Nam Mô Cao Đài
Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát (Cửu Thập Thất Niên) |
VI BẰNG
(Tóm
lược cuộc họp 15/97)
Khối
Nhơn Sanh và Hội Thánh Em ĐĐTKPĐ mở
phiên họp ngày thứ Sáu, ngày 19/12/Tân Sửu (DL: 21/1/2022), lúc
19giờ 30. Họp qua GoTomeetting.
Đề Tài: v/v Thảo Luận Hội Thánh Bát Quái Đài
I/- Thành phần dự họp.
1/- Chủ tọa: Phó Ban Chấp Hành CTS Lương
Thị Nở.
2/- Người điều hành: CTS Lương Thị Nở
3/- Thư ký: Nguyễn Hồng Phượng (PTS)
4/-Thành viên dự họp:
CTS Nguyễn Hữu Khanh (Trưởng ban kiểm soát luật)
CTS Trần Quốc Tiến (Phó ban kiểm soát luật)
CTS Nguyễn Thành Phương, CTS Lê Văn Một, CTS
Võ Văn Lực, CTS Nguyễn Thị Thu Cúc. PTS Lương Văn Dương, PTS Nguyễn Thị Kim
Thùy.
Đạo Hữu nam nữ: Trương Văn Mai, Nguyễn Thị Chợ,
5/- Đọc Kinh Nhập Hội: (Kim Thùy)
II/- Nội Dung:
Vấn đề Hội Thánh Bát Quái Đài (HT BQĐ) trước đây Khối Nhơn Sanh
và Hội Thánh Em Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ có thảo luận nhưng chưa lập
thành vi bằng. Nay thảo luận về HT BQĐ và lập vi bằng để lưu dấu sự
tìm hiểu. Vi bằng lập trong buổi Hội Thánh bị cốt nên cũng không có
phương chi dâng lên Hội Thánh để cầu xin chỉ dạy. Nhưng cũng mạo muội
phổ biến ra để cùng nhau lưu ý là chính.
1/- Xuất xứ: Đạo nghị định thứ sáu ngày 3-10-Canh Ngọ (DL 22-11-1930) do Đức Lý
Giáo Tông và Đức Hộ Pháp lập thành có dạy: Chiếu theo Pháp Chánh
Truyền của cả Hội Thánh Bát Quái Đài, Cửu Trùng Ðài, Hiệp Thiên Ðài (1).
Như vậy Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (ĐĐTKPĐ) có 3 Hội Thánh. Bao gồm
Hội Thánh Bát Quái Đài (vô vi), Hội Thánh Hiệp Thiên (hữu hình) và
Hội Thánh Cửu Trùng (hữu hình). Phần Nhị Hữu Hình Đài thường gọi
Hội Thánh ĐĐTKPĐ hay Hội Thánh Cao Đài.
Pháp Chánh Truyền Chú giải trang 75 có dạy về Tòa Tam Giáo Bát
Quái Đài cũng là thông tin để hiểu thêm về HT BQĐ.
(1) Nguơn Tạo Hóa,
Nguơn Tấn Hóa và Nguơn Bảo Tồn, đã giải rõ trong bài chú thích Pháp Chánh
Truyền Cửu Trùng Đài Nam Phái.
Dưới Cửu Trùng Đài có Tòa Tam Giáo cũng như Bát Quái Đài
có Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng. Khi nào có Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Đài xử đoán rồi
mà người bị cáo còn uất ức hàm oan thì mới kêu nài đến Tòa Hiệp Thiên Đài,
thảng như Tòa Hiệp Thiên Đài xử rồi mà người bị cáo còn uất ức nữa thì phải kêu
nài lên Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng là quyền của Bát Quái Đài chưởng quản. Dầu
cho lập Tòa Tam Giáo dưới Cửu Trùng Đài hay là đệ lên cho Tòa Tam Giáo Thiêng
Liêng là Bát Quái Đài, cũng đều phải do nơi Hộ Pháp.
2/- Tìm hiểu & phân tích.
Phần nầy nhằm tìm hiểu về HT BQĐ. Năm 2021 KNS có thực hiện sơ đồ
tổng thể như sau.
Theo sơ đồ tổng thể của ĐĐTKPĐ chúng ta có thể hiểu rằng HT BQĐ
bao gồm các Đấng nơi Bát Quái Đài và có phần vô vi của Hiệp Thiên Đài
và vô vi của Cửu Trùng Đài.
