 4 tháng 2, 2017.
Thẩm phán Khu vực tư pháp Hoa Kỳ James Robart tại thành phố
Seattle phán quyết hôm thứ Sáu rằng bang Washington và bang Minnesota có cơ sở
pháp lý để thách thức sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump.
Chính quyền bang Washington đệ đơn kiện hồi đầu tuần này và
Minnesota nhanh chóng tham gia vụ kiện.
"Hiến pháp đã thắng thế vào ngày hôm nay," Tổng
chưởng lý bang Washington Bob Ferguson nói với các phóng viên hôm thứ Sáu. Ông
cho biết phán quyết này ngay lập tức đình chỉ điều mà ông gọi là "sắc lệnh
hành pháp vi hiến và phi pháp của Tổng thống Trump."
"Luật pháp rất hùng mạnh,"
ông nói. "Nó có khả năng buộc tất cả mọi người phải chịu trách nhiệm, kể
cả tổng thống Mỹ."