Thưa Đức Giáo Hoàng. Xưa Vatican xử nhà bác học Corpernic ví thiếu kiến thức về học thuyết nhật tâm. Nay xử 05 người hành xử theo lương tâm của Đức Chúa Trời ban cho để bao che cho kẻ cắp, bao che cho khuyết điểm của giáo hội. Đức Chúa Jesus sẽ phán xét các Ngài thế nào???... BBT Blog.
Xử năm người tiết lộ tài liệu Vatican
24 tháng 11 2015
BBC
Image copyrightafp getty
Hai nhà báo đã trích dẫn các
tài liệu mật đó trong sách của họ bị đưa ra tòa cùng hai thành viên một ủy
ban của Giáo hoàng và một người trợ lý.
Nếu bị kết án họ có thể bị tù tới tám năm.
Nhiều cơ quan truyền thông, báo chí đã lên án phiên tòa, gọi đây là
"vụ tấn công tự do báo chí".
Hai nhà báo Emiliano Fittipaldi và Gianluigi Nuzzi mô tả các vụ chi
tiêu sai trái tiền từ thiện và các ngân quỹ khác trong hai cuốn sách
'Merchants in the Temple' (Các tay buôn trong Đền thiêng), và Avarice (Lòng
tham).
Tiêu pha tiền triệu
Các báo buộc này nêu ra những vụ giới tăng lữ cao cấp, gồm cả các
hồng y ở Vatican tiêu pha quỹ công cho việc riêng.
Họ nói Hồng y Tarcisio Bertone, nguyên bộ trưởng ngoại giao Tòa
Thánh, đã dùng hàng chục triệu euro từ một tín quỹ để nâng cấp và sử sang cho
tư dinh.
Báo chí châu Âu từng viết hồi 2014 rằng Giáo hoàng Francis "vô
cùng bực bội" khi nghe tin Hồng y Bertone chi tiêu sa hoa vào tòa
penthouse bốn tầng nhìn xuống thành Rome để làm chỗ về nghỉ hưu.
Một trong số người 'thổi còi' tố cáo lạm dụng công quỹ là linh mục
Tây Ban Nha Lucio Vallejo Balda.
Ông cùng người thư ký riêng (Nicola Maio) và một chuyên gia về ứng
xử truyền thông (public relations) người Ý, Francesca Chaouqui, đã từng là
thành viên một ủy ban tư vấn cho giáo hoàng về cải cách kinh tế.
Theo bà Caroline Wyatt, phóng viên BBC về tôn giáo viết từ Rome thì
vụ xử có nhiều rủi ro.
"Điều nguy hiểm cho Vatican là vụ xử tạo ra ấn tượng Tòa Thánh
đang báo thù và còn thu hút thêm chú ý vào các cáo buộc trong hai cuốn
sách."
Hiện linh mục Balda đã bị Vatican cầm giữ.
Nhưng hai nhà báo Fittipaldi và Nuzzi là công dân Ý nên họ tự
nguyện ra tòa vì Vatican không có thẩm quyền pháp lý bắt buộc họ.
Một rủi ro pháp lý cho họ là Nhà nước Vatican có thể yêu cầu Ý 'dẫn
độ' họ vào Vatican nhưng hai nhà báo Ý không tin điều này sẽ xảy ra.
Họ tin tưởng rằng Ý bảo vệ quyền tự do ngôn luận nên việc ra sách
của họ không vi phạm luật Ý.
Giáo hoàng Francis từ khi lên cầm quyền hồi tháng 3/2013 đã cố gắng
̣̣đưa ra một số cải cách nhằm làm trong sạch bộ máy Vatican.
Trong bài diễn văn hôm thứ Hai ngày 22/12/2014, Giáo hoàng Francis
nói một số giáo sỹ ham muốn quyền lực đã phạm tội ‘thản nhiên giết chết thanh
danh của các vị đồng sự và huynh đệ của họ’.
Ngài so sánh công việc của bộ máy quan chức
trong Giáo hội giống như một dàn nhạc ‘lỗi nhịp’ bởi vì họ không hợp tác được
với nhau và không có tinh thần làm việc nhóm.
Giáo hoàng Francis đã thành lập một loạt các cơ quan chuyên trách
để chống tham nhũng và quản lý yếu kém đồng thời cũng chỉ định một đội ngũ cố
vấn.
Giáo hoàng cũng phát động việc làm sạch Ngân
hàng Vatican vốn bị nhiều tai tiếng sau hàng loạt vụ bê bối.