Bát Quái Đài là vô vi do Đức Chí Tôn cầm quyền vi chủ nên đương
nhiên Ngài cầm quyền tối cao HT BQĐ ngoài ra còn một số Đấng mà
chúng ta biết được và nhiều Đấng chúng ta không thể biết được.
Phần Đức Lý Giáo Tông có trong HT BQĐ là dễ hiểu vì Ngài là vô
vi. Còn phần vô vi của Hiệp Thiên Đài căn cứ vào đâu để hiểu?
Xin thưa rằng có nhiều căn cứ, xin trình ra một vài căn cứ sau:
2.1/- Theo Pháp Chánh Truyền chú giải trang 76 có dạy rõ phẩm Hộ Pháp có 2 phần vô vi và hữu hình. Do
vậy phần vô vi của Hộ Pháp thuộc về HT BQĐ.
Trích văn: Huyền vi mầu nhiệm của Đạo có Thiên-Điều, cơ bí mật
của Đời có Luật-Pháp, Hộ-Pháp là người nắm cơ mầu nhiệm của Đạo,
nắm luật của Đời….. (2)
Phần chú thích tại trang 75 trên phần xuất xứ viết: Dầu cho lập Tòa Tam Giáo dưới Cửu Trùng Đài hay là đệ lên
cho Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng là Bát Quái Đài, cũng đều phải do nơi Hộ Pháp… làm rõ thêm phần Đức Hộ Pháp dạy về
quyền Chí Linh và Vạn Linh.
2.2/- Trang 17, 18 Vi bằng
Hội Quyền Vạn Linh năm Đinh Sửu (1937). (3)
Theo đó phần Bát Quái Đài có Giáo Tông và Hộ Pháp là Lý Giáo
Tông và phần vô vi của Đức Hộ Pháp (Quyền Đạo).
Phần Cửu Trùng và Hiệp Thiên có Giáo Tông và Hộ Pháp. Là Giáo
Tông hữu hình (phần xác như Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt) và
Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Chi Pháp Kiêm Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài (coi
về phần luật pháp). Cột ba ghi Quyền Thánh Thể tức là Quyền Hội
Thánh chính là cơ sở để hiểu như vậy.
(Lưu ý: Quyền của Đức Chí Tôn là quyền tự hữu và hằng
hữu. Quyền của Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp hiệp lại là Quyền
Chí Tôn vô vi. Quyền của Đức Hộ Pháp hiệp với Quyền Giáo Tông phần
xác “trong luật Thượng Hội” là quyền Chí Tôn tại thế).
Cũng trong bài diễn văn nầy Đức Hộ Pháp dạy rõ: Ấy vậy ngoài ra quyền Chí Tôn thì chẳng ai có quyền
hành nào phong thưởng Thiên Phong Chức Sắc của Hội Thánh. Duy có Đức Lý Giáo
Tông và Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là hai Đấng đã có lịnh Chí Tôn cho
được quyền phong thưởng thì phẩm tước
ấy mới nên giá trị.
Ngoài hai Đấng ấy ra dầu cho một
vị Đại Giác Kim Tiên hay là Cái Thiên Cổ Phật mà không thừa mạng lịnh của Chí
Tôn và không quyền hành nơi cửa Đạo nghĩa là không lãnh mạng lịnh trong buổi
Tam Kỳ Phổ Độ nầy thì không đặng quyền
phép phong tước cho ai tất cả.
Ngày nay bọn Tả Đạo
Bàn Môn phong thưởng chẳng do Thiên mạng đều là cơ quan tà giáo mà thôi.
Đến đây chúng ta đã xác định được phần vô vi của phẩm Hộ Pháp
có trong HT BQĐ.
2.3/- Theo Đạo Luật Mậu Dần (1938), Chương Tòa Đạo Điều 15 Đạo Nghị Định thuộc về Pháp. Theo Pháp
Chánh Truyền Quyền lập pháp là của Bát Quái Đài. Đạo Nghị Định do
Đức Lý Giáo Tông và Đức Hộ Pháp ký. Như vậy Đức Hộ Pháp đã ký
với phần vô vi của phẩm Hộ Pháp, nghĩa là phần vô vi của Hộ Pháp
cũng thuộc về Hội Thánh Bát Quái Đài. Điều nầy phù hợp với Pháp
Chánh Truyền: Hiệp Thiên Đài là cầu nối của Cửu Trùng Đài và Bát
Quái Đài.
