Trang

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2022

3744. CHI PHÁI 1997, TỰ PHẾ BỎ PHƯỚC THIỆN.

Bài từ FB Luong Xuan Duong (08-01-2022). 

CÁC CHI PHÁI NGHĨ SAO KHI BAN TÔN GIÁO CHƠI TRÒ: Sửa Phước Thiện thành Từ Thiện rồi phê bình: hạn chế.


Trang Tử cười việc chặt chân con hạc cho bằng với chân con vịt rồi chê giò hạc ngắn.
Nhà nước Việt Nam giải tán tổ chức Phước Thiện của Đạo Cao Đài rồi kêu gọi chi phái làm Từ Thiện. Chi phái đâu dám cải nên chấp nhận làm Từ Thiện. Nay Ban Tôn Giáo chê việc làm Từ Thiện là bé xíu mới chết cửa tứ.
Ái chà chà cái thân phận của người hành đạo mà không biết bảo vệ giá trị của đạo nên bị vậy giờ tính sao?
CÁC NGÀI LÃNH ĐẠO CHI PHÁI CÓ DÁM RA CÔNG VĂN PHẢN BIỆN VỚI BAN TÔN GIÁO HAY KHÔNG???
Tài liệu và sự kiện này giúp quý vị được chi chăng?
Phước Thiện và Từ thiện đều là làm việc thiện. Nhưng vẫn có sự khác nhau.
Phước Thiện là đặc trưng của Đạo Cao Đài.
Theo Điều 22, hiến chương 1965 Phước Thiện được lập cơ sở lương điền, công nghệ để tạo nền nhân cội nghĩa.
Vi bằng Đại Hội Nhơn Sanh năm 1974 trang 85, 86 cho biết Đức Hộ Pháp dạy Hội Thánh mở ngân hàng để có nguồn tài chánh mở mang nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp…
Phước Thiện có hệ thống nhân sự với thập nhị đẳng cấp thiêng liêng, có mô hình tổ chức từ trung ương đến địa phương.
Đức Hộ Pháp từng lập Hợp Tác Xã bột mì DÂN SANH để bảo an nghề trồng và chế biến bột mì cho người đạo. Nhờ đó mà Tây Ninh đứng đầu cả miền Nam về nghề chế biến bột mì từ chất lượng, số lượng và kỷ thuật chế biến trước 1975. Cũng có nghĩa là đứng đầu cả nước.
Đức Hộ Pháp dạy rằng: Phước Thiện lập thành là QUỐC ĐẠO đã nên hình.
Hành Chánh như một cơ thể thì Phước Thiện chính là nguồn máu để nuôi cơ thể ấy.
Phước Thiện là bộ máy kinh thương của tôn giáo để nhân sự tôn giáo nương vào đó mưu sinh và góp phần tạo lập nền văn minh mới.
Phước Thiện là một đặc trưng của Đạo Cao Đài.
Quý vị có dám phản biện với BAN TÔN GIÁO không hay cam chịu ngậm hột vịt?
Trang 85, 86 VI BẰNG và trang 115 chuyên đề 5

(BBT Blog: ngay trong Đại Hội Hội Thánh của chi phái 1997/năm 2017 báo chí cũng gọi Từ Thiện.