Các
tổ chức XHDS độc lập tẩy chay Lào, lên án Việt Nam
Mạch Sống, ngày 20
tháng 11, 2015
Hội Nghị Xã Hội Dân
Sự và Diễn Đàn Người Dân ASEAN, viết tắt là ACSC/APF, Năm 2015 Lần 2 đã kết thúc với 2 quyết định
quan trọng: mở đường cho các tổ chức XHDS độc lập ở Việt Nam, Lào,
Campuchia và Brunei tham gia trực tiếp, và tẩy chay Lào vào năm 2016.
Hội Nghị ACSC/APF được
tổ chức hàng năm tại quốc gia đương kim chủ tịch ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) – năm nay Malaysia nắm vai trò chủ tịch
này. Hội Nghị ACSC/APF 2015 Lần 1 được tổ chức cuối tháng 4 vừa qua
và lần này là lần 2, cù̉ng ở Kuala Lumpur, Malaysia.
Vào ngày cuối của
hội nghị, Uỷ Ban Phối Hợp Khu Vực đã quyết định ủng hộ giải pháp
do BPSOS đưa ra: Ở các quốc gia độc tài, các tổ chức XHDS độc lập có
thể thành lập phái đoàn riêng, tách biệt với phái đoàn do nhà nước
cử đi. Uỷ Ban Phối Hợp Khu Vực là ban tổ chức của cả 2 lần hội
nghị.
“Chúng tôi đề nghị
giải pháp này để hoá giải tình trạng các chế độ độc tài đã liên
tục mạo danh XHDS trong suốt 10 năm qua”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng
Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích từ Bắc Virginia, Hoa Kỳ.
Theo thể thức hiện nay
trong tiến trình tổ chức Hội Nghị ACSC/APF, các tổ chức XHDS ở từng
quốc gia tự thành lập phái đoàn tham gia.
Ở Việt Nam, Lào,
Campuchia, Brunei và Miến Điện trước đây, các chế độ độc tài lợi
dụng thể thức này để chiếm lĩnh không gian XHDS bằng cách nhào nặn
ra những tổ chức quốc doanh giả dạng là XHDS; đồng thời họ loại trừ
các tổ chức XHDS độc lập. Kết quả là phái đoàn XHDS đến từ những
quốc gia này hoàn toàn bị khống chế bởi các tổ chức quốc doanh.
Chính sách này thể
hiện rõ rệt khi Cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa bị chặn tại phi trường và
bị tịch thu passport lúc lên đường đến dự hội nghị trong tư cách đại
diện cho Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, một tổ chức XHDS độc lập.
Ông Phil Robertson thuộc tổ chức Human
Rights Watch ủng hộ chiến dịch tẩy chay với khẩu hiệu #NOTAGONGO
trên bảng tên
“Đó là cách chính
quyền loại trừ sự hiện diện của các tổ chức XHDS độc lập để phái
đoàn quốc doanh độc chiếm vai trò đại diện XHDS Việt Nam”, Ts. Thắng
giải thích.
Tình trạng trá hình
này đã bị các tổ chức XHDS độc lập ở Việt nam lên án trong Tuyên Bố
Chung ngày 15 tháng 11, 2015: “Mục đích của việc lựa chọn cẩn thận, khép
kín, và phi dân chủ này là để kiểm soát chặt chẽ và độc chiếm không gian
ACSC/APF cho tiếng nói duy nhất của họ.”
Ngay khi hội nghị vửa
nhóm họp, phái đoàn BPSOS phổ biến rộng rãi thông tin về trường hợp
của Cô Nguyễn Thị Ngọc Lụa và bản dịch tiếng Anh của Tuyên Bố Chung
đến tất cả tham dự viên.
Song song, phái đoàn
BPSOS phát động chiến dịch “Not A GONGO” – “Tôi không là tổ chức quốc
doanh” -- bằng cách vận động các tham dự viên dán nhãn nền vàng với
chữ #NOTAGONGO lên bảng tên. GONGO là
viết tắt của government-organized NGO, tức là tổ chức phi chính phủ
“quốc doanh”.
“Các thành phần GONGO
không đeo nhãn lên bảng tên của mình và tự lộ diện”, Ông Ian Stuart,
Giám Đốc về Phát Triển XHDS của BPSOS, giải thích. Ông là người phối
hợp chiến dịch #NOTAGONGO trong suốt 3 ngày hội
nghị.
Chính phủ Việt Nam,
với Nghị Định Số 12/2012/ND-CP, giao trách nhiệm kiểm soát mọi đối
tác với XHDS quốc tế cho Hội Liên Hiệp Các Tổ Chức Hữu Nghị
Việt Nam, viết tắt là VUFO.