Mở rộng nhận xét trên ra chúng ta thấy rằng Chức sắc Hiệp Thiên
Đài từ phẩm Thời Quân trở lên khi bỏ xác phàm vẫn còn nắm quyền nơi
cõi vô vi. Do vậy Đức Cao Thượng Phẩm, Ngài Bảo Đạo Ca Minh Chương mới
chọn ngài Hồ Tấn Khoa nhận trách nhiệm Bảo Đạo hữu hình. Đức Hộ
Pháp khi về thiêng liêng vị thì Đức Lý Giáo Tông trả quyền phong
thưởng Chức sắc Hiệp Thiên và Phước Thiện lại cho Đức Hộ Pháp,
nghĩa là quyền năng của Ngài còn lớn hơn khi mang xác phàm.
3/- Tại sao Đạo Nghị Định viết Đệ Ngũ Niên?
Theo sự hiểu của chúng tôi khi trả lời câu hỏi nầy đồng nghĩa
với việc tìm hiểu năm thành lập HT BQĐ.
ĐĐTKPĐ tổ chức Lễ Khai Đạo ngày 15-10-Bính Dần (DL: 19-11-1926). Do
vậy cứ vào giờ Tý (12 giờ đêm) rằm tháng 10-ÂL hàng năm là ghi năm
khai đạo lên một năm.
Đạo Nghị Định lập ngày 3-10-Canh Ngọ (DL 22-11-1930), nghĩa là còn
12 ngày nữa mới đến 15-10-Canh Ngọ. Khi lập Đạo Nghị Định đạo còn
là Đệ Tứ Niên. Vậy tại sao bên trên viết Đệ Ngũ Niên? (4)
Chúng tôi hiểu rằng Hội Thánh Bát Quái Đài thành lập trước khi
tổ chức Lễ Khai Đạo tại Chùa Gò Kén để có Pháp Chánh Truyền thành
lập Hội Thánh Cao Đài (phần hữu hình của Hiệp Thiên và Cửu Trùng).
Đạo Nghị Định do nơi Hội Thánh Bát Quái Đài lập ra nên viết Đệ Ngũ
Niên là theo cách tính năm của Hội Thánh Bát Quái Đài. Đây là điều
hết sức thiêng liêng và phù hợp với nguyên lý: hữu hình và vô vi đi
liền nhau trong ĐĐTKPĐ. Hội Thánh Bát Quái Đài lập trước, có vô vi rồi
mới có hữu hình, khi hữu hình đã có thì hữu vô tương sanh. HT BQĐ
lập trước một năm.
3.1/- Xin lưu ý rằng: Từ Đạo Nghị Định thứ nhất
cho đến thứ sáu lập trong cùng một đàn cơ và có để năm của HT BQĐ.
Nhưng Đạo Nghị Định thứ 7 và 8 không đề năm. Đạo Nghị Định thứ 8 có
dạy: Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu phải để ý rằng quyền hành của Hiền Hữu
riêng với phần của Lão, nên Ðạo Nghị Ðịnh phải lập riêng ra nghe (hết
trích). Theo đây quyền hành của HT BQĐ riêng biệt với Hội Thánh Cao
Đài nên cách ghi năm khác nhau.
3.2/- Cổng số 2 ghi 1925: Đức Chí Tôn
lập ĐĐTKPĐ là lập một nền văn minh mới. Thầy dạy lập Hội Yến Diêu
Trì Cung lần đầu tiên vào năm Ất Sửu 1925, đó ngày đem nền văn minh mới
đến cho địa cầu 68. Do vậy mà cổng số 2 đề năm 1925. Đó chính là
thêm căn cứ để hiểu HT BQĐ được thành lập trước Lễ Khai Đạo một năm.
4/- Hội Thánh Bát Quái Đài trợ giúp Hội Thánh Cao Đài.
Pháp Chánh Truyền Chú giải bản in năm 1972. Trang 37 phần chú giải
viết: Mừng thay cho nhơn loại chút ít rồi. Hội
Thánh Chơn Truyền Tân Pháp đã đạt đặng như phép "Giải Oan", phép
"Khai Sanh Môn", Ban Kim Quan vân vân..., lại còn nhiều bí pháp nữa
mà Hộ Pháp chưa có lịnh truyền và lại bị chúng sanh và Hội Thánh còn mờ hồ
không nạp dụng. Ngày nay chẳng biết các Đấng Thiêng Liêng là chư Thần, Thánh,
Tiên, Phật tại Bát Quái Đài đã thọ lịnh của Thầy mà hành Pháp vì thuộc về quyền
hành của các Đấng ấy; ngày nay mới tính sao? Trong các bí pháp có cơ mầu nhiệm
đắc Đạo, bây giờ các Đấng ấy có cho hay là không? Thảm! ...(Cười), nếu Lão có
phương chỉnh đốn nền Đạo lại thì đặng, bằng chẳng vậy, thì không có một người
đắc Pháp, Cửu Trùng Đài cũng đã yểm quyền Bát Quái Đài mà chớ: Thật vậy đó
chút!
Theo đây thì các Đấng thọ lịnh Thầy hẳn nhiên là có trong HT BQĐ.
Tại thời điểm ban hành PCT chú giải (1932) các Đấng thọ lịnh Thầy
nơi Bát Quái Đài chưa cho các bí pháp để hành pháp. Vậy đến khi nào
thì các Đấng ấy cho?
Theo thiễn nghĩ khi các Đấng ban cho Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo
(1935) là các Đấng đã cho để Cửu Trùng Đài học theo đó mà hành
pháp. Bát Quái Đài vốn vô vi nên không thể hành pháp hữu hình trước
mắt chúng sanh được, mà HT BQĐ chưa ban ơn nên Cửu Trùng Đài chưa thể
đem ơn phước đến cho chúng sanh. Nếu Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo chưa ra
đời thì chưa thể hành pháp cho người sắp mất, khi tang lễ và các
tầng Cửu sau đó…
5/- Các Đấng truyền đạo khác hiểu thế nào?
Thầy dạy Khai đạo muôn năm trước định giờ, kết hợp các
trích dẫn trên đây và sau đây chúng ta hiểu rằng các Đấng đã truyền
đạo trước khi tổ chức Lễ Khai Đạo ngày 15-10-Bính Dần (1926) chúng ta
không thể đoán định được. Nhưng xác định được rằng truyền đạo là
truyền Đạo Cao Đài chứ không phải truyền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
Thí dụ như khi Thầy dùng danh hiệu Cao Đài giáng cơ dạy Ngài Ngô
Văn Chiêu là dạy một pháp môn chứ không phải dạy Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ, có Pháp Chánh Truyền, Tân Luật, Ba Hội Lập Quyền Vạn Linh,
có Hội Thánh… nói chung là có thể pháp và bí pháp.
Thầy lập ĐĐTKPĐ là lập Quốc đạo, lập một tổ chức tôn giáo do
chính Thầy làm chủ để hướng dẫn bài bản cho môn sinh theo đó xây
dựng một nền văn minh mới cho nhân loại. Thầy giao môn sinh thực hiện
nhưng Thầy vẫn kiểm soát nhân sự (phong thưởng phải qua cơ bút). HT BQĐ
hướng dẫn, chăm nom và kiểm soát, Hội Thánh Cao Đài. Còn Đạo Cao Đài
chỉ thuần túy về niềm tin.
Dùng khái niệm tân toán học để hiểu thì ĐĐTKPĐ là một tập hợp,
Đạo Cao Đài là một tập hợp. Hai tập hợp có những điểm giao nhau
nhưng vẫn có những phần riêng biệt nhau.
Xin dẫn chứng từ Thánh Ngôn Hiệp Tuyển bản in 1928, Thầy dạy:
5.1/- Ngày 12-11-1926, trang 49: Còn Đạo
mới khai lập tuy xuất hiện chưa đầy một năm chớ chư Tiên Phật đã lập
cùng cả năm châu.
… Thầy chưa giáng cơ lập đạo tại nước Nam chớ chư thần thánh Tiên
Phật dùng huyền diệu nầy mà truyền Đạo cùng chư vạn quốc.
5.2/- Tháng 7-1927 trang 84: Ta chào
các con, Ta cho phép lên hết. Ta chào chung các con. Cười… Ta mừng cho
con đó, Trung. Thầy có hội chư Tiên Phật lại mà thương nghị sự lập
Đạo tại Đại Nam Việt Quốc.
Theo đây ta có thể hình dung khi Thầy Hội chư Tiên Phật thương nghị
sự lập đạo thì có các Đấng trong và ngoài HT BQĐ nhưng vẫn trợ giúp
ĐĐTKPĐ.