Một cách trùng hợp,
ngay khi hội nghị ACSC/APF vừa bắt đầu thì báo chí ở Việt Nam đưa tin
về lễ kỷ niệm 65 năm hoạt động của VUFO, với lời phát biểu của Chủ
Tịch Vũ Xuân Hồng: “Nhìn lại 65 năm thực hiện chính sách đối ngoại
của Đảng, các hoạt động đối ngoại của VUFO đã tăng về bình diện và
tầm vóc...”
Bản tin bằng tiếng Anh
đã được BPSOS loan truyền ngay và rộng rãi đến các tham dự viên của
hội nghị, giúp cho mọi người thấu hiểu thực chất “quốc doanh” của
phái đoàn đến từ Việt Nam.
“VUFO là thành viên
của Mặt Trận Tổ Quốc, trực thuộc Đảng Cộng Sản Việt Nam”, Ts. Thắng
nói.
Qua ngày thứ hai của
hội nghị, nhiều tham dự viên mặc áo T-shirt do phái đoàn BPSOS cung
cấp. Ở mặt trước, áo mang khẩu hiệu “Hãy ủng hộ các tổ chức XHDS
thật” và hình con slow loris, một động vật có nguy cơ diệt chủng và
được quốc tế bảo vệ. Ở mặt sau là khẩu hiệu #NOTAGONGO.
(THIẾU ẢNH DO LỖI TẢI... SẼ BỔ SUNG SAU)
Các bạn bè ngoại quốc tham gia chiến
dịch tẩy chay GONGO
“Chúng tôi ngụ ý là
ở các quốc gia độc tài như Việt Nam, các tổ chức XHDS chân chính
phải được quốc tế bảo vệ trước nguy cơ bị tiêu diệt bởi chính
quyền”, Ông Ian nói.
Theo Ông, quyết định
của Uỷ Ban Phối Hợp Khu Vực có ý nghĩa quan trọng vì nó mở rộng
cửa để các tổ chức XHDS ở Việt Nam, Lào, Campuchia và Brunei tham gia
sâu rộng vào XHDS toàn vùng từ nay trở đi.
Uỷ Ban này còn đi thêm
một bước: Không tổ chức ACSC/APF 2016 ở Lào dù sang năm Lào là chủ
tịch của ASEAN. Đây là thái độ tẩy chay chính quyền Lào vì chính
sách khống chế XHDS y như ở Việt Nam. Thay vào đó, hội nghị ACSC/APF
2016 sẽ được tổ chức ở Đông Timor, quốc gia ĐNÁ duy nhất chưa là
thành viên chính thức của ASEAN.
Trả lời phỏng vấn
của chương trình phát thanh VOA, từ hội trường của hội nghị cựu Đại
Sứ Hoa Kỳ Grover Joseph Rees cho biết là trong vùng ĐNÁ “những chính
quyền vẫn còn theo chủ nghĩa cộng sản, Việt Nam và Lào, dùng các
tổ chức NGO giả mạo... Họ gạt ra ngoài vòng pháp luật các tổ chức
NGO độc lập.”
Ông là vị đại sứ Hoa
Kỳ đầu tiên ở Đông Timor và hiện là Cố Vấn Thâm Niên về các Đề Xuất
Quốc Tế của BPSOS.
Trong tư thế là tổ
chức hoạt động lâu năm ở Malaysia, quốc gia chủ nhà của Hội Nghị
ACSC/APF 2015, và do có nhiều hoạt đồng ở cấp khu vực, BPSOS ở trong
Uỷ Ban Điều Hợp Khu Vực của cả 2 lần hội nghị trong năm nay. Ông Ian
Stuart là thành viên của Ban Thông Tin của Uỷ Ban, và Ls. Carolin Stover,
Giám Đốc Vận Động Pháp Lý của BPSOS, là đồng chủ tịch của Ban Soạn
Thảo, cơ cấu soạn ra bản tuyên bố chung của hội nghị.
Đặc biệt, Ông Nguyễn
Bắc Truyển, thành viên của Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị và Tôn Giáo,
là thành viên của Ban Thông Tin cho cả 2 lần hội nghị.
Mặc dù chính quyền
Việt Nam chặn một người thuộc XHDS Việt Nam tại phi trường, BPSOS đã
dự phòng và sắp xếp cho 2 người khác tham gia hội nghị. Họ đã dự
một số buổi họp riêng với các thành phần chủ lực trong ban tổ chức.
Một thành viên của
XHDS Campuchia ủng hộ chiến dịch tẩy chay GONGO
Bài liên quan:
ASEAN Civil Society
Members Say They're Ignored
Hội Nghị XHDS ASEAN:
Phái đoàn Việt Nam bị chất vấn