6/- Một vài điều cần làm rõ.
Nếu các điều tìm hiểu và phân tích trên đây là đúng thì cần làm
rõ một vài điều tất nhiên như sau.
6.1/- Các Hội Thánh khác có ghi theo
năm thành lập hay không?
Xin thưa rằng không.
Lý do các Hội Thánh khác như Hội Thánh Phước Thiện, Hội Thánh
Ngoại Giáo… đều do nơi Hội Thánh ĐĐTKPĐ lập ra là do quyền Thánh Thể
lập ra, nghĩa là hữu hình lập ra hữu hình nên không ghi năm thành
lập. Nó hoàn toàn khác với HT BQĐ (vô vi) lập ra Hội Thánh ĐĐTKPĐ
(hữu hình). Lời dạy Đức Lý Giáo Tông tại Đạo Nghị Định thứ 8 là
một cơ sở để hiểu vậy: Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu phải để ý rằng quyền
hành của Hiền Hữu riêng với phần của Lão, nên Ðạo Nghị Ðịnh phải lập riêng ra
nghe (hết trích)
6.2/- Việc ghi năm đạo trên đầu công văn hành chánh.
Việc ghi năm đạo trên công văn hành chánh từ khi có Đạo Nghị Định
đề Đệ Ngũ Niên về sau ghi không thống nhất. Cùng một năm đạo ghi hai
năm đạo khác nhau. Thí dụ:
Thí dụ 1: Đạo Sử:
Châu Tri số một và Chương Trình Hành Đạo ký ngày 07-3-
Quí Dậu (1933), ghi là Đệ Bát Niên (Q2 T 265).
Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt đọc diễn văn
ngày 08-4- Quí Dậu (1933) ghi là Đệ Cửu Niên (Q2 T 287).
Thí dụ 2 từ thực tế:
Ngày 16-11- Giáp
Tuất (1934), Đức Hộ Pháp ký ban hành Nội Luật Hội Nhơn Sanh và
Nội Luật Hội Thánh đều viết là Đệ Cửu Niên. Đạo Luật Mậu Dần ban
hành ngày 14-01-Mậu Dần (1938) ghi là Thập Nhị Niên. Nghĩa là viết
theo nguyên tắc sau ngày rằm tháng 10-AL mới thay đổi năm đạo.
Theo đó đếm tới thì ĐĐTKPĐ đang thuộc năm đạo 96
trong khi người đạo hầu hết viết là năm đạo 97.
Nếu tìm hiểu trên đây được Hội Thánh công nhận,
người đạo sẽ hiểu căn nguyên do đâu mà có việc đề năm đạo không thống
nhất và đưa ra quan điểm thuyết phục để chỉnh đốn cách ghi năm đạo.
6.3/- Nâng cao nhận thức và xóa tan các ngộ
nhận.
Đây là dịp để hậu tấn hiểu thêm về tính thiêng
liêng của ĐĐTKPĐ từ nguyên lý Thiên Nhân Hiệp Nhứt. Vô vi đi liền với
hữu hình.
Có Hội Thánh ĐĐTKPĐ hữu hình thì có HT BQĐ vô
vi. Có Bạch Ngọc Kinh hữu hình là Đền Thánh thì có ngay Bạch Ngọc
Kinh vô vi ngay trước Đền Thánh.
Xóa tan các nọc độc gieo rắc rằng Hội Thánh
tại Tòa Thánh Tây Ninh chỉ có hữu hình còn vô vi thuộc về pháp môn
Chiếu Minh và các chi phái. Con cái Chí Tôn sẽ hiểu nhanh và chính
xác rằng khi Thầy dạy: Chi Chi cũng tại Tây Ninh mà thôi có
nghĩa là thể pháp và bí pháp của ĐĐTKPĐ đi liền nhau.
III/-Đọc Kinh Xuất Hội: Kim Thùy.
Kết Thúc lúc 22 giờ
(1)/- Ảnh chụp Đạo Nghị Định thứ sáu (1930)
(2)/-
(3)/-
https://khoinhonsanh2014.blogspot.com/2016/08/2037-dien-van-uc-ho-phap-hoi-nhon-sanh.html#more
(4)/- Một vài vị có ý kiến cho rằng do ơn trên dạy đến 15-10- Canh
Ngọ ban hành nên viết Đệ Ngũ Niên, chúng tôi không nghĩ vậy nhưng ghi
lại để rộng đường dư luận.